Đề Xuất 6/2023 # Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Gan Và Chẩn Đoán Hình Ảnh Có Giá Trị Như Thế Nào? # Top 11 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 6/2023 # Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Gan Và Chẩn Đoán Hình Ảnh Có Giá Trị Như Thế Nào? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Gan Và Chẩn Đoán Hình Ảnh Có Giá Trị Như Thế Nào? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kết quả xét nghiệm chức năng gan và chẩn đoán hình ảnh có giá trị như thế nào trong bệnh lý gan?

Xét nghiệm chức năng gan ( LFTs)  dùng để phản ánh tình trạng hoạt động của gan.. Tuy nhiên ngoài  ý nghĩa, lợi ích cũng có  hạn chế của xét nghiệm chức năng gan (LFTs).  LFTs không thể xác định được những bệnh cụ thể của gan. Để xác định cần có xét nghiệm chuyên sâu và đặc biệt hơn. Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh gan cần có kết quả chẩn đoán hình ảnh, như siêu âm gan, chụp cắt lớp và cộng hưởng từ thường dùng để quan sát hình ảnh gan.

I.Tìm hiểu về xét nghiệm chức năng gan (LFTs)

Xét nghiệm chức năng gan để giúp bác sĩ đưa ra một vài nhận định rằng đang có vấn đề gì đó với gan. Nhưng đừng hiểu sai về xét nghiệm này. Trong khi LFTs thường được dùng để phản ánh tình trạng gan đang hoạt động tốt không, xét nghiệm này có thể bị sai vì không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng đánh giá chính xác tất cả các chức năng khác nhau của gan. Vì vậy, chỉ giống như đèn pha và thiết bị đo trong ô tô, LFTs không phải là dấu hiệu hoàn hảo để xác định chính xác bệnh. Tuy nhiên nó giúp cảnh báo cho bác sĩ rằng có điều gì đó bất ổn với gan. Hơn nữa nó giúp cho bác sĩ xác định sự cần thiết tiến hành thêm các xét nghiệm khác. Và khi kết hợp các kết quả xét nghiệm thêm này với LFTs, bác sĩ sẽ có cơ sở tốt hơn để chẩn đoán liệu gan bị bệnh gì và có đang hoạt động tốt không. Bằng việc lưu giữ một loạt kết quả LFTs từ những tháng và năm trước đó, trong một số trường hợp cả bác sĩ và bệnh nhân có thể dự đoán liệu tình trạng gan có ổn định không, có được cải thiện không, có hồi phục không hoặc xấu đi; biện pháp điều trị có đáp ứng không hoặc có cần thử biện pháp khác không; và liệu đã đến lúc bệnh nhân cần phải cấy phép gan chưa.

1.Men gan

Có 4 men gan khác nhau được đưa vào trong các xét nghiệm thông thường. Đó là aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT) và alanine aminotransferase (ALT hoặc SGPT) được biết đến như transaminase; và phosphate kiềm (AP) và gamma-glutamyl transferase (GGTP), được biết như men gan mật. Khi các men này tăng lên có thể biểu hiện của bệnh gan.

a.AST và ALT (transaminase)

Do AST được tìm thấy trong nhiều cơ quan khác ngoài gan bao gồm thận, cơ và tim, việc tăng mức AST không phải luôn luôn (nhưng thường) cho thấy có vấn đề về gan. Khi hoạt động thể lực mạnh cũng làm tăng nồng độ AST. Mặt khác, do ALT chủ yếu có ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề (tuy nhiên thì mức ALT bình thường không nhất thiết có nghĩa rằng gan bình thường. Điều này được đề cập ở phần sau). Mặc dù có thể dự đoán được nhưng mức transaminase máu cao không phải luôn luôn biết mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Đây là điểm quan trọng cần phải nhớ. Khoảng trung bình của AST và ALT tương ứng là 0-40 IU/l và 0-45 IU/l. (IU/l là đơn vị quốc tế trên lít và là cách thường được dùng nhiều nhất để định lượng những men đặc biệt này). Nhưng nếu một người có mức ALT là 50 IU/l không phải lúc nào cũng tốt hơn so với người có mức ALT 250 IU/l! Điều này do những xét nghiệm máu đánh giá sự tổn thương hoặc viêm gan được lấy mẫu vào những thời điểm đặc biệt. Ví dụ, nếu bị viêm gan và lấy mẫu vào thời điểm bệnh nhân mới uống rượu vài giờ trước khi lấy máu thì mức transaminase cao hơn nhiều lần so với những người không uống rượu. Cũng lý do tương tự, nếu gan đã bị tổn thương từ nhiều năm trước do uống rượu nhiều – kết quả xét nghiệm máu ngày hôm nay cho thấy bình thường có thể vẫn bị tổn thương gan. Đi sâu hơn về vấn đề này, có nhiều yếu tố khác ngoài tổn thương gan có thể ảnh hưởng tới nồng độ AST và ALT. Ví dụ transaminase ở nam cao hơn nữ, nam giới Mỹ gôc Phi có mức AST cao hơn nam giới da trắng. Thậm chí thời điểm lấy máu trong ngày cũng ảnh hưởng tới mức transaminase; dường như mức transaminase vào buổi sáng và trưa cao hơn vào buổi tối. Thức ăn hầu như không ảnh hưởng rõ rệt tới mức transaminase. Vì vậy, không khác biệt rõ rệt giữa lúc đói và lúc bình thường. Transaminase cũng có thể thay đổi theo ngày.

