Cập nhật nội dung chi tiết về Quản Trị Marketing Là Gì? Vai Trò Của Quản Trị Marketing mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
0
Shares
Quản trị Marketing là gì? Có vai trò như thế nào?. Hiện nay, kinh doanh trên thị trường vô cùng khốc liệt, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, chính sách thương mại mới,…Các doanh nghiệp đang bước vào cuộc chạy đua không ngừng nghỉ và quản trị marketing giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng tìm hiểu về khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm của quản trị marketing trong doanh nghiệp.
Quản trị Marketing là gì? Ngành quản trị marketing là gì?
Vậy quản trị Marketing là gì? Chức năng nhiệm vụ của quản trị marketing trong doanh nghiệp? Đừng bỏ qua những thông tin sau.
Khái niệm quản trị marketing
Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp.
-Theo Philip Kotler –
Hoạt động quản trị marketing
Quá trình hoạt động marketing ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng trải qua các bước sau:
Phân tích môi trường và cơ hội Marketing
Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
Thiết lập chiến lược và kế hoạch
Hoạch định các chương trình marketing
Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động
Chức năng của quản trị marketing hiện nay là:
– Tìm hiểu và đánh giá nhu cầu mà khách hàng cần được đáp ứng. – Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục để đạt được mục tiêu đã đề ra. – Đánh giá được đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Việc cuối cùng của quản trị marketing căn bản là đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Quản trị marketing căn bản là gì?
Quản trị marketing căn bản là quá trình tạo lập kế hoạc và thực hiện kế hoạch đó. Định giá, khuyến mại và phân phối hàng hóa dịch vụ để tạo ra sự trao đổi với các nhóm. Nhằm thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức.
Để thực hiện những quá trình trao đổi đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và nắm chắc kiến thức chuyên môn trước tiên là quản trị marketing căn bản cho đến nâng cao.
Vai trò quản trị marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi cho người mua mà doanh nghiệp hướng đến trong mục tiêu của tổ chức.
– Tối đa hóa tiêu thụ: tạo ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa. Tạo ra sự sản xuất, thuê mướn và tối đa doanh thu. – Tạo sự hài lòng cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ. – Tối đa hóa chất lượng cuộc sống dựa vào số lượng, chất lượng, giá và sự sẵn có. Đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn về doanh số, đa dạng sản phẩm, tăng thị phần, chất lượng sản phẩm,…Nhiều hơn thế, quản trị marketing chiến lược giá là vô cùng quan trọng. – Định hướng hoạt động quản trị dựa vào nhu cầu của khách hàng, áp lực cạnh tranh và sự cung ứng hệ thống sản phẩm, dịch vụ phù hợp. – Phân tích các cơ hội, nguy cơ, sức mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Nhà quản trị marketing là gì? Vai trò của nhà quản trị marketing
Nhà quản trị marketing là người trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các công việc cụ thể trong kế hoạch marketing. Vai trò của nhà quản trị marketing đảm bảo nhiệm vụ sau:
– Chức năng hoạch định: lập kế hoạch nghiên cứu, xây dựng chính sách giá, chương trình xây dựng, phát triển sản phẩm,…. – Chức năng tổ chức: thực hiện các chương trình nghiên cứu marketing, phân công hoạt động, cơ cấu tổ chức,… – Chức năng kiểm tra: đánh giá hiệu quả, phân phối bán hàng, kiểm tra hệ thống,…
Quản trị marketing trong kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại là ngành đặc biệt chú trọng vào hoạt động bán hàng. Các công việc của kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế hiện nay. Để kinh doanh thương mại đạt hiệu quả không thể bỏ qua quản trị marketing. Quản trị marketing trong kinh doanh thương mại giúp thúc đẩy quá trình bán hàng, sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Trong thời điểm hiện nay. Quản trị marketing với cách tiếp cận quản trị và mang tính chiến lược hơn dưới tên gọi Quản trị marketing định hướng giá trị. Marketing định hướng giá trị nhắm đến việc sáng tạo và chuyển giao các giá trị vượt trội hơn cho khách hàng với chi phí hợp lý, trên cơ sở đó tạo ra giá trị giành cho các cổ đông và các nhà đầu tư của doanh nghiệp.
Quản trị marketing định hướng giá trị là gì?
Quản trị marketing định hướng giá trị hay còn gọi là marketing giá trị là việc tập trung xây dựng một hệ thống marketing tích hợp. Trong đó tất cả các quá trình và nỗ lực marketing phải hướng đến việc chuyển giao nhiều giá trị hơn cho khách hàng và định hướng xây dựng giá trị cho các cổ đông/ chủ doanh nghiệp.
