Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công Bê Tông Toàn Khối Nhà Nhiều Tầng/Thiết Kế Biện Pháp Thi Công mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong việc lựa chọn phương tiện vận chuyển đứng, trước tiên là phải ưu tiên cho công tác vận chuyển bê tông. Bởi vì công tác bê tông là công tác chính trong dây truyền công nghệ bê tông cốt thép toàn khối. Nó đòi hỏi tính thi công liên tục cao để đảm bảo sự toàn khối, nên việc vận chuyển vữa bê tông cũng đòi hỏi phải được ưu tiên hàng đầu. Thường có hai phương pháp vận chuyển đứng trong thi công nhà nhiều tầng:
Một là, sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng cho công tác bê tông (chỉ dùng vận chuyển bê tông): máy bơm bê tông, vận thăng kết hợp xe cải tiến, … Còn các công tác khác: cốp pha và cốt thép, thì được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển đứng đa dụng như: cần trục, tời điện, …
Hai là, dùng chung một loại phương tiện vận chuyển đứng đa dụng để phục vụ vận chuyển cho cả ba công tác: bê tông, cốp pha và cốt thép.
Lựa chọn sơ bộ cần trục tháp theo quy mô của công trình:
Loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng thấp, thích hợp cho các công trình có dạng mặt bằng chạy dài, số tầng không nhiều lắm.
Loại cần trục tháp tự hành cũng tương tự như loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng thấp, thích hợp cho các công trình có dạng mặt bằng chạy dài, số tầng không nhiều lắm.
Loại cần trục tháp cần quay-trụ tháp cố định-đối trọng trên, thích hợp cho cả các công trình dạng tháp cao tầng lẫn nhà nhiều tầng thông thường, nhưng dạng mặt bằng của tất cả các công trình đó là hình chữ nhật ngắn hoặc gần vuông.
Loại cần trục tháp tự leo trong lồng thang máy, thích hợp cho các công trình tháp cao tầng mặt bằng có dạng tập trung (vuông vức). Cần trục tháp sẽ được bố trí ở giữa lõi công trình.
Lựa chọn sơ bộ máy bơm bê tông:
Loại máy bơm bê tông di động thích hợp cho các công trình nhà nhiều tầng số tầng không nhiều lắm.
Các công trình nhà cao tầng thường phải sử dụng máy bơm bê tông tĩnh.
Sau khi đã lựa chọn sơ bộ loại cần trục tháp, cần tiến hành lựa chọn chi tiết các thông số cần trục, là sức trục, chiều cao nâng vật và tầm với, theo các thông số tương ứng mà công trình đòi hỏi cần trục tháp phải đáp ứng. Đối với tất cả các loại cần trục tháp, thông số chiều cao nâng vật thường độc lập tương đối với hai thông số cơ bản khác là sức trục và tầm với, được lựa chọn đồng thời với sức trục. Thông số sức trục là thông số chính được lựa chọn, trước thông số tầm với, theo nhu cầu vận chuyển công tác bê tông (công tác chính). Thông số tầm với là thông số phụ thuộc vào sức trục, sẽ được kiểm tra sau khi chọn lựa và bố trí được cần trục.
Trong phương pháp vận chuyển này, các công tác cốp pha và cốt thép không được lấy làm công tác chính để lựa chọn thông số cần trục. Trọng lượng mỗi mã cẩu phục vụ cho các công tác này được lấy tương ứng với trọng lượng một mẻ vận chuyển bê tông (trọng lượng cả bì của một thùng đổ bê tông đầy vữa). Khối lượng vận chuyển các công tác này trong mỗi ca, được phân bố xen kẽ với khối lượng vận chuyển của công tác bê tông trong ca đó. Chiều cao nâng vật yêu cầu của việc thi công công trình chính là chiều cao công tác yêu cầu để đưa hộc bê tông vào đổ ở tầng mái của nhà.
Như vậy, sau khi chọn sơ bộ loại cần trục tháp, việc tiếp theo trong chọn lựa cần trục tháp là xác định hai thông số sức trục và chiều cao nâng của cần trục theo 2 điều kiện sau:
Hnhà là cao độ cốp pha sàn mái. (m)
Hct là thông số chiều cao nâng của cần trục tháp được lựa chọn. (m)
h1 là chiều cao đưa thùng chứa bê tông qua lan can giáo công tác tầng mái vào vị trí đổ. (m)
h2 là chiều cao thùng chứa vữa. (m)
h3 chiều cao thiết bị treo buộc thùng đổ vào móc cẩu (quang treo). (m)
V là dung tích thùng đổ. (m³)
k1 là hệ số đầy vơi, k1 = 0,90-0,95. Điều 6.3.3. tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 nói rằng: “Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không vượt quá 90-95% dung tích thùng.“
Từ đó ta có được một nhóm cần trục tháp đáp ứng được hai thông số yêu cầu trên (sơ tuyển). Tiếp theo tiến hành bố trí từng cần trục đã sơ tuyển trên (với các thông số chế tạo của chúng), trong mặt bằng thi công, theo điều kiện tầm với như sau:
Trong trường hợp cần trục tháp trụ tháp quay-đối trọng dưới-chạy trên ray và các loại cần trục tháp tự hành khác, ta có: Rctmax = R(Qmin) ≥ Ryc = Bnhà + Bmáy.
Ryc là tầm với tới điểm xa nhất của công trình đòi hỏi cần trục phải đảm bảo phục vụ được. Trong trường hợp cần trục chạy trên ray, cần trục có thể di chuyển tịnh tiến song song công trình trên ray tới điểm đứng trực diện với điểm góc xa nhất của công trình. Do đó, Ryc chính là khoảng cách từ điểm phục vụ xa nhất đó đến trục ray (trục bố trí máy): Ryc = Bnhà + Bmáy.
Bnhà là kích thước bề ngang nhà. (m)
Bmáy là khoảng cách từ trục bố trí máy đến trục định vị biên của nhà ở phía gần cần trục nhất. Trường hợp cần trục tháp loại trụ tháp quay-đối trọng thấp, do phải đảm bảo tránh va chạm đối trọng vào giáo công tác phía mặt công trình, khi cần trục quay lộn cần ra phía sau để cẩu vật liệu, thì Bmáy = Bgiáo + Lat + Rđtr
Bgiáo là khoảng cách từ mép ngoài giáo công tác đến trục định vị biên của công trình, có kể đến bề nửa bề dầy của kết cấu biên nhà, thường bằng khoảng 1,5-1,8 m.
Lat là khoảng khe hở an toàn giữa vị trí đối trọng khi quay vào trong phía công trình hay khoảng hở giữa trụ tháp cố định với mép công trình, thường bằng khoảng 0,8-1,2 m.
Rđtr là khoảng cách mép ngoài đối trọng đến tâm cần trục (tâm ray). Đây là một thông số cần trục được tra theo lý lịch máy.
Loại cần trục tháp tự hành cũng được lựa chọn tương tự như loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng thấp.Trong trường hợp cần trục tháp trụ tháp cố định-tay cần quay-đối trọng trên, thì Bmáy = Lat + Btr.máy
và Rctmax = R(Qmin) ≥ Ryc =Btr.máy là nửa bề rộng đế trụ tháp. Đây là một thông số cần trục được tra theo lý lịch máy.
Trong trường hợp cần trục tháp tự leo trong lồng thang máy:
Vị trí đứng của cần trục tháp đã được xác định là ở giữa lõi công trình. Tầm với yêu cầu đối với cần trục lại phụ thuộc vào vị trí tập kết vật liệu cốt thép, thiết bị cốp pha tại chân công trình và vị trí trạm trộn bê tông trên mặt bằng công trường.Ở phương pháp này, công tác bê tông được ưu tiên vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng. Cần trục tháp được san bớt nhiệm vụ, chỉ còn vận chuyển cho hai công tác cốp pha và cốt thép. Việc xác định sức trục yêu cầu đối với cần trục tháp có khác biệt với phương pháp trên.
Trọng lượng của một mẻ cẩu cốp pha hay cốt thép phụ thuộc vào việc thiết kế sức chứa của sàn đón vật liệu (nếu dùng cốp pha rời), hoặc là trọng lượng của cấu kiện cốp pha tấm lớn (nếu dùng cốp pha tấm lớn như: cốp pha bay,…).
