Đề Xuất 6/2023 # Lợi Ích Iot Là Gì? # Top 11 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 6/2023 # Lợi Ích Iot Là Gì? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lợi Ích Iot Là Gì? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. IoT là gì

IoT cũng chính là một liên mạng có nhiều thành phần tham gia. Trong đó, các phương tiện, thiết bị sẽ được bổ sung và tích hợp thêm các phần mềm, bộ phận cũng như các loại cảm biến giúp có thể thu thấp dữ liệu, kết nối qua mạng máy tính để chia sẻ và truyền các dữ liệu đó. Hệ thống các phương tiện, thiết bị sẽ tạo nên một cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thông tin

2. Lợi ích của IoT là gì?

2.1 Sự tham gia của người bệnh tốt hơn

Với việc áp dựng IoT người bệnh có thể sử dụng các phần mềm và ứng dụng để truy cập dữ liệu và sức khoẻ của mình, chắc chắn người bệnh sẽ được quan tâm và cải thiện hơn tình hình sức khoẻ của bản thân bằng cách tham gia tích cực hơn với các hoạt động chăm sóc của bệnh viện.

2.2 Quản lý dữ liệu chăm sóc thời gian thực

Các nhà quản lý có thể truy cập vào dữ liệu thời gian thực của người bệnh nhờ ứng dụng IoT. Người bệnh có thể tích hợp các thiết bị như theo dõi sức khỏe với đồng hồ Apple và các thiết bị theo dõi khác nữa để gửi dữ liệu thời gian thực của người bệnh đến người quản lý chăm sóc, và người quản lý có thể sử dụng chính dữ liệu này để tạo và triển khai chương trình quản lý chăm sóc tốt hơn cho người bệnh

2.3 Làm tăng mức độ quan tâm của người bệnh

Từ khi ứng dụng IoT được ra mắt thì số người tập thể dục gia tăng một cách mạnh mẽ từ đó dẫn đến số lượng bệnh nhân được giáo dục sức khoẻ nhiều hơn nhờ đó người bệnh tham gia chủ động trong một chương trình quản lý chăm sóc và quyết định chính sức khoẻ của người bệnh

2.4 Giảm chi phí

Ngoài ra IoT giúp khả năng giảm giám sát bệnh nhân từ xa tốt hơn, người quản lý và bác sĩ không chỉ chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân còn igups giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ tổng thể

2.5 Phân tích dữ liệu y tế

IoT giúp tạo động lực cho việc phân tích và chăm sóc sức khoẻ. Việc các ứng dụng này được kết nối trong các thiết bị đeo, các nhà quản lý, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có thể truy cập vào dữ liệu giúp phân tích xu hướng chăm sóc sức khoẻ và cũng trong việc đo lường tác động của loại thuốc cụ thể nào đó hoặc một tình trạng sức khoẻ cụ thể

2.6 Theo dõi và Cảnh báo tình trạng sức khoẻ kịp thời

Ứng dụng IoT giúp các nhà quản lý có thể truy cập vào dữ liệu thời gian thực và từ đó gửi cảnh báo sức khoẻ đến bệnh nhân và người chăm sóc ngay tại thời điểm cần thiết.

Việc truy cập dữ liệu giúp thu hút sự chú ý của người quản lý chăm sóc bất cứ lúc nào một thông số sức khoẻ cụ thể vượt quá giới hạn lsy tưởng. Người quản lý sẽ ngay lập tức có hành động gửi thông báo, điều này giúp cứu sống những bệnh nhân chăm sóc quan trọng

2.7 Giảm sai sót y khoa

IoT giúp giảm sai sót trong y khoa hướng tới việc chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và đóng vai trò quản trọng trong việc giảm thiểu các lỗi y tế. Ứng dụng IoT có thể tích hợp dữ liệu chính xác, tự động hoá và đưa ra quyết định dựa trên việc phân tích. Kết quả sẽ cho chính xác từ đó giúp chăm sóc sức khoẻ tốt hơn hướng tới loại bỏ các lỗi và cải thiện chất lượng chăm sóc

2.8 Hỗ trợ y tế từ xa

Người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ từ xa bằng ứng dụng di động thông minh trong trường hơp khẩn cấp. Với các giải pháp di động trong chăm sóc sức khoẻ, các bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân ngay lập tức để theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Ứng dụng Iot giúp cải thiện sự chăm sóc của bệnh nhân trong bệnh viện từ đó áp lực về nhân sự trong ngành chăm sóc sức khoẻ sẽ được giảm bớt

