Đề Xuất 3/2023 # Suy Tuyến Yên Toàn Bộ # Top 4 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Suy Tuyến Yên Toàn Bộ # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Suy Tuyến Yên Toàn Bộ mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nồng độ T4 tự do và TSH cần được xác định. Nồng độ của cả hai thường thấp trong suy tuyến yên toàn bộ; một mẫu TSH bình thường với T4 tự do thấp cũng có thể xảy ra. Ngược lại, tăng nồng độ TSH với mức độ T4 tự do thấp chỉ ra một bất thường của tuyến giáp.

Nồng độ cortisol huyết thanh đơn thuần không phải là chỉ số đáng tin cậy về chức năng của trục ACTH – thượng thận, mặc dù mức cortisol huyết thanh vào buổi sáng rất thấp (<3,5 μg / dL trong khoảng thời gian 7:30 đến 9:00 sáng) gần như chắc chắn cho thấy sự thiếu hụt cortisol. Một trong những thử nghiệm kích thích nên được thực hiện. Test kích thích ACTH ngắn là một test kích thích cortisol an toàn và ít cần làm các xét nghiệm chuyên sâu về thiếu hụt cortisol hơn so với test dung nạp insulin. Trong khi thực hiện test kích thích ACTH ngắn, dùng ACTH 250 mcg tổng hợp tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (test liều chuẩn) hoặc 1 mcg tiêm tĩnh mạch (test liều thấp) và mức cortisol máu được đo ngay trước và sau 30 và 60 phút sau khi dùng ACTH tổng hợp. Cortisol sẽ tăng đáng kể; đỉnh cortíol < 20 μg / dL là bất thường. Tuy nhiên, test kích thích ACTH ngắn là bất thường trong thiếu hụt cortisol thứ phát chỉ khi xét nghiệm được thực hiện ít nhất 2-4 tuần sau khi xuất hiện sự thiếu hụt; trước thời điểm này, các tuyến thượng thận chưa bị teo và vẫn đáp ứng với ACTH ngoại sinh.

Cả test kích thích ACTH ngắn và test dung nạp insulin đơn thuần sẽ phân biệt giữa bệnh suy tuyến thượng thận tiên phát (bệnh Addison) và suy thượng thận thứ phát (suy tuyến yên). Các xét nghiệm làm rõ sự khác biệt này và để đánh giá trục dưới đồi- tuyến yên- thượng thận được mô tả dưới bệnh Addison.

Test kích thích hormon bài tiết corticotropin (CRH) được thực hiện để phân biệt giữa các rối loạn nguyên phát, thứ phát (tuyến yên), và tam phát (dưới đồi) gây suy thượng thận. CRH 1 mcg / kg được tiêm tĩnh mạch nhanh. Nồng độ ACTH và cortisol huyết thanh được đo tại thời điểm 15 phút trước, sau đó là lúc mẫu nền và 15, 30, 60, 90 và 120 phút sau khi tiêm. Tác dụng ngoại ý bao gồm giữ nước tạm thời, mùi vị kim loại trong miệng, và hạ huyết áp nhẹ thoáng qua.

Nồng độ Prolactin thường được đo thường quy hormon này thường tăng lên đến 5 lần giá trị bình thường khi có một khối u tuyến yên lớn, thậm chí nếu u không sản xuất prolactin. Khối u chèn ép cuống tuyến yên, ngăn dopamine xuống tuyến yên, chất ức chế sản xuất và giải phóng prolactin từ tuyến yên. Bệnh nhân có tăng prolactin máu như thế thường có suy các hormon sinh dục và biểu hiện chứng suy sinh dục.

Việc kiểm tra thiếu hụt GH ở người lớn không được khuyến cáo trừ khi điều trị GH được dự tính (ví dụ như giảm năng lượng không giải thích được và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tuyến yên, trong khi các hoóc môn khác đã được thay thế hoàn toàn). Thiếu GH bị nghi ngờ nếu có thiếu hụt ≥ 2 hormon khác của tuyến yên. Vì mức GH thay đổi theo thời gian trong ngày và các yếu tố khác và khó giải thích, nồng độ yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1), phản ánh nồng độ GH, được sử dụng; mức thấp gợi ý thiếu hụt GH, nhưng mức bình thường không loại trừ chẩn đoán. Một test kích thích giải phóng hormon GH (xem Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ em : Chẩn đoán) có thể cần thiết.

