Đề Xuất 6/2023 # Mơ Có Axít Pangamic (Vitamin B15) # Top 13 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 6/2023 # Mơ Có Axít Pangamic (Vitamin B15) # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mơ Có Axít Pangamic (Vitamin B15) mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mơ còn có tên gọi: Ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân.

Mơ, một loại trái quý hiếm (được trồng chủ yếu ở miền Bắc) là một quả hạch hình cầu, màu vàng xanh, có nhiều thịt và chỉ có một hạt. Ngoài ra, còn có loại mơ 2 hạt gọi là song mai – loại này rất quý. Việc bào chế mơ để làm thuốc hoặc dùng làm rượu khai vị là cả một quá trình kiên trì, với một khoảng thời gian dài 2, 3 tháng, thậm chí như ngâm rượu phải để hằng năm. Có câu: “Phải qua 9 lần đồ, 9 lần phơi nắng hay sấy khô”. Trong thịt mơ có khoảng 2,5% axít gồm: axít xitríc, axít tactríc, khoảng 27% đường, chủ yếu là đường sac-aroza, một ít đextrin, tinh bột, quexetin, izoquextin, caroten, lycopen, vitaminC, tanin, pectin, metylsalixylat, men peroxydaza và ureaza… Quý hơn, trong dung dịch mơ có axít pangamic là vitamin B15 chiếm tỷ lệ khá cao. Vitamin B15 có tác dụng tốt trong quá trình chuyển hóa oxy, chống sự già nua của tế bào; vitamin B15 còn có tác dụng rất tốt với nhóm bệnh tim mạch, hô hấp, như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và viêm xơ gan trong thời kỳ đầu. Nước quả mơ cho thêm đường là một loại nước giải khát quý, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng nhân hạt mơ, vì trong hạt mơ có chứa axít xyanhydric là một axít độc. Ô mai mơ được dùng chữa ho, long đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, ngậm hoặc uống. Ô mai còn được dùng chữa giun chui ống mật, chai chân, trĩ. Dầu hạt mơ làm thuốc bổ, nhuận trường với liều 5 – 10ml và có thể chữa nẻ, bôi tóc trơn, bóng… Một số bài thuốc từ mơ Chữa kiết lỵ, khát nước: Ô mai mơ 2 – 3 quả, thêm 300ml nước, đun sôi 15 – 20 phút; dùng uống thay nước trong ngày. Chữa giun chui ống mật: Ô mai mơ 2 quả, thêm 300ml nước, đun sôi 20 phút; cho ít đường vừa ngọt, uống vào tối trước khi đi ngủ. Chữa băng huyết: Ô mai mơ 7 quả đốt tán nhỏ chia 3 lần uống trong ngày, hoặc dùng nước cơm sánh đặc điều thuốc để uống. Mùa hè nóng bức, mỗi gia đình nên có một thẩu, bình ngầm quả mơ chín vàng theo công thức: 1kg mơ tươi cho 1,2kg đường để thời gian 1 năm hoặc hơn, uống mỗi lần 1 cốc nhỏ có đá khoảng 200ml nước mơ đường. Ngày 1 cốc rất tốt cho tiêu hóa, tăng sức đề kháng, phòng chống các bệnh tim mạch, hội chứng lỵ, hô hấp…

Phạm Thành Nghi (sưu tầm)

Vitamin B15 Là Thuốc Gì? Công Dụng Và Liều Dùng Của Thuốc

Công dụng của Vitamin B15

Vitamin B15 là một sản phẩm có chứa axit D-gluconodimethyl aminoacetic, được tìm thấy trong hạt mai và cám gạo.

Vitamin B15 được sử dụng để:

Tăng cường sức chịu đựng;

Cải thiện quá trình oxy hóa của tim, não và các cơ quan quan trọng khác;

“Giải độc” cơ thể;

Chống lại các chất ô nhiễm không khí đô thị;

Điều trị nghiện rượu, mệt mỏi;

Kéo dài tuổi thọ của tế bào;

Hỗ trợ điều chỉnh hormone;

Tăng cường hệ thống miễn dịch; hạ thấp mức cholesterol trong máu.

Liều dùng của Vitamin B15

Vitamin B15 được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và vắc xin này có liều dùng cho người lớn và trẻ em khác nhau.