2.9 Nghiên cứu

Lợi ích tiếp theo khi sử dụng IoT đó là sử dụng cho mục đích thống kê hỗ trợ nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa. Trước đây phải mất rất nhiều thời gian để có dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Với IoT thì điều này được thực hiện một cách dễ dàng, thu về một lượng dữ liệu lớn. Vì vậy, IoT có tác động lớn trong việc nghiên cứu y học giúp tiết kiệm kinh phí và thời gian thực hiện

2.10 Phân phối thông tin y tế

IoT không chỉ giúp cải thiện sức khoẻ hàng ngày của người bệnh mà còn giúp các cơ sở ý tế trở nên chuyên nghiệp. Dự kiến đến năm 2020, dữ liệu y tế sẽ tăng gấp đôi sau 73 ngày. Sẽ có khoảng 646 triệu thiết bị ioT được sử dụng nếu một ngày mỗi người tạo ra một triệu gigabyte dữ liệu sức khoẻ cá nhân.

Hy vọng qua bài viết Lợi ích của IoT – nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế, các bạn đã hình dung được về Iot và nắm được các lợi ích to lớn mà IoT mang lại từ đó có những ý tưởng, quyết định đúng đắn cho công việc, tương lai của mình. Các chuyên gia y tế cũng đang có nhận định tích cực về hệ thống này, công ty CPT Medical – chuyên cung cấp thiết bị y tế, phẫu thuật y khoa cho biết rằng: trong vòng 10 năm tới IoT sẽ tay đổi cách thức chăm sóc bệnh nhân của các cơ sở. Cho đến nay sáng kiến IoT trong chăm sóc sức khoẻ hầu như xoay quanh việc cải thiện hệ thông giám sát sức khoẻ từ xa… và rất nhiều lợi ích khác nữa.

Internet Of Things (Iot) Là Gì? Lợi Ích Gì Với Doanh Nghiệp

Internet of Things (IoT) là một cụm từ phổ biến về sự phát triển ngày càng tăng và tràn ngập thị trường của các đối tượng vật lý có khả năng kết nối Internet như các hệ thống thiết bị điện và điều khiển.

Trong bài viết tổng quan ngắn gọn này các chuyên gia ứng dụng tại CAS DataLoggers kiểm soát các cơ hội trong ngành công nghiệp được cho thấy bởi các datalogger (thiết bị thu dữ liệu) không dây ngày nay bao gồm các model với các ứng dụng di động mới cho phép người dùng giám sát nhiệt độ và điều khiển các quá trình từ bất cứ nơi nào.

Với một số tiến bộ về các tiêu chuẩn phần cứng và mạng, công nghệ không dây có giá cả ngày càng hợp lý và nhỏ gọn đủ để giờ đây các bộ vi xử lý ít tiêu hao năng lượng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Sự chuyển hướng sang liên kết lẫn nhau được thấy rõ ràng nhất trên smartphone, thiết bị mà các cảm biến chứa bên trong cho người dùng khả năng truy cập vào nhiều loại dữ diệu như GPS, sự di chuyển, sự điều khiển và nhiều hơn nữa.

Các ứng dụng di động sử dụng khả năng kết nối này để điều khiển các hệ thống điều hòa vi khí hậu, thiết bị chiếu sáng và hầu hết các loại thiết bị điện. Những ngôi nhà thông minh hiện đã cho phép mọi người điều khiển các thiết bị của nó và tiết kiệm năng lượng. Không lâu nữa mọi thứ xung quanh chúng ta có thể được điều khiển chỉ với một vài cái chạm lên màn hình cảm ứng từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

Những tiến bộ về mặt thương mại này đang được kết hợp vào nhiều ứng dụng trong công nghiệp vì vậy các quá trình trong các công xưởng và nhà máy trở nên đáng tin cậy hơn, hiệu suất cao hơn và lợi ích kinh tế qua từng ngày. Các nhà sản xuất đang tìm cách tích hợp các cảm biến không dây vào các sản phẩm của họ để truy cập mạng được dễ dàng.

+ Note: Nền công nghiệp Internet of Things đang dần hình thành

Kết quả là có vẻ gần như tất cả mọi thứ sẽ được online và truy cập bằng điện thoại qua mạng Wi-Fi. Tất cả các cảm biến này tạo ra một lượng lớn dữ liệu mà các doanh nghiệp và các tổ chức có thể xem theo thời gian thực để tối ưu việc lưu trữ sản phẩm, tự động hóa/điều khiển các quá trình và nhiều ứng dụng khác.

