Đề Xuất 3/2023 # Một Số Hệ Thống Đánh Lửa Trên Ô Tô # Top 9 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Một Số Hệ Thống Đánh Lửa Trên Ô Tô # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Hệ Thống Đánh Lửa Trên Ô Tô mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Hệ thống đánh lửa thường a. Sơ đồ cấu tạo.  

Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của Hệ thống đánh lửa thư­ờng  

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý của Hệ thống đánh lửa th­ường

1. ắc quy; 2. khóa điện; 3. điện trở phụ; 4. công tắc khởi động; 5. biến áp đánh lửa: (cuộn dây sơ cấp W1, cuộn dây thứ cấp W2); 6. bộ chia điện; 7. buji; 8. tụ điện; 9. cam điều khiển tiếp điểm; 10. cần tiếp điểm động; 11. cần tiếp điểm tĩnh  

b. Nguyên lý làm việc

Khi bật khóa điện (2), cam (9) ở vị trí thấp nhất, cặp tiếp điểm KK’ đóng:

ö Khởi động động cơ: Bật công tắc khởi động (4) có dòng điện qua cuộn dây W1 của biến áp đánh lửa đ­ợc nối tắt qua điện trở (3), dòng sơ cấp đi theo mạch: (+) ắc quy ® khóa điện (2) ® công tắc khởi động (4) ® cuộn sơ cấp W1 ® cần tiếp điểm (10) ® tiếp điểm KK’ ® “mát” ® (-) ắc quy. Dòng điện qua cuộn dây W1 tạo ra năng l­ợng điện tích trữ d­ới dạng từ tr­ờng trong biến áp đánh lửa (hình 3.

Khi cam (9) quay ở vị trí cao làm mở tiếp điểm KK’ dòng điện sơ cấp qua cuộn dây W1 bị ngắt, từ tr­ờng do dòng  sơ cấp gây nên trong biến áp đánh lửa bị mất đột ngột, do hiện t­ợng cảm ứng nên trong cuộn dây thứ cấp sinh ra một sức điện động cao áp, có hiệu điện thế từ 12.000V ¸ 24.000V. Điện cao áp này qua con quay chia điện và dây dẫn đến các buji đánh lửa (7) tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hòa khí trong xylanh theo thứ tự nổ của động cơ (hình 4).  

H×nh 3. Khi khëi ®éng ®éng c¬ (sù t¨ng tr­ëng dßng s¬ cÊp qua W1)  

H×nh 4. Khi khëi ®éng ®éng c¬ (t¹o ra hiÖu ®iÖn thÕ cao t¹i W2) Sau khi động cơ khởi động: Sau khi khởi động động cơ, công tắc (4) ngắt ra dòng sơ cấp lúc này sẽ đi qua điện trở phụ (3) theo mạch:  (+) ắc quy ® Khóa điện (2) ® điện trở phụ (3) ® W1 ® cần tiếp điểm (10) ® tiếp điểm KK’ ® “mát” ® (-) ắc quy. Dòng điện qua cuộn dây W1 tạo ra năng l­ợng điện tích trữ d­ới dạng từ tr­ờng trong biến áp đánh lửa (hình 5). Quá trình đánh lửa cho các xylanh tiếp theo đ­ợc diễn ra (hình 6).  

H×nh 5. Sau khi khëi ®éng ®éng c¬ (sù t¨ng tr­ëng dßng s¬ cÊp qua W1)  

H×nh 6. Sau khi khëi ®éng ®éng c¬ (t¹o ra hiÖu ®iÖn thÕ cao t¹i W2)  

2. Hệ thống đánh lửa trực tiếp

2.1. Khái quát về hệ thống đánh lửa trực tiếp

Trong hệ thống đánh lửa trực tiếp không sử dụng bộ chia điện, thay vào đó trong hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng một bô bin cùng với một IC đánh lửa độc lập cho mỗi xy-lanh. Việc điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua ECU của động cơ, ECU sẽ nhận được các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa, truyền tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa được tính toán liên tục theo điều kiện của động cơ, dựa trên giá trị thời điểm đánh lửa tối ưu đã được lưu giữ trong ECU.  

Hình 7. Các bộ phận của hệ thống đánh lửa trực tiếp  

a. Ưu điểm của hệ thống đánh lửa trưc tiếp

– So với điều khiển đánh lửa cơ học của các hệ thống thông thường thì phương pháp điều khiển bằng ESA có độ chính xác cao hơn và không cần phải đặt lại thời điểm đánh lửa. Kết quả là hệ thống này giúp cải thiện tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát ra.

– Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự mất mát năng lượng.

– Không còn đầu chia nên không có khe hở giữa đầu chia và dây cao áp.