Quản trị marketing định hướng giá trị nhằm hướng đến việc sáng tạo và chuyển giao các giá trị vượt trội hơn cho khách hàng mà lại tối ưu chi phí nhất. Trên cơ sở đó tạo ra giá trị dành cho các doah nghiệp trong ngắn và dài hạn
Ưu và nhược điểm của các quan điểm quản trị marketing
Marketing hình thành và phát triển trong quá trình hoàn thiện không ngừng của nhận thức về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, có 5 quan điểm về quản trị marketing được tóm tắt như sau:
Quan điểm marketing về sản xuất
Quan điểm marketing về sản xuất đó là khách hàng yêu thích các sản phẩm có giá thành càng rẻ càng tốt. Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất và phạm vi phân phối.
Ưu điểm: Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng theo quan điểm này cho mở rộng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất trên từng sản phẩm và thành công. Hầu hết đó là những doanh nghiệp có sản phẩm được sản xuất ra vẫn không đủ cầu.
Nhược điểm: Có không ít doanh nghiệp lao đao khi áp dụng quan điểm về sản xuất vào sản phẩm và hàng hóa của họ. Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, giá thành sản phẩm được đưa sang Việt Nam với mẫu mã đẹp, giá thành rẻ. Các doanh nghiệp trong nước vì thế nào không thể nào cạnh tranh được. Cung lớn hơn cầu dẫn đến doanh nghiệp lao đao.
Quan điểm hoàn thiện sản phẩm
Người tiêu dùng ưu thích những sản phẩm có chất lượng cao, tính năng sử dụng tốt. Từ đó, doanh nghiệp cần nỗ lực hoàn thiện sản phẩm.
Ưu điểm: Quan điểm hoàn thiện sản phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thành công, các sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích.
Nhược điểm: Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm vào cải tiến sản phẩm mà không tìm hiểu nhu cầu thật sự của khách hàng thì chẳng mấy chốc sẽ thất bại.
Quan điểm marketing hướng về bán hàng
Quan điểm này cho rằng, khách hàng ngần ngại trong việc mua sắm hàng hóa. Doanh nghiệp cần thúc đẩy bán hàng thì mới thành công. Theo quan điểm này, doanh nghiệp sản xuất rồi mới thúc đẩy tiêu thụ.
Ưu điểm: Nhiều doanh nghiệp đã thành công rực rỡ trong việc áp dụng quan điểm marketing hướng về bán hàng. Doanh số tăng vọt.
Quan điểm marketing hướng về khách hàng
Để thành công doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu. Thỏa mãn nhu cầu mong muốn sao cho có hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Để phân biệt và định hướng đúng, chúng ta cần vạch rõ đặc trưng cơ bản sau:
– Nhằm vào thị trường mục tiêu. – Hiểu rõ nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu. – Sử dụng tổng hợp các công cụ, marketing hỗn hợp. – Tăng lợi nhuận trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Quan điểm marketing hướng về khách hàng vừa bao quát được việc tạo sản phẩm thỏa mãn khách hàng, đưa ra các chính sách hợp lý giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn tiết kiệm chi phí tối đa.
Quan điểm Marketing đạo đức xã hội
Trân trọng cảm ơn!!!
Đại học Greenwich
Cơ sở Hà Nội
Tòa nhà DETECH -Số 8 Tôn Thất Thuyết-P.Mỹ Đình chúng tôi Từ Liêm
024.7300.2266
Cơ sở TP. Hồ Chí Minh
CS1: Số 142-146 Phạm Phú Thứ – Phường 4 – Quận 6 (Cuối đường 3/2)
028.7300.2266
Cơ sở Tp.Hồ Chí Minh – CS2
205 Nguyễn Xí, Phường 26, Bình Thạnh
028.7300.2266
Cơ sở Đà Nẵng
658 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
0236.730.2266
0934.892.687
Cơ sở Cần Thơ
Số 160 đường 30/4, phường An phú, quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ
0292.730.0068
Quản Trị Marketing Là Gì? Quy Trình Quản Trị Marketing
Quản trị Marketing là gì?
