Cập nhật nội dung chi tiết về Lý Luận Và Xây Dựng Nền Tảng Lý Luận mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lý luận là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn, được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoàn chỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thực khách quan. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Vì lẽ đó, lý luận là một nội dung, một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của một chính đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền mà không có lý luận dẫn đường thì “cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”(1), cách mạng sẽ không có “phong trào vận động” và đảng sẽ không thể làm nổi “trách nhiệm cách mạng tiền phong”. Để đạt được mục tiêu cải biến xã hội, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, đòi hỏi mỗi chính đảng cầm quyền phải xây dựng cho được một nền tảng lý luận, đáp ứng ba yêu cầu cơ bản: Một là, đáp ứng nhu cầu phát triển của quảng đại quần chúng nhân dân. Hai là, thường xuyên tạo ra động lực phát triển của xã hội theo xu thế phát triển của thời đại. Ba là, gắn kết với thực tiễn, giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra. Ba nội dung này có nội hàm gắn kết biện chứng với nhau, không tách rời nhau, làm cho nền tảng lý luận ngày càng thêm phong phú và trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén cho phong trào cách mạng của đảng. Thực tiễn cách mạng luôn cho thấy, lý luận mà không đáp ứng được nhu cầu phát triển của quảng đại quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu, lợi ích của nhân dân thì đảng cầm quyền sẽ không thể tập hợp được sức mạnh to lớn, vĩ đại từ trong quần chúng nhân dân. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực sáng tạo ra lịch sử, nếu lý luận không làm thỏa mãn yêu cầu phát triển của nhân dân, thì tất yếu cách mạng sẽ đánh mất cả mục tiêu lẫn động lực. Chỉ khi nào lý luận thâm nhập được vào quần chúng, được quần chúng kiểm nghiệm, thì lý luận mới trở thành sức mạnh vật chất, thành vũ khí tư tưởng sắc bén, như C. Mác đã từng phân tích: “Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng có thể trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng”(2). Lý luận nếu không tạo ra động lực phát triển của xã hội, không đảm bảo được vai trò đột phá, đi trước, mở đường thì đảng sẽ không làm được “cách mạng vận động”; không tổ chức, dẫn dắt được nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Trên thực tế, tác dụng và sức sống của lý luận luôn phụ thuộc vào khả năng của chính nó. Tức là, khả năng khái quát bản chất của hiện thực khách quan, rút ra quy luật phát triển, giải đáp kịp thời những vấn đề cấp bách của lịch sử để tiếp tục mở đường, thúc đẩy lịch sử phát triển. Ngược lại, thì phong trào cách mạng sẽ bế tắc, đảng cầm quyền sẽ khủng hoảng về đường lối chính trị, niềm tin của nhân dân sẽ bị lung lạc, cách mạng sẽ gặp khó khăn. Lý luận nếu không gắn kết với thực tiễn, giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển liên tục của xã hội cũng như những nguyện vọng thiết tha của quần chúng nhân dân. Về nguyên lý, sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn là có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau. Lý luận là cái phản ánh thực tiễn, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là căn cứ để kiểm chứng tính đúng đắn của lý luận. Xét đến cùng, lý luận là từ thực tiễn mà đúc kết, khái quát lên để tiếp tục dẫn dắt thực tiễn phát triển. Thực tiễn là cái bổ sung và làm phong phú, sắc bén thêm lý luận. Trong điều kiện phát triển phức tạp của hiện thực, nếu lý luận xa rời thực tiễn thì lý luận trở nên giáo điều, khô cứng, sáo rỗng; còn thực tiễn mà không có lý luận dẫn đường thì đó là thực tiễn “mù quáng”. Trên thực tế, khi nào và ở đâu lý luận gắn kết được với thực tiễn, giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra thì lúc đó, ở đó hệ tư tưởng của đảng và những giá trị văn hóa của dân tộc, những tinh hoa văn hóa thời đại được hội tụ và nhân lên, chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, cách mạng sẽ phát triển không ngừng. Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò “làm cốt” của lý luận, ngay từ những giai đoạn “trứng nước” của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm, nhắc nhở Đảng ta “cần phải chăm lo xây dựng nền tảng lý luận tiền phong của Đảng”; “cần phải giáo dục và yêu cầu đảng viên ra sức học tập lý luận,… chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”(3). Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Kiên định và Phát triển nền tảng lý luận Mác xít, xây đắp phong phú thêm hệ thống lý luận cơ bản, đường lối cơ bản, cương lĩnh cơ bản của Đảng, thể hiện trên những phương diện căn bản sau: Thứ nhất, kiên định nền tảng lý luận của Đảng. Lịch sử Đảng gần 90 năm xây dựng và trưởng thành đã chứng minh, trong mọi hoàn cảnh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn toàn tâm, toàn ý: “Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam”, xây dựng nền tảng lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng phong phú, sinh động, giúp cho Đảng ta luôn vững vàng về tư tưởng chính trị, tổ chức và tác phong công tác. Kiên định nền tảng lý luận của Đảng, không có nghĩa là rập khuôn, máy móc mà là kiên định với những nguyên lý cơ bản của nền tảng lý luận đó, thể hiện ở lập trường cách mạng triệt để của giai cấp công nhân; ở quan điểm khoa học, xuất phát từ thực tiễn, phát hiện quy luật và làm theo quy luật; và ở phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề tự nhiên, xã hội. