Đề Xuất 3/2023 # Nghiên Cứu Về Công Nghệ Chống Ồn Chủ Động – Active Noise Cancelling # Top 3 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Nghiên Cứu Về Công Nghệ Chống Ồn Chủ Động – Active Noise Cancelling # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nghiên Cứu Về Công Nghệ Chống Ồn Chủ Động – Active Noise Cancelling mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao cần chống ồn cho tai nghe ?

Trong khi thưởng thức âm nhạc, yếu tố làm ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh không gì khác chính là tiếng ồn bên ngoài. Khi đeo tai nghe Earbud, chẳng hạn như chiếc Apple Airpods, để nghe nhạc trên đường, chắc chắn người dùng sẽ không thể tập trung vào bản nhạc. Thay vào đó, tiếng còi xe, tiếng nói chuyện sẽ lọt vào tai người đeo, lấn hết âm thanh từ tai nghe. Để tạm thời khắc phục vấn đề này, người dùng thường có xu hướng tăng tiếp âm lượng lên để át lại tiếng ồn, buộc tai người phải chịu đựng hai nguồn âm lớn cùng một lúc. Đây là cách nghe nhạc không khoa học, và có thể ảnh hưởng lớn đến thính lực người dùng sau này.

Để có thể nghe nhạc trong môi trường nhiều tạp âm, các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều kiểu tai nghe chống ồn. Dòng tai nghe này được chia ra làm hai loại, bao gồm chống ồn chủ động Active Noise Cancelling (ANC) và chống ồn thụ động Passive Noise Cancelling (PNC). Trong đó ANC chắc chắn là công nghệ chống ồn hiện đại và hiệu quả hơn so với PNC.

Chống ồn chủ động là gì ?

Chắc chắn bạn đã từng nghe qua cụm từ này ở các sản phẩm Headphone của Bose hay Sony. Active Noise Cancelling là một công nghệ hiện đại được phát triển bởi hãng âm thanh Bose trong những năm cuối thế kỉ 20.

Nguyên lý hoạt động của ANC cũng không quá phức tạp. Những chiếc Headphone sở hữu công nghệ này sẽ được trang bị Micro để ‘nghe’ âm thanh từ môi trường ngoài, sau đó tai nghe sẽ chủ động tạo ra âm ngược pha với những gì Mic thu được. Hai hỗn hợp âm này gặp nhau, và vì chúng dao động ngược hướng nhau, nên cả hai đều sẽ bị triệt tiêu. Kết quả là người dùng sẽ không còn nghe thấy tạp âm từ môi bên ngoài. Như vậy, người đeo có thể thoải mái thưởng thức bản nhạc yêu thích khi đi trên phố hay ở chỗ đông người.

Tuy nhiên đây chưa phải là công nghệ hoàn hảo. Khi tính năng chống ồn chủ động được kích hoạt, chiếc tai nghe sẽ tạo nên màng nhĩ người đeo một áp lực nhẹ, cảm giác tương tự như khi ta ngồi trên máy bay vừa cất cánh. Bạn không cần quá lo lắng, do áp lực này không mạnh nên không gây đau tai như hiện tượng trên máy bay. Cùng với đó, khi hệ thống ANC hoạt động, bạn có thể sẽ nghe được tiếng xì nhỏ trên nền bản nhạc. Cuối cùng, chống ồn chủ động không cản được hoàn toàn 100% tiếng ồn từ môi trường, vì vậy người nghe vẫn có thể nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh.

Chống ồn chủ động khác gì với chống ồn thụ động ?

Chống ồn thụ động chỉ đơn giản là sử dụng Tips tai nghe In-Ear hoặc EarPad trên Headphone để cản một phần tiếng ồn từ bên ngoài. Nguyên lý hoạt động cũng giống như khi bạn bịt tai để tránh ồn vậy.

Còn chống ồn chủ động là hệ thống điện tử có khả năng tự xác định và triệt tiêu nguồn âm. Đương nhiên ANC là công nghệ cao cấp và phức tạp hơn, vì vậy các tai nghe sở hữu tính năng này đều có giá thành cao hơn Headphone thường.

Chọn tai nghe ANC nào tốt ?

Vì Bose là người khai sinh ra công nghệ này, nên không có gì bất ngờ khi dòng tai nghe Bose QuietComfort đang là chuẩn mực về khả năng chống ồn. Hiện tại, chiếc Bose QC35 II, đang là sản phẩm flagship của hãng trên thị trường headphone ANC. Với chất âm hay, khả năng cách âm tốt và trọng lượng nhẹ, đây là lựa chọn tai nghe phù hợp để đem theo mình trong chuyến đi dài ngày.

Tuy nhiên, Bose không phải là nhà sản xuất độc chiếm thị trường tai nghe chống ồn, ta còn có nhiều lựa chọn tuyệt vời nữa đến từ Sony. Dòng Headphone chống ồn WH của hãng không thua kém gì khi so sánh với đối thủ. Sản phẩm cao cấp nhất trong dòng tai này là chiếc Sony WH-1000XM2. Sony cung cấp cho sản phẩm này những công nghệ cực kỳ hiện đại, bao gồm khả năng tùy chỉnh kiểu cách âm qua ứng dụng trên Smartphone và điều khiển tai nghe bằng thao tác chạm. Chất lượng âm thanh và khả năng cản tiếng ồn trên WH-1000XM2 cũng được đánh giá rất cao.

Kết luận

Tóm lại, những chiếc Headphone Active Noise Cancelling có thể tạo ra không gian âm nhạc yên tĩnh riêng tư, giúp người nghe không bị làm phiền bởi tiếng ồn từ môi trường ngoài. Mặc dù chất lượng âm thanh không tốt bằng các headphone Audiophile cùng tầm giá, kiểu tai nghe ANC ghi điểm nhờ vào trải nghiệm thoải mái mang lại cho người dùng.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Tai Nghe Chống Ồn Chủ Động

Tai Nghe Chống Ồn Chủ Động Là Gì?

Công nghệ chống ồn chủ động (Active Noise Cancelling – ANC) là một công nghệ hiện đại được phát triển bởi hãng Bose vào cuối thế kỉ 20.

Những chiếc tai nghe sở hữu công nghệ này sẽ được trang bị Micro để ‘nghe’ âm thanh từ môi trường ngoài. Sau đó tai nghe sẽ chủ động tạo ra âm ngược pha với những gì Micro thu được. Hai hỗn hợp âm này gặp nhau, vì chúng dao động ngược hướng nhau, nên sẽ bị triệt tiêu. Kết quả là người dùng sẽ không còn nghe thấy tạp âm từ môi bên ngoài. Như vậy, người đeo có thể thoải mái thưởng thức bản nhạc yêu thích khi đi trên phố hay ở chỗ đông người.

