Cập nhật nội dung chi tiết về Máy Bay Tàng Hình Hoạt Động Như Thế Nào? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Đội quân” radar sẽ phóng những chùm vô tuyến cường độ lớn lên không trung để dò tìm máy bay địch. Sóng vô tuyến này khi va phải vật thể sẽ phản xạ sóng trở lại máy thu, từ đó giúp các chiến sĩ không quân có thể tính toán vị trí, tọa độ và tốc độ của máy bay địch.
Để “tàng hình”, máy bay phải áp dụng công nghệ tán xạ sóng tới theo các hướng khác nhau để không phản xạ về máy thu.
Để đạt được mục tiêu trên, các nhà khoa học quân sự thường sử dụng hai phương pháp.
Thứ nhất có thể chú trọng thiết kế hình dạng máy bay khác thường nhất có thể, để hạn chế bề mặt phản xạ sóng.
Phương pháp này lợi dụng nhược điểm lớn của radar là chỉ phát hiện ra đối phương khi sóng phản xạ từ máy bay địch cùng phương với sóng tới do radar phát ra.
Nếu bề mặt của máy bay càng khó phản xạ sóng tới, làm cho radar không nhận được tín hiệu phản hồi thì khả năng phát hiện máy bay của radar rất thấp.
Thông thường, máy bay có đầu hình trụ trò, kết hợp với thân, cánh, đuôi tạo thành một kết cấu liên tiếp nên sóng radar dễ dàng tiếp cận và nhận được phản xạ.
Máy bay tàng hình cần thay đổi hình dạng sao cho thật “không giống ai”, chẳng hạn chiếc hình thù chiếc F-117 của Mỹ có phần đầu hình tam giác, đuôi lại hình chữ V. Máy bay tàng ném bom tàng hình B-2 thậm chí không có đuôi, cánh chính dài như cánh dơi khổng lồ.
Cách thứ hai là sử dụng những vật liệu giảm thiểu khả năng hấp thụ sóng radar để làm vỏ máy bay, chẳng hạn như phức hợp gồm carbon và nhựa cây.
Ngoài ra, người ta còn sơn chiếc máy bay một lớp bột mịn niken, coban, giúp làm “tổn thương” sóng vô tuyến, hoặc thêm một lớp muối kiềm giúp chuyển hóa sóng này thành nhiệt năng.
Ví dụ, máy bay tàng hình hình B-2 được cấu tạo phần lớn từ phức hợp đá đen và sợi than có trọng lượng nhẹ, chịu được lực lớn nhưng tỉ lệ phản xạ sóng vô tuyến thấp.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Ngay khi những cường quốc cho ra đời những chiếc máy bay tàng hình tân tiến nhất, các nhà khoa học quân sự cũng bắt tay ngay vào việc tìm ra hướng khắc phục.
Để khắc phục tình trạng máy radar không nhận được sóng phản xạ do máy bay tàng hình tán xạ, các nhà khoa học quân sự áp dụng hai trạm radar song song gồm 1 trạm phát và 1 trạm thu ở 2 nơi khác nhau, giúp tăng khả năng nhận được tín hiệu từ máy bay địch.
Một số cường quốc còn tính đến chuyện sẽ đặt hệ thống radar trên cao, chẳng hạn như trên khinh khí cầu, trên máy bay hoặc thậm chí trên cả vũ trụ, sau đó phát sóng ngược trở lại mặt đất để lợi dụng phần lưng vẫn có thể phản xạ sóng vô tuyến của radar.
Ngày nay, người ta còn lợi dụng bức xạ hồng ngoại để phát hiện mục tiêu. Trong thực tế, bức họa hồng ngoại phát ra khi một vật mang nhiệt, trong khi máy bay nào hoạt động cũng thường mang tỏa ra rất nhiều nhiệt.
Một số mẫu máy bay tàng hình hiện nay vẫn thiếu các thùng chất đốt phụ do đó nhiệt độ khí thải do chúng phát ra có thể là dấu hiệu xuất hiện tia hồng ngoại, vì thế, các trạm phòng không thường có thể sử dụng cảm biến quang điện để phát hiện mục tiêu cách xa từ vài chục cây số.
Chiếc Máy Bay Ném Bom Tàng Hình B
Đây là hình ảnh quý hiếm về chiếc máy bay ném bom có khả năng tàng hình Northrop Grumman B-2 Spirit, đang bay trong bài thử trên bầu trời quang đãng của ngày 14 tháng Sáu năm 1995.