– Loại bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng phóng điện trên mạch cao áp và giảm chi phí bảo dưỡng.

b. Phân loại hệ thống đánh lửa trực tiếp

– Sử dụng mỗi bô bin cho một bugi  

– Sử dụng mỗi bô bin cho từng cặp bugi – Sử dụng 1 bô bin cho 4 bugi

2.2. Sơ đồ và hoạt động của hệ thống

a. Sơ đồ hệ thống  

Hình 8. Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống đánh lửa  

b. Hoạt động hệ thống

Hệ thống đánh lửa trực tiếp ngày nay thường sử dụng là loại hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng 1 bô bin cho mỗi xy lanh và mỗi bugi được nối vào đầu dây của cuộn dây thứ cấp, dòng điện áp cao sinh ra trong cuộn dây thứ cấp được cấp trực tiếp đến bugi đó. Tia lửa điện của bugi sẽ phóng ra từ điện cực trung tâm đến điện cực nối mát. Khi bật khóa điện rơ le sẽ đóng mạch, nguồn từ ắc uy được cung cấp đến chân (+B) của các cuộn đánh lửa. ECM sẽ xác nhận thời điểm đánh lửa và truyền tín hiệu đánh lửa (IGT) đến từng cuộn đánh lửa, khi có tín hiệu (IGT) IC trong cuộn đánh lửa sẽ điều khiển transitor công suất và lúc này có dòng điện sơ cấp trong cuộn đánh lửa. khi ECM ngắt tín hiệu điều khiển (IGT) lúc này transitor công suất trong IC đánh lửa sẽ điều khiển ngắt dòng điện sơ cấp do đó cuộn dây thứ cấp sẽ cảm ứng ra sung điện áp cao. Điện áp này được cấp đến các bugi để tạo ra tia lửa điện bên trong xylanh. Khi ECM ngắt dòng sơ cấp, IC đánh lửa sẽ gửi một tín hiệu xác nhận ( IGF) cho từng xylanh đến ECM.

2.3. Phương pháp thử lửa bugi

– Tháo nắp đậy nắp quy lát  

– Tháo 4 cuộn đánh lửa  

– Dùng đầu khẩu 16 mm, tháo 4 bugi.

– Lắp bugi vào cuộn dây đánh lửa và nối giắc cuộn đánh lửa. – Ngắt 4 giắc nối của vòi phun. – Tiếp mát cho bugi. – Kiểm tra có tia lửa xuất hiện khi động cơ đang quay khởi động.

– Nối lại dây điện và hoàn thành bài kiểm tra

Nếu bô bin đánh lửa hoạt động bình thường, khi khởi động động cơ chúng ta thấy  tia lửa điện màu xanh tươi sáng qua khe hở bugi.

Nếu tia lửa màu cam, đỏ là một dấu hiệu xấu. Điều này có nghĩa là bôbin đánh lửa cung cấp điện không đủ cho bugi (có thể do nguyên nhân như: hỏng vỏ bọc cuộn dây, dòng điện “yếu”, các kết nối bị lỗi, vv).

Khả năng cuối cùng là không có tia lửa xảy ra. Đây thường là dấu hiệu cho thấy bôbin đánh lửa hoàn toàn “chết”.

Bugi,Bô Bin Và Hệ Thống Đánh Lửa Trên Xe Ô Tô

  I.

Nhiệm vụ,

yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa

1. Nhiệm vụ

Hệ thống đánh lửa trên động cơ có nhiệm vụ biến nguồn điện xoay chiều hoặc một chiều có hiệu điện thế thấp (12 hoặc 24V) thành các xung điện thế cao (từ 15.000 đến 40.000V). Các xung hiệu điện thế cao này sẽ được phân bố đến bugi của các xylanh đúng thời điểm để tạo tia lửa điện cao thế đốt cháy hòa khí.

2. Yêu cầu

Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt phải bảo đảm các yêu cầu sau:

–         Hệ thống đánh lửa phải sinh ra sức điện động thứ cấp đủ lớn để phóng điện qua khe hở bugi trong tất cả các chế độ làm việc của động cơ.

–         Tia lửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để sự cháy bắt đầu.

–         Góc đánh lửa sớm phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của động cơ.

–         Các phụ kiện của hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ cao và độ rung xóc lớn.

–     Sự mài mòn điện cực bugi phải nằm trong khoảng cho phép.

3. Phân loại

Ngày nay, hệ thống đánh lửa được trang bị trên động cơ ôtô có rất nhiều loại khác nhau. Dựa vào cấu tạo, hoạt động, phương pháp điều khiển, người ta phân loại hệ thống đánh lửa theo các cách phân loại sau:

a. Phân loại theo phương pháp tích lũy năng lượng:

–        Hệ thống đánh lửa điện cảm (TI – Transistor Ignition system).

–        Hệ thống đánh lửa điện dung (CDI – Capacitor Discharged Ignition system).

b. Phân loại theo phương pháp điều khiển bằng cảm biến

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (breaker).

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ (electromagnetic sensor) gồm 2 loại: loại nam châm đứng yên và loại nam châm quay.

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến biến Hall.

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến biến quang.

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến từ trở…

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến cộng hưởng.

c. Phân loại theo các phân bố điện cao áp

–         Hệ thống đánh lửa có bộ chia điện-(delco) (distributor ignition system).

–         Hệ thống đánh lửa trực tiếp hay không có delco (distributorless ignition system).

d. Phân loại theo phương pháp điều khiển góc đánh lửa sớm

e. Phân loại theo kiểu ngắt mạch sơ cấp

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (conventional ignition system).