– Liều khuyến cáo: bạn dùng 1 viên nang 50mg mỗi ngày trước bữa ăn.

– Liều khuyến cáo nếu bạn là vận động viên: bạn dùng 100-150mg mỗi ngày để tăng năng lượng, sức dẻo dai và giảm mệt mỏi.

– Liều trung bình hằng ngày: bạn dùng 25-50mg mỗi ngày trước bữa ăn.

– Liều điều trị: bạn dùng 50-500mg mỗi ngày trước bữa ăn.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Tác dụng phụ của Vitamin B15

Vitamin B15 còn nhiều lo ngại về tính an toàn, vì thế trong quá trình sử dụng có thể xảy ra một số tác dụng phụ bao gồm:

Để hạn chế tối đa những triệu chứng nguy hiểm hơn, trước khi sử dụng thuốc bạn hẫy báo với bác sĩ nếu:

Bạn dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong B15

Bạn dị ứng với bất cứ loại thuốc nào

Bạn đang dùng những loại thuốc khác (theo toa hoặc không theo toa), thực phẩm chức năng hoặc vitamin khác.

Bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Ngoài ra có thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ chưa được liệt kê hoặc là chưa được phát hiện, các bạn có thể liên hệ với bác sĩ để biết thêm thông tin cũng như là xủ lý phù hợp.

Lưu ý sử dụng

Các bạn nên thực hiện sử dụng thuốc đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ hoặc là hướng dẫn trên bao bì, không tự ý sử dụng thuốc với liều lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với được chỉ định. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ dấu hiệu lạ phát sinh, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chi tiết nhất.

Bảo quản và tiêu hủy

Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát, không nên để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Việc tiêu hủy thuốc cần làm dựa theo những hướng dẫn của bác sĩ hoặc là được ghi ở trên bao bì sản phẩm.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu như các bạn đã quên sử dụng một liều thuốc, trong trường hợp này hãy sử dụng thuốc càng sớm càng tốt, thế nhưng nếu như đã gần tới thời gian để sử dụng liều tiếp theo, thì các bạn có thể bỏ qua liều dùng đã quên và sử dụng liều tiếp theo vào thời gian quy định. Các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc với liều dùng gấp đôi khác với những gì đã được bác sĩ chỉ định từ trước.

Vitamin B Tổng Hợp Có Tác Dụng Gì? Vitamin B Có Trong Thực Phẩm Nào?

Vitamin B tổng hợp là gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho câu hỏi “vitamin B tổng hợp có tác dụng gì?” trước tiên bạn cần hiểu rõ vitamin B tổng hợp là gì? Vitamin B tổng hợp hay còn được gọi là vitamin nhóm B, vitamin B là tên gọi để chỉ một nhóm gồm 8 loại vitamin hòa tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào.

8 loại vitamin B bao gồm:

Vitamin B1 (hay còn được gọi là Thiamin)

Vitamin B2 (hay còn được gọi là Riboflavin)

Vitamin B3 (hay còn được gọi là Niacin)

Vitamin B4

Vitamin B5 (hay còn được gọi là Axit Pantothenic)

Vitamin B6

Vitamin B7 (hay còn được gọi là Biotin)

Vitamin B9 (hay còn được gọi là Folate hoặc axit folic nếu ở dạng tổng hợp)10

Vitamin B10

Vitamin B11

Vitamin B12

Vitamin B tổng hợp có tác dụng gì?

Tác dụng của vitamin B1

Vitamin B1 là vitamin thiết yếu cho quá trình sản sinh ra một loại men (enzym) quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và quá trình phát triển của cơ thể. Ngoài ra, vitamin B còn thúc đẩy quá trình hình thành một loại men trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Đây cũng là nguyên nhân tại sao người thiếu hụt vitamin B1 thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi,…

Tác dụng của vitamin B2

Vitamin B2 là một trong những vitamin thiết yếu, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể con người như: là thành phần quan trọng của các men oxydase, khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế bào, trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên, tác động đến quá trình hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt).