Cánh trên toàn bộ các phi cơ đều có khả năng dẻo một cách đáng nể. Nhưng một trong những điểm thay đổi đáng kể nhất trong ngành kỹ thuật máy bay của 30 năm trở lại đây, đó là thêm những thành tố tổng hợp vào trong chất liệu chế tạo cánh, đáng chú ý nhất là sợi carbon. Trong nhiều trường hợp, ở những máy bay tiên tiến, vật liệu tổng hợp còn thay thế hoàn toàn hợp kim.
Chiếc B-2 Spirit này gồm xấp xỉ 80% là vật chất tổng hợp, đa phần là sợi carbon. Khung bên trong của chiếc B-2, đặc biệt là nơi cánh được kết nối với thân và nơi đặt bình nhiên liệu lớn nhất, thì được làm bằng titan và nhôm. Vật liệu tổng hợp không chỉ khiến chiếc B-2 Spirit nhẹ hơn mà nó cũng là một chất liệu hấp thu sóng radar rất tốt, cho phép chiếc máy bay ném bom này có thể tàng hình được trước radar quân địch.
Những vật liệu có tính dị hướng – tính chất khiến vật thể không có cùng cấu trúc, tính chất theo mọi phương hướng – có thể được điều chỉnh lại, nhằm khiến nó phát năng lượng theo những hướng khác nhau. Ví dụ như những hợp chất như nhôm được làm từ quặng bô-xít là vật chất có tính đẳng hướng, phát năng lượng chỉ theo một hướng duy nhất.
Điều này đồng nghĩa với việc những hợp chất như sợi carbon nhờ có tính dị hướng, chúng có thể được gia cố để cực kỳ cứng cáp khi chịu lực từ hướng này, nhưng lại cực kỳ dẻo dai khi chịu lực từ hướng khác.
Trong video về chiếc máy bay B-2 trên, vật liệu sợi carbon nằm trong cánh máy bay được thiết kế để hấp thụ năng lượng do áp lực khí động lực học tạo nên, vì thế mới sinh ra hiện tượng “đập cánh như chim” kia. Cánh không bị áp lực vặn xoắn lại hay rung lắc khi bay, sẽ cho phép chiếc phi cơ có thể đổi hướng tấn công linh hoạt.
Không vật liệu nào là vĩnh cửu cả. Nhìn chung, các vật liệu đẳng hướng như kim loại và hợp kim đều có “hạn sử dụng ” thấp. Những vật liệu tổng hợp như sợi carbon có thể được chỉnh sửa ở mức phân tử, khiến chúng bền lâu hơn các vật liệu khác. Mà cả khi chúng “hết hạn sử dụng”, vật liệu tổng hợp cũng vỡ ra theo một cách riêng biệt: chúng nứt lan ra trên bề mặt vật chất chứ không gãy thành từng thớ như kim loại hay hợp kim.
Vì những điểm lợi ấy, sợi carbon được sử dụng rộng rãi hơn trong sản xuất máy bay. Những máy bay chiến đấu như B-2 hay thế hệ máy bay tương lai như B-21 Raider đều sử dụng chúng.
Chưa hết, chiếc B-2 có sử udnjg một hệ thống có tên Hệ thống Giảm Tải Gió mạnh – Gust Load Alleviation System (GLAS). Nó được sử dụng để chống lại hiệu ứng cộng hưởng khi bay, khiến chiếc B-2 vừa bay êm ái hơn mà vật chất sử dụng để thiết kế máy bay lại không phải thường xuyên chống chịu sức ép lớn, từ đó tăng tuổi thọ máy bay.
GLAS cho phép chiếc B-2 có thể vận hành ổn định khi bay thấp, dù là B-2 được thiết kế để thống trị những vùng trời cao.
Dữ liệu bay từ Không lực Hoa Kỳ cho thấy rằng chiếc B-2 vẫn trong điều kiện tốt sau khi bay được 40.000 giờ. Từ những phân tích này, các chuyên gia cũng thấy được rằng đầu cánh của B-2 sẽ là nơi đầu tiên hỏng, bởi lẽ đó là nơi chịu nhiều áp lực nhất khi B-2 vận hành.
B-2 Spirit không được liệt kê vào Chương trình Cải thiện Cấu trúc Phi cơ của Mỹ như chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-52. Điều này khiến giá trị B-2 càng khó xác định trong nền kinh tế hiện tại. Xét tới thời điểm này, rất dễ là chiếc B-2 sẽ không đạt được tiêu chuẩn máy bay chiến đấu của năm 2027, sự thật này sẽ càng khiến dòng B-21 Raider được sủng ái hơn.