Tuy nhiên, công nghệ chống ồn chủ động không hoàn toàn khử được 100% tiếng ồn ở bên ngoài. Vì vậy, người nghe vẫn có thể nhận thức được những gì xảy ra bên ngoài.

Tại Sao Nên Chọn Tai Nghe Chống Ồn Chủ Động?

Việc sử dụng tai nghe chống ồn chủ động giúp bạn có thể tập trung nghe nhạc và làm việc trong môi trường ồn ào. Ví dụ như văn phòng của bạn thường có tiếng ồn ào xung quanh và bạn không thể tập trung làm việc được thì tai nghe chống ồn sẽ giúp đỡ cho bạn khá nhiều. Hoặc bạn sống trong môi trường thường xuyên có tiếng xe cộ qua lại, tiếng ồn do hàng xóm… thì việc sử dụng tai nghe chống ồn lại rất hợp lý.

Thường xuyên du lịch hay di chuyển: Bạn có thể loại bỏ được những tiếng ồn khi di chuyển trên tàu xe và đặc biệt là máy bay. Giúp bạn giảm được một phần mệt mỏi khi di chuyển.

Bảo vệ thính lực: Một thói quen của người dùng tai nghe đó là tiếng hát át tiếng ồn. Vì thế người dùng thường mở âm lượng lớn để có thể nghe được nhạc trong môi trường ồn ào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thính lực của người nghe trong thời gian dài. Vì vậy nghe nhạc bằng tai nghe chống ồn cũng giúp cho người dùng ở mức âm lượng vừa phải hơn

Công Nghệ Chống Ồn Chủ Động Hoạt Động Như Thế Nào?

Trên tai nghe sẽ có một hoặc nhiều microphone thu âm từ môi trường bên ngoài. Âm thanh sau đó sẽ qua một bộ xử lý kỹ thuật số tích hợp bên trong tai nghe. Tiếp theo, từ bộ xử lý sẽ phát ra những âm thanh white noise với tần số giống hệt với tiếng ồn xung quanh nhưng ngược pha để triệt tiêu tiếng ồn ở các tần số nhất định. Hiện tại có khá nhiều tai nghe chống ồn không chỉ lọc tạp âm ở bên ngoài mà còn sử dụng microphone ở bên trong earcup, ống tai để triệt tiêu âm thanh lọt vào bên trong. Chống ồn hiệu quả hơn thường được gọi là Hybrid Noise Cancelling (FeedBack + Feed Forward) như Sony WH-1000XM4 hay Airpods Pro.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng Tai Nghe Chống Ồn Chủ Động

1. Chống Ồn Chủ Động Và Cách Âm Thụ Động Khác Nhau Như Thế Nào?

Nhiều người thường nhầm lẫm với khái niệm chống ồn chủ động và cách âm chủ động. Tai nghe chống ồn chủ động thường có giá thấp nhất là 4.000.0000đ với các hãng nổi tiếng. Nếu bạn muốn tìm kiếm một tai nghe có cách âm tốt thì nên tìm một chiếc tai nghe cách âm chủ động. Những chiếc tai nghe này thường có giá phải chăng.

Chống ồn chủ động có sự xử lý kỹ thuật số để có thể triệt tiêu tiếng ồn, phát âm thanh có cùng tần số nhưng ngược pha để triệt tiêu tiếng ồn.

Cách âm thụ động sử dụng độ fit, vừa vặn với tai để cách âm những âm thanh xung quanh giống như vậy bạn đeo các mút bông để cách âm khi đi máy bay. Vì thế bạn cũng có thể thấy các tai nghe in-ear thường cách âm thụ động khá tốt

2. Tại sao khi sử dụng tai nghe chống ồn có cảm giác ù ù, buồn nôn

3. Tai nghe chống ồn chủ động có thể triệt tiêu được mọi tiếng ồn hay không?

Đồng thời khi triệt tiêu tiếng ồn bằng white noise, nếu tăng mức độ chống ồn lên quá cao rất có thể sẽ gây nên tình trạng đau đầu, ù tai nặng nên cũng phải cân bằng được giữa cảm giác nghe và chống ồn.

4. Kinh nghiệm chọn tai nghe chống ồn chủ động

Rất khó để chọn ra chiếc tai nghe vừa ý với từng người. Để có thể chọn được một chiếc tai nghe chống ồn phù hợp, bạn nên đeo thử và trải nghiệm âm thanh. Ví dụ như chiếc tai nghe Sony WH-1000XM3 hay WH-1000XM4 vẫn luôn được xem là tai nghe có khả năng chống ồn tốt nhất hiện nay.

Tuy nhiên có một số người không thích chất âm của Sony hay cảm thấy Earcup quá nhỏ. Khi đó, học sẽ tham khảo qua Bose tiếng êm ái và cảm giác cũng dễ chịu không kém. Hay Sennheiser Momentum Wireless 3 cũng có chất âm tốt và khả năng chống ồn khá tuy nhiên có người sẽ không thích cũng như mức giá cao.

Nhìn chung, những chiếc Headphone Active Noise Cancelling có thể tạo ra không gian âm nhạc yên tĩnh riêng tư, giúp người nghe không bị làm phiền bởi tiếng ồn từ môi trường ngoài. Mặc dù chất lượng âm thanh không tốt bằng các headphone Audiophile cùng tầm giá, nhưng những chiếc tai nghe ANC vẫn là lựa chọn của những ai muốn có sự riêng tư.

Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ

Cây Thanh Long (Hylocereus undulatus, Haw.)

TS. Nguyễn Văn Kế – Đại học Nông Lâm

Trích nguồn từ http://www.longdinh.com.vn/

1. GIỚI THIỆU

Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh 1ong được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông  Nam á có trồng thanh long tương đối tập trung trên qui mu thương mại với diện tích ước lượng 4.000 hectare (1998), tập trung tại Bình Thuận 2.716 hectare, phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Nông dân Việt Nam với sự cần cù sáng tạo đã đưa trái thanh long lên mặt hàng xuất khẩu làm nhiều người ngoại quốc ngạc nhiên. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu thanh long qua nhiều nước dưới dạng quả tươi. Riêng thị trường Nhật do sự kiểm dịch thực vật rất khắt khe trong vài năm gần đây đã chỉ nhập thanh long dưới dạng đông lạnh. ở Bình Thuận nói riêng và Nam bộ nói chung mùa thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới vườn tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Vào thời điểm ấy giá rẻ , một số nhà vườn tiến bộ đã phát hiện, hoàn chỉnh dần từng bước kỹ thuật thắp đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vài năm gần đây Thái Lan, Taiwan và cả Trung Quốc cũng đã bắt đầu nghiên cứu trồng cây này.