Ngoài ra, vitamin B2 còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất: đường, đạm, béo thành năng lượng đảm bảo hoạt động của các tế bào. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin B2 có ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, đặc biệt là khả năng cảm thụ màu. Vitamin B2 khi kết hợp với vitamin A sẽ có tác dụng giúp dây thần kinh thị giác hoạt động tốt hơn, đảm bảo thị giác phát triển bình thường.

Tác dụng của vitamin B3

Cũng như các loại vitamin B tổng hợp khác, vitamin B3 giúp chuyển thức ăn thành năng lượng thông qua việc hỗ trợ hoạt động của các enzym. Vitamin B3 cũng là thành phần chính của 2 loại coenzyme trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở tế bào. Bên cạnh đó, vitamin B3 cũng góp phần trong quan trọng trong việc gửi tín hiệu đến các tế bào, tạo ra và sửa chữa DNA đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, đau đầu, trầm cảm, tiêu chảy cũng như các vấn đề về da.

Tác dụng của vitamin B4

Vitamin B4 có khả năng tự tạo trong hệ vi sinh vật của ruột và gan, nhưng không đáp ứng tất cả các nhu cầu của cơ thể con người. Điều quan trọng là đa dạng hóa chế độ ăn uống với các sản phẩm giàu choline.

Tác dụng của vitamin B5

Vitamin B5 là 1 trong 3 yếu tố thiết lập nên coenzyme A, cần thiết cho tất cả các hoạt động chuyển hóa năng lượng của tế bào. Vitamin B5 tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, glucid và protid trong cơ thể; tham gia vào quá trình lên men tiêu hóa và đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình giải phóng năng lượng từ chất bột, chất béo và đạm. Không chỉ dừng lại ở đó, vitamin B5 còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và độ bền của da, niêm mạc đồng thời góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng của vitamin B6

Vitamin B6 tham gia vào quá trình lên men tiêu hóa, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất đạm, chất bột đường và chất béo. Bên canh đó, vitamin B6 còn giúp hệ thần kinh trung ương hoạt động tốt hơn, tham gia tổng hợp hemoglobin.Tình trạng thiếu hụt vitamin B6 trong cơ thể có thể gây nguy cơ thiếu máu cao.

Tác dụng của vitamin B7

Vitamin B7 hay Biotin, vitamin H là vitamin cần thiết cho sự hoạt động của các enzym cùng nhiều chức năng chuyển hóa trong cơ thể bao gồm tạo lipid, tân tạo glucose, sinh tổng hợp acid béo, chuyển hóa propionic và dị hóa acid amin có mạch nhánh.Vitamin B7 cũng là vitamin quan trọng đối với sức khỏe tóc và móng, có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, khỏe và dày hơn. Ngoài ra, vitamin B7 còn đóng vai trò ổn định đường huyết. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7, bạn sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như viêm bong da, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu nhẹ và rụng tóc.

Tác dụng của vitamin B9

Vitamin B9 trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra tế bào mới và duy trì sự tồn tại của chúng, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phân chia và tăng trưởng của tế bào. Vitamin B9 cũng là vitamin cần thiết cho quá trình nhân đôi ADN, ngăn ngừa nguy cơ đột biến ADN (vốn là một trong những tác nhân gây ung thư).

Tác dụng của vitamin B10

Vitamin B10 còn được gọi là axit para-aminobenzoic. Kích thích sự hình thành interferon trong cơ thể. Protein bảo vệ này có thể tăng sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm. Do tác dụng của interferon, các tế bào trở nên miễn dịch với bệnh cúm, viêm gan và rối loạn hệ tiêu hóa.

Tác dụng của vitamin B12

Vitamin B có trong thực phẩm nào?

Vitamin B1 có trong thực phẩm nào: vitamin B1 chứa nhiều trong các loại thực phẩm như yến mạch, trứng, sữa khô, quả hạch, cam, các loại hạt, đậu, đậu Hà Lan,…

Vitamin B2 có trong thực phẩm nào: vitamin B2 được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng, sữa hạnh nhân, nấm, súp lơ xanh, hạt mè, pho mát, sữa.

Vitamin B3 có trong thực phẩm nào: yến mạch, hạt điều , hạnh nhân, quả bơ,…

Vitamin B4 có trong thực phẩm nào: lúa mì mọc mầm, yến mạch, rau lá xanh, bắp cải, rau bina, đậu nành và men bia dược phẩm.