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Luận điểm này đã khẳng định một vấn đề có tính nguyên tắc, đặt nền móng lâu dài cho công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận. Cụ thể với Việt Nam, lý luận của Đảng dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam…; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”(4). Thứ hai, phát triển sáng tạo nền tảng lý luận của Đảng. Mặc dù chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vũ khí lý luận sắc bén, là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng, nhưng tự bản thân nó không phải là một hệ thống lý luận giáo điều, nhất thành bất biến. Chỉ khi nào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn, thì nó mới thực sự có sức sống mãnh liệt, soi rọi con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn và nhân dân ta đang tiếp bước. Thế giới không ngừng có những diễn biến phức tạp và biến động khó lường, luôn đặt ra rất nhiều tình hình mới, vấn đề mới cần phải trả lời cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong bối cảnh đổi mới, Đảng ta luôn đặt vấn đề cần phải làm rõ những luận điểm nào của Mác và Lênin là đúng, bây giờ vẫn đúng và lâu dài về sau vẫn đúng; những luận điểm nào trước kia đúng nhưng điều kiện lịch sử hiện nay đã thay đổi, không còn phù hợp cần phải bổ sung, phát triển… Từ đó, Đảng luôn chủ trương đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, đánh giá đầy đủ, chính xác thực tiễn, tập trung nghiên cứu lý luận, giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra. Hiện nay, với sự tồn tại cục diện đa dạng hóa các chủ thể lợi ích trong xã hội, sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định tới nền tảng lý luận của Đảng, đó là điều khó tránh khỏi. Nhiều quan điểm lý luận, quan niệm tư tưởng khác nhau nảy sinh và cùng tồn tại, đây là một trong những nguyên nhân làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động về tư tưởng và “chao đảo” về các quan niệm giá trị; thậm chí, bị mê hoặc vào những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch “diễn biến hòa bình”, dẫn đến nghi ngờ chủ nghĩa Mác – Lênin, nghi ngờ chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đó là một thực tế chúng ta đang đang phải đối diện, trong khi vẫn còn nhiều vấn đề lý luận chưa được thống nhất và chưa được giải đáp thuyết phục. Trên thực tế, đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có biểu hiện chao đảo về lập trường, mất phương hướng về niềm tin, dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mà tác hại của nó, như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”(5). Bài học lịch sử về sự đổ vỡ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là các đảng cầm quyền ở những nước đó đã đánh mất vai trò soi đường của lý luận Mác xít, xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cho hệ ý thức tư tưởng trong nội bộ bị rối loạn và mất khả năng hiệu triệu quần chúng. Bên cạnh đó, nếu chỉ kiên trì mà không phát triển thì lý luận sẽ trở nên giáo điều, khô héo, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của quảng đại quần chúng nhân dân, không tạo ra được động lực phát triển của xã hội và chắc chắn không thể giải đáp kịp thời, khoa học những vấn đề biến động không ngừng của thực tiễn. Đại hội XII của Đảng đặt ra yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”(6). Đây cũng chính là biện pháp tốt nhất để đấu tranh với các khuynh hướng sai lầm, mơ hồ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên; đồng thời, làm thất bại âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, khi họ cho rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết đã lỗi thời, không thể giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong thế giới đương đại; rằng nó chỉ là một môn phái học thuật đơn thuần, không có vai trò chỉ đạo, soi đường đối với cách mạng và kiến thiết đất nước; rằng CNXH là hoang tưởng, chỉ có chủ nghĩa tư bản mới là vĩnh hằng,… Đó là những luận điệu hoàn toàn sai trái và cũng là nguyên nhân tại sao chúng ta phải luôn luôn kiên định và phát triển không ngừng nền tảng lý luận của Đảng. Kiên định và phát triển là hai phạm trù có nội hàm khác nhau, nhưng thống nhất với nhau, giúp Đảng ta luôn kiên định sự chỉ đạo, soi đường của lý luận khoa học, giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn đặt ra; đồng thời, trở lại làm phong phú, sâu sắc thêm nền tảng lý luận của Đảng. Từ đó, vượt qua khó khăn, thách thức và những cản trở của thời cuộc, vững bước đi lên cùng thời đại. Kiên định và phát triển vừa là nguyên tắc vừa là phương châm công tác cơ bản và cũng là thái độ ứng xử đúng đắn của Đảng ta đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống giáo điều, xét lại trong nghiên cứu lý luận, xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng nền tảng lý luận của Đảng ngày càng phát triển. Thấm nhuần phương châm “chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được nhiều thành quả có ý nghĩa lịch sử to mà trước hết là nhờ vào cái vũ khí không gì thay thế được là nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời là sự đổi mới và phát triển không ngừng, đầy sáng tạo nền tảng lý luận. Cách mạng Việt Nam nhờ đó đã khắc phục được những bế tắc, khủng hoảng và khó khăn về đường lối lãnh đạo mà trước đó, các nhà cách mạng tiền bối luôn phải cam chịu “cả trăm thất bại mà không một thành công”. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình”(7)./.
Phương Vinh
Bài đăng TCTG số 6/2019 —————————————————————————— (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.2, tr.289. (2) C.Mác – Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb. Sự Thật, H,1980, tr.25. (3), (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.280, 277. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, H, 2011, tr. 88. (5) Nguyễn Phú Trọng: Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Báo Nhân dân ngày 14-10-2016. (6) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, H, 2016, tr.199-201.