2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

2.1. Sinh thái

Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500C tới 550C . Nhưng nó không chịu được giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)…; nó có khả năng thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác nhau. Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 – 50 cm và để có năng suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. Nhưng cây thuộc họ xương rồng chịu hạn giỏi nhưng chịu đựng độ mặn kém, dù vậy đã có một số hộ ở Cần Giờ trồng thử thanh long trên đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng mặt, mùa khô không tưới.

2.2. Thực vật học

2.2.1. Rễ cây

Khác hẳn với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phái là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thang long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh.

Rễ địa sinh phát triển từ phần lôi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 – 20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm. Rễ địa sình có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt (0 – 15 cm). Theo Gibson và Nobel (1986) thì rễ xuất hiện trong tầng đất từ 0 – 30 cm. ở các nơi đất xốp và có tưới nước rễ có thể mọc sâu hơn. Khi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước khoảng 10 lần để ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ lại mọc trở lại một cách dễ dàng.

Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống (choái) để giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất.

2.2.2. Thân, cành

Thanh long (một loại xương rồng) trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ (climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột (columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân, cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. ở các nước khác có thứ 3, 4, 5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 – 4cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 – 5 gai ngắn. Chúng sử dụng CO2 trong quang hợp theo hệ CAM (Crassulacean Acid Metabolism) là một hệ thích hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc. Mỗi năm cây cho từ 3 -  4 đợt cành. Đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp thành hàng lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt ra cành từ 40 – 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây: cây một tuổi trung bình có độ 30 cành, hai tuổi độ 70 cành, ba tuổi độ 100 cành và bốn tuổi 130 cành. ở cây 5 – 6 tuổi chỉ duy trì độ 150 – 170 cành.

Chiều dài cành thanh long đo ở cuối vụ thu hoạch được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Chiều dài cành thanh long

Tuổi vườn       Trung bình (cm)          Dài nhất (cm)  Ngắn nhất (cm)

1          73        119      42

2          82        140      52

3          98        180      49

4          108      160      45

5          103      140      53

2.2.3. Hoa

Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ). Tại Nam bộ hao xuất hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch (dl) và kéo dài tới khoảng tháng 10 dl, rộ nhất từ tháng 5 dương lịch tới tháng 8 dương lịch. Trung bình có từ 4 – 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm.

Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 – 35 cm, nhiêu lá đài và cánh hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 – 24 cm, đường kính 5-8 mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 – 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới hoa tàn độ 20 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40%, về sau tỉ lệ này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.

Tại nông trường Phạm Văn Hai trên các liếp đất phèn cây thanh long đã trồng được 3 năm, nghiên cứu các đợt thanh long ra hoa cho thấy như sau:

Bảng 2 : Sự ra hoa của thanh long trong năm

Ngày/tháng/năm          Số hoa ra         Tỷ lệ (%)

10/3 – 04/5/1995          583      2,57

11/5 – 31/5/1995          4343    19,14

01/6 – 30/6/1995          9945    43,83

01/7 – 31/7/1995          6788    29,92

01/8 – 31/8/1995          997      4,40

01/9 – 11/9/1995          32        0,14

Tổng số hoa ra trong năm       22.688 100,00

Số hoa trên mỗi trụ     94,5    

Ghi chú: Theo dõi 240 trụ tại hộ anh Võ Thành Nghiệp.

Như vậy mùa ra hoa rộ là từ giữa tháng 5 tới cuối tháng 8.

2.2.4. Quả và hột

Sau khi hoa thụ, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng (cactus pears), trong 10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm, sau đó tăng rất nhanh về cả kích thước lẫn trọng lượng. Thời gian từ khi hoa thụ tới thu hoạch chỉ từ 22 – 25 ngày, trong thí nghiệm thắp đèn tạo quả trái vụ của Đỗ Văn Bảo thì thời gian này là 25 – 28 ngày. Như vậy thời gian phát triển của quả thanh long tương đối ngắn so với nhiều loại quả nhiệt đới khác như xoài, sầu riêng, chuối, dứa thường phải mất từ 85 tới 140 ngày. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh (do phiến hoa còn lại), đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc chín chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm. Thịt quả màu trắng cho đại đa số thanh long trồng ở miền Nam Việt Nam.

Tại Bình Thuận phân tích 100 quả lấy ngẫu nhiên cho thấy sự phân bố về kích thước và trọng lượng như sau:

Bảng 3 : Thành phần cấp quả của thanh long ở Bình Thuận

Hạng quả (g)   Tỷ lệ (%)         Trọng lượng TB (g)     Dài TB (cm)    TB (cm)           Dày vỏ (mm)   Phần ăn được (G)

< 330   20        270      12,5     11        4,8       170

330 – < 500      65        410      13        12        4,6       315

500 – <700       12        565      15        12        4,5       400

³ 700    3          750      16        13,5     3,8       550

Trong một thí nghiệm xử lý thanh long ra hoa trên đất phèn nông trường Phạm Văn Hai (10) cân ngẫu nhiên 150 quả, trọng lượng trung bình là 568,8 g. Dài trung bình là 12,28 cm và đường kính trung bình là 9,2 cm, như vậy quả đặc và chắc hơn. Gần đây do thâm canh cao, đã có nhiều quả lớn trọng lượng từ l kg đến l,3 kg. Thường quả nặng trên 300 g là đã có thể xuất khẩu được.

Phân tích thành phần sinh hóa cho thấy trong 100 g thịt quả chín: hàm lượng đường tổng số có thể biến động từ 8 g đến 12 g, vitamin C từ 3,8 mg đến 9,4 mg. Có sự biến động này là do phân bón, chế độ chăm sóc và thời gian hái, hễ để quả chín trên cây càng lâu càng ngọt. Trong bản dự thảo mô tả sản phẩm thanh long mà phân viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch đã xây dựng cho thấy độ Brix của thanh long ở Bình Thuận biến thiên từ 11% đến 15,3%, quả có độ cứng từ l,73 tới 2,0 lbs (15).

Chi tiết được trình bày ở bảng 4, theo đó ngoài chất đường, sinh tố, quả còn chứa nhiều muối khoáng như K, Ca và Mg.

Bảng 4 : Thành phần sinh hóa của quả

Thành phần     Trong 100 g ăn được

Brix (tổng số chất hòa tan)     13

Đường khử (g)            6,1

Đường tổng số (g)      11,5

Acid hữu cơ (g)          0,13

Protein (g)       0,53

K (mg) 212,2

P2O5 (mg)      8,7

Ca (mg)           134,5

Mg (mg)          60,4

Vitamin C (mg)           9,4

Xơ (g) 0,71

Phân tích tại Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa và Bộ môn Thủy Nông thuộc Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Hột: Mỗi quả có rất nhiều hột nhỏ, màu đen nằm trong khôi thịt quả màu trắng. Do hột nhỏ và mềm nên không làm phiền người ăn như hột của một số loại quả khác (23).