B-2, chiếc máy bay chiến đấu vỗ cánh như chim, đang đứng trước nguy cơ bị bỏ xó.
Tản Nhiệt Máy Tính Hoạt Động Như Thế Nào?
Trong quá trình hoạt động, các linh kiện, bộ phận bên trong máy tính sẽ thường sinh ra nhiệt. Khi máy tính bị quá nhiệt, những linh kiện, bộ phận này sẽ không thể đạt được hiệu năng tối đa mà đáng lẽ có thể đạt được, gây ra những hiện tượng, giật lag, treo máy, … Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến cấu tạo, độ bền, tuổi thọ của chúng. Do đó, tản nhiệt là một vấn đề rất quan trọng đối với máy tính. Tuy vậy nó lại được khá ít người quan tâm và đầu tư tài chính. Mọi người thường chỉ đánh giá chiếc máy tính thông qua cấu hình mà thường không xem xét về khả năng tản nhiệt của nó.
Qua tên gọi chúng ta cũng đã có thể hiểu được phần nào ý nghĩa của nó. Tản Nhiệt máy tính hay là một thiết bị được thiết kế để giúp giảm nhiệt độ khỏi một thành phần quan trọng của máy tính. Như đã nói ở trên, trong khi hoạt động, các linh kiện bộ phận trong máy tính của bạn sẽ rất nóng, và mục tiêu của tản nhiệt là hấp thụ nhiệt năng này rồi phân tán nó ra môi trường bên ngoài.
Tản nhiệt luôn được thiết kế nằm trên các bộ xử lý và Card Đồ Họa rời trên máy tính – nơi mà sinh ra nhiệt năng nhiều nhất trong chiếc máy tính của người dùng.
Có 2 loại tản nhiệt đang phổ biến trên thị trường hiện tại:
Loại Tản Nhiệt máy tính đầu tiên là Tản Nhiệt Thụ Động . Nó có thiết kế khá giống két làm mát trong xe máy/ô tô. Cấu tạo của Tản Nhiệt Thụ Động chủ yếu là từ kim loại dẫn nhiệt tốt, nhờ đó nó có thể hấp thụ nhiệt năng và phân tán ra môi trường tốt hơn. Loại tản nhiệt có độ bền rất cao và gần như không bao giờ bị hỏng. Bên cạnh đó, nó không gây tiếng ồn nên sẽ không gây ảnh hướng tới người dùng trong khi sử dụng.
Tuy vậy do bản chất dùng không khí để làm mát, Tản Nhiệt Thụ Động cần có kích thước đủ lớn để tiếp xúc nhiều nhất với môi trường xung quanh và tản nhiệt ra ngoài. Do đó, nó chiếm rất nhiều không gian trong thiết bị để có hiệu năng chỉ tương đương với các giải pháp nhỏ gọn hơn nhưng dùng quạt. Không chỉ vậy, khi sử dụng Tản Nhiệt Thụ Động, người dùng cần đảm bảo được luồng không khí lưu thông tốt để có thể tận dụng được tối đa hiệu năng
Loại thứ hai là Tản Nhiệt Chủ Động , cũng là loại tản nhiệt phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Nó không chỉ hấp thụ nhiệt năng mà còn tự làm tiêu biến, phân tán ra môi trường bên ngoài, nhờ được thiết kế bằng quạt gió. Thiết kế lý tưởng nhất là Tản Nhiệt Chủ Động sẽ đẩy hơi nóng ra xung quanh sau đó các quạt làm mát của máy tính hút hơi nóng đó đi ra ngoài. Hiệu năng của Tản Nhiệt Chủ Động cao hơn rất nhiều so với loại Thụ Động, giúp cho nhiệt độ bên trong máy tính trở nên ổn định và mát hơn rất nhiều.
Câu trả lời CHẮC CHẮN là CÓ! Trong quá trình hoạt động, dòng điện chạy các bộ phận của máy tính luôn luôn sinh ra nhiệt, vì vậy máy tính sẽ luôn cần một hệ thống tản nhiệt để có thể HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC!
