Đề Xuất 3/2023 # Phao Xăng – Phụ Tùng Quan Trọng Bên Trong Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy # Top 4 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Phao Xăng – Phụ Tùng Quan Trọng Bên Trong Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phao Xăng – Phụ Tùng Quan Trọng Bên Trong Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phao xăng – Phụ tùng quan trọng bên trong bộ chế hòa khí xe máy

5

(

1

)

Phao xăng là một chi tiết phụ tùng bên trong bộ chế hòa khí (bình xăng con). Cùng Webike tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của chi tiết này đến động cơ như thế nào.

Xem qua hướng dẫn cơ bản của Justin Dawes – MC Garage về Phao xăng và cách chỉnh độ cao

Bộ chế hòa khí và bộ bướm ga

Ngày nay, với công nghệ nạp nhiên liệu qua các hệ thống phun trực tiếp vào buồng đốt động cơ, các bộ phận tối quan trọng trên xe máy trước đây dần được thay thế. Một chi tiết phụ tùng xe ảnh hưởng trực tiếp bởi công nghệ này là bộ chế hòa khí.

Với công nghệ phun xăng, bộ chế hòa khí được lược bỏ chức năng để trở thành bộ bướm ga. Bộ bướm ga trên các loại xe với 02 nhiệm vụ chính: xác định độ mở của bướm ga và nạp không khí vào buồng đốt động cơ. Công nghệ này cơ bản giúp tối ưu hiệu suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải. Đồng thời không cần sử dụng phao xăng.

Bộ bướm ga SP Takegawa sử dụng trên Honda Cub Fi

Những dòng xe tay ga được sản xuất mới, các dòng xe cao cấp, xe thể thao thường được trang bị công nghệ phun xăng với bộ bướm ga. Việc đó không chỉ nâng cao hiệu suất của xe, mà còn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như tiêu chuẩn Euro. 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại xe sử dụng bộ chế hòa khí cơ bản. Và phụ tùng này vẫn mang sự hấp dẫn về kỹ thuật bởi cách thức hoạt động cùng các chi tiết bên trong.

Bộ chế hòa khí (CHK / bình xăng con)

Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ tạo ra hỗn hợp hòa khí cung cấp cho động cơ hoạt động. Hỗn hợp hòa khí là kết quả của việc hòa trộn không khí sạch với nhiên liệu. Hỗn hợp này cần đúng tỉ lệ để động cơ hoạt động với hiệu suất cao nhất.

Có nhiều chi tiết quan trọng bên trong CHK cần phải được tinh chỉnh trong quá trình sử dụng để hoạt động của động cơ được ổn định với hiệu suất tốt nhất. Các chi tiết này có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, với mục tiêu của bài viết, sẽ xem xét đến việc làm sao để có hỗn hợp hòa khí đúng tỉ lệ. Và yếu tố quyết định chính là lượng nhiên liệu (xăng) trong bộ chế hòa khí.

Chức năng của phao xăng

Để bộ chế hòa khí làm việc ổn định, cần có một lượng nhiên liệu ổn định. Việc hòa trộn dựa trên nguyên lý áp suất của lượng không khí đi vào qua bướm ga, và áp suất bên trong buồng đốt động cơ. Việc này dẫn đến CHK cần dự trữ sẵn một lượng nhiên liệu ổn định, chứ không thể sử dụng trực tiếp nhiên liệu từ bình nhiên liệu chảy vào.

Mô tả hoạt động phao xăng

Phao xăng nằm trong phần bát chứa bên dưới của CHK. Nhiên liệu (xăng) từ bình xăng lớn chảy vào bát chứa của CHK qua một van kim phao. Chiếc van kim này được kích hoạt bởi chính phao xăng. Khi lượng xăng thấp, không đủ, phao hạ xuống, van kim mở ra để xăng chảy vào. Khi lượng nhiên liệu đã đủ, phao nâng lên theo mực xăng, van kim đóng lại, ngưng việc nạp nhiên liệu.

Bát chứa (bowl) nằm bên dưới CHK, phao xăng (Float) và miếng kim loại tiếp xúc kim van

Hệ thống hoạt động khá đơn giản. Nhưng vẫn có vài tình huống không mong muốn xảy ra, buộc bạn phải điều chỉnh chiếc phao xăng.

