Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Tắc Đóng Góp Bồi Thường: Bảo Hiểm Trùng Và Bất Cập Trong Pháp Luật Việt Nam mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Còn được gọi dưới tên “bảo hiểm trùng” (double/dual insurance hoặc other insurance), nguyên tắc này nhấn mạnh quyền của một công ty bảo hiểm (CTBH) có thể thu hồi theo tỉ lệ đối với cơ sở số tiền bồi thường bảo hiểm đã trả hoặc phải trả cho Người được bảo hiểm (NĐBH) từ các công ty bảo hiểm khác mà cũng chịu trách nhiệm cho cùng một yêu cầu bồi thường cho tổn thất/trách nhiệm đó.
Nguyên tắc Đóng góp bồi thường (ĐGBT) chỉ áp dụng với Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) có tính bồi thường (contract of indemnity) nhằm ngăn NĐBH “trục lợi” từ tổn thất (unjust enrichment). Mặt khác, nó đảm bảo công bằng về phía CTBH, vì nếu NĐBH chỉ khiếu nại một CTBH thì sẽ bất công với CTBH đó khi mà các CTBH đã nhận được phí bảo hiểm cho rủi ro đó.
Để xác định việc áp dụng ĐGBT, pháp luật các nước nói chung yêu cầu các điều kiện sau:
1. Có từ 2 HĐBH có tính bồi thường
Đi từ ví dụ: Alà chủ quán café CFH. Tháng 5/2019 này, A đã liên hệ mua bảo hiểm cháy nổ cho quán cafe của mình với CTBH X(hiệu lực từ tháng 1/6/2019), mà quên mất một điều: năm 2018, A cũng đã mua một HĐBH cháy nổ vẫn còn hiệu lực đến 10/7/2019 với CTBH Y. Như vậy, tồn tại 2 HĐBH cháy nổ cho cùng cửa hàng trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến giữ tháng 7. Giả sử ngày 15/6/2019, cửa hàng CFH bị cháy, thì lúc đó nguyên tắc ĐGBT sẽ phát sinh giữa 2 CTBH X và Y.
A sẽ chỉ được yêu cầu bồi thường từ một trong hai HĐBH và phải báo cho CTBH còn lại về sự tồn tại của HĐBH còn lại. Lúc đó sẽ là trách nhiệm của CTBH trong việc xem xét thỏa thuận về đóng góp; còn NĐBH không được khiếu nại cùng lúc. Mọi người sẽ thường thấy trên Giấy Yêu cầu bồi thường (GYCBT) có câu hỏi: “Anh/chị có mua bảo hiểm nào khác cho cùng sự cố này không? Nếu có, vui lòng cung cấp số HĐBH và tên CTBH”!
Nguyên tắc này không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ hoặc các HĐBH không mang tính bồi thường như Bảo hiểm tai nạn cho rủi ro chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
2. Cùng Người được bảo hiểm
Đây là một điều kiện thường bị bỏ qua khi xem xét việc có áp dụng nguyên lý ĐGBT hay không. Đối với cùng một tài sản, thì quyền lợi sẽ khác nhau giữa bên mua và bên bán, bên cho thuê và bên thuê, hay bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Mỗi bên sẽ mua bảo hiểm lợi ích của riêng mình, nên sẽ không coi là bảo hiểm trùng. Tuy nhiên, nếu HĐBH đề cập đến việc bảo hiểm cho quyền lợi của cả bên kia, hoặc cả hai bên, thì sẽ kích hoạt ĐGBT. Trở lại ví dụ ở trên, giả sử A có một người anh trai B cùng góp vốn vào quán café (đồng sở hữu); B vốn dĩ là người lo xa nên tự mình mua thêm một HĐBH mọi rủi ro tài sản cho quán café và cũng đưa A vào làm NĐBH, thì khi phát sinh một sự kiện cháy, đối với A sẽ phát sinh bảo hiểm trùng.
3. Cùng rủi ro
Việc đóng góp phải đảm bảo rằng có cùng một rủi ro bảo hiểm dẫn đến Sự kiện bảo hiểm, nhưng không buộc phải trùng tất cả rủi ro. Một HĐBH “Mọi rủi ro” sẽ tham gia đóng góp với HĐBH cháy nổ, do cùng bảo hiểm cho rủi ro do cháy, dù phạm vi bảo hiểm của cái trước rộng hơn.
Trường hợp này thường xuyên xảy ra. Ví dụ: A bị mất chiếc điện thoại Iphone XX khi để trên xe ô tô của mình. Tổn thất này có thể được bảo hiểm dưới đơn bảo hiểm xe có mở rộng rủi ro trộm cắp tài sản của chủ xe, nhưng cũng được cùng bảo hiểm dưới HĐBH Tư gia hoặc HĐBH Mọi rủi ro cá nhân. Và nếu A đang lái xe trong kỳ nghỉ của mình, thì có thể việc mất cắp này còn được bảo hiểm dưới HĐBH Du lịch mà A có thể đã mua.