Quản trị Marketing là một quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và kiểm soát các khía cạnh Marketing của một công ty thông qua các nghiên cứu, phân tích và đánh giá về phương án, giúp cho việc đạt được các mục tiêu Marketing sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các tính năng của quản trị Marketing
Khi đã nắm được quản trị Marketing là gì các bạn cần hiểu được về những tính năng của quản trị Marketing:
Tại các thời điểm hay thời gian khác nhau, khách hàng sẽ có những nhu cầu khác biệt. Vì vậy nhiệm vụ của các nhà quản trị Marketing đó là cần phải cân bằng nhu cầu dựa theo thời gian đó.
Nhu cầu trên thị trường sẽ luôn được duy trì ở một mức ổn định. Quản trị Marketing sẽ có nhiệm vụ duy trì về mức cầu hiện có.
Cầu quá mức xảy ra khi nhu cầu của khách hàng lớn hơn so với khả năng cung ứng. Vì thế nhiệm vụ của các nhà quản trị Marketing đó là phải làm giảm tạm thời hoặc là vĩnh viễn các nhu cầu lớn hơn đó.
Bao gồm nhu cầu của con người về các sản phẩm có hại như chất gây nghiện, thuốc lá,… Các nhà quản trị Marketing lúc này sẽ có nhiệm vụ vận động khách hàng từ bỏ thói quen tiêu dùng các loại sản phẩm này.
Đối với doanh nghiệp và cá nhân, quản trị Marketing nắm tầm quan trọng nhất định. Chủ yếu như:
Kết nối doanh nghiệp với thị trường
Nhà quản trị Marketing được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Bởi vì họ chính là những người am hiểu sâu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong thị trường. Đồng thời khi đảm nhận vai trò này họ sẽ biết cách lên kế hoạch và chiến lược marketing của công ty sao cho phù hợp.
Chính nhờ vào sự am hiểu về cả doanh nghiệp và thị trường đã giúp cho việc tiếp thị trở nên hiệu quả. Các sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng được dễ dàng hơn.
Nâng cao năng suất hoạt động
Khi thực hiện các chiến lược Marketing, năng suất lao động chính là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nhiều công ty khi thực hiện dự án chỉ đơn giản xem xét về ý tưởng, kế hoạch mà đội ngũ nhân viên đưa ra. Họ quên mất xem xét, đánh giá và quản lý chặt chẽ.
Đây chính là một trong những nguyên nhân đã khiến cho công ty phải chi khá nhiều tiền cho hoạt động marketing mà lại không mang tới hiệu quả mong muốn. Vì vậy để nâng cao năng suất hoạt động của nhân viên và đạt được các mục tiêu đề ra thì quản trị Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Liên kết các bộ phận ở bên trong của doanh nghiệp
Công việc của các nhà quản trị Marketing không chỉ là quan sát, đánh giá chất lượng dự án mà họ còn phải phân tích về dự án đó. Để từ đó có các đề xuất, giám sát về thực hiện tiến độ của mỗi kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
Trong khi đó, một dự án sẽ bao gồm nhiều công việc và do nhiều cá nhân, bộ phận thực hiện. Do đó quản trị marketing có nhiệm vụ liên kết thành một tập thể thống nhất. Nhờ vậy tạo ra sự đoàn kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giúp làm việc hiệu quả và đúng với deadline đã đề ra.
Chức năng của quản trị Marketing
Hiện nay, quản trị Marketing sẽ đảm nhận các chức năng cơ bản như sau:
Giúp tìm hiểu và đánh giá được về nhu cầu của khách hàng.
Tìm ra những nguyên nhân có tác động tới lợi ích của doanh nghiệp. Thông qua đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục được các mục tiêu đã đề ra.
Đánh giá những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và đề ra các chiến lược thích hợp nhất.
Quy trình quản trị Marketing
Theo quản trị Marketing Philip Kotler, quy trình quản trị Marketing được hoạt động thông qua 5 bước. Cụ thể như sau:
Bước 1: Phân tích về môi trường Marketing
Đây là một bước quan trọng và là nền tảng tạo nên sự thành công của chiến lược.
Người làm quản trị Marketing cần phải phân tích về môi trường vi mô, vĩ mô của doanh nghiệp. Đồng thời hiểu biết được về điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp đó.
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường
Thông qua các phân tích về sản phẩm, dịch vụ, nhà quản trị marketing sẽ tiến hành lựa chọn một thị trường mục tiêu thích hợp. Cùng với đó là định vị về sản phẩm, dịch vụ của mình tại phân khúc thị trường để đạt tối ưu nhất.
Bước 3: Thiết lập các chiến lược và lập kế hoạch marketing
Lúc này cần phải đề ra các chiến lược mang tính sáng tạo cao và cần phải quản trị về tính hiệu quả và các rủi ro có thể xảy ra.