Vitamin B5 có trong thực phẩm nào: thịt bò, thịt bò, trứng, nấm, khoai lang, hạt hướng dương, quả bơ, phô mai, cá hồi, rau cải, bông cải xanh, ngô, củ cải, cà chua, dâu tây,…

Vitamin B6 có trong thực phẩm nào: các loại thịt gia cầm (thịt gà ta,…) cá, các loại rau củ (rau cải mâm xôi, đậu hà lan, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, măng tây, rau củ cải, khoai tây nướng nguyên vỏ), các loại hạt (hạt hướng dương, hạt vừng rang,…) cám và gạo nguyên cám, các loại đậu và rau họ đậu, gan,…

Vitamin B7 có trong thực phẩm nào: hạnh nhân, cà rốt, nấm men, ngũ cốc, quả óc chó, rau chân vịt, thịt và thủy sản, cá nước lạnh, trứng, bánh mì, đậu nành.

Vitamin B9 có trong thực phẩm nào: rau màu xanh đậm (rau bó xôi, xà lách,…), các loại hạt (hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…), trái cây họ cam quýt (cam, bưởi, dâu tây,…), măng tây, các loại đậu, bơ, súp lơ, lòng đỏ trứng,…

Vitamin B10 có trong thực phẩm nào?: Vitamin B10 có nhiều trong thực phẩm lên men, mật đường, nấm, bột mì, khoai tây, cám gạo, cà rốt, các loại hạt và hạt hướng dương.

Vitamin B12 có trong thực phẩm nào: trứng, các sản phẩm từ sữa (sữa, pho mát, sữa chua,…), ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá,…

Vitamin Nhóm B Có Tác Dụng Gì? Cách Bổ Sung Vitamin Nhóm B Hiệu Quả

Có 1 nhóm vitamin được coi là thiết yếu đối với cơ thể. Nó bao gồm 8 loại khác nhau tạo nên một phức hợp nhỏ bé mà có tác dụng vô cùng to lớn. Vitamin này quan trọng đối với tất cả mọi người từ già, trẻ ,gái, trai, phụ nữ mang thai, người đang đau ốm. Bạn có đoán ra được đó là vitamin nhóm B không?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe tới vitamin nhóm B nhưng bạn có thực sự hiểu rõ? Giờ bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vitamin này, để xem:

Vitamin B là gì? Có những loại nào?

Vitamin nhóm B có tác dụng gì với sức khỏe?

Nếu thiếu hụt nó thì sẽ có những biểu hiện thế nào?

Bạn nên ăn gì để bổ sung vitamin B, ăn như nào, ăn bao nhiêu để đủ nhu cầu?

Có nên dùng thực phẩm chức năng chứa vitamin B không? Nếu muốn mua thì mua ở đâu, mua loại nào tốt?

Nếu bạn đang có những thắc mắc trên thì còn chần chừ gì nữa mà không đọc tiếp bài viết này ngay!

8 loại này bao gồm:

Vitamin B1 (còn được gọi là thiamin )

Vitamin B2 (còn gọi là riboflavin)

Vitamin B3 (còn được gọi là niacin )

Vitamin B5 (còn được gọi là axit pantothenic)

Vitamin B6

Vitamin B7 (còn được gọi là biotin )

Vitamin B12

Folate (còn được gọi là vitamin B9 hoặc axit folic nếu ở dạng tổng hợp)

Tám vitamin B có vai trò và tính chất hóa học tương tự mặc dù mỗi loại đều có chức năng chuyên biệt riêng. Ví dụ, vitamin B6 rất quan trọng trong hoạt động, trí nhớ, sử dụng năng lượng, tăng lưu lượng máu. Trong khi vitamin B12 cần thiết cho tuyến thượng thận, chức năng trao đổi chất, sản xuất enzyme, tổng hợp DNA và cân bằng nội tiết tố.

Cơ thể chúng ta sử dụng vitamin B suốt cả ngày và không có khả năng dự trữ vitamin B .Vì vậy chúng ta phải bổ sung nguồn cung cấp thường xuyên bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin nhóm B hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chứa Vitamin B-Complex.