Điều 2.4. tiêu chuẩn TCXD 200-1997 Nhà cao tầng: kỹ thuật về bê tông bơm nói rằng: Hỗn hợp bơm bê tông có kích thước hạt tối đa không lớn hơn 0,33 đường kính trong nhỏ nhất của ống dẫn đối với đá dăm và 0,4 đối với sỏi.
Cốt liệu lớn dùng cho vữa bê tông thông thường có đường kính lớn nhất thường khoảng 10-40 mm thích hợp với các loại đường kính ống bơm từ 125-150 mm trở lên, theo điều 3.2. tiêu chuẩn TCXD 200-1997.
Theo cuốn Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng-tập II, của tác giả người Trung Quốc- Triệu Tây An, thì quan hệ giữa đường kính ống bơm tối thiểu với đường kính cốt liệu lớn nhất được lựa chọn theo bảng sau:
Đường ống bơm đặt thẳng đứng, ống bơm thu nhỏ tiết diện dạng hình côn, ống cong đổi hướng gây ra những cản trở trong vận chuyển vữa hơn so với đường ống thẳng đặt nằm ngang (giảm áp lực, giảm vận tốc lưu chuyển, có thể gây tắc,…). Để lựa chọn ống bơm bê tông, các loại ống này được quy đổi từng đơn vị chiều dài (1 mét) ra một số lượng mét ống thẳng đặt nằm ngang nhất định, sao cho tương đương về độ tổn hao áp lực bơm và vận tốc lưu chuyển vữa. Trong cuốn Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng-tập II, Triệu Tây An đưa ra một bảng quy đổi tương đương về ống ngang của các loại ống trên như sau:
nmáy là số lượng máy bơm cùng loại sử dụng cho công trình (máy)
Qmax là năng suất tối đa của máy có thể thực hiện được (là thông của máy bơm) (m³/h)
Qca max là sức bơm lớn nhất của máy bơm. (m³)
Qyc là khối lượng bê tông mà công trình yêu cầu hệ thống máy bơm đáp ứng trong ca làm việc (8 tiếng). (m³)
Qtầng là khối lượng bê tông của một tầng sàn. (m³)
Lựa chọn, bố trí thiết bị máy móc phụ trợ và phối hợp chúng với các máy móc chủ đạo
Việc lựa chọn máy trộn cần phải tương thích với máy móc chủ đạo (máy vận chuyển theo phương đứng) về dung tích hiệu dụng và năng lực. Dung tích hiệu dụng thùng đổ bê tông thường phải là bội số hoặc tốt nhất là bằng với dung tích trộn hiệu dụng của máy trộn. Nếu khối lượng của mẻ đổ bằng bội số của mẻ trộn, thì cần trục phải mất thêm thời gian chờ đợi giữa các lần xả máy trộn, để giảm thời gian này thì cần nhiều hơn một máy trộn cùng loại.
Sau khi chọn được máy trộn theo dung tích hiệu dụng, cần bố trí máy trộn trong tầm hoạt động của cần trục tháp nhưng nằm gần bãi tập kết vật liệu: cát, đá, xi măng, sao cho khoảng cách vận chuyển từ nơi trộn đến nơi đổ là nhỏ nhất, để tăng năng suất của cần trục.
Năng suất ca làm việc của cần trục tháp là tích số giữa tải trọng nâng trung bình của cần trục tháp với số lần làm việc hữu hiệu của cần trục tháp trong một ca làm việc. Nca = ( kqQ)( ktgn) = ( kqQ)( ktg(8*3600/ Tck)) ( tấn/ca)
Q là tải trọng nâng một lần làm việc cần trục tháp, tức là trọng lượng của một mã cẩu trung bình. (tấn)
tquay = α/(nquay×60) là thời gian quay tay cần từ vị nâng (cửa xả của máy trộn, kho bãi gia công cốp pha và cốt thép) đến vị trí hạ (vị trí đổ bê tông, sàn đón vật liệu). (s)
ttầmvới = l1/vtầmvới là thời gian thay đổi tầm với (thời gian di chuyển xe con trên cánh tay cần). (s)
txả là thời gian xả hàng của cần trục tháp (thời gian trút bê tông vào khuôn hay thời gian hạ cấu kiện cốp pha hoặc cốt thép). (s)
tnạp là thời gian lắp một mẻ cẩu vào cần trục, bao gồm các thời gian: xả bê tông từ máy trộn vào thùng đổ bê tông, treo thùng đổ vào móc cẩu. (s)
vnâng là vận tốc nâng của cần trục tháp, được tra theo lý lịch máy. (m/s)
vhạ là vận tốc hạ của cần trục tháp, được tra theo lý lịch máy. (m/s)
vdichuyển là vận tốc di chuyển cần trục tự hành hay tịnh tiến trên ray. (m/s)
nquay là vận tốc quay của cần trục tháp. (vòng/phút)
vtầmvới là vận tốc di chuyển xe con trên cánh tay cần. (m/s)
ktg là hệ số sử dụng thời gian.
kq là hệ số sử dụng sức trục.
l0 là quãng đường di chuyển cần trục tháp trên ray. Việc tính năng suất nên tính toán với vị trí đứng của cần trục nằm ở trung tâm nhà (đặc biệt là loại cần trục chạy trên ray). Khi đó quãng đường di chuyển cần trục trên ray đến vị trí phục vụ xa nhất là nửa chiều dài của hệ thống ray. l0 = (Lnhà – 2Lbớt ray)/2. Các loại cần trục tháp cố định tại một vị trí mặt bằng thì l0 = 0. (m)
l1 là quãng đường di chuyển xe con trên cánh tay cần của cần trục tháp, để cẩu bê tông từ máy trộn đến vị trí đổ, cốp pha và cốt thép từ bãi gia công vào vị trí lắp đặt. Quãng đường này bằng hiệu số giữa tầm với phục vụ tại vị trí xa nhất Rmax = Ryc với tầm với tại vị trí nâng (là tầm với nhỏ nhất trong các tầm với đến các vị trí đặt máy trộn, kho bãi gia công cốp pha hay cốt thép, khi cần trục đứng ở trung tâm nhà). (m)
α là góc quay tay cần lớn nhất từ vị trí nâng đến vị trí hạ để phục vụ được cho mọi điểm của mặt bằng công trình. Góc này thường được lấy bằng góc hợp bởi vị trí tay cần thẳng góc với công trình, khi cần trục nằm ở trung tâm nhà, với hướng tay cần khi cần trục quay ra phía máy trộn hay kho bãi gia công cốp pha hoặc cốt thép (là góc quay lớn nhất trong 3 góc quay cần trục phục vụ cho các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông).
Trong thực tế hoạt động của cần trục, có thể tăng năng suất vận chuyển của cần trục bằng cách đồng thời cùng thực hiện nhiều động tác di động của các bộ phận cần trục một lúc (ví dụ như: đồng thời vừa nâng mã cẩu, vừa quay tay cần, vừa di chuyển xe con và tịnh tiến cần trục trên ray). Tuy nhên khi thiết kế biện pháp, phải sử dụng năng suất nhỏ nhất khi các thao tác cần trục được thực hiện độc lập và tuần tự.
Theo yêu cầu của từng công tác chuyên môn trong thi công bê tông toàn khối, và theo công nghệ thi công, mà phải tiến hành tính toán khối lượng công tác cho phù hợp. Các công tác đổ bê tông, thì tính toán khối tích của các kết cấu bê tông theo đơn vị tính là m³. Các công tác lắp dựng cốt thép thì tính theo trọng lượng kết cấu cốt thép, đơn vị tính là tấn. Các công tác cốp pha thì tính theo diện tích bề mặt sử dụng cốp pha, đơn vị tính là m 2.
Tùy theo các công nghệ thi công khác nhau: một đợt, 2 đợt, 3 đợt hay 2 đợt đặc biệt, thì có thể gộp hay tách riêng khối lượng của các công tác chuyên môn thành khối lượng công tác chuyên môn quy đổi (bằng hệ số tỷ lệ định mức).