Đối với giai đoạn này, phía nhà quản trị Marketing cần phải lắng nghe những ý kiến của các thành viên trong doanh nghiệp. Sau đó lập một kế hoạch Marketing phù hợp nhất.
Bức 4: Hoạch định các chương trình Marketing
Nhà quản trị sẽ có nhiệm vụ hoạch định các chương trình, chiến lược Marketing. Quá trình hoạch định này sẽ dựa vào các kế hoạch đã được đề ra trước đó.
Bước 5: Tổ chức thực hiện và kiểm tra Marketing Mix
Việc tổ chức thực hiện sẽ do toàn bộ đội ngũ cùng với nhà quản trị phụ trách đồng thời kiểm tra chiến lược Marketing Mix kỹ càng. Đánh giá các chiến lược sau khi triển khai có đạt hiệu quả hay không để biết cách sửa đổi hoặc phát huy nó theo hướng tích cực nhất.
Nhà quản trị Marketing là gì? Vai trò của nhà quản trị Marketing
Nhà quản trị Marketing là gì?
Nhà quản trị Marketing là những người trực tiếp tham gia chỉ đạo và thực hiện về các công việc cụ thể trong mỗi kế hoạch marketing của doanh nghiệp.
Hàng ngày, một nhà quản trị Marketing sẽ thực hiện các công việc như sau:
Nghiên cứu, phân tích về các mong muốn, yêu cầu và mối quan tâm của mỗi khách hàng. Từ đó nhà quản trị marketing sẽ lên kế hoạch đánh giá và lập ra những chiến lược phù hợp, đáp ứng nhu cầu đó.
Tìm ra những vấn đề có ảnh hưởng tới các hoạt động Marketing và vấn đề làm giảm sản lượng bán của doanh nghiệp. Sau đó tìm hiểu kỹ các nguyên nhân và đề ra một số giải pháp có tính chất cơ sở cũng như tính chiến lược cao.
Phân tích về môi trường vĩ mô và môi trường ngành để có thể đề xuất và đưa ra các ý kiến, giải pháp giúp cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
Vai trò của nhà quản trị Marketing
Vai trò của các nhà quản trị Marketing sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể như:
Chức năng hoạch định: Lập kế hoạch trong nghiên cứu, xây dựng các chính sách giá, chương trình giúp phát triển sản phẩm.
Chức năng tổ chức: Nghiên cứu Marketing, phân công những hoạt động và ổn định cơ cấu của tổ chức.
Chức năng kiểm tra: Tiến hành đánh giá về kết quả, phân phối bán hàng và kiểm tra hệ thống,…
Vai Trò Just In Time Là Gì Trong Ngành Quản Trị Sản Xuất
Việc làm Sản xuất – Vận hành sản xuất
1. Khám phá định nghĩa của just in time
Just in time (JIT) là một thuật ngữ chuyên ngành trong môi trường sản xuất hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như hiện nay. Just in time còn được hiểu là: sản xuất đúng sản phẩm, sản phẩm ấy phải vừa đủ số lượng, đáp ứng được nhu cầu cần thiết và sản xuất đúng lúc. Đây là một phương pháp được nhiều công ty, doanh nghiệp áp dụng trong quy trình sản xuất cho các nhà máy để làm giảm thời gian sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà cung cấp và khách hàng. Just in time bắt đầu xuất hiện trong những năm 60, 70 ở Nhật Bản, cụ thể hơn là Toyota.
Ngoài ra, sản xuất chỉ trong thời gian có hạn (just in time) là một chiến lược quản lý, sắp xếp các đơn đặt hàng nguyên liệu theo lịch trình sản xuất từ các nhà cung cấp trực tiếp. Các công ty sử dụng chiến lược tồn kho này để vừa tăng hiệu quả sản xuất, vừa giảm chất thải thông qua kế hoạch chỉ nhận mỗi hàng hóa hay nguyên liệu khi họ thực sự cần chúng cho quá trình sản xuất. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng về các chi phí tồn kho. Just in time có tính chất quản lý ngược hơn so với các chiến lược khác. Nếu như những chiến lược khác đều ra sức nghĩ cách bán hàng, tiêu thụ sản phẩm thì just in time chủ yếu nắm giữ hàng tồn kho để cung cấp đủ số lượng sản phẩm và hấp thụ tối đa nhu cầu của thị trường.