Đôi điều về khoảng tham khảo bình thường Khi kết quả xét nghiệm được đưa cho bác sĩ, họ thường so sánh với giá trị thu được từ một nhóm người khỏe mạnh. Khoảng của giá trị này được gọi là “giá trị bình thường” được gọi là giới hạn tham khảo hoặc khoảng tham khảo. Giá trị cao nhất và thấp nhất của khoảng này thường được gọi là giới hạn bình thường trên và giới hạn bình thường dưới. Khoảng tham khảo này có thể khác nhau chút ít tùy theo từng thời điểm và tùy vào từng phòng xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chú ý đến giới hạn này khi đọc từng kết quả xét nghiệm cụ thể.

Mức tăng transaminase xảy ra do quá nhiều nguyên nhân nên chỉ giúp bác sĩ đưa ra một nhận định không rõ ràng. Cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác hơn xem gan bị bệnh gì. Những nguyên nhân sau có thể làm tăng mức transaminase:

Viêm gan do virus.

Gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan do rượu.

Bệnh gan do thuốc.

Viêm gan tự miễn.

Nhiễm độc thảo mộc.

Bênh gan di truyền.

U gan.

Suy gan.

Luyện tập gắng sức.

b.GGT  và AP (Men gan mật)

Mức GGT và AP tăng có thể là biểu hiện của tắc mật hoặc tổn thương, hoặc viêm đường mật. Những bệnh này thường có đặc điểm là giảm hoặc không lưu thông đường mật, được gọi là ứ mật. Loại tổn thương gan kiểu này được gọi là tổn thương gan mật, bệnh gan được gọi là bệnh gan mật (xơ gan mật tiên phát là một ví dụ của bệnh gan mật). Ứ mật trong gan nói đến tình trạng tắc đường mật hoặc tổn thương bên trong gan. Ứ mật trong gan có thể gặp ở người bị xơ gan mật tiên phát hoặc ung thư gan . Ứ mật ngoài gan nói đến tình trạng ứ mật hoặc tổn thương ngoài gan. Ứ mật ngoài gan có thể xảy ra ở bệnh nhân bị sỏi mật. Khi bị viêm hoặc tắc đường mật, GGT và AP có thể bị tràn ra như mở kho dự trữ và đi vào dòng máu. Những men này tăng lên rõ rệt – gấp gần 10 lần giá trị bình thường ở giới hạn trên. GGT được tìm thấy chủ yếu trong gan. AP được tìm thấy chủ yếu trong xương và gan nhưng cũng có thể ở nhiều cơ quan khác như ruột, thận và nhau thai. Vì vậy, mức AP tăng chỉ phản ánh có vấn đề về gan nếu có kèm theo tăng GGT. Nên nhớ rằng GGT có thể tăng và không kèm theo tăng AP, vì GGT dễ bị ảnh hưởng bởi rượu và những thuốc có độc tính với gan. Lưu ý rằng, những người hút thuốc thường có mức AP và GGT cao hơn những người khác với những lý do chưa biết rõ. Tương tự, nồng độ AP và GGT gần như phản ánh chính xác sau khi nhịn đói 12 giờ. Bắt đầu có sự phức tạp khi đánh giá xét nghiệm chức năng gan bất thường! Nồng độ AP bình thường vào khoảng 35-115 IU/l, và nồng độ GGTP bình thường vào khoảng 3-60 IU/L. Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng nồng độ AP và GGTP:

Xơ gan mật tiên phát.

Bệnh gan nhiễm mỡ ở người không nghiện rượu.

Viêm đường mật xơ hóa tiên phát

Bệnh gan do rượu

U gan

Bệnh gan do thuốc

Sỏi mật.

2.Bilirubin

Xơ gan mật tiên phát

Viêm đường mật xơ hóa tiên phát

Viêm gan do rượu

Tan máu – Hồng cầu bị vỡ

Bệnh gan do thuốc

Sỏi mật

Suy gan hoặc tình trạng gan kém nói chung

Những khối u có ảnh hưởng đến gan, đường mật hoặc túi mật.

Viêm gan do virus.

Rối loạn chuyển hóa bilirubin lành tính mang tính gia đình, như hội chứng Gibert.

Tăng bilirubin thường đi kèm với tăng AP và GGT. Khi tăng đồng thời bilirubin, AP và GGT có thể bị ứ mật. Tuy nhiên nếu mức bilirubin vẫn bình thường nhưng GGT và AP cao, thì có thể bị ứ mật không vàng da. Những bệnh có đặc điểm bilirubin cao, GGT và AP cao thường là bệnh gan mật.