Tuy nhiên, khối lượng công tác của công việc đúc bê tông của các kết cấu giao nhau, dù thi công theo công nghệ nào, cũng phải được phân chia theo vị trí mạch ngừng nằm ngang, để phù hợp với biện pháp thi công và định mức lao động cho từng loại kết cấu bê tông cốt thép. Kết cấu cột hay tường thì được tính khối lượng công tác đúc bê tông tới cao độ đáy dầm chính, (không kể đến phần cột hay vách, giao với dầm và sàn). Kết cấu dầm chính và dầm phụ phải được tính khối lượng công tác đúc bê tông tới cao độ nách dầm, (phần dầm giao với sàn không được kể đến, vì phần này có biện pháp thi công và định mức lao động giống với việc đúc bê tông sàn). Kết cấu sàn được tính khối lượng công tác đúc bê tông với toàn bộ diện tích sàn tầng với bề dầy của sàn, (kể cả phần sàn giao với các kết cấu dầm chính, dầm phụ, cột và tường).
Việc phân đoạn thi công sàn sườn toàn khối lần lượt được xác định theo những điều kiện sau:
Kích thước của phân khu bê tông phải đảm bảo cho việc đúc bê tông trong phân khu được liên tục, đảm bảo tính toàn khối của kết cấu, phù hợp với năng lực của máy móc (đặc biệt là các máy thi công chủ đạo) và nhân lực thi công.
Lpk ≤ (k1(T0 – Tck – Tđ))/Tck (1) Trong đó:V là dung tích hiệu dụng của thùng (khi dùng cần trục) hoặc xe bồn (khi dùng máy bơm bê tông) vận chuyển vữa bê tông đổ vào khuôn
T0 là thời gian bắt đầu ninh kết của vữa bê tông, tính từ khi vữa bê tông ra khỏi trạm trộn. Thời gian này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết môi trường đổ bê tông (nhiệt độ môi trường), mùa hè thì thời gian này ngắn, mùa đông thì dài, và thường trong khoảng 1,0-2,25 giờ đối với bê tông không phụ gia dùng xi măng Poóc lăng (chính là thời gian ngừng nghỉ cho phép khi đổ bê tông).
Tck là thời gian chu kỳ vận chuyển một mẻ vữa (là lượng vữa vận chuyển bằng thùng hoặc xe vận chuyển bê tông), từ nơi trộn đến khi đổ vào khuôn.
Tđ là thời gian đầm xong một mạch đầm ở vị trí tiếp giáp giữa hai mẻ đổ.
δs = h là chiều dầy trung bình quy đổi của kết cấu sàn hay sàn sườn bê tông toàn khối, δs = (Vs + VdĐs/Đd)/LB
Tổng khối lượng các công tác đổ bê tông, lắp dựng cốt thép, lắp cốp pha trong mỗi một tầng (cũng là tổng khối lượng vật liệu và thiết bị để thi công mỗi tần mà cần trục tháp phải vận chuyển) phải được chia thành các phần khối lượng phân khu phù hợp với năng lực thi công của máy móc (đặc biệt là các máy thi công chủ đạo) và nhân lực, làm việc trong một ngày hoặc ca làm việc.
npkQycpk = npk*1,0*NCa ≥ (QBTTầng*k2) + QCTTầng + GCPTầng = (VBTTầng*γb*k2) + QCTTầng + (QCPTầng*gCP) = (CBTTầng*γb*k2)/ĐBT + CCTTầng/ĐCT + (CCPTầng*gCP)/ĐCPTừ đó số phân khu được xác định theo công thức:
Trong đó:
Qycpk là tổng khối lượng yêu cầu cần trục tháp vận chuyển trên các phân khu công tác trong một ca làm việc của cần trục tháp (tấn).
NCa là năng suất hiệu dụng của cần trục trong một ca làm việc hỗn hợp ((tấn/ca)
VBTTầng là tổng khối lượng thể tích công tác đổ bê tông của mỗi tầng (m³).
QBTTầng là tổng khối lượng công tác đổ bê tông của mỗi tầng (cần cần trục vận chuyển) (tấn).
k2 là hệ số kể đến trọng lượng tăng thêm của vỏ thùng đổ vào mỗi mẻ đổ trong một ca làm việc.
QCTTầng là tổng khối lượng công tác cốt thép của mỗi tầng (tấn).
GCPTầng là tổng trọng lượng cốp pha của mỗi tầng (tấn).
gCP là tỷ trọng giữa trọng lượng toàn bộ cốp pha của tầng quy ra trên diện tích bề mặt ván khuôn (tấn/m2).
QCPTầng là tổng trọng lượng công tác cốp pha của mỗi tầng (diện tích bề mặt ván khuôn) (m2).
ĐBT là định mức lao động trung bình quy đổi của công việc đổ bê tông (thường lấy định mức bê tông sàn, vì khối lượng công tác là lớn) (công/m³).
ĐCT là định mức lao động trung bình quy đổi của công việc lắp đặt cốt thép (thường lấy định mức cốt thép sàn, vì khối lượng công tác là lớn) (công/tấn).
ĐCP là định mức lao động trung bình quy đổi của công việc lắp dựng cốp pha (thường lấy định mức cốp pha sàn, vì khối lượng công tác là lớn) (công/m2).
Vị trí mạch ngừng giữa các phân đoạn thi công phải đảm bảo bố trí đúng quy phạm thi công (TCVN 4453:1995), tránh những chỗ chịu lực xung yếu của kết cấu sàn sườn bê tông toàn khối.
Mạch ngừng theo phương đứng trong sàn sườn được để như sau: Mạch ngừng phải cấu tạo thẳng đứng, vuông góc với trục dầm, và được tạo thành nhờ khuôn mạch ngừng loại thành đứng. Mạch ngừng nằm ngang trong các kết cấu đứng (cột, vách,…) và giữa các kết cấu đứng với sàn sườn: về nguyên tắc có thể để tại bất kỳ tiết diện nào của kết cấu đứng, vì các nội lực có thể có trong các kết cấu đứng là mô men uốn (thì trung tính với mạch ngừng), còn lực cắt (gây trượt dọc bề mặt mạch ngừng, có hại cho phần kết cấu tại mạch ngừng) và lực nén dọc (gây ra lực ma sát ngăn cản sự trượt dọc theo bề mặt mạch ngừng, có lợi cho phần kết cấu tai vị trí mạch ngừng) thì sẽ triệt tiêu ảnh hưởng của nhau. Do đó, để thuận tiện cho thi công, thường để loại mạch ngừng tại vị trí chân kết cấu đứng (ngay trên mặt sàn) và vị trí ngọn của kết cấu đứng (vị trí tiết diện dưới đáy dầm chính). Các yêu cầu kỹ thuật về mạch ngừng thi công sàn sườn bê tông toàn khối trên, được luật hóa ở các điều 6.6.5 và 6.6.7 trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995. Điều 6.6.7 nêu rằng:
Khi đổ bê tông tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa nhịp của dầm.
Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng 1/4 nhịp).
Tới đây, kích thước phân khu lại được hạn chế lại, một cách chính xác hơn: mỗi phân khu nằm lọt giữa các vị trí mạch ngừng đứng, với khoảng cách nhỏ hơn các kích thước đã được xác định theo điều kiện (1) và (2) ở trên.Số lượng phân khu phải là tối thiểu, để giảm tối đa số lượng mạch ngừng-nơi kết cấu bê tông toàn khối bị giảm yếu.
Tổng khối lượng bê tông của các phân khu có độ chênh lệch không quá 25%, đảm bảo năng lực thi công của máy móc và nhân lực ổn định. Nguyên tắc này đảm bảo có thể tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền nhịp nhàng (nhịp dây chuyền hằng số k = const). Nếu khối lượng các phân khu vượt hơn điều kiện này thì vẫn có thể tổ chức theo dây chuyền nhưng là dây chuyền không nhịp nhàng.
Chiều dài của mạch ngừng phải bố trí ngắn nhất, độ gấp khúc của mạch ngừng là nhỏ nhất.
Hình dạng của các phân đoạn phải đảm bảo ổn định trong giai đoạn thi công, ngay cả khi phân đoạn còn đứng riêng lẻ.
Tuy nhiên, nếu số lượng phân đoạn (phân khu) đủ lớn, tức là lớn hơn số dây chuyền đơn vị (công việc chuyên môn) (kể cả các dây chuyền “chờ đợi công nghệ”), thì có thể tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền. Còn nếu lượng phân đoạn không đủ lớn thì tổ chức thi công theo sơ đồ mạng (tức là Phương pháp Đường găng (còn gọi là phương pháp tổ chức theo công việc trọn gói)) hay tổ chức thi công theo phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp.