6 tác dụng của vitamin nhóm B đối với cơ thể bạn

1. Giúp hình thành các tế bào máu và thần kinh

Các vitamin nhóm B như vitamin B12 rất cần thiết trong quá trình sản sinh tế bào máu từ tủy xương và hình thành các vỏ bọc thần kinh (bao myelin). Vitamin B cũng có vai trò trong sự truyền tín hiệu thần kinh, giúp cơ co lại và chuyển hóa năng lượng để cơ thể có thể hoạt động hàng ngày.

Thiếu vitamin B có thể gây ra nhiều rối loạn tâm thần kinh vì nó sẽ làm giảm sự hình thành tế bào máu, vỏ bọc thần kinh, chức năng dẫn truyền thần kinh. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu, tê, yếu, lẫn lộn và mất trí nhớ.

2. Có thể giúp chống bệnh tim

Folate, vitamin B6 và vitamin B12 đã được chứng minh là đóng vai trò trong công tác phòng ngừa bệnh lý tim mạch, cũng như các bệnh mãn tính khác như ung thư, chẳng hạn như ung thư đại tràng, ung thư vú.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu về mối quan hệ giữa ung thư và vitamin B. Vì vậy nếu bạn bị ung thư, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung vitamin nhóm B để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Homocysteine nồng độ cao gián tiếp gây ra bệnh tắc nghẽn động mạch hay còn được gọi là xơ vữa động mạch. Những người có mức folate, vitamin B6 và vitamin B12 thấp dễ bị tăng homcystein và làm xơ cứng động mạch, có khả năng gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Vitamin B5 cũng bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giúp cân bằng lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp cao và giúp ngăn ngừa suy tim (Xem nghiên cứu chứng minh điều này ).

Sử dụng đồng thời Vitamin B7 và crom có thể giúp cải thiện nồng độ cholesterol, đặc biệt là ở những người bị bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ cao bị bệnh tim.

3. Cung cấp năng lượng và hỗ trợ chuyển hóa

Vitamin B, bao gồm folate, đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp DNA – vật liệu di truyền của chúng ta và giúp chúng ta phát triển từ thời điểm thụ thai. Vitamin B cũng cần thiết cho quá trình chuyển hóa tế bào và sản xuất năng lượng, sửa chữa DNA và RNA trong suốt cuộc đời.

Thiếu vitamin nhóm B có thể dẫn đến biến chứng ở tuyến giáp và tuyến thượng thận. Do đó gây ra nhiều triệu chứng tiêu cực, chẳng hạn như: Mệt mỏi, tăng cân, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thiếu vitamin B12, B2 và sắt đều có thể góp phần gây ra thiếu máu và mệt mỏi.

4. Hỗ trợ phát triển và giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Tiêu thụ đủ folate trong khi mang thai giúp bảo vệ chống lại dị tật bẩm sinh thai nhi, chẳng hạn như nứt đốt sống và mất trí nhớ. Trong hơn ba thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã biết rằng các bà mẹ có con bị tật nứt đốt sống có hàm lượng folate và các vitamin khác thấp hơn.

Do đó, ngày nay tất cả phụ nữ mang thai được khuyến khích bổ sung folate trong thai kỳ. Folate quan trọng nhất cho sự phát triển của thai nhi trong vài tuần đầu tiên sau khi thụ thai, thường trước khi một người phụ nữ biết đã có thai. Đó là lý do tại sao bạn nên dùng các vitamin hỗ trợ trước khi quyết định mang thai.

5. Giúp duy trì một bộ não khỏe mạnh

Vitamin B cần thiết để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não, dẫn truyền tín hiệu thần kinh khắp cơ thể. Nó ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, sự thèm ăn của bạn và nhiều hơn thế. Vitamin B5 cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các hormone giới tính và stress (như cortisol) được sản xuất ở tuyến thượng thận.

Tiêu thụ vitamin nhóm B từ chế độ ăn uống và/hoặc chất bổ sung của bạn có thể cải thiện khả năng đối phó với stress. Trong thực tế, không có vitamin B, cơ thể không thể tồn tại do các vitamin B có vai trò quan trọng đối với tuyến thượng thận. Đây là lý do tại sao những người bị căng thẳng hoặc mệt mỏi kéo dài được khuyến khích sử dụng viên uống bổ sung vitamin B-complex.

