Cập nhật nội dung chi tiết về Mục Đích Tồn Tại Của Doanh Nghiệp Là Gì: Các Ông Lớn, Cổ Đông Hay Lợi Ích Của Toàn Xã Hội? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên khắp các nước phương Tây, chủ nghĩa tư bản đang ở rơi vào cảnh không còn hoạt động trơn tru như đã từng. Việc làm không thiếu, nhưng tăng trưởng thì ì ạch, chênh lệch giàu nghèo quá cao và môi trường đang bị tàn phá. Bạn có thể kỳ vọng rằng các chính phủ sẽ tung ra cải cách để đối phó với những vấn đề này, nhưng ở nhiều nơi nền chính trị đang bị mắc kẹt hoặc quá bất ổn. Vậy thì, ai sẽ đứng ra đảm nhiệm trọng trách?
Ngày càng có nhiều người cho rằng câu trả lời nằm ở các doanh nghiệp lớn, hãy kêu gọi họ đứng ra sửa chữa các vấn đề kinh tế xã hội. Kể cả những chủ doanh nghiệp Mỹ vốn nổi tiếng là chỉ chạy theo đồng tiền cũng đang tỏ ra đồng tình. Hồi trung tuần tháng 8, hơn 180 chủ doanh nghiệp Mỹ, trong đó có Walmart và JpMorgan Chase, đã phá vỡ luật lệ bất thành văn được duy trì hơn 3 thập kỷ qua để đứng ra cam kết rằng mục đích tồn tại của doanh nghiệp không còn là phục vụ các chủ sở hữu như trước mà còn là phục vụ người tiêu dùng, nhân viên, các nhà cung ứng của họ và cả cộng đồng.
Thành thật mà nói thì đằng sau những tuyên bố này đều là những toan tính khéo léo của các CEO. Họ dự định sẽ có thể ngăn chặn trước các cuộc tấn công mà phe cánh tả trong đảng Dân chủ có thể nhằm vào các doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch này cũng là một phần của làn sóng thay đổi thái độ đối với giới doanh nghiệp đang rộ lên ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Thế hệ trẻ ngày nay muốn làm việc cho các công ty đứng lên tìm lời giải cho những câu hỏi về đạo đức và chính trị. Các chính trị gia dù thuộc đảng phái nào cũng đều muốn các doanh nghiệp mang việc làm và dòng vốn đầu tư trở về quê nhà.
Thế nhưng theo Economist, làn sóng mới có thể đem lại nhiều tác hại hơn là lợi ích. Làn sóng này có nguy cơ làm hỏng nhóm các CEO không có trách nhiệm và cũng không có lẽ sống rõ ràng, đồng thời cũng đe dọa đến sự thịnh vượng trong dài hạn – điều kiện tiên quyết để chủ nghĩa tư bản thành công.
Kể từ thế kỷ 19, khi các doanh nghiệp Anh và Pháp được định nghĩa là có trách nhiệm hữu hạn, đã có rất nhiều tranh luận xung quanh chuyện xã hội có thể trông chờ gì ở các doanh nghiệp. Trong những năm 1950 và 1960, Mỹ và châu Âu thử nghiệm mô hình chủ nghĩa tư bản thiên về quản lý, tức là các công ty lớn sẽ phối hợp với chính phủ và công đoàn, đóng vai trò đảm bảo công ăn việc làm cũng như phúc lợi cho người lao động. Tuy nhiên sau thời kỳ kinh tế ì trệ trong những năm 1970, giá trị cổ đông lên ngôi, khiến các công ty đặt mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa tài sản của cổ đông và đồng nghĩa với tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Sức mạnh của công đoàn suy giảm, và giá trị đem lại cho cổ đông thắng thế trên khắp thế giới, từ Mỹ cho tới châu Âu và Nhật Bản.