Theo điều 3.6.2 TCVN 4453:1995, khuôn đúc bê tông tạo hình (tức cốp pha tạo hình hay cốp pha không chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn) có thể được tháo dỡ khi cường độ thực tế của cấu kiện bê tông lúc đó đạt 50 (kG/cm²) trở lên. Thường thì cường độ thực tế của bê tông có thể đạt tới giá trị 50 (kG/cm²) vào khoảng 1 đến 2 ngày sau khi đổ, tùy vào mùa thi công.
Khuôn đúc bê tông (cốp pha) thuộc nhóm cốp pha đáy nằm (là nhóm cốp pha chịu lực), trong giai đoạn phát triển cường độ của các kết cấu bê tông, thì phải hoàn toàn chịu lực thay cho kết cấu bê tông phần trọng lượng bản thân của kết cấu bê tông (phần tải trọng thường xuyên đã được kể đến khi tính toán kết cấu cốp pha) và có thể cả các tải trọng thi công các tầng bên trên truyền xuống (các tải trọng chất thêm (ngoài tải trọng tổ hợp khi thiết kế cốp pha), nếu không phải là tầng mái). Đối với loại cốp pha đáy nằm (cốp pha chịu lực), nếu không phải chịu các tải trọng chất thêm do thi công các tầng trên truyền xuống, thì đến thời điểm kết cấu bê tông cốt thép đạt tới giá trị cường độ mà có thể tự chịu được trọng lượng bản thân của chính kết cấu bê tông cốt thép đó, là có thể được phép tháo dỡ cốp pha đáy nằm (cốp pha chịu lực) này. Giá trị cường độ này gọi là cường độ tối thiểu để tháo dỡ cốp pha chịu lực khi không chất tải thêm, Rth.dt.th. Giá trị này được xác định theo hệ số α (tính theo % cường độ thiết kế của kết cấu bê tông Rth.k), phụ thuộc vào độ lớn của nhịp và sơ đồ tính của kết cấu bê tông cốt thép được chế tạo: Rth.dt.th = α(%)* Rth.k. điều kiện tháo khuôn chiu lực là cường độ bê tông tại thời điểm tháo: Rth.d ≥ α(%)* Rth.k.
Viêc chất tải toàn bộ lên kết cấu bê tông đã tháo dỡ cốp pha chỉ được phép thực hiện khi bê tông đã đạt đến giá trị cường độ thiết kế, giá trị này thường phải sau 28 ngày tính từ lúc đúc thì mới đạt được.
Tuy nhiên, tại phân khu bê tông sàn sườn đã đạt cường độ tháo dỡ tối thiểu, nhưng ngay bên trên nó là phân khu sàn sườn tầng trên sắp hoặc đang được đúc thì toàn bộ hệ cốp pha chịu lực bên dưới chúng phải để lại nguyên vẹn không được tháo dỡ, cho đến khi phân khu sàn sườn tầng dưới đạt đến cường độ thiết kế.
Đối với nhà cao tầng dạng tháp, mặt bằng tập trung, số lượng phân khu trên một tầng ít (thường ≤ 4 phân đoạn). Khi bê tông sàn sườn đạt tới được cường độ thiết kế để có thể tháo dỡ hoàn toàn cốp pha chịu lực của một tầng, thì số lượng các tầng bên trên đã và đang được thi công chồng lên tầng chuẩn bị tháo cốp pha đó là khá lớn, tải trọng chất thêm lên cốp pha cần tháo dỡ cũng khá lớn. Trong trường hợp này phải xem xét thêm một điều kiện tháo dỡ cốp pha nữa được gọi là điều kiện an toàn ” 2 tầng rưỡi“, như sau: Cốp pha chỉ được phép bắt đầu tháo dỡ và chống “an toàn” lại tại tầng thứ 3 bên dưới kể từ tầng đang thi công đúc bê tông sàn sườn, khi cường độ bê tông của tầng thứ 3 này đạt tới cường độ tối thiểu có thể tháo dỡ cốp pha chịu lực, và chỉ được phép tháo toàn bộ cốp pha của một phân đoạn tại tầng thứ 3 này khi cường độ bê tông sàn sườn đã đạt tới cường đô thiết kế. Như vậy, bên dưới tầng đang đúc bê tông sàn sườn phải có ít nhất 2 tầng cốp pha hoàn chỉnh liên tiếp liền ngay bên dưới và một tầng cốp pha được chống lại “an toàn” ( 2 tầng rưỡi cốp pha).
Thời điểm để bê tông sàn sườn toàn khối đạt tới cường độ tối thiểu để có thể tháo dỡ được cốp pha chiu lực phụ thuộc vào các yếu tố sau: mùa thi công (yếu tố thời tiết của môi trường khi tháo), điều kiện dưỡng hộ tại hiện trường, và điều kiện có hay không sử dụng phụ gia. Tiêu chuẩn TCVN 4453-1995, đưa ra biểu thời điểm để bể tông đạt cường độ tháo dỡ tối thiểu (không chất tải thêm), cho bê tông không sử dụng phụ gia, tại bảng 3, TCVN 4453-1995.
Tiêu chuẩn Việt Nam, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 4453:1995.
Quy phạm Thủy lợi, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, QPTL-D6-78.
Construction Methods and Management, S.W.Nunnally.
Thi công bê tông cốt thép, Lê Văn Kiểm, nhà xuất bản Xây dựng.
Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, tập II, Triệu Tây An, nhà xuất bản Xây dựng.
Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều.
Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Đình Thám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998.
Hoàn thiện lý thuyết thiết kế cốp pha và biện pháp thi công sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối, Doãn Hiệu, Đề tài nghiên cứu cấp trường số 84/2008KH ĐHXD, trường Đại học Xây dựng.
Giải Pháp Thiết Kế Và Thi Công Tầng Hầm Nhà Cao Tầng – Navicons
Giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng
Trong thiết kế nhà cao tầng hiện nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh, hầu hết đều cần có các giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng để giải quyết vấn đề đỗ xe và các hệ thống kỹ thuật của toàn nhà. Phổ biến là các công trình cao từ 10 đến 40 tầng được thiết kế từ một đến hai tầng hầm để áp ứng yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư trong hoàn cảnh công trình bị khống chế chiều cao và khuôn viên đất có hạn… Việc xây dựng tầng hầm trong nhà cao tầng đã tỏ ra có hiệu quả tốt về mặt công năng sử dụng và phù hợp với chủ trương quy hoạch của thành phố. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế – kỹ thuật cho các công trình trên địa bàn thành phố, cho dù các công trình cao tầng kết hợp tầng hầm đã trở nên rất phổ biến.
Với kinh nghiệm thi công lâu năm cùng các kỹ sư, kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bài này Nam Việt Construction sẽ đề cập đến các giải pháp thiết kế, thi công hiện nay cho dạng công trình này và giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng. Từ đó nêu lên ưu nhược điểm của từng giải pháp. Đồng thời so sánh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật giữa các giải pháp thiết kế – thi công dùng tường cừ thép, tường vây barrette và các giải pháp thi công khác để qua đó rút ra những tổng kết ban đầu cho công tác thiết kế, thi công tầng hầm trong nhà cao tầng nhằm đáp ứng được công năng sử dụng và giá thành hợp lý trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
I.Tổng quan giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng
Hiện nay công trình nhà cao tầng thường có từ một đến hai tầng hầm, trong đó nhà một tầng hầm là chủ yếu. Riêng một số công trình lớn có 6 tầng hầm như Takashimaya chúng tôi Pacific Place Hà Nội có 5 tầng hầm.
Thống kê
a.Loại tường:
– Tường barrette: 92%
– Tường bê tông thường: 8%
b.Phương pháp thi công hầm:
– Chống bằng thép hình: 15%;
– Top – down: 54%;
– Neo trong đất: 15%;
– Cọc xi măng đất: 8%;
– Không chống: 8%.
II. Các giải pháp thi công chủ yếu tường hầm
Các giải pháp chống đỡ thành hố đào thường được áp dụng là: tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.
1.Tường vây barrette
Là tường bêtông đổ tại chỗ, thường dày 600-800mm để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m. Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng goăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm. Trong trường hợp 02 tầng hầm, tường barrette thường được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ thuộc vào địa chất công trình và phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m (Toà nhà 59 Quang Trung) để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.