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng Transistor (transistor ignition system).

–         Hệ thống đánh lửa sử dụng Thyristor (CDI).

II. Sơ đồ cấu trúc khối và sơ đồ mạch cơ bản

1. Sơ đồ cấu trúc khối

Trên hình 5.9 trình bày sơ đồ cấu trúc chung của kiểu hệ thống đánh lửa khác nhau. Trong sơ đồ này điểm khác biệt chủ yếu giữa các hệ thống đánh lửa là cách tạo xung để đóng ngắt dòng sơ cấp thông qua transistor công suất trong IC đánh lửa.

2. Sơ đồ cấu tạo cơ bản

Hình 5.10: Sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống đánh lửa bán dẫn

III. Cấu tạo hệ thống đánh lửa

1.  Sơ đồ và cấu tạo phần tử

a. Sơ đồ chung của hệ thống CI

Những thiết bị chủ yếu của HTĐL này là biến áp đánh lửa (bobine), điện trở phụ, bộ chia điện, bougie đánh lửa, khoá điện và

b.  Cấu tạo các chi tiết

*       Biến áp đánh lửa (bobine)

Đây là một loại biến áp cao thế đặc biệt nhằm biến những xung điện có hiệu điện thế thấp (6, 12 hoặc 24V) thành các xung điện có hiệu điện thế cao (12,000 ÷ 40,000V) để phục vụ cho việc tạo ra tia lửa ở bugi.

Lõi thép từ được ghép bằng các lá thép biến thế dầy 0,35mm và có lớp cách mặt để giảm ảnh hưởng của dòng điện xoáy (dòng Fucô). Lõi thép được chèn chặt trong ống các tông cách điện mà trên đó người ta quấn cuộn dây thứ cấp, gồm rất nhiều vòng dây (W2 = 19.000 ÷ 26.000 vòng) đường kính 0,07 ÷ 0,1 mm. Giữa các lớp dây của cuộn W2 có hai lớp giấy cách điện mỏng mà chiều rộng của lớp giấy rất lớn so với khoảng quấn dây để tránh trùng chéo các lớp dây và tránh bị đánh điện qua phần mặt bên của cuộn dây. Lớp dây đầu tiên kể từ ống các tông trong cùng và bốn lớp dây tiếp theo đó người ta không quấn các vòng dây sát nhau mà quấn cách nhau khoảng 1 ÷ 1,5 mm. Đầu của vòng dây đầu tiên đó được hàn ngay với lõi thép rồi thông qua lò xo dẫn lên điện cực trung tâm (cực cao thế ) của nắp cách điện.

Cuộn thứ cấp, sau khi đã quấn xong, được cố định trong ống các tông cách điện, mà trên đó có quấn cuộn dây sơ cấp với số vòng dây không lớn lắm (W1 = 250 ÷ 400 vòng), cỡ dây 0,69 ÷ 0,8 mm. Một đầu của cuộn sơ cấp được hàn vào một vít bắt dây khác trên nắp. Hai vít bắt dây này rỗng trong và to hơn vít thứ (vít gá hộp điện trở phụ). Toàn bộ khối gồm các cuộn dây và lõi thép đó được đặt trong ống thép từ, ghép bằng những lá thép biến thế uốn cong theo mặt trụ hở và các khe hở của những lá thép này đặt chệch nhau. Cuộn dây và ống thép đặt trong vỏ thép và cách điện ở phía đáy bằng miếng sứ, nắp là nắp cách điện làm bằng vật liệu cách điện cao cấp.

Đa số các bobine trước đây có dầu biến thế bên trong giải nhiệt, nhưng yêu cầu làm kín tương đối khó. Hiện nay, việc điều khiển thời gian ngậm điện bằng điện tử giúp các bobine ít nóng. Đồng thời, để đảm bảo năng lượng đánh lửa lớn ở tốc độ cao, người ta tăng cường độ dòng ngắt và giảm độ tự cảm cuộn dây sơ cấp. Chính vì vậy, các bobine ngày nay có kích thước rất nhỏ, có mạch từ kín và không cần dầu biến áp để giải nhiệt. Các bobine loại này được gọi là bobine khô.

*       Bộ chia điện

     Bộ chia điện là một thiết bị quan trọng trong hệ thống đánh lửa. Nó có nhiệm vụ tạo nên những xung điện ở mạch sơ cấp của HTĐL và phân phối điện cao thế đến các xy lanh theo thứ tự nổ của động cơ đúng thời điểm. Bộ chia điện có thể chia làm ba bộ phận: bộ phận tạo xung điện, bộ phận chia điện  cao thế và các cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa.

           

*

        

Bộ phận tạo xung điện

Cam 1 lắp lỏng trên trục bộ chia điện và mắc vào bộ điều chỉnh ly tâm. Mâm tiếp điểm trong các bộ chia điện gồm hai mâm: mâm trên (mâm di động), mâm dưới (mâm cố định) và giữa chúng có ổ bi. Trong bộ chia điện của một số xe có thể chỉ có một mâm. Ở mâm trên có: giá má vít tĩnh, cần tiếp điểm (giá má vít động) để tạo nên tiếp điểm; miếng dạ bôi trơn và lao cam; chốt để mắc với bộ điều chỉnh góc đánh lửa; giá bắt dây; và đôi khi có thể đặt ngay trên mâm tiếp điểm. Giữa mâm trên

và mâm dưới có dây nối mass. Mâm trên có thể quay tương ứng với mâm dưới một góc để phục vụ cho việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm.