Mặc dù sự hữu ích của test kích thích chức năng tuyến yên sử dụng các hormon kích thích vẫn được thiết lập, nếu xét nghiệm được chọn, hiệu quả nhất để đánh giá nhiều hormon đồng thời. Hormon kích thích tăng trưởng (1 mcg / kg), CRH (1 mcg / kg), TRH (200 mcg) và GnRH (100 mcg) được cho kết hợp với nhau trong khoảng từ 15 đến 30 giây. Glucose, cortisol, GH, TSH, prolactin, LH, FSH, và ACTH được đo trong khoảng thời gian thường xuyên cho 180 phút tiếp theo. Đáp ứng thông thường tương tự như những đáp ứng đã được mô tả trước đó cho từng thử nghiệm riêng lẻ.

Bài 56. Tuyến Yên, Tuyến Giáp

– Đặc điểm:

+ Nằm ở vùng dưới đồi, thuộc não trung gian

+ Có hình nhỏ như hạt đậu trắng nằm ở nền sọ

– Tuyến yên gồm: có thùy trước tuyến yên và thùy sau tuyến yên. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.

– Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể.

Các hoocmon tuyến yên và các tác dụng của chúng

– Đặc điểm

+ Nằm trước sụn giáp của thanh quản

+ Là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g

+ Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết

– Hoocmon của tuyến giáp là tiroxin (TH), trong thành phần có iot.

– Vai trò của hoocmon tuyến giáp

+ Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.

+ Khi thiếu hoặc thừa hoocmon (iot) tuyến giáp đều gây ra các bệnh lí

* Khi thiếu iot ​ (rightarrow) tiroxin không tiết ra ​ (rightarrow) tuyến yên tiết hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động (rightarrow) phì đại tuyến (rightarrow) gây ra bệnh bướu cổ

Hậu quả:

+ Trẻ em: chậm lớn, trí não kém phát triển

+ Người lớn: hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém

– Phòng bệnh: tuyên truyền toàn dân dùng muối iot

* Khi tuyến giáp hoạt động mạnh ​(rightarrow) tiết nhiều hoocmon (rightarrow) tăng cường trao đổi chất (rightarrow) ​ tăng tiêu dùng oxi (rightarrow) ​nhịp tim tăng (rightarrow) người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

Do tuyến giáp hoạt động nhiều nên cũng gây nên bệnh bướu cổ, mắt lồi

– Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hoocmon canxitoxin + hoocmon của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu.

* Đặc điểm tuyến cận giáp

– Gồm có 4 tuyến, nằm sau tuyến giáp

– Kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 6 x 3 x 2 mm, màu sắc giống tuyến giáp.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học theo mẫu sau :

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Khi thiếu iốt, chất tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ

Trẻ me bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém

Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmôn làm tăng trao đổi chất, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh

Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết là gì ? Cho ví dụ về hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp ?

* Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết : tiết ra các hoocmôn, với một lượng nhỏ hoocmôn cũng có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình lý của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất. Chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình này.

* Ví dụ về hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp

– Hoocmôn tăng trưởng (GH) của thuỳ trước tuyến yên nếu tiết nhiều hơn bình thường sẽ kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bình thường (2,3-2,7m) hoặc tiết ra ít hơn người sẽ lùn (0,9m)

– Tuyến giáp tiết ra hoocmôn tirooxin, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất chung của cơ thể. Nếu tuyến hoạt động mạnh mẽ làm cường độ trao đổi chất tăng nhiều, thần kinh luôn bị kích thích, hốt hoảng (bệnh Bazơđô), ngược lại nếu hoạt động kém thì trao đổi chất giảm dẫn đến chậm lớn, trí não kém phát triển đối với trẻ em và gây bệnh bướu cổ ở người trưởng thành (thường là nữ)

Câu 4: Hoocmôn là gì ? Hoocmôn có vai trò như thế nào ? Vì sao phải vận động toàn dân sử dụng muối iốt ?

* Hoocmôn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ?