4. Cùng đối tượng bảo hiểm
Đây là một điểm mấu chốt xác định ĐGBT. Đối tượng bảo hiểm bị tổn thất phải giống nhau giữa các HĐBH sẽ tham gia đóng góp. Tuy nhiên, cũng giống như nguyên tắc số 3 ở trên, các HĐBH không nhất thiết phải giống nhau hoàn toàn về tất cả đối tượng bảo hiểm, mà miễn là đối tượng bị thiệt hại là giống nhau. VD: A có thể mua một HĐBH Tư gia để bảo vệ cho tất cả tài sản cá nhân của anh tại một căn biệt thự Vinhomes SkyGarden, nhưng có thể đồng thời mua bảo hiểm Mọi rủi ro cho riêng một số tài sản cụ thể trong đó như đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ…
Cần lưu ý, đối tượng bảo hiểm sẽ tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm, không chỉ có tài sản mà còn có thể là trách nhiệm pháp lý (legal liability) hoặc thiệt hại tài chính (financial loss).
5. Phát sinh trách nhiệm bảo hiểm với tất cả HĐBH
Nguyên tắc ĐGBT chỉ không thể kích hoạt nếu có một CBTH từ chối yêu cầu bồi thường, ví dụ do NĐBH vi phạm điều khoản hợp đồng.
Ví dụ như: A mua HĐBH Tư gia với hai CTBH cùng lúc. Bỗng một ngày, hàng rào gỗ nhà của A bốc hỏa và thiêu rụi ½ mảnh vườn nhà hàng xóm. Sau vụ tổn thất, CTBH X đã thương lượng giải quyết đền 50 triệu cho hàng xóm; và sau đó quay ra đòi lại 50% đóng góp từ CTBH Y. Tuy nhiên, Y đã từ chối đóng góp với lý do A vi phạm quy định về thông báo tổn thất (thông báo trễ quá 60 ngày), nên theo quy định của HĐBH thì Y có quyền từ chối trách nhiệm.
Việc hiểu đúng cũng như giải thích cho NĐBH về nguyên tắc ĐGBT sẽ giúp NĐBH tuân thủ trách nhiệm về khai báo trung thực, kịp thời về tổn thất xảy ra và đảm bảo sự công bằng về trách nhiệm bồi thường giữa các CTBH.
Bên cạnh đó, hiểu đúng về ĐGBT/Bảo hiểm trùng cũng không dẫn đến câu chuyện “dở khóc dở cười” trên thị trường bảo hiểm trong quá trình giải quyết bồi thường, ví dụ: CTBH cấp HĐBH Hàng hóa (do Nhà vận chuyển D mua thay cho chủ hàng) sau khi thanh toán tiền bồi thường cho Chủ hàng, đã quay ra CTBH cấp HĐBH Trách nhiệm Nhà vận chuyện cho cùng Nhà vận chuyển D để yêu cầu “đóng góp” cho khoản bồi thường đã trả, vì nhận định đằng đã phát sinh bảo hiểm trùng nên các CTBH cùng đóng góp theo tỉ lệ với tổn thất xảy ra. Nhưng rõ ràng, hai HĐBH có đối tượng bảo hiểm hoàn toàn khác nhau, một đối tượng là “tài sản” trong khi HĐBH kia có đối tượng là “trách nhiệm dân sự”.
Đối chiếu với pháp luật Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, nguyên lý ĐGBT/ Bảo hiểm trùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là về phía CTBH để đảm bảo quyền lợi cho mình. Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chỉ có một quy định duy nhất tại Điều 44 về Hợp đồng bảo hiểm trùng như sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận xét trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Như vậy, điều kiện để “kích hoạt” bảo hiểm trùng theo quy định sẽ gồm tồn tại 2 HĐBH trở lên để bảo hiểm cho cùng (i) một đối tượng (ii) cùng điều kiện và (iii) cùng sự kiện bảo hiểm. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật hiện nay không đưa ra giải thích thêm về việc áp dụng quy định này như thế nào, dẫn đến những khó khăn và khúc mắc sau:
Thứ nhất: liệu các HĐBH này có phải giống nhau hoàn toàn về cả 3 tiêu chí nói trên mới áp dụng Bảo hiểm trùng, do đó, bảo hiểm trùng sẽ gần như không được áp dụng hoặc chỉ hạn chế với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc mà cùng điều kiện bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm cố định do Bộ Tài chính ban hành. Theo ý kiến của tác giả, quy định không hướng tới sự “giống nhau” mà là “sự trùng lặp” với 3 tiêu chí luật định giữa các HĐBH.
Thứ hai: cách hiểu thế nào là cùng điều kiện bảo hiểm, vì mỗi Quy tắc bảo hiểm của các CTBH sẽ xây dựng hoàn toàn khác nhau, từ câu chữ cho đến nội dung quy định, chưa kể đến việc áp dụng thêm các điều khoản sửa đổi, bổ sung theo từng HĐBH phù hợp với từng khách hàng.