Lý Luận Cơ Bản Về Tham Nhũng Và Nhóm Lợi Ích
Mở đường cho hoạt động của các nhóm lợi ích chính đáng và kịp thời ngăn chặn sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích tiêu cực đang hình thành là cơ sở để phòng và chống tham nhũng một cách có hiệu quả.
Xã hội luôn vận động theo xu hướng ngày càng phát triển, ngày càng hoàn thiện. Nhưng, không phải vì thế mà các sinh hoạt xã hội đều là tích cực, tiến bộ cả. Nghĩa là trong quá trình vận động xã hội, yếu tố tích cực luôn va chạm với những yếu tố tiêu cực. Vượt qua nó xã hội mới đi vào quĩ đạo của sự tiến bộ. Hoạt động kinh tế giữa người với người, nhóm với nhóm, quốc gia với quốc gia…, về thực chất, là những hoạt động tìm kiếm lợi ích của các phía. Trong quan hệ đó thường có sự cân bằng tương đối; có bên mạnh và bên yếu; phía thuận lợi và phía bất lợi các yếu tố của các bên tham gia. Trong bất cứ quan hệ nào, đó cũng là những cách thức, biện pháp, phương pháp khác nhau của các cuộc đấu tranh, đấu trí của các bên. Chính trong quá trình đó nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, như nạn tham nhũng, những nhóm lợi ích thao túng thương trường, hủy hoại sự tiến bộ, công bằng và văn minh. Hậu quả thì rất nhiều. Nhưng trực tiếp thường là nhóm xã hội yếu là những người nghèo… Những hiện tượng này không ngoài quy luật của sự vận động xã hội từ nguyên lý về tìm kiếm lợi ích của con người. Bài viết này phân tích hai hiện tượng trên và mối quan hệ của chúng.
1. Về hiện tượng tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay, không còn nghi ngờ nữa, hiện tượng tham nhũng đã và đang xảy ra là có thật. Các vụ việc tham nhũng có xu hướng tăng về số lượng, gia tăng về mức độ thiệt hại vật chất cho xã hội, tinh vi về thủ đoạn và đa dạng về hình thức, diễn ra trong nhiều lĩnh vực.(*)
Đa số đều có điểm chung về nhận thức rằng, tham nhũng là hiện tượng của nhóm người có quyền (được giao nắm giữ vị trí nhất định trong hệ thống công quyền). Không có quyền hành thì không có cơ sở nảy sinh tham nhũng. Nếu loại người khác làm thất thoát tài sản công thì có thể là tham ô, ăn cắp, móc ngoặc, lợi dụng công việc (như kế toán, thủ kho..) để làm lợi bất chính cho mình. Vậy tham nhũng chỉ nằm ở mối quan hệ quyền lực giữa nhà nước và xã hội – bộ phận có quyền lực và những người dân.
Trong một thời gian dài, thậm chí cho đến gần đây vẫn có sự ngộ nhận rằng nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, nên không thể có tham nhũng (nếu có thì chỉ là sự vu khống của kẻ địch, hoặc chỉ là “cái đuôi” từ chế độ cũ rơi rớt lại). Cuộc tranh luận của những nhà triết học, luật học hay chính trị học… xung quanh vấn đề bản tính con người là tốt hay là xấu, con người tham lam hay vị tha trong đời thường còn chưa có hồi kết thì trong xã hội vẫn tồn tại cả hai nhóm người đó ở khắp mọi nơi. Một cái khách quan là, dưới chủ nghĩa xã hội con người là tốt, nhưng tương lai còn xa mà chưa ai biết nó sẽ xuất hiện trong thực tiễn như thế nào. Nước ta lại là quốc gia ở thời kỳ quá độ, khước từ kiểu quản lý mà chủ nghĩa tư bản đã và đang vận hành để đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tham nhũng, theo chúng tôi, là một hiện tượng của xã hội có luật pháp tương đối phát triển, thừa nhận dân chủ nhất định. Trong xã hội nô lệ, người lao động không có tư cách con người nên khái niệm này cũng chưa xuất hiện. Tham nhũng có những yếu tố đặc trưng riêng biệt làm cho nó khác với hiện tượng xã hội khác. Nó mang những đặc điểm sau:
Thứ hai, tham nhũng là một kiểu quan hệ trong quản lý nhưng nó luôn bị che giấu bởi chiếc áo khoác công quyền. Vì vậy, khi tham nhũng chưa bị phát hiện thì bộ mặt của quản lý xã hội hoàn toàn bình thường (như là hiện tượng trong quan hệ với bản chất). Chỉ khi tình trạng xã hội về kinh tế, chính trị tâm lý người dân, hoạt động của công quyền… đến mức xã hội không chịu nổi ở chỗ này hay chỗ khác (người dân, cấp dưới, đối tác công vụ…) thì tham nhũng mới lộ diện. Trong quan hệ công vụ, nếu vì mục đích lợi ích cá nhân của người có quyền mà đưa ra một quyết định thì quan hệ đó chắc chắn có tham nhũng. Đây là sự khác biệt so với những quyết định có hại về kinh tế, xã hội nhưng không xuất phát từ động cơ lợi ích, mà do nguyên nhân năng lực của cán bộ, của công chức tham mưu hay các nguyên nhân, hoàn cảnh khác. Đây cũng là lý do khiến việc phát hiện tham nhũng không đơn giản và dễ bị che đậy bởi thuật nguỵ biện (biến lý do này thành lý do khác của cùng một hậu quả). Xét theo quan điểm như vậy, tham nhũng là hiện tượng đối nghịch với một xã hội học tập, vì học tập, giáo dục đương nhiên có mục đích nhằm đấu tranh với cái xấu, rèn luyện để thành người tích cực, tiến bộ.