* Vai trò của hoocmôn :

– Duy trì ổn định nồng độ các chất của môi trường trong cơ thể

– Điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường

* Toà dân phải sử dụng muối iốt vì :

– Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày thì tirôxin không tiết ra. Hoocmôn của tuyến yên sẽ thúc đẩy tuyến giáp hoạt động mạnh gây nên bệnh bướu cổ, trẻ em chậm lớn não sẽ kém phát triển, người lớn trí nhớ kém

Câu 5: Tuyến giáp và tuyến cận giáp ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như thế nào ?

* Tuyến giáp :

– Đặc điểm : Có mầu vàng, nặng khoảng 20 – 25g nằm trước sụn giáp của thanh quản và trên khí quản.

– Tác dụng của hoocmôn :

+ Tiết ra tirôxin có vai trò quan trọng trong sự điều hoà trao đổi chất

+ Khi tuyến hoạt động mạnh : tirôxin tiết ra nhiều làm gia tăng sự trao đổi chất, thần kinh bị kích thích, mất ngủ, người gầy đi… Bệnh nặng sẽ bị bướu cổ lộ nhỡn (Bazêddoww)

+ Khi tuyến hoạt động yếu : Sự trao đổi chất giảm

Ở trẻ em : chậm lớn, trí óc kém, gây kích thích dưới da

+ Muốn trị bệnh bướu cổ phải chích tirôxin hoặc ăn thức ăn có iốt

* Tuyến cận giáp :

– Đặc điểm : Gồm hai đôi nằm ở thuỳ phải và thuỳ trái của tuyến giáp, nặng khoảng 0,2g

– Tác dụng của hoocmôn :

+ Tuyến cận giáp tiết hoocmôn (parathirin) có tác dụng điều hoà sự trao đổi các muối canxi và phôtpho, bảo đảm sự ổn định nồng độ các muối này trong máu.

Câu 6: Cấu tạo của tuyến yên và tác dụng của các hoocmôn tuyến yên ?

* Cấu tạo :

– Tuyến yên nhỏ bằng hạt đậu, nặng 0,5 – 0,7g, nằm ở mặt dưới não trong yên xương bướm, gắn với não bởi 1 cuống nhỏ

– Gồm có 3 thuỳ : thuỳ trước, thuỳ giữa và thuỳ sau

* Tác dụng của các hoocmôn tuyến yên :

– Thuỳ trước : Tiết ra nhiều hoocmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự tăng đường huyết, kích thích sự hoạt động các tuyến nội tiết khác (tuyến giáp, tuyến trên thận, tuyến sinh dục,…)

Ở trẻ con, khi tuyến hoạt động yếu sẽ thiếu hoocmôn tăng trưởng, đứa trẻ ngừng lớn và lùn, khi tuyến hoạt động mạnh, hoocmôn tăng trưởng tiết nhiều, đứa trẻ tăng trưởng nhanh và thành người khổng lồ

– Thuỳ sau : Tiết các hoocmôn ảnh hưởng đến sự trao đổi nước trong cơ thể, sự co thắt cơ trơn, đặc biệt cơ trơn thành dạ con, tiết sữa, gây co mạch làm tăng tuyến giáp

– Thuỳ giữa : Chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng tiết các hoocmôn ảnh hưởng đến sự phân bố sắc tố da.

Tuyến Yên Là Gì? Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tuyến Yên

Tuyến yên là gì?

Tuyến yên là một phần của hệ thống nội tiết của bạn. Chức năng tuyến yên là tiết ra hormone vào máu của bạn. Tuyến yên kiểm soát chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết khác vì vậy nó còn được gọi là tuyến chủ.

Hormone này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và tuyến khác, đặc biệt là:

Tuyến giápCơ quan sinh sảnTuyến thượng thận

Ngoài ra, tuyến yên được kiểm soát phần lớn bởi vùng dưới đồi, một vùng não nằm ngay trên tuyến yên. 

Tuyến yên nằm ở đâu?

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, đường kính khoảng 1 cm, nằm trong hố yên của xương bướm. Kích thích tuyến yên bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g nằm trong cấu trúc xương (sella turcica) ở đáy não.

Cấu tạo tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến hỗn hợp. Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch)

Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Tuyến yên trước có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự. Nó gồm hai loại tế bào:

Tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin.

Tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein…

Khoảng 30 – 40% tế bào ưa acid, 20% tế bào tuyến là tế bào tổng hợp và bài tiết ACTH. Các loại tế bào còn lại, mỗi loại chỉ chiếm 3 – 5% nhưng có khả năng rất mạnh bài tiết TSH, FSH, LH, PRH.

Các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như:

Quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH).

Sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH).

Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác. Nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

Thùy sau tuyến yên

Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm nên còn gọi là thùy thần kinh. Các tế bào không có khả năng bài tiết hormon mà có chức năng hỗ trợ cho các sợi trục. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin.

Vasopressin (ADH):hay còn gọi là hormon chống đa niệu. Có tác dụng làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt.

Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Trong chuyển dạ, tác dụng của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài.

Thùy giữa tuyến yên

Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da.

Mạch máu và thần kinh

Mạch máu được cung cấp từ vùng dưới đồi qua hệ thống cửa dưới đồi-yên. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới. Cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.

Thần kinh: có ở thùy sau, là bó sợi thần kinh đi từ nhân trên thị và nhân cạnh não thất của vùng dưới đồi xuống.

Chức năng tuyến yên

Chức năng của tuyến yên thể hiện qua tác dụng của những Hormon mà nó tiết ra.

Các hormon thùy trước

Hormon tăng trưởng (GH)

Bản chất hoá học:

GH là một phân tử polypeptid, có 191 acid amin, trọng lượng phân tử  22.005.

Vai trò đới với cơ thể

Tác dụng phát triển cơ thể: tác dụng lên hầu hết các mô cơ thể. Nó kích thích tăng số lượng và kích thước tế bào, tăng kích thước các phủ tạng.

Kích thích phát triển các mô sụn ở đầu xương dài do đó làm thân xương dài ra. Đồng thời mô sụn cũng dần được cốt hoá sao cho đến tuổi vị thành niên. Lúc này đầu xương và thân xương hợp nhất với nhau và xương không dài nữa. GH gây dày màng xương ở xương đã cốt hóa. Tác dụng này rõ trong giai đoạn phát triển và tiếp tục duy trì suốt đời.

Tác dụng lên chuyển hóa:

Tăng tổng hợp protein, tăng thu nhận acid amin vào tế bào.

Gây tăng đường huyết do làm giảm sử dụng glucose tế bào, tăng dự trữ glycogen tế bào, giảm đưa glucose vào tế bào. Tăng bài tiết insulin và kháng insulin ở mô cơ làm giảm vận chuyển glucose qua màng tế bào.

Tăng huy động mỡ dự trữ nhằm cung cấp năng lượng do đó tăng nồng độ acid béo trong máu. Dưới tác dụng của GH, lipid được sử dụng để tạo năng lượng. Từ đó nhằm tiết kiệm protein dành cho sự phát triển cơ thể.

Điều hòa bài tiết GH:

Nồng độ GH thay đổi tùy lứa tuổi. Vào khoảng 1,5 – 3ng/ml ở người trưởng thành, 6ng/ml ở trẻ em và tuổi dậy thì. Sự bài tiết dao động từng phút và phụ thuộc nhiều yếu tố (hạ đường huyết, vận cơ, chấn thương…). Nồng độ GH cao nhất ban ngày 3 – 4 giờ sau bữa ăn. Ban đêm GH tăng hai giờ đầu giấc ngủ say rồi giảm dần đến sáng.

GH được kiểm soát bởi hai hormon vùng dưới đồi là GRH và GIH qua cơ chế điều hòa ngược. Nồng độ glucose máu giảm, nồng độ acid béo giảm, thiếu protein kéo dài làm tăng tiết GH. Ngoài ra, các tình trạng stress, chấn thương, luyện tập sẽ làm tăng tiết GH.

Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

Bản chất hoá học:

TSH là một glycoprotein, trọng lượng phân tử khoảng 28.000.

Vai trò

Tất cả các giai đoạn tổng hợp, bài tiết hormon giáp. Dinh dưỡng tuyến giáp và tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp.

Điều hoà bài tiết:

TSH được bài tiết do sự điều khiển của TRH, phụ thuộc vào nồng độ T3, T4 tự do theo cơ chế điều hòa ngược. Nồng độ bình thuờng người trưởng thành là 0,91 mU/L.

