Đề Xuất 3/2023 # Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? # Top 3 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

SGOT là gì?

SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay còn gọi là AST (Aspartate Aminotransferase) là một men gan thuộc nhóm Transamine (có nhiệm vụ xúc tác cho phản ứng trao đổi gốc NH2 giữa các amin với nhau). Ngoài ALT thì AST là hai loại men gan đặc trưng cho gan. 

AST của người bình thường sẽ vào khoảng từ 20 – 40 UI/L (20-40 đơn vị trên 1 lít huyết thanh). Khi có nhiều tế bào trong gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai loại men này sẽ được đào thải vào máu. Nếu chỉ số AST cao hơn giới hạn đó thì được xem như là cảnh báo về sự tổn thương gan.

Xét nghiệm SGOT

Thực hiện xét nghiệm SGOT thường được chỉ định để đánh giá chính xác mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng gan. Xét nghiệm SGOT thường được thực hiện cùng xét nghiệm SGPT (ALT). 

Chỉ số của người bình thường (người có lá gan khỏe mạnh) thường là:

Chỉ số SGOT (AST): 20 – 40 UI/L

Chỉ số SGPT (ALT): 20 – 40 UI/L

Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L

Chỉ số Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L

Xét nghiệm SGOT có thể được chỉ định thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác khi xuất hiện một số biểu hiện của triệu chứng suy giảm chức năng gan như:

Mệt mỏi

Ăn uống kém ngon

Buồn nôn

Đầy chướng bụng, đau tức hạ sườn phải

Vàng mắt, vàng da

Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu

Có xu hướng dễ bầm tím

Chẩn đoán kết quả xét nghiệm SGOT

Chỉ số SGOT tăng nhẹ: mức độ tổn thương gan còn thấp. Lúc này gan của người bệnh có khả năng viêm, xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn, hoặc có thể do tắc mật. Chỉ số SGOT cũng có thể tăng lên nhẹ do cơn đau tim hoặc chấn thương cơ.

Chỉ số SGOT tăng vừa: cao hơn mức giới hạn trung bình từ 2 đến 8 lần, thường gặp ở những người viêm gan do uống quá nhiều rượu bia.

Chỉ số SGOT tăng cao: tế bào gan có thể đã bị hoại tử do viêm gan do virus cấp tính, mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc..

Khi tăng men gan cần lưu ý gì?

Nếu sau khi xét nghiệm và phát hiện men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bước tiếp theo để xác định chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong quá trình này, bệnh nhân cũng phải cần lưu ý những vấn đề sinh hoạt thường ngày như:

Cần kiêng rượu, bia và các loại thức uống có cồn

Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh

Không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ

Không vận động mạnh, quá sức

Không tự ý mua, sử dụng các loại thuốc dân gian lan truyền không có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng có khả năng làm bệnh tình của bệnh nhân càng thêm trầm trọng

Có chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học hàng ngày.

Xét Nghiệm Sgot Thường Được Chỉ Định Khi Nào?

1. Xét nghiệm SGOT là gì?

Đây là một trong những xét nghiệm men gan.

Men gan là tên gọi chung của các enzyme có trong gan, có vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất trong gan như glucid, protid, lipid,…

Khi tế bào gan gặp tổn thương, hư hại thì các chất men này có trong máu nhiều hơn. Do đó, xét nghiệm men gan thấy định lượng các enzyme gan tăng nghĩa là gan của bệnh nhân đang bị nguy hại.

Chỉ số men gan ở người có sức khỏe gan bình thường là:

– Chỉ số AST (SGOT): 20 – 40 UI/L.

– Chỉ số ALT (SGPT): 20 – 40 UI/L.

– Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L và tùy từng hệ thống máy khác nhau sẽ có khoảng tham chiếu khác nhau.

– Chỉ số Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.

Trong đó, chỉ số AST (SGOT) là viết tắt của Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminas, đặc trưng cho các tổn thương tế bào gan do xơ, viêm hay ung thư, ngoài ra cũng thể hiện tổn thương tim do nhồi máu, hoặc bệnh tiểu đường,…

Còn SGPT là viết tắt của Serum Glutamic Pyruvic Transaminase, đặc trưng cho tổn thương ở tế bào gan.