Thứ tư, xét về mặt xã hội, tham nhũng có tính liên hệ dây chuyền (liên hệ, lây lan lẫn nhau trong tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc…). Người tham nhũng thường không ngại những hành vi hối lộ trong các quan hệ khác. Những nhận xét trong Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng nói lên điều đó: “Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất hạn chế, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra… Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng còn hạn chế. Một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp xử lý chậm, kéo dài, có biểu hiện hữu khuynh, nể nang, lạm dụng việc bồi thường, khắc phục hậu quả để xử lý hành chính….”. Điều đó chứng minh thể chế và tổ chức còn có những lỗ hổng. Vậy, những lỗ hổng đó là gì?([1])
Một là, trong cấu trúc sử dụng công quyền, quyền hành thường tập trung một đầu mối hành chính (có thành lập các ủy ban, tổ công tác… thì vẫn trong phạm vi của hành chính, hành pháp). Điều này có nghĩa là, những cơ quan tổ chức đó vẫn do người đứng đầu lãnh đạo, chỉ huy, lập kế hoạch và ra các quyết định cuối cùng. Tham nhũng thường gắn với người nắm quyền và người đứng đầu của chính đầu mối đó (đây là nói điều kiện chứ không phải là “chụp mũ” cho vị trí người điều hành). Từ đó cho thấy, trong các quy định về chống tham nhũng chưa tách được nhóm nhạy cảm của tham nhũng và nhóm soát xét, tìm kiếm tham nhũng (ví dụ như lập ra nhóm kiểm tra tự nguyện gồm những người có năng lực chuyên môn, không mắc lỗi công vụ kiểu mất đoàn kết, kéo bè cánh, lãng phí của công…).
Hai là, trong pháp chế, thậm chí cả pháp chế hình sự còn có sự cầu toàn trong chống tham nhũng. Ví dụ chống người nhận hối lộ nhưng lại xử nặng cả người đi hối lộ thì vô hình đã triệt tiêu cơ hội phát hiện người tham nhũng. Người hối hộ không thể là người tốt được. Nhưng phải đặt cái lớn, cái cơ bản lên trước, tạm thời bỏ lại những yếu tố kém nguy hiểm hơn. “Cây ngay” chưa đủ, mà cần phải ” vừa ngay vừa cứng” thì mới chống được tham nhũng ngay trong suy nghĩ (mà đã cứng thì kẻ hối lộ không làm gì được).
Thứ năm, tham nhũng luôn tạo nguy cơ lây lan vô hình sang các lĩnh vực khác. Nguồn vật chất tham nhũng phải từ một quyết định hành chính, gắn với một chức vụ trong hành chính công quyền. Nhưng để có được vị trí đó là cả một quy trình của thể chế (quy hoạch, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm…). Bản Báo cáo tổng kết nói trên cũng nhấn mạnh tình trạng tham nhũng “vặt” chính là thể hiện sự lây lan (tức là do ảnh hưởng của người tham nhũng mà những người khác phải móc ngoặc, tham ô, nhận hối lộ… tạo nên sự phức tạp, đan xen trong “bản đồ tiêu cực” của xã hội).
Thứ sáu, thiệt hại xã hội và phần lợi ích mà kẻ tham nhũng có được là không đồng nhất (khác kiểu ăn cắp một bao xi măng, lấy đi một tạ sắt… tương ứng với bao nhiêu tiền). Một người mất một khoản tiền để được tuyển dụng vào vị trí quyền lực tốt thì không có “giá tương xứng” để đo, mà chẳng qua chỉ là định tính mà thôi. Nhưng thiệt hại từ một phía là có thật.
Vậy, tham nhũng và nhóm lợi ích có quan hệ thế nào? Như chúng ta biết, lợi ích nhóm có được là do liên kết nhóm. Không có liên kết nhóm thì không có nguyên nhân sinh ra lợi ích nhóm. Nhóm – tự nó đã có tính liên kết các phần tử, thành phần, cá nhân lại mà thành. Nhưng “liên kết” xuất phát từ vai trò của nhóm để tạo sức mạnh cho một mục đích mang tính động cơ, tính toán thì lại là một khái niệm khác hẳn, cho dù nó không phải là nghĩa tiêu cực (tạo điều kiện, giúp nhau, cưu mang nhau… cũng là một dạng liên kết).