Bây giờ các thiết bị thu thập dữ liệu không dây có giá cả phải chăng, những người chủ và quản lý doanh nghiệp đang nhận ra các khoản tiết kiệm có được từ việc chuyển đổi từ phép đo thủ công. Một số ví dụ:

Lĩnh vực dây chuyền sản xuất lạnh/vận chuyển/logistic

Trong các ứng dụng vận chuyển và lưu trữ này, các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ được quản lý và theo dõi chặt chẽ nhờ sử dụng các thiết bị thu thập dữ liệu không dây. Theo cách này rất dễ dàng cho những nhà cung cấp phân phối các sản phẩm của họ và cũng cho người nhận thấy bằng chứng (dữ liệu nhiệt độ) của thực tiễn quản lý tốt nhất. Thiết lập giản đơn này là một phương pháp hợp túi tiền để bảo vệ sản phẩm và cũng là uy tín của người bán.

Các thiết bị thu thập dữ liệu dây chuyền lạnh không dây kết hợp với khả năng theo dõi của phần mềm tạo các giải pháp tinh vi cho những ứng dụng này, gửi các dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm cùng các cảnh báo trên mail. Một số model còn cung cấp tính năng lưu trữ và đọc dữ liệu đám mây như vậy toàn bộ quá trình có thể được giám sát chặt chẽ.

Giám sát phương tiện vận chuyển là một ứng dụng không dây khác đang ngày càng trở nên phổ biến, sử dụng các thiết bị thu thập dữ liệu phương tiện để ghi dữ liệu từ các cảm biến GPS. Điều này có thể tiết kiệm đáng kể chi phí cho việc logistic bằng cách giảm thiểu lãng phí nhiên liệu và sản phẩm.

+ Note: Mọi thứ bạn cần biết về Smart Logistics và IoT

Nhờ các cảm biến có khả năng kết nối Internet, việc tự động hóa các quá trình đạt đến một mức cao hơn về tính hiệu quả và độ chính xác. Các thiết bị logger dữ liệu và các hệ thống thu thập dữ liệu ngày nay có thể cung cấp dữ liệu và lệnh đến các hệ thống thiết bị PLC (Programmable Logic Controller – thiết bị điều khiển lập trình được) và SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition – hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) trong từng khâu của quá trình để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm với giá thấp nhất.

Ví dụ, người dùng có thể cài đặt tự động một chương trình hệ thống DAQ (Data Acquisition – thu thập dữ liệu) để tự động điều khiển nhiệt độ quá trình (cho một bồn chứa nước, buồng sấy, máy móc …), để tối ưu dây chuyền sản xuất, hoặc để tăng độ chính xác về lượng hóa chất trong một khoảng thời gian lý tưởng.

Những bộ bao gồm cảm biến nhiệt độ và áp suất không dây cũng có thể được dùng phòng ngừa tránh cho các thiết bị máy móc khỏi bị chậm trễ hoặc hao mòn. Thực hiện các cài đặt tự động này không chỉ làm tăng độ chính xác trong đo đạt và chất lượng sản phẩm mà nó còn giữ cho độ hao hụt sản phẩm xuống mức tối thiểu và giải phóng sức lao động cho những nhiệm vụ khác, hơn nữa còn tăng thêm năng suất.

+ Note: Google phát triển hệ điều hành riêng cho Internet of Things

Những lĩnh vực thuộc nông nghiệp/môi trường:

Các trạm khí tượng có thể truyền tải các dữ liệu về môi trường theo thời gian thực cho những người nông dân, các công ty nông nghiệp và các tổ chức nghiên cứu có cái nhìn chính xác nhất về vi khí hậu nghiên cứu.

Thông số về độ ẩm của đất là nhân tố đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng về nông nghiệp, và hiện nay các cảm biến không dây giúp ích rất nhiều cho việc thu thập dữ liệu thời gian thực thông qua nhiều điểm giám sát và gửi các dữ liệu này đến một cổng kết nối không dây.