Các vitamin nhóm B như vitamin B7 có thể giúp tăng cường tư duy, năng lượng và sự tập trung. Lợi ích của vitamin B6 cũng bao gồm giúp phát triển não và chức năng não phù hợp, duy trì sức khỏe nhận thức.

Sử dụng lượng vitamin B thích hợp có tác dụng tốt cho chức năng bộ nhớ và bảo vệ chống lại suy giảm nhận thức, Alhzeimer cũng như chứng mất trí nhớ ở người già. Uống vitamin B6 cũng có thể có tác dụng đối với trẻ bị rối loạn hành vi, kể cả chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

6. Hỗ trợ làn da, tóc, móng và cơ

Vitamin B7 cũng giúp sửa chữa vết thương và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn, do đó chống lại nhiễm trùng da.

Vitamin B7 (biotin) thường được thêm vào các sản phẩm làm đẹp da và tóc, mặc dù nó được cho là có lợi nhất khi ăn các thực phẩm giàu vitamin b7 hơn là sử dụng để bôi.

Biểu hiện khi thiếu vitamin B

Các triệu chứng thiếu vitamin B là gì? Thiếu hụt vitamin B có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:

Thiếu máu ác tính

Mệt mỏi kéo dài

Trầm cảm, lo âu

Suy giả trí nhớ và nhận thức

Da khô, mụn trứng cá hoặc viêm da, móng khô giòn, dễ rụng tóc

Sức khỏe răng miệng kém: chảy máu nướu răng, lở loét miệng

Các rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, tiêu chảy hoặc cồn cào

Thở hụt hơi

Dị tật bẩm sinh ở thai nhi, chẳng hạn như nứt đốt sống

Sưng lưỡi

Bệnh beriberi ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây giảm cân, rối loạn cảm xúc, suy nhược, nhịp tim không đều….

Bệnh não Wernicke (nhận thức giác quan suy yếu), suy nhược và đau tứ chi, nhịp tim bất thường và phù nề trên cơ thể nhiều

Ariboflavinosis (thiếu vitamin B2), có thể gây ra các vết nứt trên môi, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, viêm lưỡi và viêm da

Ai có nguy cơ thiếu vitamin B?

Bị căng thẳng kéo dài

Chế độ ăn uống kém chất lượng

Người ăn thuần chay / ăn chay

Hấp thu dinh dưỡng kém do sức khỏe đường ruột bị suy yếu (điều này đặc biệt có vấn đề đối với thiếu hụt vitamin B12)

Người có rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng hoặc ăn kiêng quá mức

Thường xuyên uống rượu, vì rượu cản trở sự trao đổi chất của các vitamin nhóm B như folate và bất hoạt các vitamin

Hút thuốc và sử dụng ma túy. Cả rượu và nicotine, thậm chí sử dụng kháng sinh lâu dài, có thể làm giảm khả năng hấp thụ và sử dụng vitamin B trong dạ dày

Thiếu ngủ và làm việc ca đêm

Tập luyện cường độ cao

Nhiều bệnh lý gây ra, đặc biệt là ở những người giảm hấp thu chất dinh dưỡng do sử dụng thuốc hoặc rối loạn đường ruột

Dùng thuốc chống động kinh, thuốc chống tiểu đường Metforian hoặc thuốc kháng sinh uống kéo dài

Đang uống thuốc tránh thai

Mang thai, làm tăng nhu cầu cho nhiều vitamin B (đặc biệt là folate)

Thay đổi môi trường xấu có thể làm cạn kiệt năng lượng và gây căng thẳng, như có con, đi du lịch, di chuyển, v.v.

Vậy bổ sung vitamin B như nào cho hiệu quả?

Vitamin B1: 1,1 đến 1,2 mg mỗi ngày

Vitamin B2: 1,1 đến 1,3 mg mỗi ngày

Vitamin B3: 14 đến 16 mg mỗi ngày

Vitamin B5: 5 mg mỗi ngày

Vitamin B6: 1,3 đến 1,7 mg mỗi ngày

Vitamin B7: 30 microgram mỗi ngày

Vitamin B12: 2,4 microgram mỗi ngày

Folate: 400 microgram mỗi ngày.