Một số lỗi cơ bản, hiện tượng và cách khắc phục

Một số sự cố có thể xảy ra với phao xăng hoặc kim van và tình trạng nhận biết:

1. Kim van bị kẹt: Tình trạng này có thể do một vật, hoặc cặn trong bát chứa làm kim bị kẹt hoặc di chuyển không trơn tru. Khi đó, xăng vẫn tiếp tục chảy vào bình chứa do cửa van không được đóng kín. Làm đầy bình chứa và chảy tràn qua ống xả. Việc này gây thất thoát nhiên liệu cũng như mất an toàn do xăng dễ cháy.

Có thể khắc phục tình trạng trên nhanh chóng bằng cách thử lắc, hoặc gõ vào khu vực bát chứa một lực nhẹ để tạo rung động. Vật gây kẹt kim van có thể rơi ra và giải quyết được sự cố. Nếu vẫn không thể khắc phục, bạn cần phải mở bình xăng con để xem chính xác nguyên nhân và xử lý.

2. Kim van bị mòn: phần đầu van kim thường được bọc bằng cao su. Phần cao su giúp lấp kín cửa van. Phần cao su này có thể bị mòn. Cũng dẫn đến tình trạng làm chảy tràn hoặc mực xăng trong bát sẽ không chính xác.

Kim van với phần đuôi có chi tiết dạng lò xo

Bạn có thể nhìn trực tiếp phần đầu van kim. Phần cao su phải nhẵn trơn và đầy đặn. Không có các vết cấn, trầy, xước,… Nếu cảm thấy không yên tâm, bạn có thể mua một van kim mới tại Webike Việt Nam phù hợp với CHK của bạn.

3. Nếu phần kim van đã tốt. Bạn có thể kiểm tra phao xăng. Phao xăng thường với phần phao nổi cấu tạo từ nhựa hoặc cao su. Và liên kết với phần treo phao bằng kim loại để kích hoạt van kim.

Bạn nên kiểm tra độ nổi của phao trong xăng, bởi nó có trọng lượng khác với nước hoặc các chất lỏng khác. Sau đó kiểm tra việc phao di chuyển (xoay) tốt bởi bộ phận liên kết mà không bị kẹt.

Cuối cùng, bạn kiểm tra mức nhiên liệu chứa trong bát xăng của CHK. Để kiểm tra mức này, bạn cần các thông số theo hướng dẫn từ hãng xe, hoặc hãng chế tạo CHK. Thông số này thường căn cứ theo chiều cao của phao xăng so với vị trí tiếp xúc của thân CHK và bát chứa.

Độ cao phao xăng (đoạn giữa 2 vạch đỏ) – với một số loại CHK có kích thước như sau:

FCR – 9mm, CR – 14mm, PWK28 – 19mm, PWK35-39 – 16mm, PJ – 16mm, PWM38 – 6,5mm,

PE24-38 – 14mm, PE30-34 – 20mm, PE36-38 – 22,5mm

Chỉnh độ cao phao xăng

Hoặc bạn cũng có thể kiểm tra theo phép đo tương đương. Mực xăng đúng là lúc phao xăng được nâng lên vừa đủ để đóng van kim. Nếu bạn chỉnh phao quá cao, kim van bị một lực đè vào cửa van, sẽ mau bị hỏng. Nếu phao quá thấp, không đóng được van kim, xăng sẽ chảy tràn bát chứa. Bạn có thể sử dụng cách đo bằng một ống nối trong suốt bên ngoài để đo lượng xăng tràn. Tuy nhiên, cách này khá khó nhằn.

Cách thức đơn giản hơn, bạn chỉnh độ cao của phao xăng vừa đủ để đóng van kim. Giữ bình xăng con ở một góc đứng 45 độ với phao xăng được lắp. Chú ý phần kim loại nhỏ trên phao khi bạn di chuyển phao lên phía CHK. Lúc miếng kim loại vừa chạm vào đuôi kim van chính là điểm mà bạn đang muốn có. Chú ý, nếu giữ CHK thẳng đứng thì có thể không chính xác.

Thêm một lưu ý khác, phao xăng sẽ truyền nhiều áp lực lên phần lò xo nhỏ bên dưới chốt kim van. Khi điều chỉnh chiều cao của phao, bạn chỉ cần khẽ chỉnh cong phần kim loại tiếp xúc với kim van theo đúng hướng.