Thứ ba: quy định này không chỉ ra rõ ràng, Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm có quyền yêu cầu bất kỳ một CTBH nào phải thanh toán trước số tiền thiệt hại chứ không phải đợi các CTBH phải thỏa thuận xong việc chia sẻ số tiền bồi thường rồi mới thanh toán cho BMBH/NĐBH. Việc này dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của BMBH/NĐBH vì quá trình này có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm trời mà BMBH/NĐBH vẫn chưa thể nhận được tiền bồi thường để khắc phục hậu quả từ tổn thất.
Thứ tư: quy định về Bảo hiểm trùng chỉ đang nằm trong phần quy định chi tiết của nhóm Bảo hiểm tài sản, trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, nguyên tắc của ĐGBT/Bảo hiểm trùng này có thể áp dụng cho cả bảo hiểm trách nhiệm (liability).
Thứ năm, quy định không đề cập đến việc phải cùng là một NĐBH trong tất cả các HĐBH đó thì bảo hiểm trùng mới áp dụng cho NĐBH này.
Thứ sáu: việc quy định cơ chế xử lý khi phát sinh “bảo hiểm trùng” đang chưa phù hợp với thông lệ bảo hiểm quốc tế, khi chỉ áp dụng nguyên tắc bồi thường theo tỉ lệ (pro-rata) giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận xét trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết, mà bỏ qua 2 trường hợp khác về nguyên tắc đóng góp bồi thường thường sẽ không áp dụng, thường được đề cập trong điều khoản “Bảo hiểm khác (Other insurance clause)”.
Bảo hiểm trùng nhưng không đóng góp bồi thường
Nhiều HĐBH tồn tại điều khoản Bảo hiểm trùng/Bảo hiểm khác mà theo đó nguyên tắc đóng góp bồi thường sẽ không áp dụng khi xuất hiện bảo hiểm trùng với 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: điều khoản “Escape Clause” (từ bỏ trách nhiệm):
(Điều khoản tham khảo) This Policy shall not apply in respect of any claim where the insured is entitled to indemnity under any other insurance (Tạm dịch: Hợp đồng bảo hiểm này sẽ không áp dụng đối với bất kỳ yêu cầu bồi thường nào mà Người được bảo hiểm có quyền hưởng bồi thường từ bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào khác).
Điều khoản này được thiết kế nhằm mục đích giúp CTBH sẽ không phải đóng góp bất kỳ khoản tiền bồi thường nào nếu hợp đồng bảo hiểm khác đã được kích hoạt.
Kiểu 2: điều khoản “Excess” đóng góp bồi thường cho phần vượt quá:
(Điều khoản tham khảo) “We will not pay any claim if any loss, damage or liability covered under this insurance is also covered wholly or in part under any other insurance except in respect of any excess beyond the amount which would have been covered under such other insurance had this insurance not been affected.” (Tạm dịch: Công ty bảo hiểm sẽ không thanh toán cho bất kỳ yêu cầu bồi thường nào mà tổn thất, thiệt hại hoặc trách nhiệm được bảo hiểm dưới Hợp đồng bảo hiểm này cũng đồng thời được bảo hiểm, một phần hoặc toàn bộ dưới một hợp đồng bảo hiểm khác ngoại trừ đối với phần trách nhiệm bảo hiểm vượt quá lẽ ra phải được trả theo hợp đồng bảo hiểm khác đó nếu HĐBH này chưa được thực hiện).
Điều khoản này giúp CTBH có thể giới hạn được phần trách nhiệm bảo hiểm của mình khi phát sinh yêu cầu bồi thường kèm theo việc tồn tại HĐBH khác.
Quy chiếu trở lại pháp luật Việt Nam, với quy định tại Điều 44.2 hiện tại, thì tác giả cho rằng có 2 cách diễn giải về mục đích của nhà làm luật:
Cách hiểu 1: vô hiệu hóa các quy định về việc không đóp bồi thường (tức là các thỏa thuận điều khoản Escape hoặc Excess ở trên sẽ không có hiệu lực). Trong mọi trường hợp xuất hiện Bảo hiểm trùng, các CTBH đều phải chia sẻ theo tỉ lệ (pro-rata). Một ưu điểm của quy định này là sẽ tránh được các tranh chấp trong trường hợp các HĐBH khác nhau chứa các điều khoản Bảo hiểm trùng/Bảo hiểm khác nhau (vd: HĐBH 1 quy định theo tỉ lệ, HĐBH 2 quy định theo Escape; hoặc cả 2 HĐBH cùng chứa điều khoản Escape/Excess…).
Cách hiểu 2: các nhà làm luật chưa chú trọng tới 2 trường hợp đặc thù này, chưa đưa vào văn bản pháp luật nhằm ghi nhận quyền thỏa thuận tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, một khi đã đưa 2 trường hợp này vào, thì cần phải có hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng nhằm giải quyết trong trường hợp các HĐBH chưa điều khoản bảo hiểm trùng khác nhau.