Hormon kích thích vỏ thượng thận (ACTH)

Bản chất hoá học:

ACTH là một polypeptid có 39 acid amin, trọng lượng phân tử 5000. Phần lớn ở dạng tiền chất POMC.

Vai trò với cơ thể

Dinh dưỡng, kích thích sự tổng hợp và bài tiết hormon vỏ thượng thận.

Tác dụng chủ yếu lên lớp bó và lớp lưới bài tiết glucocorticoid và androgen.

Trên tổ chức não, ACTH làm tăng quá trình học tập và trí nhớ.

Do có một phần cấu trúc gần giống MSH nên cũng có tác dụng MSH. Ở người do lượng MSH bài tiết không đáng kể nên chính ACTH có tác dụng kích thích tế bào sắc tố sản suất melanin, do đó sự rối loạn bài tiết ACTH cũng gây tăng hay giảm sắc tố ở da.

Điều hoà bài tiết:

Sự bài tiết ACTH do nồng độ CRH của vùng dưới đồi quyết định. Khi nồng độ CRH tăng làm tăng tiết ACTH. Ngoài ra còn do tác dụng điều hoà ngược âm tính và dương tính của cortisol. Đồng thời ACTH cũng được điều hoà theo nhịp sinh học, nồng độ cao nhất từ 6 – 8 giờ sáng. Ở người Việt Nam trưởng thành (lấy máu lúc 8 giờ 30 phút trên 25 nam khoẻ mạnh) nồng độ ACTH là 4,60 pg/ml.

Hormon kích thích bài tiết sữa- Prolactin (PRL)

Bản chất hoá học:

198 acid amin, trọng lượng phân tử  22.500.

Tác dụng:

Kích thích tăng trưởng tuyến vú và sự sản xuất sữa lúc có thai và cho con bú. Đồng thời ức chế tác dụng của Gonadotropin tại buồng trứng.

Điều hoà bài tiết

Bình thường prolactine bị ức chế bởi PIH ở vùng dưới đồi. Nó được bài tiết với nồng độ rất thấp, 110 – 510 mU/L ở nam và 80 – 600 mU/L ở nữ. Khi có thai prolactin tăng dần từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho tới lúc sinh. Nồng độ tối đa có thể gấp 10 – 20 lần bình thường.

Estrogen và progesteron ức chế bài tiết sữa. Nên khi đứa trẻ sinh ra cả hai hormon trên giảm đột ngột tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa.

Các hormon hướng sinh dục

Bản chất hoá học:

Cả FSH và LH đều là các glycoprotein.

FSH (kích noãn tố) có 236 acid amin, trọng lượng phân tử  32.000. Còn LH (kích hoàng thể tố), có 215 acid amin, trọng lượng phân tử  30.000.

Tác dụng:

FSH ở nam giới tác dụng dinh dưỡng tinh hoàn, phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng. Ở nữ giới kíck thích sự phát triển của các nang trứng trong giai đoạn đầu. Hormon FSH phối hợp với LH làm cho trứng chín, rụng và bắt đầu bài tiết estrogen.

LH Ở nam giới tác dụng dinh dưỡng tế bào Leydig, kích thích sự bài tiết testosteron. Ở nữ giới gây hiện tượng rụng trứng, tiết estrogen. Sau đó tạo hoàng thể và kích thích sự bài tiết progesteron.

Điều hoà bài tiết:

Hai hormon trên được điều hòa theo cơ chế điều khiển ngược âm tính của estrogen, progesteron, testosteron và GnRH.

Nồng độ FSH và LH ở nữ dao động trong chu kỳ kinh nguyệt.

Hormon thùy giữa

POMC (proopiomelanocortin)

Trong tiền yên POMC được thủy phân thành ACTH, MSH, LPH và endorphin.

Trong tuyến yên giữa, POMC được thủy phân thành một peptid giống ACTH là CLIP g-LPH, b-endorphin.

MSH (Melanostimulating hormon)

Kích thích sự tổng hợp melanin trong các tế bào hắc tố (melanocyte).

LPH

Chứa các phân tử endorphin và enkephalin là những peptid gắn chất tiếp nhận á phiện (opioid receptor).