Xét nghiệm SGOT là xét nghiệm men gan

2. Chỉ số men gan cao do nguyên nhân nào?

2.1. Các chỉ số men gan

Khi enzyme được giải phóng vào máu với lượng bình thường thì các hoạt động trao đổi và chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Ngược lại, nếu chỉ số vượt quá mức bình thường thì nguy cơ bệnh nhân mắc các bệnh về gan rất lớn. Chỉ số càng cao thì lượng tế bào gan bị tổn thương càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

SGOT, SGPT đều là 2 enzyme trao đổi amin, có hoạt độ cao và ứng dụng nhiều trong khám, chẩn đoán lâm sàng.

– Chỉ số SGOT

Chỉ số SGOT thông thường khoảng từ 20- 40 UI/L, chủ yếu có ở các mô chuyển hóa cao như gan, tim hay cơ xương. Chỉ số SGOT tăng cao chủ yếu trong trường hợp tổn thương gan do viêm, xơ hay ung thư. Ngoài ra, các tổn thương tim do nhồi máu cũng làm tăng lượng SGOT.

Ngược lại, chỉ số SGOT giảm trong các trường hợp đang mang thai, tiểu đường…

– Chỉ số SGPT

Chỉ số SGPT thông thường ở khoảng từ 20- 40 UI/L. Chỉ số này tăng khi có các tổn thương tế bào gan.

Chủ yếu dùng để phát hiện tổn thương ở tế bào gan. Khi có tổn thương, chỉ số tăng.

Nếu 2 chỉ số này tăng nhẹ (<2 lần) thì chưa đáng lo ngại.

Chỉ số men gan cao do bệnh về gan

2.2. Chỉ số men gan cao nguyên nhân do đâu?

Chỉ số men gan tăng bên cạnh lý do bệnh lý kể trên còn có thể do các nguyên do khác như:

Uống nhiều quá nhiều bia rượu

Đây là thủ phạm hàng đầu gây tình trạng men gan tăng. Bởi rượu có thể nói chứa nhiều độc tố, khi vào cơ thể chủ yếu được đào thải đến gan, với lượng quá lớn, thường xuyên sẽ gây ngộ độc gan, khiến tế bào gan chết.

Lạm dụng thuốc tây

Việc lạm dung thuốc Tây trong quá trình điều trị bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… cũng làm men gan tăng.

3. Xét nghiệm SGOT được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm SGOT thường được chỉ định để đánh giá chính xác tổn thương gan ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng gan.

Một số triệu chứng điển hình ở bệnh nhân này gồm:

– Sức khỏe yếu, mệt mỏi.

– Thừa cân.

– Mất cảm giác ngon miệng.

– Mắc bệnh tiểu đường.

– Buồn nôn, nôn.

– Bụng sưng hoặc đau.

– Vàng da.

– Nước tiểu đậm màu.

– Ngứa.

– Người nghiện rượu nặng.

– Cá nhân có gia đình tiền sử mắc bệnh gan.

– Người có tiền sử virus viêm gan.

– Người dùng nhiều thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan.

Xét nghiệm SGOT để chẩn đoán bệnh về gan

Bên cạnh xét nghiệm SGOT, một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định để xác định chính xác nguyên nhân gây tổn thương gan. Tùy theo nguyên nhân nghi ngờ mà bác sỹ đưa ra yêu cầu các xét nghiệm sau:

– Thử nghiệm viêm gan A, B, C.

– Thử nghiệm Ethanol.

– Thử nghiệm tiếp thuốc và các chất gây độc gan.

– Xét nghiệm Đồng và Ceruloplasmin trong bệnh Wilson.

– Thử nghiệm sắt và xét nghiệm di truyền trong bệnh di truyền hemochromatosis.

– Sinh thiết gan.

4. Quy trình xét nghiệm SGOT

Hiện nay xét nghiệm SGOT đã được áp dụng khá phổ biến tại các bệnh viện lớn, trung tâm xét nghiệm trên cả nước. Quy trình xét nghiệm SGOT ở các địa chỉ gần như khá giống nhau:

Quy trình xét nghiệm

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, lấy mẫu xét nghiệm.