Kiến nghị
Từ các phân tích nêu trên về bảo hiểm trùng, nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các CTBH với nhau và đảm bảo quyền lợi cho phía NĐBH khi rơi vào tình huống bảo hiểm trùng, tác giả có một số kiến nghị như sau:
Điều chỉnh tiêu chí nhằm xác định bảo hiểm trùng theo hướng bao gồm trùng lặp về (i) đối tượng bảo hiểm; (ii) quyền lợi có thể được bảo hiểm và người được bảo hiểm; (iii) sự kiện bảo hiểm; và các HĐBH đều phát sinh nghĩa vụ bồi thường của CTBH.
Bổ sung quy định về Bảo hiểm trùng với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hoặc đưa lên phần điều kiện chung.
Đối với việc đóng góp bồi thường từ các CTBH, trên cơ sở xem xét tính phù hợp của cách hiểu thứ nhất nêu trên cho Điều 44.2 Luật KDBH, cần bổ sung quy định khẳng định các thỏa thuận về đóng góp bồi thường khác (escape, excess) sẽ đương nhiên không có hiệu lực./.
Tạ Mạnh Thắng
Trưởng phòng Pháp chế & Tuân thủ – Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine
Định Nghĩa &Amp; Các Nguyên Tắc Trong Bảo Hiểm
2. Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
3. Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
4. Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers)
– Người được bảo hiểm cùng lúc có quyền nhận quyền lợi bảo hiểm từ nhiều hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau.
+ Trường hợp không có rủi ro loại trừ: Một người có tham gia bảo hiểm trong khi băng qua đường bị xe cán và chết. Việc đâm xe dẫn đến chết người này là nguyên nhân gần nhất và công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
+ Trường hợp có rủi ro loại trừ: Một bình khí a-xê-ty-len dùng để hàn bị nổ và bắt lửa sang một cửa hàng sửa chữa xe máy. Cửa hàng này và các vật dụng bên trong được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm cháy. Bình khí a-xê-ty-len được dùng cho mục đích thương mại (không phải phục vụ mục đích sinh hoạt). Do đó vụ nổ bình khí này là một rủi ro loại trừ. Rủi ro này xảy ra trước một rủi ro khác là “cháy” (rủi ro được bảo hiểm) thì công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ tổn thất nào gây ra bởi hoả hoạn. Tuy nhiên, nếu vụ nổ bình khí a-xê-ty-len xảy ra sau vụ hoả hoạn nào đó thì công ty bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm cho tổn thất cháy trước khi xảy ra vụ nổ.
– Chuỗi các sự kiện gián đoạn
Khi có một chuỗi các sự kiện gián đoạn thì nguyên nhân gần nhất của tổn thất là nguyên nhân xảy ra ngay sau sự gián đoạn cuối cùng. Ví dụ: Người được bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân. Trong khi đi thuyền qua một con sông, không may anh ta ngã xuống sông. Cùng lúc đó, anh ta bị một cơn đau tim và sau đó đã bị chết đuối. Trong trường hợp này, việc chết đuối là nguyên nhân gần nhất chứ không phải việc đau tim vì có một sự gián đoạn trong chuỗi các sự cố giữa cơn đau tim và việc chết đuối. Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các quyền lợi mà người này được hưởng theo hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân.
Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm Tài Sản Là Gì?
1. Thế nào là nguyên tắc thế quyền trong mỗi hợp đồng bảo hiểm tài sản?
Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản, hay người ta còn gọi là nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường quyền lợi từ công ty bảo hiểm. Đây là sự mở rộng và hệ quả từ nguyên tắc bồi thường bảo hiểm. Với nguyên tắc này, người mua bảo hiểm được phép yêu cầu bồi thường số tiền từ bên thứ 3 (người gây ra tổn thất). Nguyên tắc này cũng có giá trị pháp lý, cho phép phía doanh nghiệp/công ty bảo hiểm yêu cầu người gây ra tổn thất trả lại số tiền tương ứng.
Công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm tài sản sau khi thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm, có thể thay mặt người được bảo hiểm đứng ra khiếu nại bên thứ 3 bồi thường lại những tổn thất dọ người đó gây ra. Và người được bảo hiểm có trách nhiệm uỷ quyền, cũng như cung cấp các chứng từ cần thiết như: hoá đơn, thư từ, biên bản, bằng chứng… cho phía doanh nghiệp/công ty bảo hiểm để tiến hành khiếu nại.
Như vậy, nguyên tắc thế quyền mang đến sự đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp/công ty bảo hiểm.
Ví dụ: Xe ô tô của chủ sở hữu hợp đồng bảo hiểm bị bên thứ 3 đâm va thì người được bảo hiểm sẽ nhận bồi tường từ công ty bảo hiểm. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra đòi tiền bồi thường bảo hiểm từ bên thứ 3.