Tường barrette được giữ ổn định trong quá trình thi công bằng các giải pháp sau:
1.1 Giữ ổn định bằng Hệ dàn thép hình
Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm vi chiều sâu tường vây.
Ưu điểm: trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường.
Nhược điểm: độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không hợp lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng.
1.2 Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất
Thanh neo trong đất đã được ứng dụng tương đối phổ biến và đều là thanh neo dự ứng lực. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, công trình Toà nhà Tháp Vietcombank và Khách sạn Sun Way đã được thi công theo công nghệ này. Neo trong đất có nhiều loại, tuy nhiên dùng phổ biến trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là Neo phụt.
Ưu điểm: Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu.
Nhược điểm: Số lượng đơn vị thi công xây lắp trong nước có thiết bị này còn ít. Nếu nền đất yếu sâu thì cũng khó áp dụng.
1.3. Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top – down
Phương pháp thi công này thường được dùng phổ biến hiện nay. Để chống đỡ sàn tầng hầm trong quá trình thi công, người ta thường sử dụng cột chống tạm bằng thép hình (l đúc, l tổ hợp hoặc tổ hợp 4L…). Trình tự phương pháp thi công này có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm công trình, trình độ thi công, máy móc hiện đại có.
Ưu điểm:
Chống được vách đất với độ ổn định và an toàn cao nhất.
Rất kinh tế;
Tiến độ thi công nhanh.
Nhược điểm:
Kết cấu cột tầng hầm phức tạp;
Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công;
Công tác thi công đất trong không gian tầng hầm có chiều cao nhỏ khó thực hiện cơ giới.
Nếu lỗ mở nhỏ thì phải quan tâm đến hệ thống chiếu sáng và thông gió.
2. Tường bao bê tông dày 300-400mm
2.1 Giữ ổn định bằng tường cừ thép
Tường cừ thép cho đến nay được sử dụng rộng rãi làm tường chắn tạm trong thi công tầng hầm nhà cao tầng. Nó có thể được ép bằng phương pháp búa rung gồm một cần trục bánh xích và cơ cấu rung ép hoặc máy ép êm thuỷ lực dùng chính ván cừ đã ép làm đối trọng. Phương pháp này rất thích hợp khi thi công trong thành phố và trong đất dính.
Ưu điểm:
Ván cừ thép dễ chuyên chở, dễ dàng hạ và nhổ bằng các thiết bị thi công sẵn có như máy ép thuỷ lực, máy ép rung.
Khi sử dụng máy ép thuỷ lực không gây tiếng động và rung động lớn nên ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Sau khi thi công, ván cừ rất ít khi bị hư hỏng nên có thể sử dụng nhiều lần.
Tường cừ được hạ xuống đúng yêu cầu kỹ thuật có khả năng cách nước tốt.
Dễ dàng lắp đặt các cột chống đỡ trong lòng hố đào hoặc thi công neo trong đất.
Nhược điểm:
Do điều kiện hạn chế về chuyên chở và giá thành nên ván cừ thép thông thường chỉ sử dụng có hiệu quả khi hố đào có chiều sâu ≤ 7m.
Nước ngầm, nước mặt dễ dàng chảy vào hố đào qua khe tiếp giáp hai tấm cừ tại các góc hố đào là ngụyên nhân gây lún sụt đất lân cận hố đào và gây khó khăn cho quá trình thi công tầng hầm.
Quá trình hạ cừ gây những ảnh hưởng nhất định đến đất nền và công trình lân cận.
Rút cừ trong điều kiện nền đất dính thường kéo theo một lượng đất đáng kể ra ngoaì theo bụng cừ, vì vậy có thể gây chuyển dịch nền đất lân cận hố đào.
Ván cừ thép là loại tường mềm, khi chịu lực của đất nền thường biến dạng võng và là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên sự cố hố đào.
2.2. Giữ ổn định bằng cọc Xi măng đất
Cọc xi măng đất hay cọc vôi đất là phương pháp dùng máy tạo cọc để trộn cưỡng bức xi măng, vôi với đất yếu. Ở dưới sâu, lợi dụng phản ứng hoá học – vật lý xảy ra giữa xi mưng (vôi) với đất, làm cho đất mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính tổng thể, tính ổn định và có cường độ nhất định. Tại công trình Ocean Park (số 1 – Đào Duy Anh – Thành Phố Hồ Chí Minh) đã dùng tường cừ bằng cọc xi măng đất sét. Địa hình khu đất trước khi xây dựng tương đối bằng phẳng, phần lớn khoảng lưu không có chiều rộng trên 5m. Chiều sâu hố móng cần đào: phần giữa sâu 7.8m; phần lớn sâu 6.5m.
Độ sâu hố đào (m) Giải pháp
H ≤ 6m – Tường cừ thép (không hoặc 1 tầng chống, neo)
– Cọc xi măng đất (không hoặc 1 tầng chống, neo)
6m < H ≤ 10m – Tường cừ thép (1-2 tầng chống, neo)
– Cọc xi măng đất (1-2 tầng chống, neo)
– Tường vây barrette (1-2 tầng chống, neo) tuỳ theo điều kiện nền đất, nước ngầm và chiều dài tường ngập sâu vào nền đất.
– Tường vây barrette ( ≥ 02 tầng chống, neo)
– Tường cừ thép ( ≥ 2 tầng chống, neo) nếu điều kiện địa chất và hình học hố đào thuận lợi.
III. Thiết kế ổn định kết cấu chắn giữ hố móng
1. Các yêu cầu đặt ra trong thiết kế
An toàn tin cậy
Tính hợp lý về kinh tế.
Thuận lợi và bảo đảm thời gian tho công.
2. Thiết kế ổn định tường chắn
Lựa chọn và bố trí kết cấu chắn giữ hố móng;
Có thể sơ bộ lựa chọn kết cấu chắn giữ theo độ sâu hố đào (H) như sau:
2.1. Kết cấu chắn giữ hố móng không hoặc một tầng chống, neo.
Tham khảo tài liệu: Cẩm nang dành cho kỹ sư địa kỹ thuật – Trần Văn Việt; Thiết kế móng sâu – Nguyễn Bá Kế.
2.2. Thiết kế tường chắn nhiều hàng neo, chống.
Gồm thiết kế tường chắn và thiết kế hệ neo chống. Cả hai công việc này đều dựa trên kết quả tính toán nội lực và chuyển vị trong tường chắn.
Các phương pháp tính toán tường chắn:
– Phương pháp 1: Dùng sơ đồ phân bố áp lực đơn giản cuả Tarzaghi và Peck, 1967 và tính toán tường chắn như một dầm liên tục tựa lên các gối là thanh chống hoặc neo.
– Phương pháp 2: Dùng chương trình phần mềm nền móng chuyên dụng PLAXIS 2D (Hà Lan) hoặc GEOSLOPE (Canađa).
Thực tế cho thấy chỉ có dùng chương trình phần mềm địa kỹ thuật chuyên dụng mới có thể giải quyết ổn thoả bài toán tường chắn nhiều tầng neo chống.
Chương trình PLAXIS 2D cho phép mô tả kết cấu chắn giữ bằng các thông số hình học (chiều dài, tiết diện, mômen quán tính), loại vật liệu (trọng lượng riêng); tiết diện, cường độ, khoảng cách các thanh neo chống; các thông số cơ bản của nền đất (γ, c, φ, k, E), các chế độ nền đất thoát nước hay không, các loại tải trọng trên mặt đất. Các mô hình tính toán của chương trình (đàn hồi tuyến tính, đàn hồi dẻo tuyệt đối, đất mềm, đất yếu). Đặc biệt, chương trình đưa ra kết quả mô phỏng ở các giai đoạn thi công khác nhau của hố đào. Các kết quả nếu được hiệu chỉnh theo kinh nghiệm xây dựng, các số liệu quan trắc tại địa phương thì sẽ cho kết quả khả quan.
3. Tính toán thiết kế cơ cấu giữ ổn định tường chắn
3.1. Phương pháp tính toán ổn định hệ dàn chống bằng thép hình
Mô hình hệ dàn chống bằng chương trình tính toán kết cấu không gian (chương trình SAP, Etabs, Staad…) tính toán sự ổn định và khả năng chịu lực của tiết diện thanh chống và cột chống dưới tác động của tải trọng ngang; áp lực gây ra do đất nước và hoạt tải đứng.