Bạn chỉ cần chỉnh cong miếng kim loại (bend this tab) để điều chỉnh độ cao phao

Với những thông tin trên, Webike mong bạn sẽ hiểu thêm về cấu tạo và hoạt động của chi tiết phao xăng và van kim. Giúp bạn có thể sửa chữa, điều chỉnh chính xác một phần bộ CHK trên xe.

Hoặc bạn có thể tham khảo, đặt mua bình xăng con và các chi tiết phụ tùng thay thế CHK tại cửa hàng Webike.

Webike Việt Nam

Nguồn: Motorcyclist, MC Garage, internet, Webike

Bộ Chế Hòa Khí Là Gì? Cách Điều Chỉnh Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy

Bộ chế hòa khí là gì? Cách điều chỉnh bộ chế hòa khí xe máy

Đánh giá

Cấu tạo bộ chế hòa khí xe máy tương đối đơn giản bao gồm: Buồng phao với hệ thống phao và van kim duy trì mức xăng. Khi xăng được bơm vào từ bên ngoài, phao sẽ nổi lên theo lượng xăng được cung cấp. Khi phao nổi lên đến mức quy định đẩy van kim đóng kín đường xăng vào. Tương tự khi lượng xăng được tiêu thụ cho động cơ kim xăng sẽ mở lối để xăng được cung cấp vào cho đến khi phao chạm mức quy định.

Buồng hỗn hợp: Đây là bộ phận có một đầu bích bắt vào ống nạp đầu kia thông với khí trời thông qua bầu lọc không khí. Bộ phận này thường là một ống hình trụ hay họng bộ chế hòa khí. Trong họng bộ hòa khí có ống khuếch tán, đây cũng chính là vị trí vòi phun xăng được lắp đặt.

Để hoạt động hiệu quả, bộ chế hòa khí cần đảm bảo được các tiêu chuẩn và chế độ làm việc sau: Chế độ khởi động, chế độ không tải, chế độ tải trung bình, chế độ toàn tải và chế độ tăng tốc. Đây là những chế độ làm việc của một bộ chế hòa khí. Tùy vào mức độ hoạt động của động cơ, bộ chế hòa khí sẽ làm việc ở chế độ phù hợp.

Trước đây bất kỳ một chiếc xe máy hay ô tô nào cũng đều cần sự hỗ trợ của bộ chế hòa khí, sau này bộ chế hòa khí được phát triển thành hệ thống phun xăng tự động. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hệ thống phun xăng tự động có thể thay thế hoàn toàn bộ chế hòa khí. Hiện nay còn khá nhiều loại xe vẫn được trang bị bộ chế hòa khí. Vậy bộ chế hòa khí có mấy loại? Một bộ chế hòa khí thường sẽ có 2 loại là chế 1 họng và chế 2 họng.

Bên cạnh đó việc cấu tạo đơn giản giúp cho các thao tác lắp đặt, sửa chữa hay bảo dưỡng tương đối dễ dàng không đòi hỏi quá cao về khả năng của thợ sửa. Vì vậy mức chi phí cho mỗi lần sửa chữa hay bảo dưỡng tương đối dễ chịu cho người dùng.

Tuy nhiên theo thông tin thu được từ người dùng sau khi sử dụng bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng tự động. Lượng nhiên liệu dùng cho xe sử dụng bộ chế hòa khí cao hơn nhiều so với xe sử dụng hệ thống phun xăng tự động. Thêm vào đó lượng khí thải của xe sử dụng bộ chế hòa khí tương đối lớn với nồng độ cao gây hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Đặc biệt xe của bạn sẽ gặp khó khăn để khởi động khi trời trở lạnh do thời gian làm nóng động cơ tương đối lâu. Điều này thật sự bất tiện cho người dùng khi thời gian chờ đợi xe nổ máy có thể ảnh hưởng đến công việc của chúng ta.

Khá nhiều người sử dụng xe máy thường gặp phải tình trạng bộ chế hòa khí có vấn đề sau một thời gian dài sử dụng. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng mỗi chuyến đi cũng như sức khỏe động cơ xe của bạn.