Việc làm sản xuất – vận hành sản xuất tại Hà Nội
2. Vai trò chính của just in time là gì?
Sản xuất chỉ trong thời gian có hạn (JIT) còn được gọi là Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) vì nhà sản xuất ô tô Toyota đã áp dụng chiến lược này vào những năm 1970.
Kanban là một hệ thống lập lịch thường được sử dụng cùng với JIT để tránh tình trạng quá tải công việc trong quá trình. Thành công của quy trình sản xuất just in time chủ yếu phụ thuộc vào quy trình sản xuất ổn định, tay nghề chất lượng cao, không có sự cố nào về máy móc và nhà cung cấp uy tín, có thể tin cậy được Cách thức hoạt động đúng lúc JIT đã giúp các nhà máy, công ty, doanh nghiệp hạn chế các trường hợp sản xuất quá tải, sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng thừa thãi, khó tiêu thụ hết. Sản xuất chỉ trong thời gian có hạn JIT cắt giảm chi phí tồn kho vì các nhà sản xuất không phải trả chi phí lưu trữ. Các nhà sản xuất cũng không phải để lại hàng tồn kho không mong muốn nếu nhận được một order “khó nhằn”.
Một ví dụ về vai trò của phương pháp just in time (JIT) là quá trình sản xuất xe ô tô của một công ty nọ. Một nhà sản xuất ô tô hoạt động với mức tồn kho thấp nhưng chủ yếu dựa vào chuỗi cung ứng của mình để cung cấp các bộ phận cần thiết để chế tạo ô tô, trên cơ sở khi cần thiết. Do đó, sau khi nhận được đơn đặt hàng, nhà sản xuất ô tô này chỉ đặt hàng vừa đủ các bộ phận cần thiết để lắp ráp xe.
3. Nhược điểm của just in time
Do đó, cần có sự cân nhắc đặc biệt để giải quyết nhược điểm này. Một trong những phương hướng giải quyết được đề ra là: “Lập kế hoạch Kanban just in time”. Kanban là một hệ thống lập kế hoạch của Nhật Bản thường được sử dụng cùng với sản xuất tinh gọn và just in time. Hệ thống làm nổi bật các khu vực có vấn đề bằng cách đo thời gian dẫn và chu kỳ trong toàn bộ quy trình sản xuất, giúp xác định các giới hạn trên đối với hàng tồn kho trong quá trình làm việc, để tránh tình trạng dư thừa.
Nổi tiếng với hệ thống kiểm kê just in time, vì vậy, Tập đoàn ô tô Toyota chỉ đặt hàng các bộ phận khi nhận được đơn đặt hàng xe mới. Mặc dù công ty đã tiến hành áp dụng phương pháp này vào những năm 1970, nhưng phải mất 15 năm để hoàn thiện nó. Đáng buồn thay, hệ thống kiểm kê just in time của Toyota suýt khiến công ty phải dừng hoạt động vào tháng 2 năm 1997, sau vụ hỏa hoạn tại nhà cung cấp phụ tùng ô tô thuộc sở hữu của Nhật Bản Aisin. Vụ hỏa hoạn đã làm suy giảm khả năng sản xuất van P cho xe của Toyota. Bởi vì Aisin là nhà cung cấp duy nhất của bộ phận này, việc ngừng hoạt động trong nhiều tuần đã khiến Toyota phải ngừng sản xuất trong vài ngày. Điều này gây ra hiệu ứng dây truyền, trong đó các nhà cung cấp phụ tùng khác của Toyota cũng phải tạm thời đóng cửa vì nhà sản xuất ô tô không có nhu cầu về các bộ phận của họ trong khoảng thời gian đó. Do đó, vụ cháy này đã tiêu tốn của Toyota 160 tỷ yên doanh thu.
4. Một số thuật ngữ hay được sử dụng trong chiến lược just in time
Housekeeping: tổ chức thể chất và kỷ luật.
Make it right the first time: Làm đúng ngay từ lần đầu tiên – loại bỏ các khiếm khuyết.
Setup reduction: Giảm cài đặt – phương pháp thay đổi linh hoạt.
Lot sizes of one: Một sản phẩm nhưng có nhiều kích thước – mức giới hạn kích thước cuối cùng của sản phẩm và tính linh hoạt.
Uniform plant load: Tải trọng đồng đều của nhà máy – san lấp như một cơ chế kiểm soát.
Balanced flow: Lưu lượng cân bằng – tổ chức thông lượng lập lịch lưu lượng.
Skill diversification: Đa dạng hóa kỹ năng – công nhân đa chức năng.