3. GIỐNG TRỒNG

Một số người cho rằng thanh long ở Việt Nam có ba giống: dạng quả tròn, quả dài, quả chôm chôm (quả nhỏ). Qua điều tra chúng tôi nhận thấy có cả 3 dạng quả trên cùng một cành, trên cùng một cây. Dạng quả tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, nhất là chế độ ánh sáng và chế độ chăm sóc. Theo Jean Bourdenut (CIRAD-FLHOR) thì thanh long Việt Nam là loại thanh long ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng hom. Sau đó ông đã đưa vào Việt Nam hai giống ruột đỏ và ruột vàng (1995), hiện đang trồng và theo dõi, sức sinh trưởng của hai giống mới nhập yếu hơn và cũng theo Jean Bourdeaut thanh long của ta trái to và ngọt hơn.

Giống ruột đỏ và ruột vàng có quả nhỏ hơn và vỏ dày hơn. TS. Suraphong Kosiya-chinta cho biết ông hai giống ruột trắng và đỏ thì được giống ruột hồng.

Đã có nhiều nghiên cứu về giống thanh long theo Carranza A. E. (Nuestra Tiera, Oct 1976, v.2(8) P9-10,2 l Spanish) thì có các loài H. trigonus, H. tetragonus, H.  pentagunus … Nước ta cần du nhập và lai tạo để ngày càng có nhiều giống mới hấp dẫn hơn.

4. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

4.1. Chuẩn bị đất

4.1.1. Đất cao

Tại Bình Thuận khi có điều kiện hầu hết các chân đất đều được bà con khai thác trồng thanh long như đất rừng, đất thổ cư, các khu vườn tạp. Phần lớn là đất xám bạc màu, nhiều cát. Có nơi khai thác tới sát chân núi. Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 – 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.

4.1.2. Đất thấp

Trên các liếp đất phèn trồng dứa và mía trước đây thuộc các nông trường Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Láng Le, hay tại xã Bình Lợi… bà con tu bổ lại liếp, chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống. Hễ bị ngập nước một vài tuần nhánh thanh long sẽ vàng, khi nước rút phải bón phân để cây phục hồi lại nhưng như vậy năng suất sẽ không cao.

Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Hễ cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là: cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu rọm, .vv…

4.2. Mật độ – khoảng cách và bố trí cây trồng: Tại Bình Thuận 84,3% số hộ trong mẫu phỏng vấn chỉ trồng thuần thanh long. 16,6% số hộ còn lại có trồng xen đậu phọng trong 1 – 2 năm đầu. Tại TP. HCM, Long An. .. trên liếp thanh long có trồng xen dứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà… Tại Long An thanh long có thể được trồng trên mô hay trên liếp ở trên ruộng lúa, hoặc thanh long trồng trên liếp có xen các loại rau như rau muống, cải, ớt, dưa hấu… dưới mương nuôi cá.

Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 – 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m. Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng nên hễ trồng dầy thì quả nhỏ, bán không được giá. Lấy mẫu một số quả ở các vườn có mật độ khác nhau tại Long An cho thấy có quan hệ giữa kích thước quả và mật độ cây, chi tiết được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5. Quan hệ giữa mật độ và trọng lượng quả

Khoảng cách

(m)       Mật độ cây/

1000 m2          Trọng lượng

trung bình quả (g)

2,5 ´ 2,5           140 – 150         294

2,5 ´ 3,0           100 – 110         322

2,5 ´ 3,5           90 – 100           344

3,0 ´ 3,5           70 – 80 370

Nguồn: Lý Ngọc Đính, BCTN, ĐHNL, 1992

4.3. Chuẩn bị cây trụ

Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu. Hầu hết nhà vườn ở Bình Thuận chọn trụ chết bằng gỗ, loại gỗ được chọn thường là loại gỗ tết, chịu được nắng mưa, lâu mục. Loại được dùng nhiều là:

– Căm xe Xylia dolabriformis Benth

– Cẩm Liên Xylia xylocarter Taub

– Cà Chắc Pentaeme siamensis Kurs

– Sao đen Hopea odorata Roxb

Việc chọn chiều dài, đường kính trụ, phần chôn dưới đất được trình bày ở bảng 6.

Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 – 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm. Nguyên nhân làm nông dân hạ thấp trụ và tận dụng cây có đường kính nhỏ là vì các loại gỗ tết hiếm và đắt, ngoài ra trụ cao khiến việc chăm sóc trở nên khó khăn hơn, tốn nhiều công hơn.

Bảng 6: Đặc điểm trụ thanh long ở Bình Thuận

Đặc điểm         Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%)

Đường kính trụ (cm)   15 – 20 3          10

Chiều dài trụ lúc chưa chôn (m)         2,0 – 2,3           11        36,7

Chiều dài phần chôn dưới đất (cm)    50 – 60 21        70

Nguồn: Trần Ngọc Tống, BCTN, ĐHNL, 1995.

Trụ thấp có lợi điểm: – Giảm được tiền đầu tư ban đầu. – Cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc và thu hoạch dễ hơn. Qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây. Nhưng hễ trụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả do cành ngắn hơn. Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một tháng. Sau khi lấp đất cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn … cho thanh long dễ bám để khi đi tới đầu trụ cành thanh long sẽ rũ đầu xuống nên trông toàn tán cây có dạng một cái dù (bay dạng hình nấm).

Tại ngoại thành thành phố Hồ Chi Mính: Nhà vườn đầu tiên còn e dè về thị trường nên họ thường dùng nhưng cây gỗ xấu, rẻ tiền như cây tràm bông vàng và các loài cây tạp khác. Chỉ sau chừng hai năm cây bắt đầu mục, gãy nên phải thay cây khác rất tốn công. Những người trồng sau rút kinh nghiệm đã dùng trụ là bê tông cốt sắt, đúc vuông mỗi cạnh 12 – 15 cm, dài 2,2 – 2,3 m chôn sâu 0,5 – 0,6 m, như vậy phần trên mặt đất còn 1,7 – 1,8 m, trên đầu trụ làm 2 lỗ đường kính 16 mm để sau này gắn 2 que sắt cho thanh long dễ bám vào đầu trụ. Nhưng hộ không đủ tiền đã mua trụ đẽo bằng đá (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh), loại trụ này thấp, dễ gãy.