Nếu loại bỏ hoàn toàn hệ thống tản nhiệt khỏi máy tính máy tính của bạn sẽ chỉ có thể hoạt động từ vài giây đến một phút trước khi tự động tắt. Điều này là do bộ xử lý bên trong máy tính đã phải hoạt động quá mức nhiệt cho phép, khiến nó tự động ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn. Nếu hệ thống tản nhiệt của máy tính không hoạt động tốt, máy tính sẽ gặp nhiều vấn đề như chậm, lag hay thậm chí đơ máy, màn hình xanh,…
Mỗi loại tản nhiệt sẽ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, người dùng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn sử dụng để phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của bản thân.
Bụi bẩn luôn là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng của bộ phận tản nhiệt trong máy tính. Bạn hoàn toàn có thể vệ máy tính bằng các bước vệ sinh máy đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Hoặc cẩn thận hơn, bạn có thể mang máy tính tới Bệnh viện Công Nghệ 88 để được đội ngũ kỹ thuật giúp đỡ và vệ sinh một cách tốt nhất.
Trong nhiều trường hợp, hệ thống tản nhiệt không hoạt động được hết hiệu năng của nó do không được lắp đúng cách. Do vậy luôn có nhiều lời khuyên là: “Nếu máy tính của bạn hay gặp các hiện tượng nóng, giật, lag, đơ máy, … hoặc thậm chí màn hình xanh, việc đầu tiên hãy kiểm tra xem bộ phận tản nhiệt đã được lắp đúng cách chưa?”
Bên cạnh đó, để bộ phận tản nhiệt đạt được hiệu năng cao nhất, keo tản nhiệt là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu. Nó giúp liên kết bộ phận tản nhiệt với linh kiện cần được tản nhiệt. Không chỉ vậy, keo tản nhiệt được làm từ những chất liệu cao cấp như kim loại lỏng hay gốm sẽ giúp cho việc truyền tải nhiệt năng của bộ phận tản nhiệt tốt hơn.
Laptop88 sẽ trình bày kĩ hơn về các loại keo tản nhiệt trong một bài viết khác.
Rất mong với bài viết này, các bạn sẽ hiểu được phần nào sự quan trọng của hệ thống tản nhiệt. Từ đó có lựa chọn chính xác và phù hợp nhất cho thiết bị của các bạn.
Tàu Ngầm Hoạt Động Như Thế Nào
Mặc dù ra đời từ khá sớm, nhưng chỉ đến giai đoạn Thế chiến 1, tàu ngầm U-boat của Đức mới chứng tỏ giá trị của loại vũ khí này trong thực chiến, khi đánh chìm rất nhiều tàu của phe Hiệp ước.
Đến Thế chiến 2, sau khi Anh phát triển công nghệ radar và sonar cho tàu ngầm, hải quân Mỹ cũng cải tiến những hệ thống này cùng với ống thông hơi do người Đức chế tạo giúp tăng đáng kể thời gian lặn của tàu ngầm, biến chúng thành những vũ khí không thể thiếu đối với bất cứ cường quốc quân sự nào.
Tuy nhiên, để có thể trở thành những “sát thủ” dưới lòng đại dương, những chiếc tàu ngầm phải được chế tạo theo quy trình chặt chẽ, với những tiêu chuẩn khắt khe nhất, theo Marinebio.
Cơ chế lặn nổi
Tàu ngầm nổi hoặc lặn xuống nước phụ thuộc vào các bể dằn nằm giữa thân trong và thân ngoài của nó.
Để lặn, tàu ngầm phải có lực nổi nhỏ hơn trọng lực. Lúc này, các van trên bể dằn được mở ra giúp nước biển tràn vào đẩy không khí ra giúp tàu lặn xuống. Độ lặn sâu của tàu được kiểm soát nhờ điều chỉnh tỷ lệ nước biển và không khí trong các bể dằn. Khi trọng lượng tàu bằng lượng choán nước bên trong bể dằn, tàu ngầm sẽ ở trạng thái cân bằng, không nổi hoặc chìm sâu hơn.
Để giúp tàu nổi lên mặt nước, chỉ cần dùng khí nén đẩy nước biển ra khỏi các bể dằn, giúp lực nâng của nước lớn hơn trọng lực. Lúc này, trong bể dằn chủ yếu là không khí.
Hai bể dằn này được bố trí một ở nửa phía trước tàu và một ở phần đuôi giúp tàu ở trạng thái thăng bằng. Thủy thủ tàu phải liên tục thao tác để tàu luôn ở trạng thái cân bằng, do việc đốt nhiên liệu và sử dụng vật tư ảnh hưởng tới tình trạng thăng bằng của tàu.