Có 2 cách để bạn cung cấp B cho cơ thể

Sử dụng thực phẩm thiên nhiên chứa nhiều vitamin B

Sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin B-complex

Những loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B?

Thịt, nội tạng như gan hoặc thận

Thịt động vật ăn cỏ

Cá biển hoặc cá nước ngọt tự nhiên, như cá hồi, cá thu, cá bơn, cá mòi, v.v.

Trứng gà, trứng vịt

Gà ta, gà tây

Thịt cừu

Sữa tươi

Các sản phẩm từ sữa, như sữa chua, pho mát và nấm men

Rau xanh

Các loại hạt, như hạt hướng dương, hạt mắc ca, hạt dẻ cười….

Rau biển, như rong biển, tảo biển

Các loại đậu, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu Hà Lan

Men dinh dưỡng

Nhiều loại thực phẩm là nguồn vitamin B tuyệt vời như rau, thịt, trứng, cá, đậu và 100% sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Thay vì tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn được bổ sung thêm Vitamin B, chẳng hạn như bánh mì và ngũ cốc để ăn sáng, tốt hơn là bạn nên mua các loại thực phẩm tươi sống.

Hãy chọn các loại thực phẩm sau đây để có được mỗi loại vitamin B cụ thể:

Vitamin B1 có nhiều trong gan, men dinh dưỡng, rong biển, tảo biển, hạt hướng dương, hạt macadamia, đậu đen, đậu lăng, đậu navy, đậu xanh, đậu trắng và đậu pinto.

Thực phẩm giàu vitamin B2 là gan, thịt bò, rong biển, phô mai, hạnh nhân, cá thu, trứng, hạt mè và phô mai dê.

Vitamin B3 có trong thực phẩm như gan, gà, hạt hướng dương, thịt bò, cá hồi, đậu xanh, gà tây, nấm và cá mòi.

Vitamin B5 ở trong cả thực vật và động vật như thịt, nội tạng, các loại đậu, cá hồi, thịt bê, một số loại hạt như hạt hướng dương, hạt mắc ca, hạt điều, bơ, nấm, sữa tươi và trứng.

Vitamin B6 có nhiều trong thực phẩm là đậu, gia cầm,gà tây, cá, thịt bò, men dinh dưỡng, các loại đậu, hạt hướng dương, và một số loại rau và trái cây, đặc biệt là rau lá xanh, đu đủ, bơ, cam và dưa.

Vitamin B7 có trong thịt, trứng, gan, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, đậu xanh, đậu lăng, rau lá xanh, cá hồi, bơ, súp lơ, quả mọng và nấm.

Vitamin B12 ở trong sản phẩm động vật, chẳng hạn như cá, nội tạng như gan; gia cầm, thịt, trứng, sản phẩm từ sữa và men dinh dưỡng. Vitamin B12 chủ yếu chỉ được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, có nghĩa là những người ăn thuần chay có nguy cơ bị thiếu hụt cao.

Thực phẩm chứa Folate như măng tây, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, trứng, rau lá xanh, củ cải đường, trái cây họ cam quýt, đu đủ, rau bina và bông cải xanh.

Bí quyết để nhận được nhiều vitamin B qua thực phẩm

Bạn có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B và nhận được nhiều lợi ích vitamin B nhất một cách tự nhiên bằng cách bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin B vào chế độ ăn uống của bạn.

Mình biết một số công thức chế biến thực phẩm có thể làm được điều đó, ví dụ như:

Cá hồi nướng, bánh mỳ kẹp cá hồi

Bánh mỳ kẹp thịt gà thêm chút phô mai dê

Bò hầm với bông cải xanh

Thịt cừu nướng

Súp gà với nấm

Salad rau xanh và đậu với sốt trứng gà

Tráng miệng với sinh tố bơ hoặc nước cam ép

Nhấm nháp hạt hướng dương, hạt dẻ cười hoặc hạt mắc-ca.

Các vitamin nhóm B đều tương tác với nhau. Do đó, để nhận lợi ích tốt nhất từ nhóm vitamin này bạn cần cung cấp các loại vitamin B một cách cân bằng.

Có nên uống viên uống bổ sung Vitamin B-Complex không?