Tại tỉnh Long An, ngoài các loại trụ kể trên, vùng này còn thấy khá phổ biến loại trụ bằng cây sống, như cây còng và nhất là cây vông Erythrina orientalis (L) Murr. Dùng trụ sống có nhiều điểm bất lợi như cây chống (trụ) cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng nên ít quả và quả nhỏ, tốn công xén tỉa cành cây chống hàng năm. Trụ sống do cành phân nhánh có nhiều chạc, nên cây dễ bám và thanh long cố khuynh hướng leo lên cao.

Một số vườn trước đây trồng hồ tiêu dùng trụ xây bằng gạch, nay sử dụng lại loại trụ này cho thanh long. Lại cùng có một tỉ lệ nhỏ số vườn không sử dụng trụ rời mà làm giàn như giàn mướp cho thanh long leo bám.

4.4. Chuẩn bị hom giống

Đã có thí nghiệm nuôi cấy mô thanh long do Lê Quang Luận thực hiện (ĐHNL, 1993). Thanh long có thể trồng bằng hột nhưng lâu có trái. Hiện nay, chủ yếu các nhà vườn trồng bằng hom (cắm cành). Hàng năm việc tỉa cành tạo nên nguồn hom giống dồi dào, nhưng để cành phát triển tốt thì cần chọn những cành có tiêu chuẩn sau:

– Tuổi cành trung bình từ l – 2 năm tuổi trở lên, cành non không tốt.

– Chiều dài hom tốt nhất là từ 50 cm đến 70 cm.

– Hom mập, có màu xanh đậm.

– Hom không có khuyết tật, sạch sâu bệnh.

– Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.

Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 – 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.

4.5. Thời vụ trồng

Thường trồng vào tháng 10 – 11 dương lịch, ưu điểm của vụ này là:

– Nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành.

– Lợi dụng được ẩm độ vào cuối mùa mưa.

– Ở các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng.

Tuy nhiên, trồng mùa này có nhược điểm là cây chưa lớn đủ để có thể chống chịu nắng hạn, vì vậy cần chú trọng tưới nước và giữ ẩm cho cây trong mùa nắng tới.

Ở những vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). xuống giống trong thời gian này sẽ gặp khó khăn vì là mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom, phải có kế hoạch giâm hom từ trước.

4.6. Bón lót và đặt hom

Trên đất cao như ở Bình Thuận trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 – l,5m, sâu 20 – 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân.

Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.

– Đặt từ 3 – 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý:

– Đặt hom cạn 0 – 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm.

– Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.

Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ

Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm…

4.7. Bón phân thúc hàng năm

4.7.1. Để cây ra hoa tụ nhiên

Hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Qua điều tra thu thập số liệu ở các vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu bón phân điển hình:

– Bón theo đợt: 3 lần/năm chiếm 70% số hộ phỏng vấn.

– Bón rải ra nhiều lần trong năm chiếm 30% số hộ còn lại.

Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành (tháng 11) và đây là loại phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. ở năm đầu phân hóa học (chẳng hạn Urê) được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm.

Chia ra:

– Sau trồng 15 – 20 ngày thúc 1/3 lượng phân.

Tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân.

– Tháng 6 – 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói.

Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phân của cây.

Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới các chế phẩm như HVP 301, Mymix… như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm. Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai đoạn này rất khó tính vì phân bón cho cây trồng xen thanh long cũng đã sử dụng được một phần.

Giai đoạn kinh doanh. Năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau:

Phân chuồng : 15 – 50 kg; Phân lân (Super lân) : 0,5 kg; Urê :  0,5 kg; NPK (16-16-8) : 1,5 kg; KCl : 0,5 kg; Chia phân ra làm 3 lần:

Lần thứ 1 sau khi tỉa cành (tháng 10 – 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê. Mụe đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.

– Lần thứ 2 cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2.

– Lần thứ 3 vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.

Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 – 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun Mymix hoặc HVP,…

4.7.2. Bón phân cho các vườn thanh long được xử lý ra hoa bằng đèn

Do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượng phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Qua khảo sát 30 vườn có xử lý thanh long ra hoa bằng đèn Phan Văn Thu (14) đã đúc kết tổng lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ như sau:

– Phân chuồng hoai: từ 15 kg đến 50 kg.

– Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15) từ 1 kg tới 3 kg tùy tuổi cây và sản lượng mà cây đã cho mùa trước.

– Phân KCl từ 0,1 kg tới 0,2 kg (bón lúc nuôi quả).

– Ngoài ra quan sát cây để bổ sung phân đạm (Urê) từ 0,1 kg tới 0,2 kg (lúc ra chồi) và 0,1 kg tới 0,2 kg Super lân (trước lúc thắp đèn), phun kích phát tố Thiên Nông, Gibberelin và phân vi lượng.

40% số vườn được phỏng vấn có xử lý đèn cho ra quả trái vụ đã bón phân định kỳ 15 – 20 ngày một lần; 24% bón định kỳ 1 tháng/lần theo nhịp độ thắp đèn. Sự chia phân bón làm nhiều lần sẽ làm phân ít bị rửa trôi, cây sứ dụng hữu hiệu hơn… nhưng tốn nhiều công hơn.

4.8. Tưới nước

Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:

– Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.

– Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.

– Quả bé.

Tại Bình Thuận việc tưới nước bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5. Tùy theo ẩm độ đất… mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 – 7 ngày/lần. Qua phỏng vấn ở Bình Thuận 100% số hộ trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên.

4.9. Tỉa cành

Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có ba loại cắt tỉa:

4.9.1. Tỉa đau: Thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt cùng một lúc tất cả các cành già, các cành ốm yếu, khuyết tật, nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.

Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công. Khuyết điểm: Qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.

4.9.2. Tỉa lựa. Lựa các cành cần tỉa rồi dùng liềm cán dài giựt đứt khỏi cây. Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây. Khuyết điểm: Tốn công.

4.9.3. Tỉa sửa cành: Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu). Yêu cầu:

– Chỉ giữ lại 1 – 3 cành con/cành mẹ.

– Các cành con trên cành mẹ xa nhau, phân bố đều để tránh tán lệch.

– Giữ lại các cành mập, khỏe.

– Tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.

Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bàng thắp đèn.

4.10. Làm cỏ: Trước mỗi đợt bón phân. 70% số hộ phỏng vấn làm cỏ thủ công, 30% còn lại dùng thuốc trừ cỏ. Trên đất phèn nơi đất ẩm thường xuyên, có rất nhiều loại cỏ có căn hành rất khó trị như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ Paspalum… vì vậy muốn bớt cỏ cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm…

4.11. Tủ gốc: Vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước tưới. Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa… để tủ. Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn bộ liếp. Trong dài hạn ở những vùng có cỏ nhiều, giá nhân công đắt nên áp dụng phủ bạt như ngành trồng dưa hấu và trồng thơm đã làm.