3.2 Phương pháp tính toán neo phụt
(Tham khảo Tiêu chuẩn Anh BS 8081: 1989) Về cơ bản, việc thiết kế hệ thanh neo trong đất bao gồm các công việc sau:
– Xác định sức kháng cắt của đất tại khu vực bầu neo.
– Thiết kế số tầng thanh neo, khoảng cách thanh neo, góc nghiêng.
– Tính toán ổn định tổng thể thanh neo.
3.3. Tính toán kiểm tra ổn định kết cấu tường vây – sàn hầm bằng phương pháp thi công Top – down
Kiểm tra ổn định và khả năng chịu lực của sàn hầm dùng để giữ ổn định xô ngang của tường hầm bằng chương trình tính toán kết cấu không gian (Sap, Etabs, Staad…).
IV. So sánh chỉ tiêu kinh ttế – kỹ thuật cho giải pháp tường cừ thép và tường barrette trong thi công nhà cao tầng có 2 tầng hầm
Giải pháp 1: Thiết kế, thi công, giữ ổn định hố đào bằng tường vây barrette, dày 600mm, sâu 16m;
Giải pháp 2: Thiết kế tường bao bê tông dày 400mm, sâu 7,3m, giữ ổn định bằng cừ thép dài 12m..
Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo các giải pháp thiết kế
TT Chỉ tiêu so sánh Đơn vị Vật liệu Giá XL (triệu VND)
Cừ thép + tường D400 Tường Barrette D600 Cừ thép + tường D400 Tường Barrette D600
1 Cừ thép 12m m 227 0 681 0
2 Tường BT chu vi 203m m3 593 1949 1779 9745
3 Công tác đất ngoài chu vi CT m3 4200 0 168 0
Tổng Gxl phần ngầm 25,5tỷ. Phương án Cừ thép tiết kiệm 7,1 tỷ đồng (28% Gxl phần ngầm) 2628 9745
V. So sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật với giải pháp giữ ổn định tường vây barrette bằng hệ dàn thép và phương pháp thi công Top – down
Chúng tôi so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tại một công trình có 02 tầng hầm, giải pháp thiết kế là tường vây barrette, cọc khoan nhồi. Các giải pháp chống giữ hố đào là:
Giải pháp 1: giữ ổn định tường vây barrette bằng hệ dàn thép hình chữ H, 2 tầng chống;
Giải pháp 2: giữ ổn định tường vây barette bằng phương pháp thi công Top – down.
Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo giải pháp thi công
TT Chỉ tiêu so sánh Đơn vị Vật liệu Giá XL (triệu VND)
Chống bằng dàn thép hình Thi công Top – down Chống bằng dàn thép hình Thi công Top – down
1 Cột thép H400
Đào mở: 240m*56.1kg/m
Topdown: 160m*56.1kg/m
Tấn 13.5 9.0 162 108
2 Dầm thép H300
Đào mở:1490m*36.5kg/m
Tấn 54.4 0 653 0
3 Chi phí liên kết của phương pháp Topdown
100
Tổng Gxl phần ngầm 32.6tỷ Phương án Topdown tiết kiệm 0.6 tỷ đồng (60% chi phí BPTC)
815
208
VII. Kết luận
– Giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng gắn bó chặt chẽ với nhau do đặc điểm thiết kế kết cấu chắn giữ công trình tầng hầm phụ thuộc vào công nghệ thi công. Kết cấu chắn giữ có thể đồng thời là kết cấu chịu lực vĩnh cửu cho công trình. Do đó giải pháp thi công tổng thể cần được lựa chọn ngay từ khâu thiết kế công trình.
– Công nghệ thi công hiện nay là khá đa dạng. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân tích, đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có.
– Về mặt kinh tế, công trình tầng hầm là dạng công trình mà ở đó có thể gây lãng phí nếu lựa chọn giải pháp thiết kế, thi công không phù hợp với đặc điểm dự án.
– Về mặt kỹ thuật, đây là dạng công trình phức tạp; thi công dưới sâu, dễ xảy ra sự cố cho bản thân công trình và các công trình liền kề. Vì vậy, công việc thiết kế, thi công, giám sát thi công phải được đặc biệt coi trọng.
Để được tư vấn thêm về các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng quý khách hàng vui lòng gửi qua email info@navicons.vn hoặc hotline 028 62 853 428, hoặc liên hệ qua Fanpage Nam Việt Construction
TRUNG TÍN
5 Bước Thi Công Sàn Bê Tông Nhẹ Cho Nhà Gác Lửng
Trong ngành xây dựng hiện nay, việc tối ưu hóa sản phẩm để mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất cho người dùng đang dần được đẩy mạnh. Sự xuất hiện của tấm lót sàn DURAflex (còn được gọi là tấm xi măng nhẹ Vĩnh Tường, tấm sàn bê tông siêu nhẹ Vĩnh Tường) khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của bê tông truyền thống. Tấm lót sàn cemboard DURAflex dần chiếm vị thế trong ngành xây dựng và lòng tin của các chủ nhà, chủ đầu tư.
Tại sao nên chọn tấm lót sàn DURAflex (tấm xi măng nhẹ) làm Sàn Bê Tông Nhẹ cho nhà gác lửng?
Bê tông truyền thống – vật liệu được ưa dùng để làm sàn trong các công trình xây dựng. Thế nhưng, vấn đề gặp phải chính là trọng lượng của vật liệu truyền thống ảnh hưởng đến tiến trình thi công và nền móng của công trình. Vì vậy, tấm lót sàn DURAflex (tấm xi măng nhẹ) dần dần chiếm ưu thế bởi các ưu điểm nổi bật, vượt lên vị trí dẫn đầu trong ngành xây dựng.
Cũng bởi trọng lượng nhẹ nên tấm sàn bê tông nhẹ DURAflex thường được dùng làm lót sàn cho nhà gác lửng. Do khu vực gác đòi hỏi những yêu cầu nhất định như: vật liệu nhẹ, thi công nhanh, có độ bền cao, cứng chắc,…
Ngay lập tức, tấm lót sàn xi măng nhẹ DURAflex trở thành “ứng cử viên” số 1. Thật đơn giản, bạn chỉ việc sử dụng vít khoan cố định, gắn kết tấm lót sàn DURAflex cùng với các khung xương đảm bảo độ bền chắc và không bị rung võng.
Với đa dạng kích thước, tấm xi măng nhẹ DURAflex dùng để lót sàn cho gác lửng sẽ có kích thước từ 10mm – 20mm. Đồng thời, tấm sàn bê tông nhẹ này chỉ là lớp lót sàn trung gian giúp tăng độ bền chắc cho sàn gác lửng. Tấm lót sàn DURAflex được ứng dụng rộng rãi vào các công trình cần giảm trọng lượng như: nhà tiền chế, nhà khung thép, nhà xưởng, nhà kho, nhà cấp 4 gác lửng…
Báo giá tấm làm Sàn Bê Tông Nhẹ mới nhất hiện nay
Chi tiết báo giá tấm DURAflex làm sàn bê tông siêu nhẹ như sau:
Tấm cứng DURAflex 12mm vuông cạnh (1220x2440x12): 404.000đ
Tấm cứng DURAflex 16mm vuông cạnh (1220x2440x16): 471.000đ
Tấm cứng DURAflex 18mm vuông cạnh (1220x2440x18): 571.000đ
Tấm cứng DURAflex 20mm vuông cạnh (1220x2440x20): 637.000đ
– Giá trên là giá bán lẻ tham khảo tại Hồ Chí Minh chưa bao gồm phí vận chuyển đến công trình. – Giá có hiệu lực từ tháng 05/2018 đến khi có thông báo mới. – Xem them tại: https://duraflex.com.vn/ hoặc https://www.facebook.com/TamDURAflex/
Các bước thi công Sàn Bê Tông Nhẹ cho nhà gác lửng với tấm xi măng nhẹ DURAflex
Theo chia sẻ từ các khách là nhà thầu xây dựng đã ứng dụng sử dụng tấm cemboard DURAflex (tấm xi măng nhẹ DURAflex) trong việc thi công sàn bê tông nhẹ cho nhà gác lừng thì quy trình thường bao gồm các bước:
Bước 1: Đo đạc vị trí và chuẩn bị vật liệu làm Sàn Bê Tông Nhẹ
Xác định kích thước sàn và cao độ của sàn cách nền ít nhất 3m
Chuẩn bị số lượng sắt hộp hoặc thanh xà gồ và tấm lót sàn DURAflex ® 16mm – 20mm tương ứng diện tích.