Control by visibility: Kiểm soát bằng tầm nhìn – phương tiện truyền thông cho hoạt động.
Preventive maintenance: Bảo trì phòng ngừa – chạy hoàn hảo, không có khuyết điểm.
Fitness for use: Phù hợp nhu cầu sử dụng – sản xuất, thiết kế cho quá trình.
Compact plant layout: Bố trí nhà máy nhỏ gọn – thiết kế hướng sản phẩm.
Streamlining movements: Chuyển động tinh giản – xử lý vật liệu làm mịn.
Supplier networks: Mạng lưới nhà cung cấp – phần mở rộng của nhà máy.
Worker involvement: Sự tham gia của công nhân – các hoạt động cải tiến nhóm nhỏ.
Cellular manufacturing: Sản xuất tế bào – phương pháp sản xuất cho dòng chảy.
Pull system: Hệ thống kéo – tín hiệu [kanban] hệ thống bổ sung/cung cấp lại.
5. Mục tiêu và lợi ích sản xuất của just in time
Mục tiêu và lợi ích của sản xuất của just in time có thể được nêu theo hai cách chính:
– Cách thứ nhất: xét về mặt cụ thể và định lượng, thông qua các nghiên cứu trường hợp được công bố.
Một bản tóm tắt nghiên cứu các trường hợp xảy ra với sản phẩm Daman năm 1999 đã liệt kê các lợi ích như sau: just in time đã giúp giảm thời gian chu kỳ 97%, thời gian thiết lập 50%, thời gian thực hiện từ 4 đến 8 tuần xuống còn 5 đến 10 ngày, khoảng cách chảy 90% – đạt được thông qua bốn lần tập trung (di động) các nhà máy, lập kế hoạch kéo, kanban, quản lý trực quan và trao quyền cho nhân viên.
Một nghiên cứu khác từ NCR (Dundee Scotland) vào năm 1998, một nhà sản xuất máy rút tiền tự động đặt hàng, bao gồm một số lợi ích tương tự trong khi tập trung vào phương pháp quản lý just in time. Chuyển sang tác dụng tiếp theo của just in time, vào cuối năm 1998, just in time đã giúp loại bỏ hàng tồn kho đệm, giảm hàng tồn kho từ 47 ngày xuống còn 5 ngày, thời gian lưu chuyển từ 15 ngày xuống còn 2 ngày, 60% các bộ phận đã mua được tăng lên đến 77% sau khi áp dụng just in time, và các nhà cung cấp giảm từ 480 xuống 165.
Hewlett Packard, một trong những người thực hiện just in time sớm nhất của ngành công nghiệp phương Tây, cung cấp một bộ bốn nghiên cứu trường hợp từ bốn bộ phận giữa những năm 1980. Bốn bộ phận ấy bao gồm: Greeley, Fort Collins, Hệ thống máy tính và Vancouver. Tuy nhên, Hewlett Packard chỉ sử dụng một số bộ chứ không phải tất cả các bộ phận. Vào thời điểm đó, khoảng một nửa trong số 52 sư đoàn của Hewlett Packard đã thông qua just in time.
6. Rủi ro tiềm tàng của just in time
Theo Williams, điều cần thiết là tìm các nhà cung cấp ở gần hoặc có thể cung cấp nguyên liệu nhanh chóng với thông báo trước hạn chế. Tuy nhiên, khi đặt hàng nguyên liệu với số lượng nhỏ, chính sách đặt hàng tối thiểu của các nhà cung cấp có thể gây ra một số vấn đề.
Nhân viên có nguy cơ làm việc bấp bênh khi được tuyển dụng bởi các nhà máy sử dụng các kỹ thuật sản xuất linh hoạt và kịp thời. Một nghiên cứu dài hạn về công nhân Hoa Kỳ từ năm 1970 cho thấy các chủ lao động đang tìm cách dễ dàng điều chỉnh lực lượng lao động của họ để đáp ứng với các điều kiện cung và cầu đáp ứng bằng cách tạo ra nhiều thỏa thuận công việc không chuẩn, như hợp đồng và công việc tạm thời.