2. Cơ sở hình thành nguyên tắc phân quyền
Pháp luật Việt Nam cho phép công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm áp dụng nguyên tắc này nhằm tránh việc kiếm lời bất hợp pháp trong việc kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, trong Luật Dân sự (2005) của nước ta cũng đã có quy định cụ thể về việc chuyển quyền như sau:
Thứ nhất, nếu bên thứ 3 (bên gây ra tổn thất) có lỗi, gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm, và công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm thì có quyền yêu cầu bên thứ 3 thanh toán lại khoản bồi thường đó. Lúc này, bên được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu đang có để công ty bảo hiểm yêu cầu chi trả từ bên thứ 3.
Thứ hai, nếu bên được bảo hiểm được bên thứ ba bồi thường thiệt hại trực tiếp, nhưng số tiền bồi thường ít hơn số tiền mà bên công ty bảo hiểm phải trả, thì công ty bảo hiểm chỉ cần bồi thường khoản tiền chênh lệch giữa số tiền bên thứ 3 trả so với số tiền bảo hiểm, trừ khi có những thoả thuận khác. Lúc này, bên bảo hiểm có quyền yêu cầu bên thứ 3 trả lại số tiền chênh lệch đã bồi thường cho bên được bảo hiểm.
Thứ 3, nếu bên bảo hiểm đã được công ty bảo hiểm bồi thường nhưng số tiền ít hơn so với thiệt hại bên thứ 3 gây ra, thì bên được bảo hiểm có quyền yêu cầu bồi thường phần chênh lệch giữa tiền bồi thường thiệt hại so với số tiền bảo hiểm từ bên thứ 3.
Từ đó, có thể đưa ra cở sở của nguyên tắc thế quyền như sau:
+ Khoản tiền bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm không vượt quá tổn thất trên thực tế của họ.
+ Công ty bảo hiểm yêu cầu tiền bảo hiểm từ bên thứ 3 không được vượt quá khoản tiền bồi thường đã trả cho bên mua bảo hiểm.
+ Nguyên tắc này có thể thực hiện trước hoặc sau khi bồi thường tổn thất đều được.
+ Người được bảo hiểm cần cung cấp biên bản, thư từ, giấy tờ, hoá đơn cho công ty bảo hiểm để thực hiện nguyên tắc này.
+ Nếu bên thứ 3 không được yêu cầu phải bồi thường thì người gây ra tổn thất sẽ không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do họ gây ra. Điều này không công bằng nên quyền đòi bồi thường phải được chuyển cho công ty bảo hiểm để đảm bảo tính công bằng.
3. Điều kiện thực hiện nguyên tắc thế quyền
+ Bên thứ 3 là người gây ra tổn thất và phải chịu trách nhiệm bồi thường.
+ Rủi ro, tổn thất mà người được bảo hiểm phải chịu thuộc phạm vi sự kiện bảo hiểm theo quy định ở hợp đồng bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp/công ty bảo hiểm đã thực hiện bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
+ Nguyên tắc thế quyền chỉ áp dụng cho bảo hiểm tài sản.
4. Tác dụng của nguyên tắc thế quyền
+ Đối với bên mua bảo hiểm tài sản: Người được bảo hiểm sẽ không nhận bồi thường 2 lần từ bên thứ 3 và công ty bảo hiểm với cùng một tổn thất.
+ Đối với doanh nghiệp/công ty bảo hiểm: Hỗ trợ công ty bảo hiểm bù đắp lại phần tài chính mà công ty đã thực hiện bồi thường khi người được bảo hiểm xảy ra tổn thất.
5. Minh hoạ nguyên tắc thế quyền khi tham gia bảo hiểm tài sản
Minh hoạ 1:
Anh A (bên mua bảo hiểm) nhận hàng hoá ở cảng (bên thứ 3) nhận hàng hoá nhưng bị thiết hụt, hư hỏng và đổ vỡ. Như vậy, anh A phải nhanh chóng lập biên bản liệt kê các tổn thất rồi báo cho doanh nghiệp/công ty bảo hiểm mà anh A đã tham gia bảo hiểm tài sản. Biên bản bao gồm các tổn thất:
+ Tổn thất rõ rệt: là các tổn thất nhìn thấy được. Thông báo tổn thất phải được thực hiện bằng biên bản dỡ hàng, được lập bởi cảng và người nhận hàng.
+ Tổn thất không rõ rệt: là các tổn thất chưa thể phát hiện trong thời điểm nhận hàng. Thông báo tổn thất phải được thực hiện trong vòng 3 ngày, tính từ ngày giao hàng; hoặc 15 ngày liên tục tính từ ngày giao hàng. Và thông báo này sẽ gửi đến người chuyên chở.
Theo nguyên tắc bồi thường bảo hiểm, công ty bảo hiểm không được đòi bồi thường từ bên thứ 3 một khoản tiền vượt quá số tiền đã bồi thường cho bên mua bảo hiểm. Các chi phí phát sinh trong quá trình đòi bồi thường từ bên thứ 3 thì doanh nghiệp/công ty bảo hiểm tự chi trả.