Các hormon thùy sau

Hai hormon được bài tiết từ thuỳ sau tuyến yên có nguồn gốc từ vùng dưới đồi. Chúng do nhân trên thị và nhân cạnh não thất bài tiết. Sau khi được tổng hợp chúng được vận chuyển theo sợi trục đến chứa ở các túi nằm trong tận cùng thần kinh khu trú ở thuỳ sau tuyến yên. Hai hormon đó là oxytocin và ADH.

ADH (antidiuretic hormon)

Chủ yếu là tăng tái hấp thu nước ở ống xa và ống góp. Liều cao gây co mạch, tăng huyết áp nên còn gọi là vasopressin.

Bài tiết phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và thể tích dịch ngoại bào.

Khi áp suất thẩm thấu tăng, nhân trên thị bị kích thích sẽ truyền tín hiệu đến thuỳ sau tuyến yên và gây bài tiết ADH. Thể tích máu giảm, gây kích thích mạnh bài tiết ADH.

 Oxytocin

Gây co thắt tế bào biểu mô cơ. Chúng là những tế bào nằm thành hàng rào bao quanh nang tuyến sữa. Những tế bào này co lại sẽ ép vào các nang tuyến và đẩy sữa ra ống tuyến. Khi đứa trẻ bú sẽ nhận được sữa. Tác dụng này gọi là tác dụng bài xuất sữa, khác với tác dụng gây bài tiết sữa của prolactin.

Gây co cơ tử cung mạnh khi có thai, đặc biệt  mạnh vào cuối thai kỳ, lúc chuyển dạ.

Oxytocin được bài tiết khi có kích thích trực tiếp vào tuyến vú (động tác mút vú của đứa trẻ) hoặc kích thích tâm lý.

Tuyến yên là cơ quan điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Hệ thống phản hồi, điều hòa của nó gồm nhiều Hormon phức tạp. Hiểu rõ cấu trúc tuyến yên giúp nhận biết sớm các bất thường và được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Lương Sỹ Bắc

Tuyến Yên, Tuyến Giáp Bai 56 Tuyen Yen Va Giap Ppt

thùy trướcthùy giữathùy sauQuan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:Hooc môn tuyến yên tác động tới những cơ quan nào?Hoocmôn tuyến yên ảnh hưởng đến các cơ quanCơ quan sinh dụcTuyên giápTuyến trên thậnCơ quan vận động Quan sát tranh sau và trả lời câu hỏi sauTuyến yên hoạt động như thế nào?-Tuyến yên có vai trò như thế nào?Đáp án:Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của thần kinh. Vai trò:+Tiết hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tuyến khác.+Tiết hooc môn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lí trong cơ thể.II.TUYẾN GIÁP:Nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:Nêu vị trí, vai trò của tuyến giáp.Đáp án :-Vị trí:nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20-25g.

-vai trò: +Có vai trò trong trao đổi chất và chyển hóa ở tế bào.+Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi can xi và photpho trong máunang tuyến.Tế bào tiếtNêu ý nghĩa của cuộc vận động “toàn dân dùng muối iốt”.nêu nguyên nhân và hậu quả của thiếu iốtÝ nghĩa dùng muối iôt:– Muối iôt có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ em và người lớn+Làm cho trẻ em phát triển bình thường, hoạt động thần kinh tốt– Nguyên nhân thiếu muối iôt:+Sự hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn, hoạt động tuyến yên bị rối loạn+Trong khẩu phần ăn hàng ngày không có muối iôt-Hậu quả: trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút.-Cần dùng muối iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày.Hoàn thành bài tập sau1.Chọn câu trả lời đúng: Tuyến giáp có những tác động nào đối với cơ thể?Kích thích quá trình dị hóa ở tế bào dẫn đến sự sinh nhiệt của cơ thể.Điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.Hoạt động không bình thường của tuyến giáp dẫn đến cơ thể bị bệnh bướu cổ. Cả a,b,c Đáp án c Bài tập: Hãy quan sát hình vẽ và điền tác dụng của tuyến yên lên các tuyến khác trong các ô tác dụng

C”ng viÖc về nhà: – Học bài và trả lời câu hỏi sgk. -Đọc trước bài 57.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Suy Tuyến Yên Toàn Bộ trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!