Má vít tĩnh phải tiếp mass thật tốt còn cần tiếp điểm có thể quay quanh chốt, phải cách điện với mass và được nối với vít bắt dây ở phía bên của bộ chia điện bằng các đoạn dây và thông qua lò xo. Tiếp điểm bình thường ở trạng thái đóng nhờ lò xo lá, còn khe hở giữa các má vít, khi nó ở trạng thái mở hết, thường bằng

0,3 ÷ 0,5 mm

và được điều chỉnh bằng cách nới vít hãm, rồi xoay vít điều chỉnh lệch tâm để phần lệch tâm của vít điều chỉnh sẽ tác dụng lên bên nạng của giá má vít tĩnh làm cho nó xoay quanh chốt một ít, dẫn đến thay đổi khe hở của tiếp điểm.

Khi phần cam quay các vấu cam sẽ lần lượt tác động lên gối cách điện của cần

 

tiếp điểm làm cho tiếp điểm mở ra, còn khi

qua vấu cam. tiếp điểm lại đóng lại dưới tác dụng của lò xo lá.

Các cơ cấu điều

chỉnh góc đánh lửa

:

Bộ phận này gồm 3 cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa.

     

Bộ điều chỉnh góc đánh lửa ly tâm.

     

Bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân không.

     

Bộ điều chỉnh góc đánh lửa theo trị sốoctan.

Bộ điều chỉnh góc đánh lửa ly tâm:

tên gọi đầy đủ là bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo số vòng quay kiểu ly tâm. Bộ điều chỉnh này làm việc tự động tùy thuộc vào tốc độ của động cơ.

Về cấu tạo, bộ điều chỉnh góc đánh lửa ly tâm gồm (hình 5.13): giá đỡ quả văng

 

được lắp chặt với trục của bộ chia điện; hai quả văng được đặt trên giá và có thể xoay quanh chốt quay của quả văng đồng thời cũng là giá móc lò xo; các lò xo một đầu mắc vào chốt

 

còn đầu kia móc vào giá trên quả văng và luôn luôn kéo các quả văng về phía trục. Trên mỗi quả văng có một chốt và bằng hai chốt này bộ điều chỉnh ly tâm được gài vào hai rãnh trên thanh ngang của phần cam.

Bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân không:

Bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân không còn có tên gọi đầy đủ là bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo phụ tải động cơ, kiểu chân không. Cơ cấu này cũng làm việc tự động tùy thuộc vào mức tải của động cơ.

Cấu tạo bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo phụ tải được trình bày trên hình 5.15. Bộ điều chỉnh gồm: một hộp kín bằng cách ghép hai nửa lại với nhau. Màng đàn hồi ngăn cách giữa hai buồng, một buồng luôn luôn thông với khí quyển và chịu áp suất của khí quyển, còn buồng kia thông với lỗ ở phía bướm ga bằng ống nối và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất ở phía dưới bướm ga.

Trên màng có gắn cần kéo, mà một đầu được mắc vào chốt của mâm tiếp điểm (mâm trên). Lò xo luôn ép màng về một phía và sức căng của lò xo được điều chỉnh bằng các đệm. Toàn bộ bộ điều chỉnh được bắt vào thành bên của bộ chia điện bằng hai vít.

Bộ điều chỉnh góc đánh lửa theo trị số octane của nhiên liệu

Bộ điều chỉnh này có mặt trên một số động cơ ôtô có thể dùng nhiều loại xăng khác nhau với trị số octane và tốc

độ cháy của chúng khác nhau, do vậy góc đánh lửa sớm phải thay đổi theo trị số octane.

* Bougie và cách chọn lựa bougie

Bougie đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của động cơ xăng. Đó là nơi xuất hiện tia lửa ban đầu để đốt cháy hòa khí, vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của động cơ, lượng tiêu hao nhiên liệu cũng như độ ô nhiễm của khí thải.