Minh hoạ 2
Một chiếc ô tô 5 chỗ bị container đâm va nên phải sửa chữa, cải tạo như trước lúc xảy ra tai nạn. Lúc này, công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ sở hữu ô tô với số tiền là 55 triệu đồng. Trong đó, lỗi xe container là 70%, lỗi ô tô là 30%.
Dựa trên nguyên tắc thế quyền, doanh nghiệp/công ty bảo hiểm đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường giá trị tổn thất cho bên mua bảo hiểm theo cam kết. Sau khi nhận bồi thường, chủ ô tô phải bảo lưu quyền yêu cầu bồi thường của xe container cho doanh nghiệp/công ty bảo hiểm.
Như vậy, có thể thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa nguyên tắc bồi thường và thế quyền. Công ty bảo hiểm chỉ thực hiện thế quyền tương đương với số tiền cần bồi thường, và không được phép yêu cầu bên thứ 3 trả nhiều hơn số tiền mà công ty bảo hiểm đã bồi thường. Điều này sẽ đảm bảo tính công bằng tối ưu trong việc tham gia bảo hiểm tài sản.
Ý Thức Pháp Luật Của Người Dân Việt Nam
Ý thức pháp luật của người dân Việt Nam- Thực trạng và giải pháp. Đánh gái, nhận xét ý thức pháp luật hiện nay tại nước ta thông qua tình huống cụ thể.
Như chúng ta đã biết, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thiết lập trật tự một xã hội an toàn văn minh và tốt đẹp, đảm bảo cho mọi hoạt động đời sống người dân. Để phát huy được hiệu quả của pháp luật thì ý thức pháp luật của người dân chính là nhân tố quan tọng hàng đầu. Hiện nay, việc người dân thể hiện ý thức pháp luật của mình co nhiều bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đời sống hiện nay, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế qua những hành vi của người dân mà nhu cầu phải có những giải pháp cụ thể để có thể giải quyết được vấn đề này. Và sau đây, em xin được trình bày bài làm của mình về vấn đề ” ý thức pháp luật của người dân Việt Nam – thực trạng và giải pháp”
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm hình thành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các hành vi pháp lí thực tiễn.
Thứ nhất, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quy định nhưng luôn có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại tồn tai xã hội.
Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện ở một số khía cạnh như:
– Ý thức pháp luật thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội
– Trong những điều kiện nhất định ý thức pháp luật đặc biệt là hệ tu tưởng pháp luật nhiều khi có sự phát triển hơn trước so với tồn tại xã hội.
– Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội có tính kế thừa ý thức pháp luật của thời đại trước đó. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là sự tiến bộ hoặc không tiến bộ.
Ý thức pháp luật tác động trở lại với tồn tại xã hội. Nó có thể là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các sự vật hiện tượng.
Thứ hai, ý thức pháp luật mang tính giai cấp: mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hình thái ý thức pháp luật. Có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, có ý thức của giai cấp bị trị, ý thức páp luật của các tầng lớp trung gian. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của mình một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước.
Ý thức pháp luật gồm hai bộ phận là tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật:
Tâm lý pháp luật là tổng thể các trạng thái tâm lý của con người như tình cảm, tâm trạng thói quen, xúc cảm đối với pháp luật của từng người, từng nhóm người hoặc cả giai cấp dưới ảnh hưởng của pháp luật và sự tác động điều chỉnh của pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật là hệ thống những tư tưởng, những quan điểm, những học thuyết pháp lí của một giai cấp đã được các nhà tư tưởng đại diện cho giai cấp đó hệ thống hóa, khái quát nâng lên thành lí luận.
II. THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY
Ưu điểm: Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn. Những hoạt động của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, hầu hết người dân đã nắm rõ được tầm quan trong của pháp luật trong đời sống từ đó mà nhìn nhận đúng và tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật mà nhà nước đề ra.
Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt Nam đã nâng lên. Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ nét, nhân dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật do đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình.
Trong những năm qua, người dân đã tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho các văn bản pháp luật, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn. Có những ý kiến cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận để xem xét, nghiên cứu và bổ sung thêm. Như vậy, do nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong các vấn đề quan trọng của đất nước cho nên người dân ngày càng quan tâm đến pháp luật; tự giác học hỏi và nghiên cứu nhằm hoàn hiện nhận thức đúng đắn nhất đưa ra những quan điêm sáng suốt và có giá trị.
Trong hoạt động thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật hiện nay cũng có nhiều bước chuyển biến tích cực, người dân Việt Nam đã chủ động tích cực, đã tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, số cán bộ vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ đã giảm, thực trạng tham nhũng, sách nhiễu trong công việc đang được đẩy lùi, các cán bộ công chức đã ngày càng chứng tỏ sự minh bạch công khai trong công việc của mình.