Người bệnh có nhu cầu hoặc bác sỹ khám trực tiếp gửi thông tin yêu cầu xét nghiệm SGOT sẽ đến trung tâm xét nghiệm để gửi yêu cầu.

Thông thường lấy mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện ngay sau khi đăng ký.

Quy trình lấy máu được thực hiện bình thường, mẫu máu của bạn được dán mã vạch để không bị nhầm lẫn.

Bước 2: Phân tích hàm lượng SGOT.

Mẫu máu sẽ được xử lý trước khi thực hiện xét nghiệm. Tùy theo máy phân tích tại các phòng xét nghiệm mà quá trình thực hiện có thể khác nhau.

Kết quả nhận được sẽ được lưu, đối chiếu với chỉ số SGOT chuẩn, từ đó đưa ra kết luận men gan của bạn bình thường, cao hay thấp và cụ thể mức nguy hiểm.

Bước 3: Trả kết quả.

Sau thời gian quy định, kết quả sẽ được trả tới tay bệnh nhân. Bác sỹ khám bệnh sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm SGOT để có chẩn đoán chính xác hơn về bệnh tình, cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bạn nên lựa chọn thực hiện xét nghiệm SGOT tại các địa chỉ uy tín, với thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên môn cao để kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.

Với trên 23 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị đồng bộ hệ thống các máy móc hiện đại, tạo được uy tín cả trong và ngoài nước.

Đặc biệt, khoa xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác và tin cậy.

Ưu điểm khi chọn dịch vụ xét nghiệm SGOT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:

– Đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.

– Thủ tục và quá trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.

– Tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.

– Hệ thống trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, sạch đẹp.

– Mức chi phí hợp lý, phù hợp với thu nhập chung của người dân.

Bạn còn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm SGOT tại nhà, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chủ động hơn.

Xét Nghiệm Gen Là Gì? Xét Nghiệm Gen Có Hiệu Quả Không?

Phương pháp xét nghiệm gen

Vậy tại sao phải xét nghiệm gen? Bởi, thông qua phương pháp này (xét nghiệm gen), các chuyên gia có thể phát hiện sớm các bất thường và những rối loạn do di truyền. Qua quá trình phân tích mối liên kết của các gen, bác sĩ có thể xác định huyết thống, chẩn đoán nguy cơ gây ung thư, tỷ lệ mắc bệnh mạn tính, bệnh di truyền… Từ đó, bác sĩ đưa ra hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả cao hơn.

Tính hiệu quả của phương pháp giải mã gen

1. Hiệu quả trong giải mã gen trước hôn nhân

Sức khỏe tiền hôn nhân là vấn đề cần được chú trọng đặc biệt. Nhằm đảm bảo sức khỏe vợ chồng, lên kế hoạch cho tương lai gia đình tốt hơn – giải mã gen là việc làm cần thiết

Gen di truyền là yếu tố tiềm ẩn, ít biểu hiện bên ngoài. Trong rất nhiều trường hợp, cơ thể tưởng chừng khỏe mạnh lại có thể mang những gen bệnh, gen đột biến… gây nguy cơ sinh con dị tật, mang bệnh di truyền cao. 

2. Giải mã gen sàng lọc trước sinh

Giải mã gen được các chuyên gia khuyến khích thực hiện trước khi quyết định mang thai. Đặc biệt với nữ giới tuổi tác đã cao, có bệnh lý mạn tính thì việc sàng lọc trước sinh sẽ tăng cường tính an toàn cho cả mẹ và em bé.

Phương pháp giải mã gen giúp bác sĩ tiên lượng chính xác các nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh ở trẻ và các bệnh lý di truyền khác.

3. Hiệu quả trong việc xác định nguy cơ ung thư

Ung thư có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, khoảng 10% số người mắc ung thư là do di truyền. Nếu trong gia đình có người có tiền sử bị ung thư, bạn nên lựa chọn dịch vụ giải mã gen để xác định các nguy cơ mắc bệnh.