Thực chất của lợi ích nhóm là gì? Theo chúng tôi, lợi ích nhóm, về bản chất, không phải là một khái niệm tiêu cực. Nhóm lợi ích có tính lịch sử phát triển. Có một số giác độ nhận thức về sự phát triển của nhóm lợi ích như sau:
Thứ nhất, lợi ích nhóm mang tính khách quan. Xã hội hình thành ra các nhóm trước hết là một hiện tượng xã hội khách quan. Ví dụ, cộng đồng các dân tộc dù lớn, hay nhỏ đều là sự tồn tại các nhóm người khác nhau (từ xưa đến nay, hầu như không quốc gia nào lại chỉ có “một nhóm” như giả định rằng ở Việt Nam chỉ có nhóm người Việt chẳng hạn). Trong nhóm người đã có biểu hiện cộng đồng lợi ích ở đó. Nhóm người trong xã hội tạo thành từ một số người (thường là nhiều, thậm chí rất đông người) có chung những đặc điểm về sinh hoạt xã hội, nhu cầu và cách thức tổ chức sinh hoạt. Nhưng nhóm có tính khách quan, như nhóm nữ và nam trong xã hội, lớp người cao tuổi và những thanh niên trong xã hội; nhóm người đa số và thiểu số, các nhóm sắc tộc khác nhau. Thậm chí, các quốc gia này so với các quốc gia khác, suy cho cùng, cũng chỉ là những nhóm người mà thôi. Do cùng chung những tiêu chí và mục đích trong sinh hoạt mà có sự liên hệ ràng buộc giữa một số người nào đó và họ có xu hướng tự nhiên là “dựa vào nhau”.
Trong quá trình sinh hoạt, mỗi cá nhân đều có thiên hướng, mục đích, mục tiêu nhất định về lợi ích và sinh hoạt. Nếu chỉ có một mình thì thường không thể làm được việc lớn, thậm chí cả việc nhỏ như chỗ ngồi bán hàng, điểm đỗ xe chở khách, chỗ chờ việc… Vì vậy, tập hợp theo nhóm là một trong những thuộc tính của con người. Xã hội có xu hướng cạnh tranh trong đời sống và hoạt động kinh tế. Đó là điểm bình thường và tích cực. Chính vì cạnh tranh mà cá nhân phải cố kết thành nhóm. Sự phá vỡ nhóm trong thực tiễn thường xảy ra nhưng không có nghĩa là xóa bỏ nhóm trong xã hội, mà là thay đổi nhóm của các cá nhân.
Đời sống xã hội ngày càng phong phú, quyền dân chủ ngày càng mở rộng thì kiểu cạnh tranh càng phát triển trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đó là quy luật của tiến bộ xã hội phù hợp với động lực sống của mỗi cá nhân (không chấp nhận thực tại, tìm kiếm cái mới, cái tốt, cái tích cực cho chính mình). Từ đó, người ta thấy rằng các nhóm người hình thành một cách tự nhiên, khách quan là chưa đủ và chưa thể đủ cho động lực đó. Các cá nhân (thường là những người nhanh nhạy, tích cực, có năng lực tập hợp, có nhu cầu chung với nhiều người khác và có uy tín nhất định…) tự đặt ra nhu cầu tập hợp nhiều người khác lại thành nhóm. Có thể nói, ngày nay xã hội có bao nhiêu tổ chức hội được thành lập thì có bấy nhiêu nhóm lợi ích. Điều đó có nghĩa là rất nhiều nhóm chủ quan lập ra theo nhu cầu và người ta đến với nhau mà thành. ở đây chỉ đề cập tới mối quan hệ giữa sinh hoạt kinh tế (vốn đã rất phong phú) với hoạt động nhóm. Đây là loại hoạt động trọng yếu. Lợi ích kinh tế tác động mạnh nhất đối với hoạt động của con người. Vì vậy, tạo lập nhóm là động lực tự nhiên của xu thế xã hội. Một cá nhân có thể là chủ quan, nhưng tác động của nhóm đến đời sống lại mang tính khách quan ngoài ý muốn, bởi con người trước hết vì mình (chủ quan) mà tìm đến nhóm chứ không phải vì nhóm. Như trên đã nêu, trong nhóm đã chứa đựng lợi ích nhóm; đề cập đến nhóm là có lợi ích nhóm và ngược lại.
Trên nguyên tắc, lợi ích nhóm chỉ có thể phù hợp với xã hội trong tương quan đến các nhóm và cá nhân khác. Lợi ích là một khái niệm của kinh tế học. Nhưng tìm kiếm cái lợi cho con người với nghĩa tạo ra của cải nhiều hơn với một hao phí sức lực nhất định luôn là động lực của con người. Khi người ta ý thức được việc tìm kiếm của cải nhiều hơn bằng phương pháp, tính toán, thủ đoạn… thì khái niệm lợi ích nhuốm mầu xã hội sâu sắc. Nó từ vận động tự phát trở thành thái độ chủ quan một cách tự giác. Sự phát triển đó đồng hành với sự vận động xã hội cho đến ngày nay.
Kinh tế hàng hóa là tiền đề khách quan đầu tiên của sự hình thành nhóm lợi ích. Nhu cầu hợp tác để tạo ra những “thế lực” lớn hơn những cá nhân đơn lẻ và sự cạnh tranh trong thương mại là những động lực tạo nhóm lợi ích.
Nếu lợi ích được hiểu rộng hơn việc làm ra nhiều của cải vật chất – sang lĩnh vực tiêu dùng của con người, thì tính khách quan của nhóm lợi ích càng thể hiện rõ và đa dạng hơn. Đó là sự khác nhau về nhu cầu sống: mỗi nhóm lứa tuổi trong xã hội là những nhóm lợi ích tự nhiên khách quan. Chẳng hạn, tuổi trẻ cần nhiều hơn về ăn mặc kết hợp với thẩm mỹ. Nhu cầu đó hình như đối lập với thế hệ người trưởng thành (họ làm ra nhiều của cải nhưng nhu cầu tiêu dùng lại khiêm tốn hơn cả về lượng lẫn chất). Những bậc cha mẹ bình thường nhất bao giờ cũng dành ưu tiên tiêu dùng cho con cái khi của cải còn hạn chế. Trừ một số ít người dư thừa của cải thì sự “cạnh tranh” không rõ rệt.