Mô hình này đang bị chỉ trích. Đã có nhiều lời than phiền về sự xuống cấp trong đạo đức kinh doanh, từ chuyện các lãnh đạo ngân hàng đòi hỏi các khoản thưởng khổng lồ nhưng lại nhận được những gói cứu trợ khi gặp khủng hoảng do chính lỗi lầm mà họ gây ra cho đến những công ty dược bất chấp lợi nhuận để bán thuốc gây nghiện. Tuy nhiên, than phiền lớn nhất là câu chuyện đặt lợi ích cổ đông lên hàng đầu sẽ gây ra những kết quả xấu. Những công ty niêm yết trở thành tội đồ với rất nhiều lỗi lầm, từ việc quá ham hố lợi nhuận trong ngắn hạn đến bóc lột nhân viên, gây ra ô nhiễm môi trường trong khi không tạo được nhiều lợi ích cho xã hội.
Không phải tất cả những lời chỉ trích này đều đúng. Theo tỷ lệ đầu tư/GDP thì các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ, thậm chí cao hơn cả thời kỳ hoàng kim những năm 1960. TTCK cũng tăng điểm nhờ những triển vọng về lợi nhuận trong dài hạn, với cổ phiếu của các doanh nghiệp có tầm nhìn xa trông rộng như Amazon và Netflix bay cao.
Tuy nhiên, cũng có những lời chỉ trích hoàn toàn chính xác. Trên thực tế phần người lao động được hưởng trong giá trị mà công ty tạo ra bị giảm xuống, người tiêu dùng được hưởng lợi ít và tính di động xã hội cũng giảm.
Một số chính trị giá còn kỳ vọng nhiều hơn thế. Nghị sĩ Elizabeth Warren của đảng Dân chủ muốn các doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động nếu như bị phát hiện lạm dụng lợi ích của nhân viên, người tiêu dùng hay của cộng đồng. Tất cả những điều này là tiền đề cho 1 hệ thống mà trong đó các doanh nghiệp lớn sẽ thiết lập và theo đuổi các mục tiêu xã hội rộng lớn hơn chứ không phải là đi theo những góc nhìn hạn hẹp phục vụ lợi ích của riêng họ.
Điều này nghe có vẻ tốt đẹp, nhưng phạm phải 2 điều quan trọng của chủ nghĩa tư bản: thiếu tính trách nhiệm và thiếu động lực. Cho đến nay các CEO vẫn chưa nhận thức rõ xã hội muốn gì từ công ty của họ. Khả năng cao là các chính trị gia, các nhóm vận động và các CEO sẽ tự quyết định điều này – chứ không phải những người dân bình thường.
Hơn nữa, trong 1 hệ thống có động lực rõ ràng, ít nhất các doanh nghiệp luôn đi tìm lợi ích cho cổ đông. Một số ngành lạc hậu cần phải thu hẹp để phân bổ lại nguồn vốn và nhân lực để tạo điều kiện phát triển những ngành mới tân tiến hơn. Trong khi đó, nếu nghiêm túc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, các ông lớn dầu mỏ sẽ phải cắt giảm một lượng lớn việc làm. Những fan hâm mộ của các doanh nghiệp lớn trong thời kỳ 1960 thường quên mất rằng AT&T từng vắt kiệt người tiêu dùng và General Motors làm ra những chiếc xe ô tô cũ kỹ thiếu an toàn. Nhưng cả hai đều được vinh danh là hữu ích cho xã hội vì họ thực hiện tốt những mục tiêu xã hội rộng lớn hơn như cung cấp việc làm cả đời hay đóng góp cho kinh tế của Detroit.
Con đường để làm cho chủ nghĩa tư bản có thể đem đến lợi ích cho tất cả mọi người là phải củng cố cả hai yếu tố trên. Điều này đòi hỏi mục đích tồn tại của doanh nghiệp phải được xác định bởi chính những người chủ của nó, chứ không phải các giám đốc được thuê về để quản lý hay các nhà vận động. Một số người có thể quá coi trọng các mục tiêu ngắn hạn và kết quả kinh doanh hàng quý. Tuy nhiên, hầu hết đều sẽ lựa chọn tối đa hóa các giá trị dài hạn.
Một cách để các công ty có trách nhiệm hơn là hãy mở rộng số lượng chủ sở hữu. Hiện tỷ lệ hộ gia đình Mỹ có tham gia vào thị trường chứng khoán (trực tiếp hoặc thông qua các quỹ) chỉ là 50%. Hệ thống thuế cũng nên khuyến khích người dân sở hữu cổ phần nhiều hơn.