Kỹ thuật ứng dụng xét nghiệm gen là gì? Để xác định ung thư, y học hiện đại sử dụng phổ biến kỹ thuật PCR nhằm phát hiện sớm mầm mống ung thư HPV, gen Rb – 105 gây u nguyên bào lưới, gen APC gây ung thư đại tràng, gen BRCA1 – BRCA2 gây ung thư vú,…

Ngoài ra, phương pháp giải mã gen còn mang tới hiệu quả cao trong chẩn đoán các vấn đề sức khỏe có mang tính di truyền như: bệnh về tim mạch, bệnh mạn tính tiểu đường, gout, viêm khớp dạng thấp, phản ứng với thuốc…

Ai nên xét nghiệm gen?

Qua những hiệu quả trên, bạn có thể biết được ý nghĩa của xét nghiệm gen là gì rồi? Nhưng có phải ai cũng phù hợp với phương pháp này?

Giải mã gen để chẩn đoán/tầm soát chính xác bệnh mạn tính có khả năng di truyền.

Giải mã gen nhằm đánh giá chính xác nguy cơ trong gia đình có người mắc bệnh ung thư.

Giải mã gen với các cặp vợ chồng hoặc phụ nữ đang có ý định mang thai, đang có thai muốn chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Tùy vào từng mục đích xét nghiệm gen là gì mà chuyên gia sẽ tư vấn gói dịch vụ phù hợp.

Gen di truyền là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp bạn theo dõi, kiểm soát sức khỏe bản thân, người thân và gia đình tốt hơn. Giải mã gen hỗ trợ chẩn đoán & điều trị hiệu quả, bảo vệ tốt hơn cho các thế hệ tiếp theo.

Là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu, ứng dụng giải mã gen vào y học chính xác, Công ty Cổ phần Giải pháp Gene (Gene Solutions) tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực giải mã gen; sở hữu đội ngũ cố vấn chuyên môn, y khoa đứng đầu các khoa, bệnh viện, viện, chuyên ngành về y sinh học, di truyền học. Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới từ chính hãng Hoa Kỳ giúp đem tới hiệu quả chẩn đoán chính xác tới 99, 99%, công suất cao và phạm vi khảo sát rộng, đáp ứng số lượng lớn nhu cầu của khách hàng.

Bài viết đã giải đáp xét nghiệm gen là gì và tính hiệu quả chẩn đoán của phương pháp này. Nếu quý khách có nhu cầu tìm nơi giải mã gen uy tín, chuyên nghiệp, độ chính xác cao, hãy tham khảo Gene Solutions và liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0287 101 8688 để được tư vấn và hỗ trợ đăng ký dịch vụ tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE

Trụ sở tại chúng tôi 186 – 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 1) – 0911 649 383

Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 503, tòa nhà Vạn Phúc, số 2 Núi Trúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 2) – 0936 455 025

Website: genesolutions.vn/tin-tuc 

Xét Nghiệm Gen Và Những Ý Nghĩa Quan Trọng Trong Y Học

Xét nghiệm gen là quá trình phân tích các gen đột biến, gen xấu gây bệnh nhằm xác định nguy cơ rối loạn trong di truyền. Hiện nay, mục đích chính của xét nghiệm này là chẩn đoán nguy cơ ung thư, xác định huyết thống, tiên đoán tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính có khả năng di truyền,…

Gen là gì? Chức năng của gen

Gen là gì? – Gen đơn vị nhỏ nhất có chức năng di truyền. Thực tế, gen thường là một chuỗi phân tử axit nucleic. Nhiều gen tập hợp lại thành 1 phân tử ADN được gọi là nhiễm sắc thể. Thống kê cho thấy, trung bình mỗi người có khoảng 30.000 gen.

Bộ gen của con người được lưu trữ trong các tế bào mầm (trứng và tinh trùng) với chức năng chính là vật liệu di truyền. Vì vậy hiện nay, xét nghiệm gen có khả năng sàng lọc trước hôn nhân, xác định huyết thống, dự đoán nguy cơ ung thư và các bệnh lý di truyền khác.

Xét nghiệm gen là gì?