4.12. Xử lý ra hoa: Đã có một số thí nghiệm cảm ứng thanh long ra hoa bằng hóa chất (KNO3 và một số chất khác) bước đầu đã có kết quả. Hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 – 1,5 tháng. Tuy nhiên, chưa đạt được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác. Thanh long có quả sớm giá bán cao gấp 5 – 8 lần so với giá lúc rộ. Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ. Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây ngày dài, dùng ánh sáng đèn để cắt đêm dài. Đã có một số điều tra và thí nghiệm về vấn đề này. Kết quả điều tra và thí nghiệm được tóm tắt như sau:

1. Nguồn điện thắp sáng: có thể sử dụng lưới điện quốc gia, hoặc máy phát điện riêng. Dùng điện thuộc lưới điện quốc gia có một số bấp bênh như điện áp không ổn định, đôi lúc bị cúp điện làm hỏng kế hoạch, vì muốn cắt đêm dài cần phải thắp sáng liên tục một số giờ nhất định nào đó.

2. Loại bóng đèn và công suất: dùng bóng đèn tròn, từ 75 tới 100 watt, hiện nay đa số các vườn dùng bóng 75 watt. Dùng đèn ống hiệu quả kém hơn vì cây hấp thu ánh sáng đỏ (red light) và đỏ xa (far red light) (G.R. Noggle và G. J. Fritz). Dùng bóng 60 watt không đủ độ sáng, số quả ra ít. Dùng bóng 200 watt số quả không tăng hơn bao nhiêu mà lại tốn điện.

Bảng 7: Công suất bóng đèn và năng suất thanh long

Công suất        Số vườn áp dụng trong mẫu điều tra  (%) số vườn    Năng suất kg/trụ/lứa

60 watt            3          10        6,4

75 watt            18        60        7,3

75 + 100 watt  9          30        7,4

Cộng   30        100     

Nguồn: Phan Văn Thu, Luận văn Tốt Nghiệp, ĐHNL, 1999.

3. Cách treo bóng: Bóng được treo giữa 2 trụ làm thành hàng, cách mặt đất từ 0,7 m tới 1,2 m. Nên câu điện để có thể thắp sáng luân phiên cho các phía của cây được hưởng ánh sáng đồng đều. Cũng có một số vườn câu một bóng điện ở giữa mỗi 4 trụ.

4. Thời gian thắp sáng: Trương Thị Đẹp (1998) đã sử dụng bóng đèn 100 watt để thắp sáng cho thanh long tác giả đã kết luận thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 – 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Qua điều tra trên diện rộng của Phan Văn Thu và thí nghiệm của Đỗ Văn Bảo (1999) tại Hàm Thuận Nam và Phan Thiết thì trong 97 lần thắp sáng bằng đèn của các vườn được điều tra đã có đến 85% số vườn phải thắp đèn từ 8 đến 10 giờ/đêm và liên tục từ 15 đến 20 đêm tùy theo mùa, lúc ngày ngắn thì phải thắp nhiều đêm hơn lúc ngày tương đối dài hơn. Các vườn này đã đạt được bình quân 13,3 kg quả/trụ/lứa thắp đèn. Vào tháng hai một số vườn đã chỉ thắp có 7 giờ/đêm và kéo dài chỉ từ 10 tới 12 đêm. Nhưng nếu xử lý đèn liên tục, mỗi tháng xử lý một lần thì năng suất sẽ thấp và bất ổn, 5 lần xử lý liên tục trong các tháng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ. Như vậy cần chú trọng nghiên cứu sự bón phân, nhịp độ xử lý để có hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí điện.

Sau 4 – 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Nó cần khoảng 20 – 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày/ để quả phát triển. Như vậy từ khi ra nụ tới khi thu hoạch mất độ 50 – 52 ngày. Khoảng thời gian này dài ngắn chút ít tùy vào điều kiện khí hậu nơi trồng. Đối với một số loài cây thuộc họ xương rồng, có loài phải mất tới 150 ngày để quả phát triển (23). Như vậy thời gian nuôi quả của thanh long ở nước ta khá ngắn.

5. BẢO VỆ THỰC VẬT

Nhìn chung thanh long tương đối ít bị sâu bệnh phá hoại như nhiều cây ăn quả khác.

5.1. Côn trùng

5.1.1. Kiến: Cắn, đục khoét làm hư hom giống và các cành thanh long non, cắn mất tai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái, đây là loại côn trùng dễ phòng trừ.

Để phòng trị dùng Basudin (Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đều với cát 2/1000 rải đều quanh gốc hoặc những nơi làm tổ. Khi tấn công vào các ổ kiến thì dùng Bi 58, Diazinon. ..

5.1.2. Bọ xít. Hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng hại bằng cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu. Việc phòng trừ dùng Trebon, Applaud Mipc, Bassa… nồng độ 0,2%. Phun lên khu vườn có bọ xít xuất hiện.

5.1.3. Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis): là đối tượng nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Trưởng thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa phần thịt quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, không xuất vườn được. Là đối tượng mới xuất hiện trên thanh long nhưng ruồi trái cây đã phá rất nhiều loại quả ở nước ta, năm 1995 thị trường Nhật đã tạm đóng cửa vì họ cho ràng có dấu hiệu của ruồi trái cây, vì thế cần chú ý phòng trừ. Đề nghị nên đưa qui trình phòng trừ ruồi vàng ở ngành trồng cam quít vào đây, trong đó việc vệ sinh đồng ruộng như thu dọn và hủy các quả rụng, rải thuốc diệt nhộng dưới đất, đặt bả có chứa chất dẫn dụ trích từ cây é tía trộn với thuốc trừ sâu để diệt ruồi. Hiện nay các thuốc như Ruvacon 90L và Vizubon D đã có chứa sẵn chất dẫn dụ là Metyl eugenol 75% nên tiện cho nhà vườn hơn.

5.2. Bệnh

5.2.1. Bệnh thối đầu cành: Ngọn cành thanh long chuyển màu vàng, rồi mềm, sau đó thối. Cây tăng trưởng chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh hay xảy ra vào cuối mùa nắng. Bệnh xảy ra không những trên đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao nữa. Nguyên nhân chính là do nấm Alternaria sp. gây ra. Trị bằng cách phun Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.

5.2.2. Bệnh đốm nâu trên cành: Thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt của màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Có nhiều vết acervulus tròn đen năm rải rác. Tác nhân là nấm Gloeosporium agaves. Thuộc họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconialea, Lớp Deuteromycetes.