3.Protein gan

Albumin, prothrobin (yếu tố II) và globulin miễn dịch là những protein được sản xuất chủ yếu bởi gan. Khi có bất thường về mức protein này có thể giúp xác định liệu có bị bệnh gan trầm trọng hay không.

4.Albumin

Mức albumin bình thường trong máu khoảng 4g/dl. Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, nó mất khả năng sản xuất albumin. Những người bị bệnh gan mãn tính đi kèm với tình trạng xơ gan thường có mức albumin dưới 3 g/dl. Mức albumin thấp nói chung chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và không chỉ có riêng ở bệnh gan.

Đôi điều về hội chứng Gilbert Đôi điều về hội chứng Gilbert là một rối loạn chuyển hóa bilirubin di truyền, rất phổ biến và lành tính. Nó xuất hiện ở khoảng 4-9% dân số. Chúng có đặc điểm là tăng mức bilirubin không liên tục. Hội chứng này thường được phát hiện khi xét nghiệm máu thường xuyên, khi xét nghiệm này được tiến hành để đánh giá những bệnh khác, hoặc trước khi tuyển dụng hoặc trước khi tham gia bảo hiểm. Mức bilirubin thường tăng tới 3 mg/dl nhưng hiếm khi vượt quá mức 5 mg/dl. Mức tăng thường rõ rệt khi đói, stress, kỳ kinh nguyệt, hoặc khi bị ốm không phải do gan hoặc khi bị nhiễm khuẩn. Vàng da là bất thường duy nhất phát hiện thấy khi khám thực thể. Một số người có những triệu chứng thông thường như khó chịu vùng bụng, buồn nôn hoặc mệt mỏi; tuy nhiên một số chuyên gia lại cho rằng những triệu chứng này là do lo lắng. Tất cả các xét nghiệm chức năng gan đều bình thường. Không khuyến cáo làm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm gan và sinh thiết gan, nhưng nếu làm thì sẽ bình thường. Không có biến chứng lâu dài từ hội chứng vô hại này và không cần điều trị.

5.Thời gian prothrombin

Gan sản xuất ra phần lớn các yếu tố tạo ra cục máu đông mà cơ thể dùng để ngăn chặn sự chảy máu. Thời gian để tạo ra một cục máu đông này gọi là thời gian prothrombin (PT), thông thường khoảng từ 9-11 giây. Vitamin K là một thành phần quan trọng của quá trình tạo cục máu đông. Nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị thiếu vitamin K (đôi khi xảy ra ở bệnh gan mật như xơ gan mật tiên phát), PT sẽ kéo dài hơn nhiều so với bình thường, do vậy làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức. Trong một vài trường hợp, tiêm vitamin K giúp PT trở về bình thường. Khi tiêm vitamin K mà có cải thiện được PT cho thấy rằng gan vẫn còn chức năng. Khi PT không bình thường hóa được khi tiêm vitamin K, tình trạng đó gọi là bệnh chảy máu (có xu hướng xảy máu quá mức), tổn thương gan nặng và/ hoặc có suy gan. Để điều chỉnh sự khác nhau trong các phòng thí nghiệm cách đo PT, thường dùng tỷ lệ quốc tế (INR).

6.Globulin miễn dịch

7.Tiểu cầu

Tiểu cầu là tế bào máu giúp hình thành cục máu đông. Lá lách đóng vai trò như một kho dự trữ tiểu cầu. Ở những người xơ gan, lá lách  thường phải làm việc nhiều để bù lại chức năng bị suy giảm do tổn thương gan. Điều này thường làm cho lách to và số lượng tiểu cầu giảm, được gọi là giảm tiểu cầu. Bình thường tiểu cầu có số lượng từ 150-400 x 103/ microlit. Nếu bệnh nhân thấp hơn 150 x 103/ microlit được coi là giảm tiểu cầu, và nên nghĩ đến khả năng bị xơ gan.

8.Amoniac (NH3)

Amoniac là một sản phẩm phân hủy của amino acid. Tăng mức ammoniac trong máu có thể là một dấu hiệu của bệnh não. Một số bác sĩ dựa vào mức ammoniac để theo dõi bệnh nhân bị bệnh não, nhưng có một vài nghiên cứu cho thấy ít có mối tương quan giữa nồng độ ammoniac và mức độ của bệnh não, và việc sử dụng nó vào mục đích này còn đang còn gây tranh cãi. Không khuyến cáo xác định nồng độ ammoniac cho bệnh nhân bị bệnh gan, vì bất kỳ bệnh gan nào cũng có thể làm tăng nhẹ thông số này và không phải là chẩn đoán của bệnh não. Cuối cùng, có nhiều yếu tố làm tăng giả mức ammoniac mà có thể biết được sự sai số bao gồm hút thuốc, dùng một vài thuốc nhất định (như acid valproic), tình cờ bị lẫn mồ hôi vào mẫu máu trong quá trình lấy máu và phòng thí nghiệm chậm làm phân tích máu.