Nhóm người sống ở nông thôn và thành thị là điển hình của sự khác biệt nhóm một cách khách quan và thường xảy ra xung đột lợi ích. Những đặc tính khách quan như nêu trên tồn tại cho đến ngày nay và sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài, cho tới khi nào mà sự thỏa mãn nhu cầu cho toàn nhân loại chưa thiết lập được.
Thứ hai, sự liên kết giữa kinh tế và chính trị. Với sự phát triển của tri thức và năng lực của con người, nhất là trong đời sống kinh tế và chính trị, việc tự tìm kiếm đối tác, đồng minh để hình thành các nhóm “mạnh hơn từng cá nhân đơn lẻ” là một khuynh hướng tất yếu để tồn tại, nhất là với các doanh nhân, thương nhân, các nhà sản xuất .
Khi chế độ dân chủ xuất hiện trong xã hội tư bản, nhóm lợi ích kinh tế đã gây ảnh hưởng đến đời sống chính trị với mục đích tạo được những lợi thế chính trị (chính sách kinh tế, chế độ thuế, …) cho mình. Đây là kết quả của sự phát triển xã hội và những liên minh lợi ích đồng hành với sự phát triển đó. Tính khách quan của vận động kinh tế và ý thức chủ quan đã cộng tác trong sự vận động xã hội. Sự liên kết đó dẫn đến hậu quả là nhóm này được lợi thì nhóm khác sẽ chịu thiệt hại.
Qua đó cho thấy, các nhóm lợi ích xuất hiện hoặc là khách quan, hoặc là chủ quan từ nhu cầu của các nhóm sản xuất kinh doanh hay nhóm lợi ích chính trị. Khi nhóm lợi ích đã “len lỏi” vào đời sống chính trị thì nó tạo ra sắc thái mới của nhóm lợi ích mang tính hỗn hợp (quyền kinh tế và quyền lực chính trị). Lịch sử cho thấy sự hiện diện của các nhóm hỗn hợp mang tính tất yếu chừng nào chế độ dân chủ chưa tìm được hình thức quản lý xã hội văn minh hơn. Nghĩa là các nhóm kinh tế và chính trị dựa vào nhau để tìm kiếm lợi ích cho mình.
Thứ ba, sự tác động của thể chế. Tính chất tiến bộ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tình trạng pháp quyền của xã hội cụ thể. Nghĩa là ở đâu pháp luật còn chưa đóng vai trò thực sự điều chỉnh xã hội, cá nhân và tổ chức thì chừng đó tính “phản tiến bộ” sẽ xuất hiện, nghĩa là có tiêu cực từ hoạt động của các nhóm lợi ích.
Những người có tiềm năng, có vị thế liên hiệp lại thành nhóm là điều tự nhiên, thậm chí còn có lợi nếu xét trên cục diện phát triển xã hội. Tai hại và nguy hiểm là những nhóm lợi ích bất thành văn, tức là tựa vào nhau nhờ tìm thấy ở nhau những lợi thế nhằm mưu lợi cho mỗi cá thể mà tạo nên nhóm. (Lợi dụng vị thế của nhau để mưu lợi, dựa vào nhau để thao túng, nhờ vả nhau để tránh được những sai phạm tạo ra sao cho “có sai phạm mà lại ngoại phạm”). Trong xã hội nếu xuất hiện những giả thiết sau thì rõ ràng có sự tác động có hại của nhóm lợi ích loại này:
– Chỉ có một số ít người biết một bản quy hoạch nào đó vốn được giữ bí mật để bảo đảm khách quan, nhưng ai biết trước, làm trước là có lợi. ([1])
– Thời gian, thời điểm quyết định đổi tiền; nhập vàng; hạ, tăng lãi suất; tăng giảm giá xăng dầu… là hoàn toàn bí mật nhưng một số người biết trước do được thông tin… sẽ có siêu lợi nhuận.
Những lợi ích bất minh như trên có được là nhờ sự thiếu minh bạch. Mà sự thiếu minh bạch đó là từ chính trị (hay đúng hơn là đạo đức chính trị) chứ không phải từ kinh tế. Cụ thể là từ một số cá nhân có thẩm quyền được giao nhưng đã vi phạm lợi ích công cộng mà phụng sự tiêu cực cho lợi ích nhóm.
Tóm lại, toàn bộ những nội dung trên là những vấn đề đặt ra trong phòng và chống tham nhũng. Vì thế, chống tham nhũng và chống lợi ích nhóm tiêu cực như trên là biện pháp tổng hợp, mang lại lợi ích xã hội to lớn kiểu “một mũi tên trúng hai đích”.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, tạo lập xã hội dân sự bình đẳng, việc mở đường cho hoạt động của các nhóm lợi ích chính đáng (tuân thủ luật pháp chứ không phải lợi dụng pháp luật) và kịp thời ngăn chặn những sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích tiêu cực đang hình thành là cơ sở để phòng và chống tham nhũng một cách hiệu quả ở nước ta hiện nay.