Tương tự, chủ các nhà kính đang áp dụng công nghệ không dây này để tìm kiếm các vùng bị che phủ thiếu ánh sáng trong hệ thống điều khiển vi thời tiết của họ và loại bỏ các mẫu vật bị ẩm mốc trước khi lây lan. Tương tự, các ứng dụng về chăn nuôi và nghiên cứu động vật cũng phát triển với sự nâng cao của các ứng dụng di động cho phép người nông dân và người nuôi giữ thú kiểm tra nhanh chóng sức khỏe của gia súc và các con thú.

Đối với các ứng dụng trong nhà, việc giám sát nhiệt độ môi trường đang dần trở nên phổ biến trong trường học, công sở và các trung tâm dữ liệu. Các ứng dụng này thường tập trung vào giám sát nhiệt độ, độ ẩm và lượng carbon dioxide, là những thông số quan trọng trong việc xác nhận hiệu suất hệ thống HVAC.

+ Note: Internet of Things: Thế giới kết nối của tương lai

Các ứng dụng trong lĩnh vực ô tô dựa rất nhiều vào khả năng giám sát của các cảm biến cả trong khâu sản xuất và thử nghiệm, ví dụ sử dụng CANBus (Controller Area Network – mạng khu vực điều khiển), một giao thức trao đổi thông tin được sử dụng rộng rãi trong các phép chẩn đoán on-board.

Trong một mô hình nhất định, bộ truyền lực có mạng kết nối của riêng nó, tay lái, động cơ cũng vậy… Trong một ứng dụng giám sát lượng khí thải điển hình, một thiết bị thu thập dữ liệu ghi lại nhiệt độ dầu máy thông qua các cảm biến cặp nhiệt điện và gửi dữ liệu đến một máy tính trung tâm để phân tích dữ liệu.

Các ứng dụng không gian ngày nay đều phụ thuộc vào các cảm biến, thường sử dụng các hệ thống thu thập dữ liệu mạnh mẽ giám sát nhiều thông số khác nhau. Từ việc ghi lại áp suất trong máy bay quân sự, giám sát rung động trong turbo tăng áp và turbo động cơ máy bay, và nhiều hơn nữa.

Các ứng dụng cảm biến kết nối mạng cung cấp ví dụ tuyệt vời về Internet of Things đang mở rộng việc sản xuất công nghiệp để tự động hóa việc thu thập dữ liệu và giảm chi phí hoạt động.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sinh học

Công nghệ không dây là một trong những động lực đằng sau nhiều tiến bộ thú vị trong các ứng dụng y tế và sinh học. Các cảm biến da và các liên kết dữ liệu cho phép đội ngũ y bác sỹ tại các bệnh viện và phòng khám liên tục theo dõi được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, trong khi các phòng sạch chuyên dùng làm phòng mổ và phòng vệ sinh trở nên an toàn hơn nhờ việc giám sát áp suất và có các hệ thống cảnh báo.

Các nhân viên có thể nhận được một cảnh báo hoặc cuộc gọi thông báo khi máy lạnh bảo quản thuốc của họ bị lỗi và gây hại đến các sản phẩm nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Một số hệ thống còn cung cấp cho người dùng tiện ích lưu trữ đám mây cho phép việc xem dữ liệu thời gian thực bởi nhiều bên trong cùng một lần.

Các phòng thí nghiệm y tế cũng đang sử dụng công nghệ giám sát không dây mới mẻ để thay thế các thiết bị ghi biểu đồ lạc hậu của họ và tập trung thu thập dữ liệu để phân tích sau. Theo cách này, các phòng thí nghiệm R&G (Research & Development – nghiên cứu và phát triển) và các nhà giáo dục có thể ở cùng trên một trang cho dù thuộc bất kể bộ phận nào.

Các ứng dụng di động cho khả năng truy cập dữ liệu từ xa

Với sự hiện diện gần như phổ quát của điện thoại thông minh trong thị trường tiêu dùng và công nghiệp, hiện nay nhiều datalogger có các ứng dụng di động cho phép người dùng xem và tải về các dữ liệu được thu thập từ các cảm biến từ xa, cho biết nhiệt độ máy hoặc sản phẩm trong một nhà máy xử lý.

Cho dù dòng điện/điện thế, thời gian hoạt động, nhiệt độ/độ ẩm hoặc bất kỳ giá trị nào của nó, người sử dụng đang tìm cách làm cho rẻ hơn và dễ dàng hơn giữ các tab trên dữ liệu của họ cho dù trong hoặc ngoài giờ làm việc. DT-Remote cung cấp bởi Pacific Data Systems, được phát triển cho các thiết bị thu dữ liệu dataTaker, là một ứng dụng phổ biến cho phép cấu hình và xem dữ liệu thời gian thực sử dụng màn hình bảng điều khiển mặt đồng hồ và đồ thị.