9.Một vài lưu ý cuối cùng về xét nghiệm máu

Nên nhớ một số loại xét nghiệm máu riêng biệt không thể dùng để dự đoán sự tiển triển của bệnh gan. Bản thân những xét nghiệm này ít khi biểu hiện rõ rệt. Chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với một số các yếu tố khác, chúng phải được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ. Nói cách khác, không nên quá đề cao những xét nghiệm riêng lẻ này. Mỗi xét nghiệm chỉ là một phần của sự phức tạp. Trong hầu hết các trường hợp, các xét nghiệm này chỉ đưa ra nhận định rằng có vấn đề gì bất ổn – chỉ là bước đầu tiên để đi đến sự chẩn đoán chính xác. Sau khi đánh giá các kết quả xét nghiệm thông thường, thường yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu cụ thể để tìm ra nguyên nhân chính xác của các bất thường về gan. Bảng 3.1  liệt kê các xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán những bệnh gan cụ thể.  Nói chung, khoa xét nghiệm đưa cho bác sĩ kết quả xét nghiệm máu thông thường trong vòng 1 hoặc 2 ngày; nhưng kết quả xét nghiệm máu riêng biệt hơn có thể cần tới 2 tuần, phụ thuộc vào từng khoa xét nghiệm. Thời gian chờ đợi này thật không dễ dàng gì (bệnh nhân cần phải kiên nhẫn).

Bảng 3.1 Xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán những bệnh cụ thể của gan

Bệnh gan

Xét nghiệm máu

Đường lây

Viêm gan A

Kháng thể viêm gan A IgM và IgG

Đường ăn uống

Viêm gan B

Kháng thể nhân viêm gan B (HbcAb) Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg) Kháng thể bề mặt viêm gan B (HBsAb) Kháng thể e viêm gan B (HBeAb) Kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg) DNA virus viêm gan B (HBV DNA)

Đường máu, sinh dục, mẹ mang thai lây con

Viêm gan C

Kháng thể virus viêm gan C (HCVAb) Acid Ribonucleic virus viêm gan C (HCV RNA) Tăng globulin miễn dịch (IgG)

Đường máu, sinh dục, mẹ mang thai lây con.

Viêm gan tự miễn

Kháng thể kháng nhân (ANA) Kháng thể cơ trơn (SMA) Kháng thể vi thể thận/ kháng gan (LKMAb) Tăng globulin miễn dịch G (IgG)

Không lây

Xơ gan mật tiên phát

Kháng thể kháng   (AMA) Tăng globulin miễn dịch M (IgM)

Không lây

Bệnh gan do rượu

Tăng nồng độ cồn trong máu Tăng globulin miễn dịch A (IgA) Thiếu vitamin B12 và acid folic Mức transferrin đã khử sialic acid

Không lây, do uống nhiều rượu

Nhiễm sắc tố sắt mô

Sắt Ferritin Phần trăm bão hòa transferrin Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) Xét nghiệm gen – sự tương hợp trong ghép mô kháng nguyên hồng cầu (HLA-H) và phân tích thăm dò DNA bằng PCR.

Không lây Có tính gia đình

Ung thư gan

Không lây

II.Tìm hiểu về chẩn đoán hình ảnh

Sau khi tiến hành xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ muốn xem hình ảnh tổng thể của gan. Vì vậy, bước tiếp theo là đi đến phòng X quang để có được một hoặc hơn hình ảnh của gan.

1.Siêu âm

Siêu âm được cho là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng nhiều nhất để xem hình ảnh thai nhi ở phụ nữ mang thai, thực tế nó là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng nhiều nhất để xem hình ảnh gan. Đây là phương pháp nhanh và ít tốn kém để quan sát hình ảnh của cơ quan này. Mặt dù được thực hiện tại phòng X quang nhưng thực tế không sử dụng tia X – sóng âm để thu được hình ảnh. Siêu âm thường được tiến hành vào lúc đói. Khi đó túi mật chứa đầy mật và dễ dàng nhìn thấy sỏi mật. Thực tế có tới 95% số sỏi mật được phát hiện ra nhờ siêu âm. Siêu âm cũng dùng để phát hiện những khối u trong gan có thể lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư), nhưng nó không thể phân biệt được 2 loại này. Hơn nữa siêu âm có thể ước lượng được kích thước khối u. Tuy nhiên ngay cả khi siêu âm cho kết quả bình thường, điều này không có nghĩa là gan không có vấn đề. Thực tế, có nhiều người bị bệnh gan nhưng kết quả siêu âm vẫn thấy bình thường. Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm sau khi siêu âm.