Hiệu điện thế cần thiết đặt vào bougie để có thể phát sinh tia lửa tuân theo định luật Pashen. Khả năng xuất hiện tia lửa trên điện cực bougie ở hiệu điện thế cao (khó đánh lửa) hay thấp (dễ đánh lửa) phụ thuộc vào áp suất trong xy lanh ở cuối quá trình nén, khe hở bougie và nhiệt độ của điện cực trung tâm của bougie. Áp suất trong xy lanh càng cao thì càng khó đánh lửa. Vì vậy, những động cơ có tỷ số nén cao đòi hỏi phải sử dụng hệ thống đánh lửa có điện thế thứ cấp (của bobine) cao hơn. Điều đó cũng có nghĩa là khi thử bougie ở ngoài thấy xuất hiện tia lửa nhưng khi gắn vào động cơ chưa chắc có lửa. Khe hở càng lớn thì quá trình cháy sẽ tốt hơn nhưng càng khó đánh lửa và mau mòn điện cực. Trong trường hợp này, ta sẽ nghe thấy tiếng “lụp bụp” đặc trưng khi lên ga cao vì mất lửa. Nếu khe hở nhỏ quá, diện tích tiếp xúc của tia lửa với hoà khí ít, làm giảm công suất động cơ (máy yếu), tăng ô nhiễm và tiêu hao nhiên liệu (vì không đốt hết). Khe hở quá nhỏ cũng làm bougie dễ bị “chết” do muội than bám vào điện cực. Khe hở cho phép của bougie phụ thuộc vào hiệu điện thế cực đại của cuộn dây thứ cấp trong bobine đã được thiết kế cho từng loại động cơ. Vì vậy, ta phải chỉnh khe hở theo thông số của nhà chế tạo.

Các thông số về bougie (chủng loại, khe hở…) thường được nhà chế tạo cung cấp và được ghi ở trong khoang động cơ. Tuy nhiên, đối với một số xe nhập từ Mỹ hoặc châu Âu, ta không nên sử dụng bougie ghi trên xe vì điều kiện làm việc của động cơ lẫn điều kiện khí hậu ở nước ta đều khác. Do điện cực bougie bị mòn trong quá trình phóng tia lửa điện (tốc độ mòn trung

bình đối với bougie loại thường:

0.01 ÷ 0.02mm/1,000km

), ta phải chỉnh lại khe hở định kỳ. Thời gian bảo dưỡng bougie phụ thuộc vào loại bougie và tình trạng động cơ. Bougie có điện cực làm bằng đồng (loại rẻ tiền) phải chỉnh khe hở sau mỗi

10.000 km.

Bougie có điện cực platin (loại đắt tiền) chỉ phải bảo dưỡng sau

80.000 km

tính từ lúc thay. Loại bougie này thường được sử dụng trên các xe khó mở bougie. Đối với bougie platin, khi bảo dưỡng, chỉ chỉnh khe hở mà không được đánh sạch điện cực bằng giấy nhám vì điện cực chỉ được hàn một lớp mỏng kim loại quí hiếm này. 

Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Hệ Thống Đánh Lửa, Mobin Đánh Lửa, Bộ Chia Điện Trên Ô Tô

Các kiểu hệ thống đánh lửa

Có 2 loại hệ thống đánh lửa chính hiện nay đó là hệ thống đánh lửa kiểu phân phối (hệ thống đánh lửa có bộ chia điện) và hệ thống đánh lửa kiểu tiếp điểm

Mục đích hệ thống đánh lửa

Mục đích của hệ thống đánh lửa là đốt cháy hỗn hợp không khí / nhiên liệu trong buồng đốt vào thời điểm thích hợp. Trong hệ thống đánh lửa cuộn dây thông thường, dòng điện chạy qua cuộn dây đánh lửa được bật và tắt cơ học thông qua một tiếp điểm trong bộ phân phối đánh lửa (bộ ngắt tiếp điểm). Hệ thống đánh lửa cuộn dây điều khiển bằng cầu dao là phiên bản đơn giản nhất của hệ thống đánh lửa.

Ngoài bộ phân lửa còn có các linh kiện khác như cuộn đánh lửa, khóa đánh lửa, bugi. Trong quá trình hoạt động, điện áp của pin được áp dụng cho + cực của cuộn dây đánh lửa. Khi đóng cầu dao tiếp điểm, dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp của cuộn đánh lửa xuống đất. Điều này hình thành một từ trường trong cuộn dây, do đó lưu trữ năng lượng đánh lửa. Thời gian sạc được đưa ra bởi góc dừng, là số độ mà tiếp điểm được đóng lại (do thiết kế của nhà phân phối đưa ra).

Vào cuối thời gian dừng, cam phân phối mở tiếp điểm đánh lửa để dòng điện cuộn dây bị ngắt. Điều này tạo ra một điện áp tăng trong cuộn sơ cấp đạt 200 đến 400 Vôn. (Vì hồ quang sẽ xảy ra ở tiếp điểm đánh lửa trong quá trình mở, một tụ điện được nối song song để bảo vệ nó). Đồng thời, một điện áp cảm ứng được tạo ra trong cuộn thứ cấp, đạt 10 000 đến 20 000 vôn đối với hệ thống đánh lửa kiểu tiếp điểm.

Sau đó, năng lượng tích trữ trong cuộn dây đánh lửa được xả liên tục đến bugi giữ cho dòng đánh lửa chạy. Khoảng thời gian này thường là 1 đến 2 ms. Tiếp theo, bộ ngắt tiếp điểm trở lại vị trí và cuộn dây đánh lửa được sạc lại. Trong khi đó rôto đang di chuyển đến cực căng cao tiếp theo của nắp bộ phân phối, để trong quá trình tạo tia lửa sau, xi lanh tiếp theo được cung cấp năng lượng tia lửa.