Bước 2: Lắp đặt khung sắt tạo đà
Đục lỗ để lắp đặt các thanh sắt hộp hoặc xà gồ chịu lực khoảng cách giữa tâm theo bản vẽ kết cấu đã được duyệt.
Lắp đặt thanh ngang vào các thanh chính khoảng cách theo bản vẽ kết cấu đã được duyệt.
Trám các lỗ trên tường.
Bước 3: Lắp đặt Tấm Lót Sàn DURAflex®
Sử dụng tấm lót sàn DURAflex® độ dày 12-20mm gác lên khung sắt.
Chừa khe hở giữa các tấm từ 3-5mm và sắp xếp sole để tăng hiệu quả chịu lực của khung sàn.
Sử dụng vít tự khoan M3, 5x40mm để bắn tấm lót sàn xi măng DURAflex® vào khung sắt. Khoảng cách các vít tại mép tấm là 200mm, ở giữa là 300mm.
Bước 4: Xử lý chống thấm cho Sàn Bê Tông Nhẹ
Xử lý mối nối và xử lý chống thấm bằng các sản phẩm chống thấm chuyên dụng.
Bước 5: Hoàn thiện trang trí
Lắp sàn gỗ hoặc dán gạch phía trên để hoàn thiện bề mặt sàn.
Tiến hành đóng khung trần chìm bên dưới để che các thanh sắt hộp và trang trí. Trang trí nội thất để hoàn thiện.
Lưu ý: Thực hiện theo đúng thứ tự các bước để đảm bảo tối đa chất lượng trong quá trình sử dụng. Để có thể hình dung rõ hơn cũng như hiểu được cách lắp đặt tấm lót sàn DURAflex làm sàn bê tông nhẹ, mời bạn tham khảo video sau đây :
Một số mẫu Sàn Bê Tông Siêu Nhẹ làm từ tấm xi măng nhẹ DURAflex cho nhà gác lửng
Tấm lót sàn DURAflex làm Sàn Bê Tông Nhẹ
Tấm lót sàn Duraflex hay còn gọi là tấm xi măng nhẹ, tấm bê tông nhẹ đúc sẵn, được thi công theo kiểu lắp ghép, định vị bằng vít tự khoan. Tấm bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại vật liệu khác. Vì vậy, tấm lót sàn DURAflex luôn là lựa chọn hàng đầu trong xây dựng, đặc biệt là làm sàn gác lửng.
Tấm xi măng vân gỗ DURAwood
Đây là một trong những sản phẩm nổi bật được làm từ nền của tấm DURAflex. Tấm “gỗ chịu nước” tấm DURAwood mang lại giá trị thẩm mỹ cao với đa dạng mẫu vân tự nhiên như gỗ thật kèm theo các ưu điểm vượt trội của tấm xi măng.
Tấm DURAwood được sản xuất trên nền tấm xi măng nhẹ siêu bền chắc, không lo mối mọt. Với nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng để phù hợp với nhiều “gout” thiết kế khác nhau, giúp bạn dễ dàng lựa chọn được mẫu yêu thích phù hợp với không gian của mình nhất.
Hướng dẫn nhận diện sản phẩm tấm xi măng nhẹ DURAflex chính hãng
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại tấm như: tấm cemboard, tấm smartboard, tấm Thái Lan,… để tránh tình trạng bị nhầm lẫn hoặc mua phải tấm xi măng nhẹ hàng giả, hàng nhái, chúng ta nên nhận diện sản phẩm chính hãng theo các cách sau đây:
Tấm xi măng DURAflex được phân phối tại các cửa hàng vật liệu xây dựng có gắn bảng hiệu DURAflex hoặc cửa hàng thạch cao có gắn bảng hiệu VĨNH TƯỜNG – SAINT GOBAIN.
Hãy kiểm tra các dấu hiệu nhận diện sau đây để đảm bảo hàng chính hãng và nhận chế độ bảo hành chuẩn cho sản phẩm: quy cách, số lượng, số lô, ngày sản xuất, loại cạnh. Nhãn trên kiện tấm DURAflex hoặc in phun trên tấm.
Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc hoặc cần thêm thông tin chi tiết về sản phẩm tấm xi măng DURAflex vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Mọi thắc mắc về sản phẩm, hệ thống các giải pháp tường ngăn, trần thạch cao, lót sàn, gác Vĩnh Tường – Gyproc – DURAflex, vui lòng liên lạc:
Tổng Đài Tư Vấn – Miễn cước toàn quốc: 1800-1218
Hướng dẫn kỹ thuật thi công. Tư vấn kỹ thuật công trình: 1900-1108
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thi Công Tấm Cemboard Làm Sàn Trần Vách Ngăn
Việc sử dụng tấm Cemboard làm sàn chịu lực, vách ngăn chịu nước đã trở nên phổ biến rộng rãi trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay, Qua loạt bài mà chúng tôi giới thiệu về tấm Cemboard, đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp thi công sàn, vách ngăn bằng tấm Cemboard. Các câu hỏi thường đặt ra là:
Nên ứng dụng độ dày tấm bao nhiêu để làm sàn nhà dân dụng hoặc làm nhà xưởng?
Tải trọng chịu lực của hệ sàn làm bằng tấm xi măng Cemboard ?
Với các công trình hiện hữu có kết cấu khác nhau thì thi công như thế nào?
Nhà có khẩu độ lớn thì thi công ra sao?
Những công trình nào thích hợp với phương pháp thi công này?
Tấm Cemboard có làm vách ngăn ngoài trời, có khả năng chống cháy chịu nước đươc không?
Chi phí ra sao khi sử dụng tấm Cemboard làm sàn thay cho các phương pháp truyền thống?
Thời gian thi công cho sàn? Khả năng cách âm , chống dột , chống mối mọt khi sử dụng tấm Cemboard?
Để giải đáp cho những ý kiến trên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết hướng dẫn chi tiết cách thi công tấm Cemboard làm sàn, vách ngăn chịu nước với các công trình đã và đang ứng dụng thi công tại Việt Nam.
CÁCH THI CÔNG SÀN BẰNG TẤM CEMBOARD
Cho phần sàn, tấm Cemboard có độ dày 14mm, 16mm, 18mm, 20mm được lựa chọn làm sàn nâng chịu lực đạt tiêu chuẩn của xây dựng.
Thanh chính (đà ngang): là các thanh đứng (sắt U, I hoặc hộp) chịu lực theo phương ngắn nhất (chiều ngang nhà).
Thanh phụ: là các thanh ngang (sắt hộp) chịu lực theo phương dài nhất (chiều dài nhà). Khung xương được tạo thành bởi các thanh chính và thanh phụ liên kết với khung xương bằng mối hàn hoặc liên kết bằng bản mã sắt.
Hệ khung chính nhịp cách nhau 41cm . Nhịp phụ cách nhau 122cm . Thanh đôi nên dùng cho phần bắt đường ghép. Hoặc có thể thiết kế hệ khung 61 x 61cm, 61cm x 122cm tùy vào yêu cầu và tải trọng của mỗi công trình.
Đưa tấm Cemboard vào hệ khung. Toàn bộ phần cạnh của tấm phải nằm trên hệ khung. Khe ghép hở từ 2-3mm tránh việc co rút của tấm vì nhiệt độ thay đổi của môi trường có thể làm co rút hay giãn nở tấm.
Sử dụng vít tự khoan 4 cm. Khoảng cách vít trên phần đường cạnh 20-30cm. Ở phần giữa tấm khoảng cách vít 30-40cm.
Tránh cho tấm bị nứt, đinh nên cách đường mép cạnh trên và cạnh dưới 2 cm và cách đường cạnh bên trái và bên phải 1.5 cm.
Lau sạch bề mặt tấm và đưa thêm thanh chèn vào khe nối trước khi bơm keo vào khe hở để tiết kiệm lượng keo cần sử dụng và tiến hành trải thảm, lót sàn gỗ, sàn nhựa… Nếu lót gạch men thì không cần thiết phải xử lý khe hỡ bằng keo vì hệ vữa sẽ trám kín toàn bộ các khe hỡ.