2.Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ

3.Một vài điều kết luận về chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đem lại nhiều kết quả có ích làm tăng sự chính xác trong chẩn đoán. Tuy nhiên, ngay cả các kỹ thuật tiên tiến này cũng không thể biết được toàn bộ quá trình đang diễn ra trong gan. Điều quan trọng là phải hiểu rằng gan được ngụy trang rất tốt. Ngay cả những người bị bệnh gan nặng và xơ gan có thể cho kết quả chẩn đoán hình ảnh bình thường. Đây là điều quan trọng cần nhớ và được lặp đi lặp lại. Siêu âm, chụp cắt lớp và cộng hưởng từ có thể cho kết quả hoàn toàn bình thường tại bất kỳ giai đoạn nào của bệnh gan. Điều này giải thích tại sao bác sĩ phải dựa vào sinh thiết gan, như một tiêu chuẩn vàng để đánh giá bệnh gan.

III.Kết luận

Sau khi xem xong phần trên bạn đã có thể hiểu rằng xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh có thể đưa ra một vài nhận định quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng xác định chính xác đang có bệnh gì với gan. Nó cũng không giúp đánh giá được mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Sinh thiết gan là xét nghiệm duy nhất có thể cung cấp chính xác thông tin này. . Nhưng trước hết, điều quan trọng là phải gặp bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để xác định khi nào cần làm sinh thiết gan và có kỹ năng để đọc kết quả và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất phục vụ cho việc điều trị.  Điều này cũng lý giải những kỹ năng gì mà bác sĩ chuyên khoa cần có và có thể thu thập được thông tin này ở đâu và khi nào .

Chỉ Số Ggt Là Gì? Kết Quả Xét Nghiệm Ggt Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Gamma GT (Gamma Glutamyl transferase) là 1 xét nghiệm chức năng gan quan trọng cùng với SGPT và SGOT. Khi cả 3 chỉ số này đều tăng thì tức là gan bị tổn thương, thường gặp nhất là viêm gan, nhất là do bia, rượu. Xét nghiệm Gamma GT- GGT chính là việc đo lường hoạt độ men Gamma Glutamyl Transferase trong máu nhằm chẩn đoán tình trạng của gan.

Xét nghiệm chỉ số GGT có thể được chỉ định khi một ai đó có một mức độ ALP cao. Thử nghiệm ALP có thể xét nghiệm một mình hoặc như một phần của một bảng các xét nghiệm gan thường xuyên để biết sự thiệt hại gan ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu kết quả của thử nghiệm ALP là cao nhưng các xét nghiệm khác của bảng xét nghiệm chức năng gan bình thường, chẳng hạn như AST và ALT đều không tăng, thì thử nghiệm GGT có thể được chỉ định để giúp xác định các nguyên nhân gây ALP cao do rối loạn xương hoặc bệnh gan.

Ngoài ra, thì GGT cũng có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm khác để theo dõi, để kiểm tra chức năng gan khi một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan. Một số dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:

– Sức khỏe yếu, mệt mỏi

– Buồn nôn, nôn

– Bụng sưng hoặc đau

– Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt

– Ngứa nổi mẩn khắp người

Cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan

GGT tăng ở hầu hết các bệnh gây ra thiệt hại cấp tính với gan hoặc ống dẫn mật, nhưng thường là không có ích trong việc phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan. Vì lý do này, Viện Hàn lâm Quốc gia và Hiệp hội hóa sinh lâm sàng Mỹ khuyên bạn không nên sử dụng thường xuyên xét nghiệm GGT. Nó chỉ hữu ích trong việc xác định nguyên nhân của ALP cao.

GGT có thể được chỉ định khi những người có tiền sử lạm dụng rượu đã hoàn tất điều trị rượu, để giám sát sự tuân thủ với các chương trình điều trị.

Nếu tình cờ phát hiện men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, đặc biệt là chỉ số AST, ALT tăng gấp đôi bình thường (trên 40UI/L) cần đi khám để chuyên gia xác định nguyên nhân, tuân theo hướng dẫn hỗ trợ cải thiện. Cụ thể, cần thực hiện một số lời khuyên sau:

– Đầu tiên, cần làm xét nghiệm viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C. Riêng viêm gan B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Nếu có điều kiện, cần xét nghiệm định lượng ADN của virus.

– Nếu men gan tăng có nguyên nhân do viêm tắc đường dẫn mật thì cần hỗ trợ cải thiện triệt để nguyên nhân.

– Nếu viêm gan do rượu, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn.

Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số GGT ở mức bình thường (ngưỡng an toàn) là dưới 60UI/L. Cụ thể hơn, đối với nam giới là từ 11-50UI/L, còn đối với nữ giới là từ 7-32 UI/L.

Trong trường hợp GGT tăng cao hơn mức bình thường, báo hiệu triệu chứng bất thường của gan. Nếu chỉ số men gan tăng từ 1-2 lần, gan lúc này đang bị tổn thương nhẹ. Tăng từ 2-5 lần là mức độ tổn thương gan trung bình. Và tăng trên 5 lần báo hiệu gan đã bị tổn thương ở mức độ nặng.

Thậm chí ở những người mắc viêm gan cấp hay ung thư gan, chỉ số GGT có thể lên đến 5000UI/L. – Nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh. Không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra cũng nên vận động một cách nhẹ nhàng.