Một yếu tố khác quan trọng không kém là sự cạnh tranh. Cạnh tranh giúp giảm giá cả, tăng sản lượng, khiến các công ty không thể duy trì mức lợi nhuận cao bất thường trong một thời gian dài và khuyến khích họ chạy theo ý muốn của người tiêu dùng, của nhân viên và của các nhà quản lý vì lo sợ đối thủ sẽ vượt lên. Nhưng đáng buồn là kể từ những năm 1990 đến nay, quá trình thanh lọc đã khiến 2/3 số ngành ở Mỹ trở nên tập trung hơn. Trong khi đó nền kinh tế kỹ thuật số đang hướng tới sự độc quyền với sự thống trị của những ông lớn.
Tất nhiên một nền kinh tế muốn khỏe mạnh và có tính cạnh tranh cao thì bắt buộc phải có 1 chính phủ hoạt động hiệu quả – để thực thi luật chống độc quyền, để loại bỏ chủ nghĩa tư bản thân hữu và các cuộc vận động hành lang, để đương đầu với biến đổi khí hậu. Điều này chưa có trên thực tế nhưng để các CEO đứng ra làm thay không phải là lựa chọn khôn ngoan.
Theo Thu Hương
Trách Nhiệm Xã Hội Là Gì? 8 Lợi Ích Khi Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Doanh Nghiệp.
Trách nhiệm xã hội là gì?
“Trách nhiệm xã hội là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.”
Trách nhiệm xã hội bao gồm những gì?
Trách nhiệm xã hội thường bao gồm: Bảo vệ môi trường; Đóng góp cho cộng đồng xã hội; Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; Quan hệ tốt với người lao động; Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp.
Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?
Ngày nay, bất kỳ tổ chức kinh tế thế giới hoặc xuất khẩu sản phẩm đều phải tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội: Bảo vệ môi trường, sản phẩm là an toàn đối với người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng và đảm bảo lợi ích cho người lao động,… Doanh nghiệp càng thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào gia tăng năng suất, doanh thu, lợi nhuận mà không thực hiện trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp sẽ có thể đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật vì các tiêu chí trên đều được quy định trong pháp luật.
Tuy nhiên, đôi khi sự trừng phạt lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là việc bị người tiêu dùng và cộng đồng “quay lưng”, thái độ “tiêu cực” thậm chí là “tẩy chay”. Và ngày nay, khủng hoảng truyền thông và xử lý khủng hoảng cho doanh nghiệp đã trở thành một bài toán khó khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng làm tốt hơn để đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp bạn.
Do đó, việc giữ gìn hình ảnh trước công chúng nói chung và khách hàng nói riêng chính là nhiệm vụ hàng đầu của trách nhiệm xã hội.
Ngoài ra, trách nhiệm xã hội cũng giúp gia tăng lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp: Xét về mặt ngắn hạn, trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với bài toán chi phí khi thực hiện trách nhiệm xã hội: Hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, máy móc hiện đại để gia tăng năng suất và chất lượng, trang phục bảo hộ chuẩn để bảo vệ người lao động,…
Tuy nhiên, xét về dài hạn, những hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả gia tăng đáng kể về lợi nhuận bởi xây dựng được thương hiệu, lòng tin và sự trung thành đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dễ dàng đưa sản phẩm của mình ra quốc tế vì tuân thủ theo các quy chuẩn về trách nhiệm xã hội.
Như vậy, trách nhiệm xã hội nhìn chung sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
Trách nhiệm xã hội và việc phát triển bền vững của doanh nghiệp:
Thể hiện tốt đạo đức kinh doanh.
Quản lý tốt và giảm thiểu các rủi ro kinh doanh.
Thu hút nhà đầu tư dài hạn và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới; Củng cố quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp; củng cố vị trí và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Tuân thủ tốt các quy định của pháp luật và các tổ chức kinh tế quốc tế.
Cải tiến khoa học, kỹ thuật, gia tăng năng suất, chất lượng
Tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu trong dài hạn.
Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Rõ ràng hàng hóa Việt Nam khó có thể cạnh tranh về giá cả hay số lượng với Trung Quốc, vậy con đường nào có thể giúp các doanh nghiệp nội địa có được lợi thế trong cuộc chiến đầy khó khăn trên thương trường này? CSR có thể là câu trả lời nếu doanh nghiệp thực sự hiểu ý nghĩa và biến CSR thành văn hóa, nếp suy nghĩ và phương pháp làm việc.
Đã qua rồi thời kỳ khi doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng giá cả hay sự khác biệt về sản phẩm. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) đang dần trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với doanh nghiệp. Người ta nhắc tới CSR không chỉ là “điều đúng đắn cần làm” mà còn là “điều khôn ngoan nên làm”.
Kể từ khi chuyên đề “Trách nhiệm xã hội của những nhà kinh doanh” của Bowen (1953) được công bố 50 năm trước, các nhà nghiên cứu và những người làm kinh doanh đã và đang kêu gọi doanh nghiệp hãy hành động có trách nhiệm với xã hội, bởi vì “không còn nghi ngờ gì nữa, nguyên tắc xử thế của ngày hôm nay có thể là luật định của ngày hôm sau” (Gaski, 1999).
Các Doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC); thực tế, một số Doanh nghiệp Việt Nam đã làm được như vậy. Tuy nhiên những Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ này vẫn có thể có được những lợi ích cụ thể trong kinh doanh nếu tự nguyện áp dụng những tiêu chuẩn về CSR.
CSR ở Việt Nam
Khái niệm CSR còn tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm: 1) Nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế; 2) Năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ CoC; 3) Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các DNNVV); 4) Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa quy định của CSR và Bộ luật Lao động; 5) Những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các CoC.3 Trong những điều kiện khó khăn như vậy, các DNNVV có nên quan tâm đến CSR không và vì sao? Câu trả lời là nên! Bởi lẽ những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những Doanh nghiệp không tuân thủ CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.
Lợi ích của hoạt động CSR trong doanh nghiệp
Tục ngữ Trung Hoa có câu: “Cho người một con cá, bạn nuôi người đó một ngày. Dạy người đó câu cá, bạn nuôi sống anh ta một đời “. Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà CSR có thể đem lại là các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR. Tuy nhiên chi phí để áp dụng chương trình CSR có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Những người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽ có mục tiêu hoạt động không chỉ giới hạn bởi lợi nhuận. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nhân này tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn và đổi ngược lại, doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn.
Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Giảm chi phí và tăng năng suất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một Doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
Tăng doanh thu: Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn. Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%.
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty: CSR có thể giúp Doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp Doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các Doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
Grupo M, một công ty dệt cỡ lớn ở Cộng hoà Đô – mi – ních, đã tổ chức đưa đón công nhân, có trung tâm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân và gia đình họ, tổ chức đào tạo công nhân và trả lương gấp đôi mức lương tối thiểu do quốc gia này quy định. Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của công ty, không lo lắng nhiều về những chi phí này mà cho rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. Ông nói “Tất cả những gì chúng tôi dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho công ty – đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo.”
Ví dụ ở Việt Nam Trong mấy năm gần đây, chủ yếu do yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài, một số Doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các chương trình CSR. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 Doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các Doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
5 Lợi Ích Của Mạng Xã Hội Đối Với Doanh Nghiệp 2022
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sức mạnh và độ phủ sóng của mạng xã hội trong cuộc sống cũng như kinh doanh. Thực tế cho thấy, lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn, vì nó không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn dễ dàng tối ưu hóa được những mục tiêu.
Trước đây, khi mạng xã hội chưa ra đời, các doanh nghiệp thường phải chi một khoảng tiền khá lớn để tổ chức các buổi sự kiện nhằm tìm ra khách hàng tiềm năng. Điều này đã khiến nhiều công ty khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để định vị đúng đối tượng khách hàng mà mình cần hướng đến.
Tuy nhiên, từ khi mạng xã hội xuất hiện, những lợi ích của mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ lên người dùng lẫn doanh nghiêp. Ngoài ra, nó còn giúp thay đổi bất cập trên bằng cách:
Cho phép các doanh nghiệp tiếp xúc với các khách hàng mục tiêu thông qua hình thức trực tuyến ảo.