Xét nghiệm gen là xét nghiệm nhằm phân tích các gen đột biến, gen xấu gây bệnh và xác định nguy cơ rối loạn trong di truyền. Hiện nay, mục đích chính của xét nghiệm gen là nghiên cứu các rối loạn di truyền, chẩn đoán nguy cơ ung thư, xác định huyết thống,…

Ý nghĩa của xét nghiệm gen trong y học

Xét nghiệm gen được xem là bước đột phá trong y học. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể tiên đoán được các rối loạn di truyền, sàng lọc nguy cơ trước khi mang thai, xác định huyết thống,… Hiện nay, xét nghiệm gen chủ yếu được thực hiện thông qua mẫu máu. Ngoài ra, một số cơ sở y tế còn tiến hành xét nghiệm gen với mẫu nước bọt.

Các ý nghĩa của xét nghiệm gen trong y học, bao gồm:

1. Xác định nguy cơ ung thư

Ung thư là bệnh lý có mức độ nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy bệnh lý có khả năng di truyền ở những người thân cận huyết.

Trong trường hợp có tiền sử gia đình bị ung thư, bạn có thể xét nghiệm gen để xác định nguy cơ mắc bệnh lý này. Xét nghiệm gen giúp bác sĩ kịp thời phát hiện bất thường ở gen, protein và nhiễm sắc thể.

Hiện nay, xét nghiệm gen có thể tiên đoán được nguy cơ mắc các bệnh lý như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng và ung thư vú. Ngoài ra để xác định được nguy cơ ung thư, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm PCR (xét nghiệm sinh học phân tử).

Kỹ thuật PCR giúp phát hiện các mầm móng ung thư như HPV (gây ung thư cổ tử cung), gen Rb-105 (gây u nguyên bào lưới), gen BRCA1-BRCA2 (gây ung thư vú), gen APC (gây ung thư đại tràng),…

2. Xác định huyết thống

Trẻ sinh ra sẽ mang nửa gen của cha và nửa gen của mẹ. Vì vậy xét nghiệm gen có khả năng xác định huyết thống chính xác đến 99.99%. Hiện nay xác định huyết thống chủ yếu được thực hiện bằng cách xét nghiệm ADN – ADN là phân tử chứa nhiều gen.

Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định sơ đồ cấu trúc ADN và so sánh sự tương đồng nhằm xác định quan hệ huyết thống.

3. Xét nghiệm gen trước hôn nhân

Gen là yếu tố tiềm ẩn trong cơ thể và có thể không biểu hiện ra bên ngoài. Trên thực tế, một số người khỏe mạnh vẫn có thể mang gen xấu, gen đột biến,… Vì vậy xét nghiệm gen trước hôn nhân có thể giúp phát hiện các gen bất thường hoặc gen di truyền xấu.

Những trường hợp mang gen xấu thường có nguy cơ sinh con dị tật và mắc các bệnh di truyền cao. Tuy nhiên nếu xét nghiệm gen trước hôn nhân, bác sĩ có thể tìm ra các giải pháp để đảm bảo sức khỏe của cặp vợ chồng và đảm bảo trẻ sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường.

4. Sàng lọc trước khi sinh

Xét nghiệm gen thường được khuyến khích thực hiện trước khi sinh, đặc biệt là ở thai phụ có tuổi tác cao và mắc các bệnh lý mãn tính. Xét nghiệm này giúp bác sĩ dự đoán nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, hội chứng Turner, hội chứng Down ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, xét nghiệm gen còn giúp mẹ xác định tính cách, khuynh hướng hành vi, năng lực và khả năng nhận thức của trẻ.

5. Dự đoán một số vấn đề sức khỏe khác

Ngoài ung thư, xét nghiệm gen còn giúp dự đoán một số vấn đề sức khỏe có tính chất di truyền như:

Bệnh tim mạch

Phản ứng thuốc

Các bệnh mãn tính như tiểu đường, gout, viêm khớp dạng thấp,…

Các đối tượng nên xét nghiệm gen

Xét nghiệm gen có thể phát hiện và dự đoán nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp xác định huyết thống, phát hiện gen biến đổi và gen gây bệnh.