Ý thức trong thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt. Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần ” sống và làm việc theo pháp Hiến pháp và pháp luật”. Người dân trở nên có nhận thức tốt về các vấn đề của đời sống xã hội coi trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Nhân dân đã nghiêm chỉnh, tự giác trong việc chấp hành pháp luật. Các tranh chấp trong xã hội nay đã giảm bớt đi sự căng thẳng vì mọi người có ý thức điều hòa những mâu thuẫn không đáng có.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trợ thành những tấm gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi hành công vụ, trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác những hành vi của những người người thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy có thể nói rằng đã có nhiều bước chuyển biến đáng mừng trong tư tưởng tình cảm của người dân đối với việc chấp hành pháp luật.
Hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực về ý thức pháp luật của người dân hiện nay thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của toàn xã hội. Có thể nhận thấy những sự hạn chế như sau:
Hiện nay, ý thức pháp luật của một bộ phận người dân vẫn còn thấp. Họ chưa tôn trọng pháp luật, thái độ thờ ơ và lẩn tránh các quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra nhiều, sự tùy tiện trong việc chấp hành kỉ luật lao động, sinh hoạt và làm việc. Nguyên nhân của vấn đề trên chính là do nhân dân Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong các ngành nông nghiệp, quanh năm chú trọng đến sản xuất, chăn nuôi, người dân sống và thực hiện trách nhiệm của mình bằng các phong tục, tập quán từ lâu đời do đó ý thức vẫn còn thấp trong hiểu biết và chấp hành pháp luật
Những cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt trong lịch sử Việt Nam đã làm ý thức ý bị gắn kết, người dân dẫu rằng thể hiện ý thức, trách nhiệm của mình tuy nhên vẫn dẫn đến thói quen là cấp trên thì ra lệnh, thiếu dân chủ, cấp dưới thì đợi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên nên người dân thiếu sự chủ động và sáng tạo. Có đôi khi, ý thức của cá nhân còn bị hòa nhập vào ý thức tập thể, cộng đồng nên người dân không bộc lộ được rõ ràng nhân cách, lối sống của mình.
Ý thức pháp luật trong mỗi người dân vẫn còn chậm được nâng cao do những thói quen truyền thống. Những thói quen như ” bất tuân pháp luật”, nhiêu người cố tìm mọi cách để lách luật, tìm ra những kẽ hở và hạn chế của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm nhằm đạt được mục đích.
“Lách luật” xảy ra rất nhiều trong hoạt động giao thông hiện nay, có thể thấy rõ tình trạng một số người dân tham gia giao thông trên đường bằng xe máy chỉ chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông hoặc khi nhìn thấy cảnh sát giao thông từ xa sẽ đi vào đường tránh khác để không bị bắt khi biết mình đã vi phạm.
Tình trạng phổ biến của người dân hiện nay là chưa có thói quen giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn bằng con đương tư pháp, tâm lí e ngại ra tòa, thái độ thiếu thiện cảm, bất cần với người đại diện chính quyền vẫn thường xuyên xảy ra. Dẫn đến các mâu thuẫn trong đời sống của người dân không những không được gải quyết mà ngày càng nghiêm trọng hơn.
Một tực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng người dân thờ ơ, vô trách nhiệm với những hành vi trái pháp luật. Cụ thể trong đời sống hiện nay những vụ đua xe hay những vụ đánh đập tấn công của những đối tượng trong cuộc , người dân nhìn thấy thay vì ngăn cản, tố giác thì họ lại đứng cổ vũ, hô hào hay đứng xem với một thái độ bình thản. Điều này cũng đã chứng tỏ phần nào thực trạng ý thức pháp luật của người dân hiện nay.
Đến nay, trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp, sự chênh lệch giữa các vùng miền, ở một số nơi thì người dân đã có kiến thức về pháp luật nhưng một số nơi thì pháp luật còn là một điều gì đó xa vời, không gắn với thực tiễn cuộc sống, họ thờ ờ trước pháp luật và vì lợi ích trước mắt của cá nhân mà có nhiều hành động trái với pháp luật ảnh hưởng tới hoạt động của con người.
Thái độ coi thường pháp luật trong nhân dân ngày càng phản ánh rõ nét dẫn đến những hành vi trái với quy định của pháp luật. Hiện nay diễn biến về tội phạm hình sự ngày càng gia tăng, nhiều vụ án giết người cướp tài sản do người dân gây ra với mức độ nghiêm trọng thường xuyên xảy ra.