Thiết kế và điều khiển
Tàu ngầm luôn có hình trụ với phần đầu nhỏ và hai lớp vỏ gồm thân trong và thân ngoài. Phần thân trong, hay còn gọi là thân chịu lực, giúp bảo vệ thủy thủ trước áp suất lớn khi lặn sâu và giúp tàu tránh được nhiệt độ băng giá của nước biển. Phần thân ngoài là lớp vỏ bao bọc tàu.
Khi tàu ngầm hành trình trong lòng biển, có hai cách để điều khiển tàu. Một là sử dụng các bánh lái để chuyển hướng và hai là điều khiển các cánh lặn để giúp tàu nổi lên hoặc lặn xuống. Cánh lặn gồm hai loại là cánh buồm nằm trên phần cột buồm và cánh đuôi ở phía đuôi tàu cùng bánh lái và chân vịt. Một số tàu ngầm, gồm cả tàu lớp Virginia của Mỹ, sử dụng các cánh vòm thay vì cánh buồm.
Tàu ngầm có phần cột buồm cao nhô lên khỏi lớp vỏ. Bên trong cột buồm hình vây cá là đài chỉ huy. Kính tiềm vọng và các ăn ten radar và radio thường được lắp tại đài chỉ huy.
Những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi quá trình quan sát và vận hành tàu ngầm. Một bước đột phá quan trọng trong các tàu ngầm lớp Virginia là việc sử dụng các cột buồm Photonics giúp loại bỏ các kính tiềm vọng thông thường. Thay vì sử dụng các gương và thấu kính để quan sát mặt nước, một số camera màu có độ phân giải cao được tích hợp để truyền hình ảnh lên các màn hình cỡ lớn trong đài chỉ huy thông qua hệ thống sợi quang.
Tàu ngầm sử dụng các loại động cơ gồm động cơ diesel, động cơ điện (hoặc kết hợp diesel – điện), và động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Động cơ điện giúp tàu ngầm hành trình trong lòng biển trong thời gian lâu hơn và không thải ra khí độc như động cơ dùng hơi nước hay xăng. Động cơ điện tương đối nhỏ nhưng hệ thống pin của nó rất lớn, nặng và cồng kềnh. Các cục pin này khi bị nước biển tràn vào sẽ thải ra khí độc do phản ứng hóa học và bản thân chúng chứa acid độc hại.
Tàu ngầm sử dụng động cơ diesel tạo hơi nước làm quay tuốc bin để sản xuất điện năng, giúp làm ấm tàu và thắp sáng. Tuy nhiên động cơ diesel đốt không khí và thải khí độc nên người ta thường kết hợp với động cơ điện trên tàu ngầm.
Tàu ngầm hạt nhân sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân nên không cần cung cấp không khí và có thể lặn vô thời hạn, chỉ nổi lên khi cần tiếp tế nhu yếu phẩm.
Khả năng cứu hộ cứu nạn
Ngoài các quy tắc vận hành, tàu ngầm cũng cần đảm bảo các yếu tố khác khi lặn gồm hỗ trợ sinh tồn trong tàu ngầm (không khí, nhiệt độ, nước sạch), cung cấp điện năng và định hướng.
Khi tàu gặp sự cố, thủy thủ tàu sẽ phát tín hiệu cầu cứu hoặc thả phao phát tín hiệu để thông báo vị trí tàu gặp nạn. Tùy mức độ nghiêm trọng, các lò phản ứng hạt nhân có thể sẽ bị ngắt và tàu chỉ còn sử dụng pin.
Khi sự cố xảy ra, thủy thủ đoàn phải đối mặt những nguy cơ chủ yếu như nước tràn vào tàu, thiếu oxy, lượng khí độc tăng cao gây nguy hiểm, và nhiệt độ giảm khi pin hệ thống sưởi ấm tàu không hoạt động. Lúc này các nỗ lực cứu hộ trên mặt nước cần tiến hành khẩn trương, thường là trong vòng 48 giờ sau sự cố.
Các nỗ lực thường làm là cố gắng đưa một số thiết bị cứu hộ như tàu cứu hộ lặn sâu (DSRV) xuống để sơ tán thủy thủ hoặc lắp thêm thiết bị như phao hơi giúp tàu nổi lên. Ngoài ra, bên trong tàu ngầm cũng có thể trang bị các kén cứu hộ giúp thủy thủ thoát hiểm khi cần.
Duy Sơn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Máy Bay Tàng Hình Hoạt Động Như Thế Nào? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!