Internet of Things đang dần đưa lên trực tuyến với sự giúp sức của các khách hàng, người sử dụng và người phát triển công nghiệp. Thông tin thời gian thực đang cung cấp sự minh bạch và chính xác cao hơn để chỉ về bất kỳ ứng dụng nào nơi người sử dụng đang tìm cách để giảm giá và sự lãng phí.

Tự động hóa quá trình đang tạo ra những lợi ích hàng ngày định hình cách thức các sản phẩm mới được thiết kế và sản xuất, cá nhân những người sử dụng cũng có khả năng tận dụng các lợi thế của công nghệ mới đầy thú vị này cho dù đang ở công sở hay tại nhà.

Tin Tức Nhà Thông Minh Acis

Internet Vạn Vật (Iot) Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng

Định nghĩa internet vạn vật (IoT) 

Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. 

Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.  

Các thiết bị IoT có thể là đồ vật được gắn thêm cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh (giống như các giác quan), các máy tính/bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là các đồ vật được tích hợp cả hai tính năng trên.  

Tiềm năng ứng dụng của internet vạn vật (IoT) trải rộng trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, mọi hệ thống IoT hoàn chỉnh đều có đủ 4 bước: thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xử lý dữ liệu, và đưa ra quyết định. 

Lợi ích của internet vạn vật (IoT) 

Các ứng dụng công nghệ đến từ Internet vạn vật (IoT) hứa hẹn mang đến những giá trị to lớn cho con người. Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của những hệ thống nhà thông minh hay các thiết bị gia dụng thông minh có điều khiển bằng giọng nói. Theo số liệu từ hãng nghiên cứu McKinsey, số lượng nhà thông minh tại Mỹ đã tăng từ 17 triệu năm 2015 lên 29 triệu năm 2017, còn người tiêu dùng tại các nước Tây Âu dành khoảng 12 tỷ euro để mua các thiết bị thông minh vào năm 2020. 

Tuy nhiên, McKinsey cũng đưa ra nhận định nhà thông minh mới chỉ là khởi đầu của một thế giới internet vạn vật. Ứng dụng quan trọng nhất của IoT là số hóa quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế. Hãy lấy một ví dụ để hình dung được điều này. 

Trên trang trại, cảm biến tự động đo độ ẩm của đất có thể cho người nông dân biết chính xác khi nào cây trồng cần được tưới nước. Thay vì tưới quá nhiều hoặc quá ít nước, người nông dân có thể đảm bảo rằng cây trồng nhận được chính xác lượng nước thích hợp. Điều này giúp tăng năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất.   

Nhưng sức mạnh thực sự của internet vạn nằm ở chỗ nó giúp cho máy móc thu, nhận thông tin và tự hoạt động mà không cần con người. Các cảm biến có thể thu thập thông tin về độ ẩm của đất để cho người nông dân biết lượng nước tưới cho cây trồng, nhưng liệu người nông dân có thực sự cần thiết? Thay vào đó, hệ thống tưới có thể tự hoạt động khi độ ẩm trong đất xuống thấp. 

Tiến thêm một bước nữa, nếu nhận được thông tin về thời tiết trực tiếp từ mạng internet, hệ thống tưới tiêu cũng có thể biết khi nào trời sắp mưa và quyết định không tưới cây nữa. 

Và không dừng lại ở đó! Tất cả những dữ liệu về độ ẩm của đất, lượng nước tưới và quá trình sinh trưởng của cây trồng đều có thể được thu thập qua cảm biến và gửi đến các siêu máy tính để các thuật toán phân tích. 

Và đó chỉ là một loại cảm biến. Nếu lắp đặt thêm các cảm biến khác như chất lượng không khí và nhiệt độ, thì các thuật toán máy tính có thể học được nhiều hơn nữa. Khi hàng nghìn trang trại cùng thu thập những thông tin này, các thuật toán này có thể hiểu rõ về điều kiện tự nhiên ở nơi trồng trọt, từ đó đưa ra cách chăm sóc cây trồng tối ưu. 

Internet vạn vật (IoT) cũng có thể được ứng dụng trong các nhà máy, nơi các cảm biến được gắn vào máy móc để theo dõi hoạt động của chúng, đưa ra cảnh báo về sự cố hỏng hóc có thể xảy ra, theo dõi lượng năng lượng tiêu thụ và đưa ra chế độ hoạt động tiết kiệm nhất. 