Tệ nạn ma túy, mại dâm, bài bạc diễn ra khắp mọi nơi. Theo chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết trong năm 2013 đã giải quyết 271.100 vụ trong tổng số 365.650 vụ án đã thụ lí, tăng trên 30.000 vụ so với năm 2013 (báo dân trí). Hiện nay, nhiều hinh thức vi phạm pháp luật mới xuất hiện như thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra tình trạng đánh bài qua internet, từ địa điểm Hà Nội đã bao trùm ra toàn quốc và xuyên quốc gia gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Đặc biệt đáng lưu ý là ý thức pháp luật của tầng lớp thanh thiếu niên luôn chiếm tỉ lệ lớn. Theo số liệu thống kê trong báo tiền phong onlie, số đối tượng vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên luôn chiếm trên 70% tổng số mà không ít là học sinh, sinh viên.tình trạng thanh niên giết người cướp tài sản, sử dụng các chất kinh thích như ma túy đang trở thành vấn nạn trong đời sống hiện nay.
Trong những năm gần đây, một vấn đề bất cập đáng lưu ý là ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ, công nhân viên chức ngày càng giảm sút, thực trạng biến chất thoái hóa trong khi thực hiện công vụ ở đội ngũ cán bộ công chức vẫn còn tại, để lại cho người dân nhiều bức xúc về thái độ ứng xử của các cán bộ công chức coi người dân là kẻ dưới, người dân chịu sự ban ơn nên họ đã hạch sách, nhũng nhiễu và vòi vĩnh để vụ lợi, đặc biệt tệ nạn tham ô, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ công chức vẫn tiếp tục diễn ra với mức độ nghiêm trọng.
Theo báo pháp luật ra ngày 16 -11- 2013 được biết: ngày 18/11, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án vụ tham ô và cố ý làm trái tại công ty cho thuê Tài chính II. Hai bị cáo tham ô là Vũ Quốc Hảo – nguyên tổng giám đốc công ty cho thuê Tài Chính II và bị cáo Đặng Văn Hai – nguyên chủ tích HĐTV công ty TNHH xây dựng Quang Vinh đã chiếm đoạt được hơn hàng trăm tỉ đồng bằng việc hưởng lợi từ những hợp đồng kinh tế đã kí.
Ý thức của người dân ở vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số còn thực sự thấp. Tình hình tội phạm ở khu vực này ngày càng diễn bến phức tạp, xuất hiện nhiều dưới dạng xuyên quốc gia mà người dân cũng bị lôi vào vòng xoáy ở đó. Những vụ án xảy ra vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi là hiện tượng buôn bán ma túy, gỗ lậu. Một vụ án xuyên biên giới được biết đến gần đây là đầu tháng 3/ 2013, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Điện Biên và lực lượng an ninh nước bạn Lào đã chặt đứt một trong những mắt xích quan trọng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia do một số đối tượng người Việt Nam và Lào cầm đầu, thu giữ được lượng lớn bánh hêroin tang vật.
Như vậy có thể thấy rằng, trong đời sống hiện nay, ý thức pháp luật đã được người dân quan tâm và nghiêm chỉnh chấp hành tuy nhiên sự tồn tại của những mặt tiêu cực nêu trên đã gây không ít những khó khăn cho việc đưa pháp luật thực sự đi vào đời sống. Để nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật của người dân thì các cơ quan có chức năng thẩm quyền cần co những giải pháp cụ thể để giải quyết những mặt tiêu cực nêu trên
Bảo đảm tính hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống pháp luật để đáp ứng tối đa nhu cầu điều chỉnh pháp luật ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong những trường hợp cần thiết để kịp thời thực hiện các văn bản pháp luật khi nhưng văn bản này có hiệu lực.
Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia trong cả hệ thống cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống ở các cấp độ khác nhau. Hạn chế sự trùng lặp chồng chéo của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật.
Cần chú ý đến khả năng nhận thức, lĩnh hội những kiến thức, hiểu biết về pháp luật của các tầng lớp dân cư, các loại đối tượng từ đó lựa chọn những phương pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp.
Kích thích và phát triển tính tích cực pháp lí của công dân, hình thành thái độ không khoan nhượng đối với những hành vi sai lệch vi phạm pháp luật.
Mở rộng công khai dân chủ các hoạt động của bộ máy nhà nước, thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào các dự án xây dựng luật.
Đưa giảng dạy pháp luật vào các trường THPT trên cả nước với nội dung phù hợp
Thường xuyên rà soát, tổng kết và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật để kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém của hoạt động này, xử lí những chủ thể cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích đặt ra.
Tăng cường tính gương mẫu của Đảng viên và tổ chức của Đảng trong việc thi hành pháp luật để mọi tầng lớp quần chúng noi theo.
Ngoài ra, cần phải nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và xử lí nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật đồng thời phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho tầng lớp nhân dân.
Như vậy, có thể thấy thực trạng về ý thức pháp luật của người dân hiện nay đang là vấn đề quan trọng và cơ bản nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật trong đời sống. Hiện nay, vấn đề ý thức pháp luật của người dân vẫn còn nhiều điểm hạn chế vì vậy cần phải sớm thực hiện những biện pháp cụ thể để nâng cao ý thức của người dân.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Tắc Đóng Góp Bồi Thường: Bảo Hiểm Trùng Và Bất Cập Trong Pháp Luật Việt Nam trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!