Bộ chế hòa khí khi sử dựng lâu ngày có thể gặp tình trạng tắc nghẽn hoặc một số vấn đề khác khiến xe của bạn tốn xăng hơn so với bình thường. Chạy xe có thể gặp tình trạng giật cục, không còn được mượt mà như trước. Đó là những biểu hiện báo hiệu cho bạn về tình trạng hư hỏng của bộ chế hòa khí trên xe.

Lưu ý trước khi tiến hành điều chỉnh bộ hòa khí xe máy

Để có thể điều chỉnh bộ chế hòa khí xe máy bạn cần chắc chắn mình có kiến thức và cách điều chỉnh nó. Bởi việc điều chỉnh không chuẩn có thể làm thay thế cấu trúc của bộ chế hòa khí khiến nó không còn chính xác như trước, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Vì vậy nếu không chắc chắn với khả năng của mình hãy đem xe ra tiệm để thợ sửa xe có thể hỗ trợ cho bạn.

Trước tiên bạn cần kiểm tra vệ sinh bộ hòa khí, có thể bụi bẩn tích tụ lâu ngày ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nó. Việc vệ sinh bộ hòa khi cần được làm thường xuyên đặc biệt tại những khe hở của Giclo.

Bộ phận màng lọc hay lọc gió cũng cần đảm bảo yếu tố vệ sinh bởi nếu bộ phận này bị tắc nghẽn đồng nghĩa với việc hệ thống sẽ không được cung cấp đủ không khí để làm việc với hiệu quả tốt nhất.

Phụ Tùng, Phụ Kiện, Đồ Chơi Xe Cabin Xe Tải

Cabin Xe Tải Cũ & mới

Cabin xe tải là gì?

Cabin xe tải hay ca bin ô tô tải là gian phòng nhỏ, kín gió cho tài xế điều khiển, đồng thời là chỗ nghỉ ngơi khi dừng lái. Kích thước cabin tải khoảng 0,6 – 1,2m cho cabin đơn, khoảng 3,7m cho cabin chuyên dụng đặc biệt.

Cấu tạo cabin xe tải thường bao gồm:

Giảm sóc cabin xe tải, có chức năng hạn chế hiện tượng rung lắc, giật cụ, lúc xe di chuyển vào những địa hình không bằng phẳng, gồ ghề, giúp xe vận hàng êm ái nhẹ nhàng trong quảng đường di chuyển.

Cần gạt nước: giúp làm sach kích trước cabin, gạt sạch nước mưa trên kính, gạt sạch bụi nhanh chóng.

Nội thất cabin xe tải: nội thất phía trong cabin gồm có ghế ngồi êm ái, vô lăng, chân ga, phanh, màn hình theo dõi nhiên liệu,..

Bảng giá cabin xe tải cũ & mới các loại

Các loại cabin xe tải mới được bán trên thị trường hiện nay với đa dạng các loại cabin các hãng xe, dòng xe, tải trọng, đa số là được nhập khẩu với mức giá từ:

Cabin xe tải Howo: 95.000.000 VNĐ

Bán cabin xe Howo A7: 160.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Dongfeng 80.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Dongfeng Trường Giang 85.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Hyundai 80.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Hino 106.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Isuzu 39.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Thaco 65.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Jac 40.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Deawoo 105.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Faw 65.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Vinaxuki 17.000.000 VNĐ

Cabin xe tải TMT 60.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Cửu Long 65.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Chiến Thắng 38.000.000 VNĐ

Cabin xe đầu kéo container: 45.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Veam 60.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Kia 48.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Dongben 9.000.000 VNĐ

Cabin xe tải Jac 38.000.000 VNĐ

Cabin xe Chenglong 128.000.000 VNĐ

Cabin máy công trình, cabin máy xúc, cabin xe cuốc, cabin máy ủi: 60.000.000 VNĐ

Còn đối cabin cũ thì giá bán cabin xe tải cũ giá thấp hơn 40% so với giá bán mới. Tuy nhiên không phải loại nào quý khách hàng cũng có thể dễ dàng tìm mua cabin cũ.