Hiện nay, thiết lập hệ thống IoT đang là xu hướng các doanh nghiệp theo đuổi để tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng chống chịu trước các rủi ro. Hãy tưởng tượng, trong đại dịch Covid-19, khi mà cư dân ở nhiều nơi không thể ra khỏi nhà vì nguy cơ lây nhiễm, cuộc sống của họ sẽ bớt khó khăn như thế nào nếu các nhà máy vẫn có thể tự tiếp tục hoạt động, các nông trại vẫn có thể tự vận hành và các phương tiện vẫn có thể tự đi lại để trao đổi hàng hóa? 

Một số mốc phát triển của internet vạn vật (IoT) 

1990: Máy nướng bánh mì được cho là đồ vật đầu tiên được kết nối internet. John Romkey, một kỹ sư phần mềm tại Mỹ, đã kết nối chiếc máy nướng bánh mì với máy tính qua internet để bật nó lên. 

1999: Thuật ngữ “internet of things được tạo ra bởi Kevin Ashton khi thuyết trình về một hệ thống cảm biến và nhãn nhận dạng qua tần số radio (RFID) gắn trên hàng hóa để quản lý chuỗi cung ứng.  

2000: LG giới thiệu chiếc tủ lạnh có kết nối internet đầu tiên trên thế giới với mức giá 20.000 USD. 

2008: Hội nghị quốc tế đầu tiên về IoT được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ. 

2009: Theo Cisco, đây là thời điểm mà mạng internet vạn vật thực sự được khai sinh, khi số lượng thiết bị được kết nối internet vượt dân số thế giới. 

2013: Từ điển Oxford thêm thuật ngữ “internet of things” vào hệ thống định nghĩa. 

2020: Số lượng thiết bị được kết nối internet trên thế giới ước tính vượt con số 20 tỷ. 

2025: Dự báo sẽ có 75 tỷ thiết bị IoT trên toàn cầu. 

Iot (Internet Of Things) Là Gì? Vai Trò Và Ứng Dụng Của Iot

Internet of Things hay còn gọi tắt là IoT, Internet vạn vật là khái niệm đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và được chia sẻ dữ liệu nhờ bộ xử lý mạng không dây. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số” cho các thiết bị thụ động; cho phép chúng giao tiếp mà không cần có con người tham gia và hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý.

giải pháp IoT

Khi bất cứ thiết bị nào được kết nối với internet, là chúng có thể gửi và nhận thông tin, hoặc cả hai. Với IoT khả năng gửi hoặc nhận thông tin làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng và thông minh luôn là điều hướng đến.

Để mọi thứ trở nên thông minh, chúng không cần phải có siêu lưu trữ hoặc siêu máy tính bên trong nó. Tất cả những gì chúng ta phải làm là kết nối với siêu lưu trữ hoặc với một siêu máy tính.

Trong Internet of Things, tất cả những thứ đang được kết nối với internet có thể được chia thành ba loại:

Loại thu thập thông tin và sau đó gửi nó.

Loại nhận được thông tin và sau đó hành động.

Thực hiện cả hai.

Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp phụ thuộc vào việc triển khai cụ thể, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp nên có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn về các sản phẩm của chính họ và hệ thống nội bộ của riêng họ và khả năng thay đổi lớn hơn.

Các nhà sản xuất đang thêm các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm để họ có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động. Điều này có thể giúp các công ty phát hiện ra khi một thành phần có khả năng lỗi và trao đổi nó trước khi nó gây ra thiệt hại. Các công ty cũng có thể sử dụng dữ liệu do các cảm biến này tạo ra để làm cho hệ thống và chuỗi cung ứng của họ hiệu quả hơn, bởi vì họ sẽ có dữ liệu chính xác hơn nhiều về những gì đang thực sự xảy ra.

Việc sử dụng Internet vạn vật cho doanh nghiệp có thể được chia thành hai phân khúc: các dịch vụ dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực để chăm sóc sức khỏe; và các thiết bị IoT có thể được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, như điều hòa không khí thông minh hoặc hệ thống an ninh.