5.2.3. Bệnh nám cành: Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Tác nhân là nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp. Họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconiales, Lớp Deuteromycetes. Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh thanh long là vệ sinh đồng ruộng, chống úng và chống hạn cho cây. Khi tới mức độ phải trị thì dùng thuốc Rovral, hoặc Anvil 5sc (30 – 100 g a.i./ha) phối hợp với Topas (10 – 50 g a.i./ha). Ngoài sâu bệnh kể trên thanh long còn bị dơi, chim, chuột phá hoại quả nữa.

5.3. Các hiện tượng sinh lý

5.3.1. Hiện tượng rụng nụ: Xuất hiện khi số nụ trên cành nhiều. Sau khi nụ xuất hiện 5 – 7 ngày thì nụ không phát triển nữa, vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10% đến 20%. Cây tự quân bình sinh lý để nuôi quả còn lại trên cây. Để hạn chế sự rụng quả sinh lý cần bón phân tưới nước đầy đủ và quân bình.

5.3.2. Hiện tượng nứt vỏ trái: Do thời tiết, trời hạn ở giai đoạn vỏ quả phát triển, sau đó mưa nhiều hoặc tưới nhiều vào lúc ruột qua phát triển nên quả nứt. Mặt khác do nhà vườn treo quả lâu đợi dịp có giá mới bán. Để hạn chế nên kiểm soát độ ẩm đất, không để vườn khô hạn trong thời kỳ cây nuôi quả.

6. THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ NĂNG SUẤT

6.1. Thu hoạch

Sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì dùng liềm hay dao cắt. Khi cắt công nhân đi dọc theo hàng, lựa quả đúng tiêu chuẩn cắt rồi xếp vào một cái gùi. Khi đầy gùi thì chuyển ra đầu hàng người khác cho vào cần xé xếp theo từng lớp có lót giấy, rơm hoặc lá chuối, sau đó vận chuyển đến nơi thu mua.

Tiêu chuẩn trái xuất khẩu (1994):

•           – Chuy- Chuyển màu đỏ được 2 – 3 ngày, tối đ

•           – Ngo- Ngoại hình đẹp, vỏ không bị trầy sướ

•           – Các tai lá trên qu- Các tai lá trên quả còn xanh tươi và không bị

•           – Không có v- Không có vết chích của côn trùng. không có vết bệ

•           – Cu- Cuố

Không có bất cứ tồn dư thuốc hóa học nào trên ngưỡng cho phép để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trái tiêu thụ trong nước:

Thường được thu hái trễ hơn nên quả nặng, to hơn, và ngọt hơn thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Việc thu hoạch tiến hành giống như khi thu xuất khẩu nhưng không cần xử lý đóng thùng, chỉ cho vào cần xé, may miệng lại rồi chở đến nơi tiêu thụ.

6.2. Sơ chế xuất khẩu

– Phân loại quả theo trọng lượng, có thể sử dụng thang phân loại do Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch dự thảo theo đó quả thanh long được phân làm 4 loại: loại l trên 500 g, loại 2 từ 380 g đến 500 g, loại 3 từ 300 g đến 380 g và loại 4 nhỏ hơn 300 g. Theo cách phân loại này thì các loại quả từ hạng 3 trở lên đều có thể xuất khẩu được.

– Xử lý trừ nấm: quả được xếp ra sàn tối đa là 5 lớp, không nên chất đống, sau đó quả được xử lý bằng cách nhúng quả vào thau đựng nước thuốc trừ nấm (chẳng hạn Topsin M . . .), xếp quả qua một bên, quạt gió cho khô tối thiểu 15 phút, rồi đóng thùng.

– Đóng thùng: thùng carton đựng thanh long có kích thước 46 ( 31 ( 13 cm, làm bằng giấy carton gồm 3 lớp dày 5 mm, thùng có 10 lỗ thông gió kích thước 2,5 cm ( 4 cm, bố trí đối xứng. Bên trong thùng có vách ngăn cho từng quả một. Trọng lượng thùng là 750 g. Quả được bọc bằng bao PE có 10 lỗ thông gió đường kính là 5mm hay tết hơn nên bọc bằng lưới Polystiren, như vậy sẽ tránh được trầy sướt khi chuyên chở. Trọng lượng tịnh (quả) là 5 – 5,2 kg.

Tồn trữ, chuyên chở: do quả thanh long dễ hư, khi xuất khẩu cần chuyên chở nhanh bằng tàu lạnh.

Hễ xuất khẩu ít thì có thể chở băng máy bay, giữ ở nhiệt độ mát trong máy bay. Khi chuyên chở xa bằng tàu thì các thùng thanh long phải làm lạnh trước ở nhiệt độ 80C Sau đó cho vào container giữ ở nhiệt độ 50C, ẩm độ không khí từ 85% đến 90%, có ván lót để bảo đảm thông gió.

Thị trường tiêu thụ hiện nay là Taiwan, Singapore, Hongkong, Nhật Bản,… và vài nước Âu châu mua với số lượng ít.

Vườn chăm sóc tốt có khoảng 70 – 80% số trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá xuất khẩu gấp độ 1,5 lần giá nội địa.

6.3. Năng suất

Sau một năm trồng thì thanh long bắt đầu cho trái bói, các năm thứ 3, 4, 5 là những năm có năng suất cao. Từ năm thứ 6 trở đi năng suất bắt đầu giảm từ từ. Một cách tổng quát trong điều kiện thanh long ra hoa tự nhiên, năm thứ l năng suất độ 3 kg quả/trụ, năm thứ 2: 10 – 15 kg/trụ, năm thứ 3: 30 kg/trụ, năm thứ tư 40 – 45 kg/trụ, sau đó giảm từ từ tới năm thứ 12 còn độ 20 – 25 kg/trụ. Việc chăm bón tốt, thời tiết thuận lợi sẽ làm năng suất cao và ổn định nhiều năm.

THANH LONG

 I.  GIÚP THANH LONG RA HOA VỤ NGHỊCH:

 Phun sương thuốc đều bộ lá 2 lần. Pha 15 g chúng tôi + 35 ml RA HOA C.A.T(2 nắp lưng ) / 8 lít, phun cụ thể:.lần1- trước khi thắp đèn 1-2 ngày..lần 2 – sau lần nhất 7 ngày.

 Công dụng:

 -Thúc thanh long ra hoa đồng loạt và sớm hơn.

 -Tăng khả năng ra hoa, giúp thanh long hấp thụ ánh sáng nhiều, giảm thời gian và chi phí thắp đèn.

 -Tăng số hoa và trái cho thanh long.

II. NUÔI TRÁI:

  Khi lặt râu xong, pha 35 ml DƯỠNG TRÁI / 8 lít phun sương đều cả cây, 7 ngày

  sau phun thêm 1-2 lần nữa.