Sự đồng bộ của vị trí rôto với trục khuỷu được thực hiện bằng một khớp nối cơ khí của bộ phân phối với trục cam (hoặc một trục khác có nửa tốc độ động cơ). Cuộn dây đánh lửa bao gồm một vỏ kim loại chứa các tấm kim loại để giảm từ trường lạc. Cuộn thứ cấp được quấn trực tiếp lên lõi sắt nhiều lớp và được nối điện với cực trung tâm của cuộn đánh lửa qua lõi. Vì lực căng cao được tác động vào lõi sắt, lõi phải được cách nhiệt bằng nắp và lắp thêm một chất cách điện vào đế.

Cuộn dây mobin đánh lửa

Cuộn đánh lửa phải tạo ra đủ công suất để tạo ra tia lửa điện cần thiết để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí. Để đạt được điều này, cần có một từ trường mạnh trong cuộn sơ cấp, do đó có điện trở rất thấp (khoảng 1-4 Ohm) cho phép đủ dòng điện chạy qua.

Dòng điện càng nhiều thì từ trường càng mạnh. Một yêu cầu khác để tạo ra điện áp cao ở phía thứ cấp là dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp phải được tắt nhanh chóng. Khi dòng điện dừng lại trong giây lát, từ trường bị suy giảm. Khi từ trường suy giảm nhanh chóng đi qua cuộn thứ cấp, một điện áp cao được tạo ra. Nếu điện áp đủ cao để vượt qua khe hở bugi dòng điện chạy giữa các đầu và một tia lửa được tạo ra.

Điện trở trong mạch thứ cấp càng cao, v.d. Khoảng cách giữa các đầu càng lớn thì càng cần nhiều điện áp để dòng điện chạy qua và thời gian đánh tia lửa điện càng ngắn. Điều này rất quan trọng khi quan sát kiểu đánh lửa. Điện áp cuộn sơ cấp khi tắt nguồn là khoảng 200V-400V (do tự cảm ứng) và điện áp cuộn dây thứ cấp vào khoảng 7kV-35 kV tùy thuộc vào loại hệ thống đánh lửa.

Tại sao hệ thống đánh lửa là tối ưu 

Để tối đa hóa hiệu suất đầu ra của động cơ, hỗn hợp không khí / nhiên liệu phải được đốt cháy sao cho áp suất đốt cháy tối đa khoảng 10 ° sau khi xuất hiện điểm chết trên Top Dead Center (TDC). Thời gian từ khi đốt cháy hỗn hợp không khí / nhiên liệu đến khi phát triển thay đổi tùy thuộc vào ví dụ: tốc độ động cơ và tải động cơ (áp suất ống góp).

Giả sử điện tích và cảm ứng nhiên liệu không đổi, thời gian để đánh lửa và đốt cháy hoàn toàn là cố định. Nhưng khi tốc độ động cơ tăng, piston chuyển động nhanh hơn nên việc tạo ra tia lửa điện phải được thực hiện ở giai đoạn sớm hơn (góc quây sớm hơn) trước tâm điểm chết trên để quá trình cháy vẫn ở đúng vị trí của piston. Do đó cần tạo ra tia lửa điện tương ứng sớm hơn ở tốc độ động cơ cao hơn.

Hệ thống đánh lửa kiểu phân phối có bộ chia điện

Như trong thực tế, phí và cùng với thời gian cháy này không phải là không đổi nhưng phụ thuộc vào tải động cơ, cần có một sự điều chỉnh khác về thời điểm đánh lửa. Cơ cấu trước chân không cho phép điều chỉnh thời điểm đánh lửa phù hợp với điều kiện tải của động cơ. Cơ chế nâng cao ly tâm và điều khiển thời gian chân không được liên kết cơ học để cả hai điều chỉnh được thêm vào. Tải càng thấp, hỗn hợp nhiên liệu không khí cần được đốt cháy sớm hơn vì nó cháy chậm hơn.

Chân không để điều chỉnh trước được thực hiện tại đường ống nạp. Khi tải động cơ giảm, chân không trong bộ phận tiến chân không tăng lên, làm cho màng ngăn và cánh tay nâng chân không di chuyển sang phải. Điều này làm quay tấm chuyển động được gắn bộ ngắt tiếp điểm theo hướng ngược lại với hướng quay của trục phân phối. Bằng cách này, điểm đánh lửa được nâng cao hơn nữa. Việc điều chỉnh trễ được thực hiện trong các điều kiện động cơ cụ thể (ví dụ như chạy không tải, chạy quá tải) để cải thiện các giá trị khí xả. Chân không để điều chỉnh trễ được lấy từ một điểm ở hạ lưu van tiết lưu.

Với sự hỗ trợ của bộ hãm chân không, điểm đánh lửa bị chậm lại, đĩa được di chuyển theo hướng điều chỉnh muộn. Cánh tay trước chân không quay tấm ngắt chuyển động theo hướng quay của trục phân phối đánh lửa. Hệ thống điều chỉnh muộn phụ thuộc vào hệ thống điều chỉnh sớm: chân không đồng thời trong cả hai cơ cấu truyền động có nghĩa là sự dịch chuyển thời điểm đánh lửa theo hướng trước cho hoạt động của bộ phận tải.