Thảm họa tự nhiên và nhân tạo sẽ làm gián đoạn dòng chảy của năng lượng, hàng hóa và dịch vụ. Đến lượt, những khách hàng hạ lưu của những hàng hóa và dịch vụ đó sẽ không thể sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ của họ vì họ đang tính đến việc giao hàng đến “đúng lúc” và do đó có rất ít hoặc không có hàng tồn kho để làm việc. Sự gián đoạn đối với hệ thống kinh tế sẽ xếp tầng ở một mức độ nào đó tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của thảm họa ban đầu. Thảm họa càng lớn thì ảnh hưởng xấu đến những thất bại đúng lúc. Năng lượng điện là ví dụ cuối cùng của việc giao hàng đúng lúc. Một cơn bão địa từ nghiêm trọng có thể làm gián đoạn việc cung cấp năng lượng điện trong nhiều giờ đến nhiều năm, tại địa phương hoặc thậm chí trên toàn cầu. Thiếu nguồn cung cấp trong tay để sửa chữa hệ thống điện sẽ có những hậu quả thảm khốc.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn trong thực tiễn khi sử dụng just in time. Với nhiều hạn chế kiểm dịch đối với hoạt động thương mại và thương mại quốc tế nói chung, đại dịch đã làm gián đoạn nguồn cung trong khi thiếu dự trữ để xử lý sự cố. Bên cạnh đó, nhu cầu gia tăng đối với các vật tư y tế như PPE (Thiết bị bảo vệ cá nhân) và máy thở đã gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất hay cung cấp sản phẩm. Nếu tiếp tục sử dụng just in time trong trường hợp này, những tình huống xấu chắc chắn còn diễn ra. Tình trạng mua nhiều tích trữ cũng xảy ra ở những sản phẩm sản xuất trong nước (như mua giấy vệ sinh, khẩu trang, mỳ tôm,…). Điều này đã dẫn đến những gợi ý rằng dự trữ và đa dạng hóa nhà cung cấp nên được tập trung nhiều hơn.
Tóm lại, just in time tuy có nhiều vai trò và tác dụng, lợi ích nhưng cũng không thiếu những hạn chế, sai sót và rủi ro tiềm tàng. Vì vậy, nếu bạn làm quản lý trong ngành quản trị sản xuất thì hãy lưu ý đến những vấn đề xấu có thể xảy đến và chuẩn bị trước các phương pháp đối phó kịp thời.
Phân Tích Chức Năng Và Vai Trò Của Nhà Quản Trị
Nhà quản trị là những người làm việc trong các tổ chức, công việc của họ là phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc không phải là quản trị trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó. Vậy các chức năng của nhà quản trị là gì, có mấy chức năng quản trị và vai trò của nhà quản trị là như thế nào? Cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu nội dung này qua bài viết sau đây.
Nhà quản trị là những người làm việc trong các tổ chức, công việc của họ là phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc không phải là quản trị trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó.
Các nhà quản trị làm việc trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức cũng là nhà quản trị. Các thành viên trong tổ chức có thể chia làm hai loại: người thừa hành và nhà quản trị.
2.1 Vai trò quan hệ với con người
+ Vai trò đại diện cho tổ chức của nhà quản trị:
+ Vai trò người lãnh đạo của nhà quản trị:
Nhà quản trị là người chịu trách nhiệm động viên và dẫn dắt cấp dưới, bao gồm việc thuê, dùng, huấn luyện, đánh giá, đãi ngộ, đề bạt, biểu dương, can thiệp và cho thôi việc. Sự thành công của tổ chức là do tâm sức và khả năng nhìn xa trông rộng của các nhà quản trị quyết định. Nếu nhà quản trị bất tài thì tổ chức sẽ rơi vào tình trạng đình đốn. Vai trò lãnh đạo của các nhà quản trị là ở chỗ kết hợp các nhu cầu cá nhân của các thành viên trong tổ chức với mục tiêu của tổ chức đó, do đó mà thúc đẩy quá trình tác nghiệp một cách hữu hiệu.
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thông tin được xem là nguồn lực thứ tư ở mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Các hoạt động về quản trị chỉ thực sự có cơ sở khoa học và có hiệu quả khi nó được xử lý, được thực thi trên cơ sở các thông tin chính xác đầy đủ và kịp thời. Thông tin không chỉ cần cho các nhà quản trị mà chính bản thân họ cũng giữ những vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này. Nghiên cứu về vai trò thông tin của các nhà quản trị chúng ta thấy:
Nhà quản trị đảm nhận vai trò thu thập thông tin bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động, những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe doạ đối với hoạt động của tổ chức. Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi tiếp xúc với mọi người…
2.3 Vai trò thông tin thứ ba của nhà quản trị là vai trò người phát ngôn.
Loại vai trò cuối cùng của nhà quản trị bao gồm 4 vai trò: Vai trò nhà doanh nghiệp, vai trò người khắc phục khó khăn, vai trò người phân phối nguồn lực và vai trò người đàm phán (hay nhà thương thuyết).