 Công dụng:

 -Làm trái to, chắc ruột, cân nặng và ngon ngọt.

 -Giúp vỏ trái khi chín có màu đỏ đều, bóng đẹp, tai trái dài, xanh, cứng.

 -Tăng sản lượng, hương vị thanh long, tăng tỷ lệ trái loại 1.

III. CÂY MỚI TRỒNG & CÂY SAU THU HOẠCH:

 Phun định kỳ chúng tôi 15 g / 8 lít lên bộ lá và cả phần thân rễ cây theo chu kỳ 10-

15 ngày / lần.

 Công dụng:

 -Giúp cây con lớn nhanh, mau cho trái.

 -Thúc đẩy bộ rễ phát triển tốt, cây kháng bệnh mạnh.

 -Giúp hồi phục nhanh & chuẩn bị tốt cho vụ sau.

Số lần xem trang : 6

Nhập ngày : 02-04-2008

Điều chỉnh lần cuối :

 In trang này

 Lên đầu trang

 Gởi ý kiến

   CÂY THANH LONG

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Trung Tâm Tin Học ứng Dụng – ĐHNL 2007

Số lần xem trang: 12158Điều chỉnh lần cuối:

Chủ Động Phòng Và Chống ‘Lợi Ích Nhóm’

Việc nhân danh tổ chức, tập thể và lợi dụng chức quyền để móc nối, liên kết, mưu lợi cho mình, người thân, cùng phe cánh, làm hại đến lợi ích Nhà nước, tập thể, “gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”(6) của những kẻ đã thoái hóa, biến chất dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức Đảng, làm giảm lòng tin của quần chúng với Đảng.

Về vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, “lợi ích nhóm” ban đầu chỉ đơn giản là lợi ích cục bộ, móc ngoặc với nhau theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”, chung nhau làm ăn, đôi bên cùng có lợi. Nhưng rồi, cùng với thời gian, lợi ích cục bộ đó bây giờ không chỉ dừng lại ở quan hệ giữa hai bên, hai người mà đã thành “sự ăn cánh”, “đường dây” của một nhóm người mưu lợi ích riêng, làm hại lợi ích chung(7).

Cụ thể và chi tiết hơn, theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” (Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII), “lợi ích nhóm”: 1) Diễn ra trong quá trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách về kinh tế – xã hội như quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; trong đầu tư công, quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. 2) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…3) Càng về cuối nhiệm kỳ, những người thuộc “nhóm lợi ích” thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình, nhóm mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích…

Tất cả những những biểu hiện này đều “tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên các phạm vi khác nhau”(8), làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, gây suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội và làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đồng thời, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, “lợi ích nhóm” cũng làm cho sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nhanh hơn; trong đó, lối sống trung thực, chính trực bị lối sống thực dụng “nịnh trên nẹt dưới”, chạy theo đồng tiền, sử dụng đồng tiền trong các mối quan hệ để mua bán, đổi chác quyền lợi và danh vọng ngày càng lấn át. Tệ hối lộ, lại quả, “tham nhũng vặt” đã trở nên quen thuộc và xa hơn nữa là những phi vụ làm ăn mờ ám, béo bở, những đường dây chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch lan rộng đã thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đi liền cùng đó, “lợi ích nhóm” đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sống thiếu lý tưởng, hoài nghi vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, thậm chí thờ ơ, bàng quan trước những thay đổi về đời sống chính trị thế giới và trong nước, vô cảm trước tâm tư, nguyện vọng, đòi hỏi bức xúc của nhân dân; xuyên tạc, phủ nhận, đòi xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; dẫn đến nhiều địa phương, nhiều cấp ủy không thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, làm trái với nguyên tắc, Điều lệ, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hình thành bè cánh, phe phái trong Đảng, phá vỡ sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, làm suy giảm năng lực lãnh đạo và chiến đấu của tổ chức Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG “LỢI ÍCH NHÓM” ĐỂ ĐẢNG TRONG SẠCH VỮNG MẠNH

Trong những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; trong đó có phòng, chống và ngăn chặn “lợi ích nhóm” đã được đẩy mạnh. Từ Trung ương đến địa phương, việc nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị 05) đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên. Thông qua đó, việc rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã đạt được những kết quả tích cực.

Để đẩy mạnh thực hiện xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là phòng và chống “lợi ích nhóm”/”nhóm lợi ích” trước thềm đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện là:

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu các cơ quan ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương về tác động và hệ lụy của “lợi ích nhóm” đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng người, từng cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành và lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, quy định, quyết định của Đảng, Nhà nước, Quốc hội…

Tiếp tục gắn thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII với Chỉ thị 05, với Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền và các Quy định số 55-QĐ/TW, Quy định số 08-QĐi/TW về vấn đề nêu gương, để phòng và chống các biểu hiện suy thoái với cơ chế kiểm tra, giám sát người đứng đầu rõ ràng, rành mạch, đúng quy định của Đảng và “kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm”(9).

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ tâm – tầm – tài; trong đó, chú trọng từ khâu tuyển chọn, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cán bộ công khai, minh bạch để khắc phục triệt để “lợi ích nhóm” và vấn nạn chạy chức, chạy quyền. Các cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ cần thực hiện đúng và tốt về thẩm quyền, chức năng tham mưu trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chế độ của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ; thực hiện nghiêm túc quy chuẩn, quy trình bổ nhiệm cán bộ và kịp thời đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, “lợi ích nhóm” để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết số 26- NQTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Ba là, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; tăng cường công tác quản lý, giám sát và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng trong mọi mặt công tác, gương mẫu giữa “nói đi đôi với làm” để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, thông qua việc tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp gắn với thực hiện tốt học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để đẩy mạnh đấu tranh, phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện bè phái, cánh hẩu, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, tham ô, tham nhũng, “lợi ích nhóm”.

Bốn là, phát huy vai trò thông tin, định hướng của các cơ quan truyền thông để đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với và học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và nhân dân trong thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân trong giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên hướng về cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát; đồng thời, mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp, coi đó là cơ sở để nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, thiết thực phòng, chống và ngăn chặn “lợi ích nhóm” trong Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị./.

(1) Nguyễn Văn Mạnh: Một số ý kiến về “lợi ích nhóm” ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi ngày 1-8-2013. (2), (3), (4), (5), (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2011, t.5, tr.296, 88, 87-88, 318, 321. (7) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2017, tr.90-91. (8) Thực trạng, xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2015, tr.42. (9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.202.

TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN – ThS. VŨ THỊ KIM YẾN/Tạp chí Tuyên giáo

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghiên Cứu Về Công Nghệ Chống Ồn Chủ Động – Active Noise Cancelling trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!