– Không nên tự ý mua các loại thuốc Nam hay thuốc Ðông y theo lời truyền miệng để hỗ trợ cải thiện. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, làm bệnh gan thêm trầm trọng hoặc không thể cứu chữa.

Nồng độ GGT bình thường nằm trong khoảng 9-48U/l và khoảng giới hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở y tế, đối tượng thực hiện xét nghiệm (phụ nữ, đàn ông, trẻ em, người cao tuổi). Dựa vào kết quả xét nghiệm GGT, bác sĩ sẽ phân tích và giải thích cho bạn những nguy cơ bạn có thể mắc phải nếu chỉ số GGT bất thường.

Xét nghiệm GGT có thể giúp chẩn đoán tổn thương gan nhưng lại không xác định nguyên nhân cụ thể. Nếu mức GGT tăng cao, bạn có thể phải trải qua nhiều kiểm tra hơn. Thông thường, nồng độ GGT càng cao thì mức độ tổn thương gan càng nhiều.

Một số tình trạng có thể làm tăng nồng độ GGT trong máu bao gồm:

Cần đi khám để chuyên gia xác định nguyên nhân, tuân theo hướng dẫn hỗ trợ cải thiện

GGT thường được so sánh đồng thời với một enzyme khác tên là phosphatase kiềm (ALP). Nếu GGT và ALP đều tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ rằng bạn có vấn đề với gan hoặc ống mật. Nếu GGT là bình thường và ALP tăng, nguyên nhân có thể là do bệnh về xương. Bác sĩ cũng sử dụng xét nghiệm GGT theo cách này để loại trừ một số vấn đề nhất định.

Hãy chú ý cẩn thận và thường xuyên làm các xét nghiệm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, khi chỉ số GGT tăng bạn nên hỏi ngay bác sĩ xét nghiệm của mình về tình trạng, những chuyện phải làm nhằm ngăn ngừa gan suy yếu, dẫn đến các kết quả tồi tệ hơn.

Chẩn Đoán Hình Ảnh U Trung Thất

Published on

1. Chẩn đoán hình ảnh u trung thất STAFF TẠI BV VIỆT ĐỨC

2. Cách tiếp cận một khối có khả năng thuộc trung thất trên XQuang 1. Định vị khối có thuốc trung thất hay không? 2. Định vị khối thuộc vị trí nào trong trung thất: trước, giữa, sau? 3. Đặc điểm về thành phần trong khối: dịch, tổ chức, mỡ, mạch máu.

4. 1. Định vị khối có thuốc trung thất hay không? KHỐI TRUNG THẤT * Không chứa phế quản hơi * Tạo với phổi góc tù. * Các đường trung thất bị mất liên tục. * Có thể đi kèm bất thường xương sườn, cột sống, xương ức. acute angle obtuse angle

5. VD: * Trái: tổn thương tạo với trung thất 1 góc nhọn  u phổi. * Phải: tổn thương tạo với trung thất 1 góc tù  u trung thất + xóa bờ tim phải  trung thất trước.

6. 2. Định vị khối thuộc vị trí nào trong trung thất: trước, giữa, sau? * Trung thất trước: sau xương ức đến phía sau TM chủ trên, trước KQ. * Trung thất giữa: phía sau TM chủ trên đến sau bờ trước cột sống 1 cm. * Trung thất sau: sau bờ trước CS 1cm trở về sau.

7. Các đường trung thất – Đường trung thất trước (Anterior junction line). – Đường trung thất sau (Posterior junction line). – Ngách thực quản – TM đơn (azygoesophageal recess). – Đường cạnh khí quản phải (Right paratracheal stripe) – Cửa sổ chủ – phổi (Aortopulmonary Window) – Đường cạnh cột sống phải và trái.

8. * Đường trung thất trước: tạo bởi sự áp lại của 2 phổi ở phía trước, gồm 4 lớp màng phổi ngăn cách 2 phổi ở 2/3 trên xương ức.

9. * Đường trung thất sau: tạo bởi sự khép lại của hai phổi ở phía sau thực quản và trước các thân đốt sống (T3-4). Thường ở trên mức TM đơn và ĐM chủ.

10. Đường trung thất trước + sau

11. * Ngách TQ – TM đơn: là mặt phân cách giữa phổi phải và đường TT phía dưới quai TM đơn, với thực quản nằm trước và TM đơn nằm sau.

12. Đường cạnh KQ phải: – Thẳng: thấy qua bóng TMC trên, tạo bởi KQ và màng phổi cạnh KQ (< 4mm) (múi tên); TM đơn ở bờ dưới góc khí – phế quản (đầu mũi tên).

13. Cửa sổ chủ – phổi * là khoảng trống ở TT giữa * Giới hạn: * Trên: bờ dưới quai ĐMC * Dưới: bờ trên của ĐM phổi trái * Trước: thành sau của ĐMC lên; * Sau: thành trước của ĐMC xuống; * Giữa: KQ, PQ chính trái, TQ. * Mặt bên: phổi trái.