+ Vai trò nhà doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ nhà quản trị là người khởi xướng và thiết kế nhiều cải cách của tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình. Mục đích của vai trò này là tạo ra những chuyển biến tốt hơn trong đơn vị.
Việc này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
+ Trong vai trò người khắc phục khó khăn, nhà quản trị phải xử lý những tình huống ngoài ý muốn và những biến đổi hàm chứa những nhân tố không thể điều khiển được. Chẳng hạn như khi một cỗ máy chủ yếu bị hỏng, khi nguồn điện bị cúp, khi khách hàng chủ yếu đột ngột không mua hàng nữa, khi mặt hàng kinh doanh đột nhiên bán khá chạy… Khi đó vai trò của nhà quản trị trong các tình huống này là phải nhanh chóng, kịp thời và quyết đoán để đưa tổ chức trở lại hoạt động bình thường và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể có hoặc là tận dụng tối đa các cơ hội mới, những yếu tố mới để phát triển.
+ Khi nhà quản trị ở trong tình huống phải quyết định nên phân phối nguồn lực cho ai và với số lượng như thế nào, thì đó là lúc nhà quản trị đóng vai trò là người phân phối nguồn lực. Vai trò này gồm có 3 phần:
* Sắp xếp thời gian của bản thân: Thời gian của nhà quản trị là một trong những nguồn lực quý báu nhất của tổ chức. Điều quan trọng hơn nữa là việc sắp xếp thời gian của nhà quản trị có ý nghĩa quyết định đối với lợi ích của tổ chức và được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của tổ chức.
* Những quyết định quan trọng phải được nhà quản trị phê chuẩn trước khi thực hiện: Điều này sẽ giúp nhà quản trị có thể duy trì sự điều khiển liên tục đối với việc phân phối nguồn lực. Nhà quản trị phải là người giữ quyền phê chuẩn mọi quyết định quan trọng để đảm bảo cho việc phối hợp các quyết định đó, khiến cho các quyết định đó bổ sung cho nhau, không trái ngược nhau và lựa chọn được phương án tốt nhất trong tình hình nguồn lực có hạn. Nếu quyền lực này bị phân tán thì có thể dẫn đến những quyết định quản lý không ăn khớp và sự không nhất trí trong chiến lược.
* Cuối cùng nhà quản trị còn đóng vai trò là nhà thương thuyết, đàm phán, thay mặt cho tổ chức trong quá trình hoạt động. Sở dĩ nhà quản trị phải thay mặt cho tổ chức tham gia những cuộc đàm phán quan trọng vì họ là người tượng trưng cho tổ chức. Sự tham gia của họ có thể làm tăng thêm sự tin cậy cho đối phương. Với tư cách là người phát ngôn của tổ chức, ông ta là người đại diện về mặt đối ngoại của những thông tin và tiêu chuẩn giá trị của tổ chức. Điều quan trọng hơn nữa là, với tư cách là người phân phối nguồn lực, ông ta có quyền chi phối nguồn lực của tổ chức. Đàm phán là trao đổi nguồn lực, nó đòi hỏi người tham gia đàm phán phải có đủ nguồn lực chi phối và nhanh chóng quyết định vấn đề.
Tóm lại với chức năng và vai trò của mình, nhà quản trị giữ vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của tổ chức và đó cũng là lý do chính của nhu cầu cấp bách phải đào tạo các nhà quản trị, vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
4 chức năng của nhà quản trị:
+ Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của tổ chức
+ Dự thảo chương trình hành động
+ Lập lịch trình hoạt động
+ Đề ra các biện pháp kiểm soát
+ Cải tiến tổ chức
+ Xác lập sơ đồ tổ chức
+ Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận
+ Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên
+ Chính sách sử dụng nhân viên
+ Ủy quyền cho cấp dưới
+ Giải thích đường lối chính sách
+ Huấn luyện và động viên
+ Giám sát và chỉ huy
+ Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả
+ Thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong và bên ngoài tổ chức
+ Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán
+ Lịch trình kiểm toán
+ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
+ Các biện pháp sửa sai
Trong bất kỳ tổ chức nào, vai trò của nhà quản trị vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Và để ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cần phải thực hiện các chức năng quản trị của mình.
+ Khái niệm, vai trò và chức năng của quản trị nguồn nhân lực
+ Tổng quan về quản trị chiến lược trong kinh doanh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quản Trị Marketing Là Gì? Vai Trò Của Quản Trị Marketing trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!