Thay đổi cách thức mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ.
Dễ dàng đo lường sự hiệu quả thông qua hình thức quảng bá trực tuyến.
Giúp các doanh nghiệp và khách hàng dễ dàng có được thông tin lẫn nhau mà không cần giao tiếp
1. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hiện diện ở mọi nơi
Lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp đó là tạo điều kiện cho họ có thể xuất hiện ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, trung bình hiện nay mỗi người có khoảng 8 tài khoản mạng xã hội. Vì thế, thương hiệu của bạn chỉ cần xuất hiện ở một vài nền tảng mạng xã hội (social media) cũng đã đủ để bạn tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Theo “Rule of Seven” (7 quy tắc chung), trung bình mỗi khách hàng cần phải tiếp nhận được thông điệp của nhãn hàng 7 lần trước khi quyết định mua hàng. Đến năm 2020, con số này đã chạm ngưỡng 5,000/mỗi ngày.
Chính vì vậy, lợi ích của mạng xã hội đem lại là vô cùng hiệu quả, giúp các doanh nghiệp không những tăng lượt tiếp cận, mà còn nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
35% các marketers nhận định rằng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đang là xu hướng và nên được ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, 81% các khách hàng sẽ rất cảm kích nếu như doanh nghiệp thấu hiểu được họ, biết được thời gian nào là thích hợp để bán hàng.
Một ví dụ điển đó là chatbot (tin nhắn tự động). Chatbot thường sẽ được đọc nhiều hơn so với các email thông thường: tỷ lệ mở mail trung bình là 24.79% so với tỷ lệ mở box chat là 70-80%.
Việc xuất hiện cùng với các tin nhắn đến từ bạn bè, gia đình, khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi hơn với tin nhắn đến từ doanh nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, Chatbot sẽ gây khó chịu nếu như robot trả lời tự động không giải đáp được thắc mắc của khách hàng nên hãy đảm bảo rằng luôn có người túc trực để trả lời câu hỏi khi cần thiết.
3. Tăng uy tín cho thương hiệu
Điều đầu tiên mà khách hàng thường làm trước khi mua hàng đó chính là kiểm tra trang xã hội của thương hiệu để xem những đánh giá, review về sản phẩm. Vì vậy, lượng tương tác của trang cũng góp phần lớn trong việc xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.
Nhờ vào lợi ích của mạng xã hội, các doanh nghiệp ngày nay có thể kiểm soát quản lý danh tiếng của mình. Khi có một khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ, các khách hàng tiềm năng khác có thể biết được cách bạn phản ứng với tình huống đó như thế nào.
Điều này rất quan trọng vì 30% người dùng sẽ nhìn nhận tích cực đối với các doanh nghiệp phản hồi lại với các đánh giá trực tuyến của họ.
Trong những năm trở lại đây, mạng xã hội còn được coi là nền tảng truyền miệng trực tuyến hữu hiệu nhất. Cụ thể, 71% các khách hàng cho rằng họ quyết định mua sản phẩm thông qua lời giới thiệu trên các nền tảng này. Lợi ích của mạng xã hội này giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao nhận diện thương hiệu, đồng thời, đẩy mạnh doanh số thông qua việc bán hàng.
5. Xây dựng lòng trung thành
Việc chia sẻ lại những bài đăng của khách hàng, mạng xã hội giúp bạn có được một lượng người theo dõi trung thành. Đồng thời, những khách hàng này còn được xem là những nhà lan tỏa sẽ giúp truyền bá thương hiệu của bạn một cách rộng rãi.
Nhờ lợi ích của mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu cuối cùng của mình đó là tạo nên sự trung thành đối với thương hiệu.
Vậy bạn nên bắt đầu từ đâu?
Có thể thấy, lợi ích của mạng xã hội đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn. Chính vì thế, hãy sử dụng các nền tảng mạng xã hội ngay để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn cũng như là tăng sự trung thành với thương hiệu.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Cập nhật kiến thức mới
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mục Đích Tồn Tại Của Doanh Nghiệp Là Gì: Các Ông Lớn, Cổ Đông Hay Lợi Ích Của Toàn Xã Hội? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!