Theo NGUYỄN HỮU KHIỂN / TẠP CHÍ TRIẾT HỌC (2011)
Lý Luận Văn Học: Đặc Điểm Ngôn Ngữ Thơ
Trong dòng chảy của văn học, mỗi loại hình nghệ thuật lại có những đặc trưng khu biệt với những loại hình nghệ thuật khác, đó chính là những yếu tố cơ bản cốt lõi để phân định các loại thể trong văn chương. Thơ là một loại hình đặc biệt, được xếp trong sự phân khu của các phương thức trữ tình và là một trong những thể loại xuất hiện sớm nhất. Một cách khoa học mà nói, đặc điểm giúp phân biệt thơ và các thể loại văn chương khác một cách rõ ràng nhất đó là ngôn ngữ thơ.
Nói một cách cụ thể thì với bản chất và thiên chức riêng, thơ là sự thể hiện của tính hàm súc, giàu tính nhạc và giàu tính họa
Tính chất này xuất phát từ một lẽ “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ” nên ngôn ngữ thơ biểu hiện cao độ tính hàm súc. Tính hàm súc là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ.
So với nhiều thể loại khác thơ thường có dung lượng khiêm tốn hơn. Để phản ánh thế giới hiện thực muôn màu, thế giới tình cảm phức tạp của con người ngôn ngữ thơ phải thực sự hàm súc, là kết quả của sự chắt lọc công phu của người nghệ sĩ, Maiacopxki từng nhận đinh: “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ”
Một cách rõ ràng, tính hàm súc của ngôn ngữ thơ là lời ít ý nhiều, lời hết mà ý chưa cạn, nói như Lưu Trọng Lư, “một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”. Tính hàm súc được người nghệ sĩ tạo ra theo nhiều cách riêng. Đó có thể là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu hiện cao nhất kiểu như Nguyễn Du đã “giết chết” các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi tên chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh – “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, cái gian manh của Sở Khanh – “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”, cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn Hiến – “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”.
Nói cách khác, hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sĩ dựa trên cơ sở vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh… tạo nên nhiều lớp nghĩa cho câu thơ. Trong thơ Trung đại, tính hàm súc thường đến từ thủ pháp chấm phá, gợi tả. Nguyễn Du phác nên một bức tranh mùa xuân tươi sáng và đầy sức sống không cần nhiều hơn hai chi tiết: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Theo lẽ đó, thơ không có chỗ đứng cho hư từ mà chỉ có thực từ, trong thơ, ý phải tỏa vào lời, lời phải đỡ với ý, ý phải sâu nhưng lời cũng phải chặt. Một điều đáng nói là, tính hàm súc thường chỉ xuất hiện trong mực thước văn học truyền thống bởi tính chặt chẽ và quy phạm của từ ngữ, đến giai đoạn văn học đương đại, đặc điểm này bị đe dọa bởi sự dài dòng và nông cạn của một số tác giả. Nó đặt ra yêu cầu về sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại giữa hai thuộc tính này.
Giàu tính nhạc
Từ xa xưa, cổ nhân đã cho rằng: “thi chung hữu họa, thi chung hữu nhạc”, thơ là tiếng nói trữ tình của người làm thơ, nó mang trong mình cái nhạc tính từ khi sinh ra. Bởi thế mà “Ly khia với nhạc tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên” (Tam Ích). Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể lọai nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc.
Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh… Đặc điểm này của ngôn ngữ thơ xuất phát từ tính chất giàu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu của tiếng Việt. Về nhịp điệu của thơ, nó tạo nên tính nhạc nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng – trắc , về vần (nguyên âm và phụ âm). Nói về vai trò của nhịp điệu trong thơ, Maiacovki từng khẳng định: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ”. Theo GS. Hà Minh Đức : “Nhịp điệu là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn của âm thanh nào đó trong thơ”.
Nhịp điệu phụ thuộc nhiều vào trạng thái cảm xúc, nhanh hay chậm.Vì vậy nhiều bài thơ không có phép tu từ nào nhưng nhờ nhạc mà vần thơ trở nên xuất sắc. “Hôm qua đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me thức dậy Em vấn đầu soi gương” (Đi chùa Hương – Nguyễn Nhược Pháp)
Bên cạnh nhịp, vần là một yếu tố quan trọng tạo nên tính nhạc trong thơ, là yếu tố truyền thống và mặc định cho thể loại. Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Có nhiều cách phân loại, song chủ yếu vẫn là theo vị trí, bao gồm vần chân và vần lưng. Vần chân phổ biến nhất là trong thơ Đường luật, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gieo vần tại cuối mỗi câu 1,2,4: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Ngoài ra, ở thơ Mới và thơ đương đại, quy luật hiệp vần thường không còn bị bó buộc theo quy tắc trên mà theo trật tự riêng, không gieo vần mà ngỡ như có vần (“Màu thời gian” – Đoàn Phú Tứ, “Lí ngựa ô” – Phạm Ngọc Cảnh,..)
Song song với với cách hiệp vần, việc kiến tao âm điệu cũng là cách để tác phâm trữ tình trở nên giàu nhạc tính hơn. Nó trở thành cầu nối giữa thơ và người đọc, bắc nhip đưa người đọc vào thế giới màu nhiệm của thơ ca : “Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông”
Âm điêu trong ngôn ngữ thơ được tạo nên nhờ thanh âm bằng – trắc, là sự sắp xếp có chủ ý của tác giả. Không chỉ là gieo vần và âm điệu, cách ngắt nhịp cũng góp phần tao nhạc tính đáng kể cho mỗi câu thơ. “Thuở còn thơ/ ngày hai buổi/ đến trường Yêu quê hương /qua từng trang sách nhỏ “Ai bảo/ chăn trâu/ là khổ” Tôi mơ màng/ nghe chim hót/ trên cao” (Quê hương- Giang Nam)
Giàu tính họa
Leonardo De Vinci cho rằng: “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm”. Còn Sóng Hồng nhận định: “Thơ là thơ nhung đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca là tính họa hay còn gọi là tính hình tượng.