14. * Đường cạnh cột sống phải: (khi nhìn thấy) nằm trong vòng vài mm quanh đốt sống. * Đường cạnh cột sống trái: chạy song song với bờ bên thân đốt sống và có thể nằm bất kỳ đâu ở giữa thành bên của ĐMC xuống và ĐS.

15. Trung thất trước * Gồm: tuyến ức, hạch BH, ĐM chủ lên, ĐM phổi, TK hoành, tuyến giáp. * Hay gặp nhất: – Các u tuyến ức. – U nguồn gốc lympho * 4 “T”: – Tuyến ức. – Teratoma – Tuyến giáp – Lymphoma

16. Khối trung thất trước *Xquang ngực – Đè đẩy đường trung thất trước. – Xóa góc tâm – hoành. – Xóa khoảng sáng sau xương ức. – Dấu hiệu che phủ rốn phổi. – Xóa ĐM chủ lên.

17. Khoảng sáng sau xương ức

19. * Xóa khoảng sáng sau xương ức: Thẳng: rộng trung thất trên Nghiêng: mất khoảng sáng sau xương ức.

20. Khối trung thất trước

21. Teratoma

22. U tuyến giáp

23. Nang tuyến ức

24. Trung thất giữa * Gồm: hạch BH, khí quản, thực quản, TM đơn, TM chủ, quai ĐM chủ, phần sau tim. * Phần lớn là tổn thương dạng nang do sự phân đôi phôi của cơ quan tiêu hóa nguyên thủy (foregut duplication cysts): oesophageal duplication or bronchogenic cysts hoặc bệnh lý hạch bạch huyết. * Ngoài ra: bất thường mạch máu (quai ĐM chủ, TM đơn).

26. Thẳng: Xóa đường cạnh KQ bên phải (các đầu mũi tên)  trung thất giữa. CLVT: Khối hạch ở trung thất giữa (mũi tên)

27. Thẳng: Rộng cửa sổ chủ – phổi (mũi tên). CLVT: Hạch ở cửa sổ chủ – phổi.

28. 28 Thẳng: Hình ảnh tăng quang bất thường dưới cựa KQ (*) + đẩy lồi 1/3 trên và 1/3 giữa ngách TQ – TM đơn sang phải (các đầu mũi tên). CLVT: Nang phế quản.

29. Trung thất giữa * Chứa dịch: – Nang do sự phân đôi của cơ quan TH nguyên thủy. – Hạch hoại tử – Nang giả tụy * Chứa mỡ: – Lipoma – Polyp mạch sợi của TQ * Mạch máu: quai ĐMC, TM đơn.

30. Esophageal duplication cyst Nang đôi thực quản

31. Trung thất sau * Gồm: hạch giao cảm/phó giao cảm, rễ TK, hạch BH, ống ngực, ĐMC xuống, cột sống và các mạch máu nhỏ. * Phần lớn các khối có nguồn gốc thần kinh (neuroblastoma, schwannoma, neurofibroma).

32. Khối trung thất sau * Xquang: – Dấu hiệu cổ ngực. – Rộng các đường cạnh cột sống. – Rộng các đường quanh khí quản.

33. Dấu hiệu cổ ngực – Quan sát thấy bờ của khối trên xương đòn  khối thuốc trung thất sau/ đỉnh phổi. – Không quan sát thấy bờ của khối trên xương đòn  khối thuộc trung thất trước.

34. 34 Áp xe cạnh cột sống Thẳng: Khối mờ (arrow) xóa đường cạnh cột sống bên trái. Bờ bên ĐMC xuống vẫn quan sát thấy (arrowhead). CLVT: Khối áp xe cạnh cột sống xóa các đường cạnh cột sống (arrow). Ranh giới giữa ĐMC xuống và phổi rõ  vẫn quan sát thấy trên XQ.

35. Khối trung thất sau* Chứa dịch: – Nang TK ruột. – U bao sợi TK (Schwannoma). – Thoát vị màng não. * Chứa mỡ: – U của hệ tạo máu ngoài tủy. * Mạch máu: – ĐM chủ xuống.

36. Tổn thương phát triển trên 1 ngăn trung thất * Chứa dịch: – Lymphangioma – Viêm trung thất * Chứa mỡ: – Sacôm mỡ * Mạch máu: u máu.

37. VD: Cystic lymphadenopathy Khối ở cả trung thất trước và giữa, tỷ trọng dịch

Kiểm Tra Chức Năng Gan Như Thế Nào?

1. Kiểm tra chức năng gan như thế nào?

Kiểm tra chức năng gan là một xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi các bệnh hoặc các tổn thương ở gan. Xét nghiệm này đo nồng độ protein và enzym trong máu. Enzym này là các loại protein đặc biệt, làm chất xúc tác, thúc đẩy các phản ứng của cơ thể. Nồng độ enzym trong máu cho biết mức độ tổn thương của gan. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sẽ giúp bạn biết được gan có hoạt động tốt hay không.