Mạch điện cao áp của bộ chia điện

Sau khi dòng điện được tạo ra trong cuộn dây đánh lửa, nó được đưa đến rôto bộ phân phối và từ đó đến nắp bộ phân phối, tiếp theo qua cáp bugi tới bugi, nơi cuối cùng là tia lửa được tạo ra. Do có độ căng cao, các bộ phận được đề cập trước đó phải có đặc tính cách nhiệt tốt với mặt ngoài để không để lực căng rò rỉ vào khung xe. Vì bức xạ nhiễu rất quan trọng do độ căng và tần số cao nên một số bộ phận có thể có điện trở cụ thể, ví dụ như rôto, dây cáp của bugi hoặc bản thân bugi.

Đánh lửa phân phối / loại transistor

Bước tiếp theo trong quá trình phát triển là các hệ thống vẫn sử dụng bộ phân phối và điều chỉnh thời điểm đánh lửa kiểu cơ khí / chân không nhưng đã sử dụng một thiết bị điện tử, chẳng hạn như phần tử hội trường làm bộ kích hoạt tạo tia lửa. Để chuyển đổi dòng điện cần thiết, một bộ khuếch đại transistor đã được kết hợp.

Bugi là chi tiết quan trọng trong hệ thống đánh lửa trên ô tô

Mặc dù thực tế là chúng tương đối rẻ và thậm chí là một phần của việc bảo dưỡng và thay thế định kỳ bugi đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với hoạt động của động cơ mà còn đối với độ bền và tuổi thọ của động cơ. Bugi có sẵn với một số lượng lớn các biến thể.

Chúng có sẵn ở các dải nhiệt khác nhau, với các kích thước ren khác nhau, có và không có điện trở bên trong, bằng các vật liệu khác nhau, v.v … điều rất quan trọng là phải luôn sử dụng đúng bugi vì nếu sai có thể gây hư hỏng nặng cho động cơ. Một yếu tố rất quan trọng được gọi là phạm vi nhiệt, cung cấp nhiệt mà bugi sẽ đạt được trong quá trình hoạt động của động cơ.

Điều này phải được lắp cho động cơ sử dụng bugi, vì các động cơ khác nhau tạo ra một lượng nhiệt khác nhau trong quá trình đốt cháy. Nếu phích cắm nguội, nó sẽ tích tụ cặn có thể dẫn đến đánh lửa, nếu phích cắm trở nên nóng, nó có thể gây ra hiện tượng hỗn hợp không khí nhiên liệu tự bốc cháy (gõ) hoặc thậm chí có thể tan chảy, cả hai đều có thể gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng.

Do đó, có rất nhiều loại bugi vì chúng phải được lựa chọn / điều chỉnh cho phù hợp với động cơ cụ thể mà chúng được sử dụng. Để có tuổi thọ tốt hơn, có nhiều loại vật liệu bugi khác nhau được cung cấp / sử dụng, chẳng hạn như bạch kim của đầu tip iridi. Chú ý đến mô-men xoắn và phương pháp siết chính xác, vì điều này cũng khác với phương pháp làm kín của bugi so với buồng đốt: loại hình nón hoặc loại có vòng đệm.

Sửa chữa những hư hỏng của hệ thống đánh lửa trên ô tô

Nếu có vấn đề với hệ thống đánh lửa chẳng hạn như đánh lửa hoặc kích nổ, thì cần phải kiểm tra một số lần. Tùy theo thực tế bố trí hệ thống đánh lửa mà có các khả năng và phương pháp kiểm tra, hiệu chỉnh khác nhau.

Một trong những điểm quan trọng nhất cần làm là kiểm tra thời điểm đánh lửa. Những việc khác là kiểm tra cáp bugi, rôto và nắp của bộ phân phối, cuộn dây đánh lửa, v.v. Trong các hệ thống cũ hơn, có thể cần kiểm tra thiết bị nâng cấp cơ khí cũng như thiết bị tiến / chậm chân không.

Các dịch vụ tại Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô Mỹ Đình THC

Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo

: 09.64.10.44.44

Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo:

 0962.68.87.68

Email:

 otomydinhthc@gmail.com

Công Ty TNHH Ô Tô Mỹ Đình THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”

Xưởng dịch vụ 1: 

Số 587 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Xưởng dịch vụ 2: 

Số 589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website dịch vụ:

 www.otomydinhthc.com

Website phụ tùng:

 www.shopoto.com.vn

Youtube: 

https://youtu.be/hFCNQikE_MA

Fanpage: 

https://www.facebook.com/otomydinhTHC/?ti=as

Google map:

Xưởng dịch vụ 1:

https://www.google.com/maps/place/Gara+ô+tô+Mỹ+Đình+THC/@21.0295911,105.7570965,21z/data=!4m5!3m4!1s0x0:0xa160983dca4121a9!8m2!3d21.0295761!4d105.7571581?hl=vi-VN

Xưởng dịch vụ 2:

https://www.google.com/maps/place/S%C6%A1n+g%C3%B2+%C3%B4+t%C3%B4+ch%E1%BA%A5t+l%C6%B0%E1%BB%A3ng+cao/@21.0295911,105.7570965,21z/data=!4m5!3m4!1s0x0:0x8268a867e75b9886!8m2!3d21.0296203!4d105.7573268?hl=vi-VN

Tìm Hiểu Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Đánh Lửa Trên Ô Tô 2022

Chắc hẳn, chúng ta đã nghe nhắc tới khá nhiều về hệ thống đánh lửa, nhưng không phải ai cũng biết nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô như thế nào? Và để giúp bạn Tuấn Anh Auto đã cho ra đời nội dung sau!