Bạn có thể dùng liều cao hoặc nhiều vitamin B riêng lẻ nếu bạn biết mình bị thiếu hụt loại nào, chẳng hạn như vitamin B12 hoặc B6. Nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh và không có dấu hiệu thiếu hụt vitamin thì bạn nên tránh dùng liều cao vitamin B, vì chúng sẽ được bài xuất ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu.

Một số trường hợp cần dùng viên uống bổ sung vitamin nhóm B bao gồm:

Người ăn thuần chay / ăn chay nên bổ sung thực vật chứa nhiều vitamin B và uống bổ sung vitamin B12 hàng ngày.

Người lớn tuổi hoặc một người thiếu acid dạ dày do các rối loạn dạ dày.

Phụ nữ đang mang thai.

Người đang cai rượu.

Người bị thiếu máu.

Đang điều trị rối loạn tiêu hóa, như bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn, làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng.

Được chẩn đoán mắc hội chứng Beriberi hoặc Wernicke-Korsakoff.

Đang bị bệnh về thần kinh.

Nếu bạn là người nấu nướng đơn giản và cảm thấy khó khăn trong việc tính toán sử dụng thực phẩm hàng ngày hay bạn thiếu hụt vitamin nhóm B. Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin B-complex bao gồm các loại vitamin B đã được cân bằng trong từng viên uống.

Vitamin B complex dạng nước với 1.200 mcg B12 Puritan’s Pride

Lại một sản phẩm nữa đến từ thương hiệu Puritan’s Pride

Là dạng Vitamin B Complex, gồm các loại Vitamin sau:

Đóng gói dưới dạng nước, chai 59 ml

Sử dụng bằng giỏ 1ml vào gốc lưỡi, ngậm trong 30 giây trước khi nuốt

Rất phù hợp với người cao tuổi, người bị bệnh về dạ dày

Giá và địa chỉ bán:

[content-egg-block template=offers_list post_id=”27759″]

Viên uống DHC bổ sung Vitamin B Complex

Thương hiệu Nhật Bản

Sản xuất tại Nhật Bản

Được xách tay về Việt Nam

Các sản phẩm của thương hiệu này rất được ưa chuộng bởi xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, mức giá hợp lý

Giá và địa chỉ bán:

[content-egg-block template=offers_list post_id=”27761″]

Vitamin B Complex Nutrilite Amway

Thương hiệu quá quen thuộc với chúng ta rồi!

Được sản xuất tại Mỹ

Đóng gói dạng viên nén, lọ 100 viên

Gồm nhiều thành phần: B1, B2, B6, B12, Acid Folic

Giá và địa chỉ bán:

[content-egg-block template=offers_list post_id=”27763″]

Lưu khi sử dụng vitamin B

Hầu hết mọi người không nên sử dụng vitamin B liều cao vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ bao gồm: Tổn thương dây thần kinh, tê, ngứa ran, tăng homocysteine ​​- các vấn đề như xơ vữa động mạch – buồn nôn, vàng da, tăng men gan và có khả năng tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, hãy trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng vitamin.

Nếu bạn lo lắng về việc dùng quá nhiều vitamin B từ sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và chất bổ sung, thì điều đầu tiên cần làm là cắt bỏ các loại thực phẩm bổ sung. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên dùng một loại vitamin tổng hợp hàng ngày và bỏ qua thực phẩm tăng cường vitamin B như ngũ cốc, thanh năng lượng hoặc đồ uống, sản phẩm ngũ cốc đã chế biến, sản phẩm thay thế sữa v.v.

Những điều bạn cần nhớ về Vitamin nhóm B:

Vitamin nhóm B bao gồm tám loại vitamin B khác và chúng cùng nhau tạo nên “vitamin B phức tạp” (vitamin B-complex).

Lợi ích vitamin B bao gồm giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác thành năng lượng, ngăn ngừa mệt mỏi, duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, hỗ trợ chức năng thần kinh, tim mạch, hỗ trợ da, tóc, móng và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.

Bạn có thể lấy vitamin B bằng cách ăn các loại thực phẩm như thịt, trứng, nội tạng, các loại đậu, hạt hướng dương, hạt dẻ cười, quả hạch, rau biển, men dinh dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mơ Có Axít Pangamic (Vitamin B15) trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!