Nếu chức năng gan không bình thường, có thể dẫn tới các triệu chứng như: Tứ chi vô lực, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy,…

Chức năng sinh lý của gan rất phức tạp, chính vì thế các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cũng vô cùng phong phú. Các bác sĩ sẽ lựa chọn những hạng mục tiêu biểu để tìm hiểu về chức năng của gan có đang hoạt động bình thường hay không. Các hạng mục kiểm tra chức năng gan hiện nay tương đối nhiều, chủ yếu gồm kiểm tra nồng độ Alanine Aminotransferase, Aspartate Aminotransferase, Valley Acyl di truyền Titan Enzyme, nồng độ sắc tố mật Bilirubin trực tiếp, Bilirubin gián tiếp,…

Thông qua các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán, đánh giá về hoạt động chức năng gan và có hướng điều chỉnh nếu nó đang hoạt động không tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về gan như: Viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… đều có thể khiến chức năng gan suy giảm, do đó những tổn thương mà bệnh có thể gây ra cho gan và sức khỏe của bệnh nhân là khó lường trước được. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về mức độ tổn thương gan ở những người mắc bệnh về gan, cần làm thêm một số chẩn đoán khác như: Siêu âm gan, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để theo dõi hình ảnh của gan.

2. Mục đích của kiểm tra chức năng gan

Những đối tượng cần kiểm tra đánh giá chức năng gan: Người sử dụng nhiều rượu bia; người sắp kết hôn; phụ nữ khi mang thai; người quan hệ tình dục không an toàn; những người chưa tiêm phòng viêm gan B; người béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,…

Mục đích của kiểm tra chức năng gan bao gồm:

Phát hiện sớm các bệnh về gan.

Theo dõi quá trình diễn biến của bệnh: Viêm gan virus hay một số bệnh viêm gan khác để đánh giá phác đồ điều trị đang áp dụng có hiệu quả hay không.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là xơ gan.

3. Kiểm tra chức năng gan gồm những gì?

Kiểm tra chức năng gan bao gồm:

Protein trong huyết thanh chủ yếu gồm có Albumin và Globulin, tỉ lệ giữa các thành phần này chính là tỉ lệ A/G.

Giá trị protein toàn phần thấp (chứng giảm protein huyết) hầu hết là do sự suy giảm của Albumin, thường thấy ở những người bị suy dinh dưỡng, tổn thương gây suy tim, mang thai, có u ác tính, mắc hội chứng thận hư. Giá trị này cao phần lớn là do sự gia tăng của Globulin, thường thấy ở người mắc bệnh mất nước, bệnh collagen mạch máu, u tủy,…

Bilirubin toàn phần – Bilirubin trực tiếp

Bilirubin là sắc tố hình thành từ sự phân giải của huyết sắc tố (Hemoglobin) khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Tùy vào thời điểm trước hay sau khi được phân giải ở gan mà chúng được chia thành 2 loại là gián tiếp và trực tiếp. Loại trực tiếp sẽ gia tăng khi có tổn thương gan như viêm gan hay xơ gan, hay khi có tổn thương ống mật như sỏi mật; loại gián tiếp sẽ gia tăng khi mắc chứng vàng da tán huyết. Tùy vào thể chất mà cũng có người co giá trị cao (vàng da sinh lý).

Đây là một enzyme được tìm thấy ở tim, gan, cơ vân.

Trong trường hợp gan bị tổn thương hay nhồi máu cơ tim, nó được giải phóng từ các cơ quan nội tạng vào trong máu và thể hiện giá trị cao. Cũng có trường hợp chỉ số này gia tăng sau khi vận động.

Đây là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan, thể hiện giá trị cao khi mắc bệnh lý gan hoặc bệnh ống mật.

>>> Xét nghiệm chức năng gan gồm những gì? Hướng dẫn xem các chỉ số xét nghiệm gan.

4. Những lưu ý khi kiểm tra chức năng gan

Kiểm tra chức năng gan vào buổi sáng sớm sẽ cho kết quả được chính xác nhất.

Thông thường, để làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, cần phải nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 tiếng để kết quả được chính xác .

Các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc chữa bệnh,… tuyệt đối không được dùng trước khi làm xét nghiệm. Việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới kết quả các chỉ số trong xét nghiệm.

Tất cả các loại chất kích thích có chứa nicotine hoặc đồ uống có cồn đều không tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, chúng khiến các chỉ số kiểm tra bị sai lệch, do đó bạn cần ngưng sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm.

Kiểm tra chức năng gan là việc làm vô cùng cần thiết. Người bệnh có thể vẫn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường mà không nghĩ rằng mình đang có nguy cơ mắc bệnh về gan, có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí có thể bị suy gan rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi sức khỏe bằng cách đi kiểm tra chức năng gan thường xuyên 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm và ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Gan Và Chẩn Đoán Hình Ảnh Có Giá Trị Như Thế Nào? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!