Internet of things hứa hẹn sẽ làm cho môi trường của chúng ta (nhà, văn phòng và phương tiện) thông minh hơn, dễ đo lường hơn và tốt hơn. Các speaker thông minh như Echo của Amazon và Google Home giúp phát nhạc dễ dàng hơn, đặt bộ hẹn giờ hoặc nhận thông tin. Hệ thống an ninh gia đình giúp dễ dàng theo dõi những gì đang diễn ra bên trong và bên ngoài hoặc để xem và nói chuyện với khách tới thăm. Trong khi đó, máy điều hòa thông minh có thể giúp chúng ta sưởi ấm nhà trước khi chúng ta quay trở lại và bóng đèn thông minh có thể khiến nó trông giống như chúng ta ở nhà ngay cả khi chúng ta ra ngoài.

Nhìn xa hơn, các cảm biến có thể giúp chúng ta hiểu được môi trường của chúng ta ồn ào hay ô nhiễm như thế nào. Xe hơi tự lái và thành phố thông minh có thể thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng.

Tuy nhiên, nhiều trong số những đổi mới này có thể có ảnh hưởng lớn đến quyền riêng tư cá nhân của chúng ta.

Ứng dụng của IoT trong các ngành công nghiệp

Internet of things được ứng dụng vô cùng rộng lớn, cùng tham khảo một số lĩnh vực đã và đang áp dụng IoT tích hợp:

Các nhà sản xuất có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng giải pháp giám sát tình trạng máy móc trong dây chuyền sản xuất để cho phép bảo trì chủ động trên thiết bị khi cảm biến phát hiện ra lỗi sắp xảy ra.

Các cảm biến thực sự có thể đo lường khi sản lượng sản xuất bị tổn hại. Với sự trợ giúp của cảnh báo cảm biến, các nhà sản xuất có thể nhanh chóng kiểm tra độ chính xác của thiết bị hoặc loại bỏ nó khỏi sản xuất cho đến khi nó được sửa chữa. Điều này cho phép các công ty giảm chi phí hoạt động, có thời gian hoạt động tốt hơn và cải thiện quản lý hiệu suất tài sản.

Ngành công nghiệp ô tô đã nhận ra những lợi thế đáng kể từ việc sử dụng các ứng dụng IoT. Ngoài những lợi ích của việc áp dụng IoT vào dây chuyền sản xuất, các cảm biến có thể phát hiện lỗi thiết bị sắp xảy ra trên các phương tiện đã đi trên đường và có thể cảnh báo cho người lái xe một cách chi tiết.

Nhờ thông tin tổng hợp được thu thập bởi các ứng dụng dựa trên IoT, các nhà sản xuất và nhà cung cấp ô tô có thể tìm hiểu thêm về cách giữ cho xe chạy và thông báo cho chủ xe về các thông tin phía trước.

Các đội xe ô tô, xe tải và tàu chở hàng tồn kho có thể được định tuyến lại dựa trên điều kiện thời tiết, tính sẵn có của xe hoặc tính khả dụng của tài xế, nhờ dữ liệu cảm biến IoT. Bản thân hàng tồn kho cũng có thể được trang bị các cảm biến để theo dõi và kiểm soát nhiệt độ.

Các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, hoa và dược phẩm thường là những mặt hàng tồn kho nhạy cảm với nhiệt độ sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ các ứng dụng giám sát IoT gửi thông báo khi nhiệt độ tăng hoặc giảm có thể ảnh hưởng đến sản phẩm.

Các ứng dụng IoT cho phép các công ty bán lẻ quản lý hàng tồn kho, cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm chi phí hoạt động.

Ví dụ: kệ thông minh được trang bị cảm biến trọng lượng có thể thu thập thông tin dựa trên RFID và gửi dữ liệu tới nền tảng IoT để tự động theo dõi hàng tồn kho và kích hoạt cảnh báo nếu các mặt hàng sắp hết.

IoT cung cấp nhiều lợi ích cho ngành chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ, y tá thường cần biết chính xác vị trí của các tài sản hỗ trợ bệnh nhân như xe lăn. Khi xe lăn của bệnh viện được trang bị cảm biến IoT, chúng có thể được theo dõi từ ứng dụng giám sát tài sản IoT để bất kỳ ai đang tìm kiếm đều có thể nhanh chóng tìm thấy chiếc xe lăn có sẵn gần nhất.

Nhiều tài sản của bệnh viện có thể được theo dõi theo cách này để đảm bảo sử dụng hợp lý cũng như kế toán tài chính cho các tài sản vật chất trong mỗi khoa.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lợi Ích Iot Là Gì? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!