Đó là khả năng của ngôn ngữ văn học có thể tái hiện lại những hiện tượng của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động bằng những từ ngữ gợi cảm, gợi hình, gợi thanh. Nói cách khác, ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh… có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc.
Hình ảnh là đơn vị nhỏ nhất diễn tả cảm xúc của nhà thơ. Nhà thơ nói bằng hình ảnh chứ không nói bằng khái niệm. Thơ bao giờ cũng tồn tại với một hệ thống hình ảnh luôn luôn được làm mới. Tính họa của ngôn ngữ thơ nằm trong chuỗi những sáng tạo hình ảnh mang vẻ đẹp trực quan, sinh động.
Hình ảnh trong thơ được tạo nên bởi nhiều phương thức khác nhau: Ẩn dụ (“Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ/ Mà vạn vật là muôn đá nam châm” – Xuân Diệu), nhân cách hóa (“Đàn cò áo trắng, khiêng nắng qua sông” – Xuân Diệu); Góc độ các kiểu tư duy – hình ảnh bằng thị giác (“Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồm” – Lưu Quang Vũ), hình ảnh của thính giác (“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non” – Tự tình, Hồ Xuân Hương), hình ảnh hiển thị bằng cảm giác hoặc siêu cảm giác (“Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi hóa dại khờ” – Hàn Mặc Tử).
Có những hình ảnh đẹp đẽ, hài hòa,thơ mộng,mềm mại, nhưng cũng có những hình ảnh khắc khổ, gớm ghiếc…, mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của thi nhân. Ngôn ngữ mang tính hình tượng phải hợp lí, tránh khiên cưỡng, gò ép, áp đặt. Nó là kết quả của khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén, vốn sống phong phú và trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của người nghệ sĩ.
Không những quan sát và diễn tả, nhà thơ phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mĩ- đây chính là sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ truyện cũng như ngôn ngữ các loại hình nghệ thuật khác. Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu hình mà còn tái hiện sinh động và gợi lên một cách trực quan những cái vô hình, những cái mỏng manh mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác không làm được.
Nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã từng tái hiện sinh động màu sắc và hương vị của thời gian qua tâm trạng hoài niệm: “Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngắt Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh” ( Màu thời gian) Thơ là tiếng nói của tình cảm và chiều sâu của thế giới nội tâm, “là một loại thể có bản chất đa dạng với nhiều biến thái và màu sắc phong phú” (GS. Hà Minh Đức). Do đó, thơ luôn mang những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, giúp khu biệt nó với các loại hình khác một cách rõ ràng.
Nói một cách hệ thống, ngôn ngữ thơ mang những đặc điểm về tính hàm súc, tính nhạc, tính họa là đều là sự bắt nguồn từ những đặc điểm riêng của tiếng Việt và thể loại trữ tình. Với những tính chất riêng biệt đó, thơ luôn đem đến những tầng nghĩa sâu sắc ẩn sau lớp bề mặt ngôn từ đầy tính thẩm mĩ, đặt ra những vấn đề nghiêm túc và có chiều sâu trong quá trình sáng tác cũng như tiếp nhận thế giới thơ trong văn học.
Việt Nam Nỗ Lực Xây Dựng Và Phát Triển Nền Kinh Tế Tuần Hoàn
Việt Nam tích cực tham gia nền kinh tế tuần hoàn, đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.
4 lợi ích của kinh tế tuần hoàn
Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.
Chiều 23.10, tại hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương nhấn mạnh:
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó toàn bộ các hoạt động từ thiết kế, sản xuất đến cung cấp dịch vụ hướng tới tái sử dụng vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.
Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia, đồng thời góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản xuất cũ, cấu trúc lại và sử dụng lại, do đó, góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
“Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển có ít tài nguyên, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt” – Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt.
Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Mô hình kinh tế tuần hoàn là tất yếu
Theo các chuyên gia môi trường, việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn đối với Việt Nam là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống. Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất.
“Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” – Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Trong phát triển kinh tế tuần hoàn, mô hình khu công nghiệp sinh thái được đặt ra như một yêu cầu tất yếu bởi một khu công nghiệp tái chế nước thải để sử dụng lại cho sản xuất có thể giảm được tới 40% lượng nước thải vào môi trường, cũng như giảm chi phí nước sạch đầu vào.
Tương tự, cơ hội tận thu nhiệt thải để sản xuất nước nóng và hơi cấp cho các nhà máy trong khu công nghiệp có tiềm năng giảm sử dụng 20-40% nhiên liệu đốt của một số doanh nghiệp. Giải pháp cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái cũng là một trong những công cụ thực hành “kinh tế tuần hoàn” để phát triển bền vững.
Theo ông Trần Quốc Trung – Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế (Bộ KHĐT), mô hình khu công nghiệp sinh thái đặt vấn đề môi trường cao hơn, đơn cử, tỉ lệ cây xanh và giao thông phải đạt 25% thay cho tỉ lệ 20% ở khu công nghiệp bình thường.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lý Luận Và Xây Dựng Nền Tảng Lý Luận trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!