Các nhóm đối tượng nên tiến hành xét nghiệm gen:

Muốn xác định huyết thống

Sàng lọc nguy cơ ung thư và các bệnh lý mãn tính có khả năng di truyền

Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, rối loạn tự miễn và một số bệnh hệ thống

Cặp vợ chồng đang có ý định mang thai

Các loại xét nghiệm gen phổ biến hiện nay

Hiện nay, xét nghiệm gen thường có các loại sau đây:

1. Xét nghiệm thể mang

Xét nghiệm thể mang giúp xác định người xét nghiệm có gen đột biến hay không. Xét nghiệm này thường được chỉ định đối với người khỏe mạnh nhưng có tiền sử gia đình bị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý do di truyền.

Ngoài ra, xét nghiệm thể mang còn được thực hiện cho phụ nữ mang thai hoặc các cặp vợ chồng bị thai lưu và sảy thai nhiều lần.

2. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh

Đối tượng của xét nghiệm này là trẻ sơ sinh. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa và rối loạn nội tiết tố ở trẻ. Khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị điều trị sớm để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng.

3. Xét nghiệm chẩn đoán

4. Xét nghiệm chẩn đoán di truyền làm tổ

Xét nghiệm được thực hiện trong biện pháp thụ tinh nhân tạo ở giai đoạn phôi thai – trước khi cấy phôi vào tử cung của nữ giới. Xét nghiệm này bao gồm chẩn đoán di truyền tiền làm tổ và sàng lọc di truyền tiền làm tổ.

Đối tượng của xét nghiệm chẩn đoán di truyền làm tổ là các cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, đặc biệt là các trường hợp có tiền sử sinh con có bất thường về di truyền hoặc cặp vợ chồng đã xét nghiệm thể mang và phát hiện có gen đột biến.

5. Xét nghiệm trước khi sinh

Xét nghiệm trước khi sinh được chỉ định cho thai phụ có nguy cơ sinh con mắc các bệnh lý di truyền. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định sự thay đổi của nhiễm sắc thể và gen của thai nhi.

Đối với những bất thường nhẹ, bác sĩ có thể tìm hướng xử lý để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ rối loạn di truyền ở trẻ. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, có thể cân nhắc bỏ thai nếu cần thiết.

6. Xét nghiệm tiên đoán

Xét nghiệm tiên đoán được áp dụng cho hầu hết các đối tượng có mong muốn phát hiện đột biến gen ngay trong thời điểm hiện tại và tương lai. Xét nghiệm này giúp bác sĩ tiên đoán được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và ung thư trước khi phát sinh biểu hiện lâm sàng.

7. Xét nghiệm Pharmacogenomics (xét nghiệm phản ứng thuốc)

Khi dung nạp vào cơ thể, thuốc sẽ được chuyển hóa bằng enzyme được tổng hợp từ các đoạn gen (ADN). Tuy nhiên gen biến thể có thể ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa thuốc. Xét nghiệm này được thực hiện đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng thuốc phức tạp hoặc tiền sử gia đình có bất thường về chuyển hóa thuốc.

Xét nghiệm Pharmacogenomics giúp bác sĩ đánh giá mức độ chuyển hóa của thuốc, từ đó chỉ định loại thuốc, cân chỉnh liều lượng và tần suất phù hợp với cá thể.

8. Xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN (một đoạn gen) được thực hiện nhằm xác định quan hệ huyết thống cha – con hoặc mẹ – con. Theo quy luật di truyền, người con sẽ mang 1 nửa gen của cha và 1 nửa gen của mẹ. Do đó, cấu trúc gen của con sẽ có điểm tương đồng so với cấu trúc của mẹ và cha.

Xét nghiệm gen được xem là bước đột phá trong y học giúp phát hiện các gen gây bệnh, gen đột biến, tiên đoán được nguy cơ ung thư và các bệnh lý có khả năng di truyền, sàng lọc trước hôn nhân, xác định quan hệ huyết thống,… Nếu có nhu cầu xét nghiệm gen, bạn có thể thực hiện tại các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc.

Tham khảo liên kết ngoài: Kỹ thuật PCR

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!