Cabin được sử dụng để thay thế cho bộ phận cabin cũ, thay thế cabin xe tải cũ, để đảm bảo an toàn cao nhất, giúp chiếc xe làm việc như mới. Có các loại cabin xe tải chính là:

Cabin kép, cabin đôi

Cabin kép, cabin đôi là gì? Xe tải Pickup cabin kép là gì? Xe tải có cabin kép, cabin đôi là loại xe trong cabin được bố trí 2 hàng ghế với số chỗ ngỗi của cả tài xế không lớn hơn 5. Và loại cabin này thường còn được gọi là xe tải cabin đôi (4 chỗ), các loại cabin kép thường được tìm mua nhiều như:

Xe tải cabin đôi (4 chỗ) Dongfeng cnct465id

Xe tải Porter 2 cabin kép

Xe tải 5 tấn cabin kép

Xe tải Trường Giang T3 cabin kép

Cabin đơn

Cabin đơn là loại cabin được bố trí một hành ghế với số chỗ ngồi của cả tài xế không lớn hơn 3. Đây là loại cabin thường gặp trên các loại xe tải thông thường.

Cabin tổng thành

Cabin tổng thành là loại cabin đã được sơn và lắp ráp hoàn thiện có đầy đủ xương badosoc, nội thất, đèn, bậc lên xuống, cột hút gió, vô lăng, cần số, đài radio, điều hòa, vô lăng, cần số, dây ga, dây số,… Với loại cabin này chỉ cần lắp lên sắt xi của xe là có thể chạy luôn. Giá của loại cabin này thường đắt hơn so với cabin sắt xi.

Cabin xe tải sắt xi

Cabin xe tải sắt xi là loại cabin chỉ có phần sắt xi, hay chỉ có mỗi khung sắt định hình cabin, không có nội thất, gương, đèn, ghế ngồi, … Loại cabin này giá thành thường rất rẻ.

4 Bộ Phận Quan Trọng Nhất Của Xe Đạp Điện Và Chế Độ Bảo Hành

Xe đạp điện là phương tiện xanh giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Xe đạp điện ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng khách hàng lựa chọn một chiếc xe điện thường chủ yếu theo sở thích kiểu dáng và mức giá. Bên cạnh đó chất lượng của xe và chế độ bảo hành cũng là vấn đề đáng được quan tâm.

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến khách hàng 4 bộ phận quang trọng nhất của một chiếc xe đạp điện và chế độ bảo hành cho từng bộ phận.

1. Ắc quy

          

Ắc quy của xe đạp điện là trái tim của một chiếc xe, nơi lưu trữ và cung cấp năng lượng điện cho xe hoạt động. Các loại ắc quy có dung lượng khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến quãng đường đi được của xe. Tuổi thọ của ắc quy tầm 350 lần sạc vì thế thường được thay mới sau 1 – 2 năm. Chế độ bảo hành ắc quy xe đạp điện thường là một năm và không bảo hành các trường hợp cháy nổ, vào nước hay phồng bình.

2. Động cơ

          

Động cơ của xe đạp điện gắn liền với bánh sau của xe dưới dạng mô tơ, khi có dòng điện đi vào mô tơ sẽ quay và xe sẽ di chuyển. Động cơ của xe đạp điện có các công suất khác nhau quyệt định vận tốc và tải trọng tối đa của chiếc xe. Động cơ được cấu tạo bởi các mắt động cơ, dây đồng quấn và nam châm. Động cơ thường được bảo hành 2 năm và không bảo hành các trường hợp bị tai nạn hay ngập nước.

3. Khung sườn

          

Khung sườn của xe đạp điện là bộ phận được bảo hành dài nhất lên đến 3 năm. Khung xe thường được làm bằng thép không gỉ, sơn tĩnh điện chắc chắn để cấu tạo nên một chiếc xe và tải trọng.

4. Khiển

             

Điều khiển hay còn gọi là điều tốc là bộ não của một chiếc xe đạp điện khi nó đóng vai trò xử lý các lệnh như tăng giảm tốc độ, đi nhanh, đi chậm, đèn, còi, xin nhan…Khiển và nạp điện thường được bảo hành 6 tháng nếu có lỗi của nhà sản xuất.

Chương trình khuyến mãi xem tại web : http://xedienuytin.com/

Tư vấn giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ: Hoàng Nam 0977.378.185 – 0902.265.444

Địa chỉ : Số 257 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy - Hà Nội

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phao Xăng – Phụ Tùng Quan Trọng Bên Trong Bộ Chế Hòa Khí Xe Máy trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!