Đôi điều cần biết về động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong ra đời từ cách đây 100 năm. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nó, các nhà thiết kế đã không ngừng nâng cao, cải tiến, chế tạo sao cho giảm tiêu thụ nhiên liệu nhất cũng như giảm mức độ độc hại khi thải xăng.

Động cơ đốt trong bao gồm nhiều phụ trợ như hệ thống tăng áp, phối khí, nhiên liệu… Trong động cơ xăng hệ thống đánh lửa có tầm quan trọng lớn nhất. Bởi khả năng biến dòng điện 1 chiều trở thành những xung động cao áp(12.000-40.000) tạo thành tia điện ngay tại bugi .

Bạn có thể xem hình vẽ về nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô của động cơ đốt trong sau:

Tiếp theo bên dưới, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu sâu vào hệ thống đánh lửa gồm nguyên lý và cấu tạo.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô

Bởi hệ thống đánh lửa sẽ cần phải làm việc với nhiều các bộ phận khác trong động cơ nên nó bắt buộc phải tạo ra tia lửa trong thời điểm thích hợp. Chỉ như vậy nó mới có thể đốt cháy thành công hỗn hợp khí trong xi lanh, tạo công suất cho động cơ hoạt động. Và nếu nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô hoạt động không đúng lúc, thì công suất động cơ sẽ giảm, tốn nhiều nhiên liệu đồng thời lượng chất độc hại thải ra cũng cao lên.

Quan sát hình vẽ biểu thị nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô như sau:

Nếu nhiên liệu cùng không khí đều bị đốt cháy trong xi lanh bị đốt cháy lúc này nhiệt độ sẽ tăng cao, khí sẽ bị đốt thành chất thải . Lúc này áp suất trong xi lanh tăng cao, đẩy lùi piston đi xuống.

Nếu muốn tăng mômen và công suất động cơ, bắt buộc bạn sẽ phải tăng áp suất ở trong xi lanh khi đang cháy. Hiệu suất động cơ chỉ cao khi áp suất lớn và điều này sẽ được quyết định bởi tia lửa điện đốt cháy không khí.

Để sử dụng hết lượng nhiên liệu trong nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô , lúc này tia lửa sẽ xuất hiện trước khi piston rơi vào điểm chết trên của kỳ nén cho tới thời điểm piston đi xuống áp suất của xi lanh đạt giá trị lớn nhất.

Thông thường trong một động cơ đường kính piston cùng hành trình sẽ là hằng số, do đó nếu muốn tăng công suất động cơ thì bắt buộc phải tăng áp suất. Thời điểm đánh lửa cực kỳ quan trọng nhưng để đánh sớm hay muộn thì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Nếu muốn tốc độ động cơ cao, thì cần nâng sớm thời gian đánh lửa

Nếu xét trong trường hợp giảm thiểu tối đa các chất độc hại trong khí xả thì khi thời điểm đánh lửa bị giảm xuống thì lúc này áp suất và nhiệt độ có thể sẽ giảm. Nhiệt độ thấp xuống sẽ làm giảm lượng NoX trong khí xả. Thời điểm đánh lửa muộn cũng khiến tiếng gõ ở máy bị giảm xuống.

Các thành phần trong nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô

Đây chính là vật dụng có tác dụng cung cấp nguồn điện phát ra hồ quang thông qua khoảng trống. Nguồn điện cần có một lượng điện áp lớn, chỉ như vậy tia lửa mới mạnh và thoát ra khỏi được khoảng trống. Chênh lệch điện áp mà 2 cực của bugi tạo ra sẽ rơi vào khoảng từ 40.000 – 100.000 V. Bugi hiện có 2 loại là nóng và lạnh.

Chính là đồ vật tạo ra cao áp cho tia lửa. Nguồn điện thế cao được sản sinh bởi cảm ứng từ hai cuộn dây. Trong đó có một cuộn sơ cấp (ít vòng) và 1 cuộn thứ cấp (nhiều vòng).

Tiếp đó nguồn điện này sẽ được chuyển tới bugi bởi bộ chia điện

Bộ chia điện

Có tác dụng chi nguồn điện từ Bôbin tới xi lanh. Quá trình này sẽ được thực hiện thông qua bộ chia điện & con quay. Đồng thời, cuộn thứ cấp cũng sẽ được kết nối với các con quay, nối dây cao áp tới xi lanh. Nếu con quay chuyển động theo hình tròn thì lúc này điện sẽ chia cho các xilanh theo một số thứ tự nhất định.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Hệ Thống Đánh Lửa Trên Ô Tô trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!