Tiến hành trãi lưới chống nứt để tạo sự liên kết giữa hệ vữa và bề mặt tấm, chống hiện tường nứt vữa và gia tăng sự đàn hồi cho hệ vữa, cố định lưới bằng vít đầu dù và tiến hành trãi vữa, lót gạch nền. Việc trãi thêm lớp vữa dày từ 3 – 4 cm sẽ giúp cho hệ sàn Cemboard thêm chắc chắn và ổn đinh.
Nếu muốn giảm tải trọng cho sàn thì có thể lót gạch trực tiếp lên bề mặt sàn tấm bằng cách sử dụng keo dán gạch Mova tiêu chuẩn. Phương pháp này không những giúp giảm tải trọng mà còn giảm độ dày sàn, thi công nhanh gọn, giảm đáng kể thời gian chờ khô hệ vữa.
Bảng tải trọng tiêu chuẩn của hệ sàn làm bằng tấm cemboard
Tải trọng trong bảng trên đã bao gồm luôn tải trọng tĩnh của vật liệu trên mặt.
Bảng này không tính cho tải trọng tập trung, va chạm và rung động.
Tấm Cemboard phải được đặt gối lên trên 4 cạnh khung xương chịu lực.
Bảng này được lập với tiêu chuẩn nước ngoài và chỉ có tính chất tham khảo.
Đối với từng công trình cụ thể tại Việt Nam, xin tham khảo và tư vấn các cơ quan có chức năng về thiết kế và xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.
Cho phần vách có thể ứng dụng tấm cemboard có độ dày 6mm, 8mm, 12mm để giảm tải trọng của vách.
o Chuẩn bị khung với khoảng cách giữa hai đà đứng là 610mm. Phần thanh để bắt đường khe nối giữa hai tấm cần có bản rộng gấp đôi. Cho phần tường ngoài, nên sử dụng khung thép mạ kẽm. o Đưa tấm thẳng đứng vào khung đỡ. Những đường cạnh của tấm phải nằm trực tiếp trên thanh đỡ. o Trong trường hợp độ dày tấm dưới 10mm, khe hở giữa hai tấm nên để bằng độ dày của tấm. Nếu độ dày trên 10mm, khe hở giữ hai tấm nên gấp đôi độ dày của tấm. o Bắt tấm vào khung đỡ:
Với tấm có độ dày từ 8-12mm: sử dụng đinh xoắn dk: 35mm
Với tấm có độ dày từ 14-16mm: sử dụng đinh xoắn dk: 45mm
Với tấm có độ dày từ 6mm: Đinh bấm có thể sử dụng.
o Khi bắn đinh nên tạo những lỗ đinh mồi trước o Khoảng cách đinh bắn nên từ 20-30cm cho phần đường biên cạnh; 30-40cm cho phần đường đinh bắt ở vùng giữa tấm. o Để tránh làm nứt tấm, khoảng cách bắt đinh nên tối thiểu 75-80mm ở những vùng cạnh góc. o Lau khô và sạch bề mặt tấm. Trám khe hở bằng keo PU. Cho những tấm dày hơn 8mm nên có thanh chèn vào khe hở để giảm lượng keo sử dụng trước khi trét keo vào khe. o Sơn lớp sơn lót, sau đó hoàn thiện bề mặt bằng một trong các loại sau:
– Sơn lại sơn nước
– Sơn acrylic
– Giấy dán tường
– Không cần thiết phải xử lý bề mặt sau của tấm bằng sơn.
Video hướng dẫn thi công vách ngăn bằng tấm Cemboard
* CÁCH THI CÔNG TRẦN VÀ MÁI LỢP BẰNG TẤM CEMBOARD:
Tấm cemboard được sử dụng cho trần và mái lợp với đặc tính hấp thụ nhiệt thấp. Hệ số hấp thụ nhiệt của tấm Cemboard ở mức 0.10 W/moC thấp hơn bất cứ loại nguyên liệu gỗ nào.
Hình 3: Kết cấu lăp đặt trần và mái lợp bằng tấm cemboard.
Chuẩn bị hệ khung mái hoàn chỉnh hay bắt những hệ khung cột đà. Khoảng cách giữa các cột dọc là 60cm.
Phần cột để bắt đường ghép giữa các tấm cần có bản rộng gấp đôi.
Đưa tấm vào khung và phần cạnh của tấm cần nằm trên cột đà dọc. Cần tạo khe ghép giữa các tấm từ 3-5mm để tránh việc giãn nở hay co rút của tấm khi thời tiết nóng ẩm hay nhiệt độ môi trường có sự thay đổi.
Bấm tấm vào hệ khung:
– Đối với tấm dày 8-12mm: sử dụng đinh xoắn 35mm – Đối với tấm dày trên 12mm: sử dụng đinh xoắn 45mm – Đối với tấm dày 6mm: dùng cách bấm đinh nẹp.
o Nên khoan lỗ trước để đưa đinh xoắn vào o Khoảng cách đinh trên đường cạnh của tấm nên là 20-30cm. Phần đinh bắn bên ngoài vùng cạnh có thể là 30-40cm. Đinh nên bắn cách mép cạnh là 30-35mm. o Ở những vùng góc đinh bắn cách góc là 75-80mm. o Lau sạch tấm và nối các đường cạnh tấm bằng keo PU. Cho tấm dày trên 8mm, nên có thanh chèn thêm vào khe hở trước khi đổ keo vào khe để tiết kiệm bớt lượng keo. o Cho phần mái lợp, phủ toàn bộ phần mái bằng màng chống thắm nước. Sau lót mái bằng các vật liệu khác nhau như ván lợp, gạch ngói…
o Đánh sủi độ sâu 1mm hai bên trong phạm vi 3cm tính từ đường ghép vào.
o Lau khô và sạch bụi vùng đường rãnh.
o Trám 1 lớp mỏng đầu tiên vào vùng đường rãnh, sau đó trám đầy vũng rãnh. Sau cùng làm phẳng bề mặt.
o Đặt một lớp lưới sợi trên đường rãnh vừa trám. Lớp lưới này có tác dụng giữ tấm chắc chắn hơn.
o Tiếp theo sơn một lớp lót trên mặt lưới. Lớp sơn lót này sau đó xử lý cho phẳng với bề mặt của tấm.
o Để trong vòng 2-3 ngày trước khi muốn tiếp tục lót các vật liệu khác trên bề mặt tấm.
* Ghép mối nối bằng keo bột xử lý mối nối:
o Tạo mối ghép tối thiểu là 3mm. o Lau khô và sạch bề mặt tấm.
o Cho tấm có độ dày hơn 8mm, lót thanh chèn thêm vào khe nối để giảm bớt lượng keo PU sử dụng.
o Dán giấy trên bề mặt dọc vùng cạnh của khe cần trét keo để cho keo không loang ra những vùng gần khe hở.
o Sử dụng ngón tay ướt xà bông để nhấn keo vào sâu bên trong khe hở.
o 5 phút sau khi trám keo xong. Lột cẩn thận lớp giấy dán trên vùng dọc khe hở. Để keo khô trong vòng 2 giờ trước khi xử lý tiếp bề mặt.
o Vát cạnh 45 độ theo chiều dày của tấm.
o Chà nhám bề mặt vát cạnh.
o Phủ lớp sơn trên bề mặt vát cạnh.
Lưu ý: Những chỉ dẫn trên chỉ áp dụng cho phần vách ngăn bên trong và tường trong.
* XỬ LÝ BỀ MẶT TẤM CEMBOARD:
o Sử dụng khăn ẩm lau khô và sạch bề mặt.
o Sơn một lớp sơn lót và chờ khô. Lớp sơn lót nhắm mục đích tạo phẳng trên bề mặt cho việc sơn các lớp sau và tăng thêm độ bền cho bề mặt tấm.
o Sơn một lớp sơn nước hay sơn acrylic để làm phẳng bề mặt và chờ lớp sơn khô.
o Sơn phủ 2-3 lớp. Khi sơn cần chờ từng lớp sơn khô trước khi sơn tiếp lớp sơn tiếp theo để tránh những đường rạng của sơn.
o Lau khô và sạch bề mặt bằng khăn ẩm.
o Làm phẳng toàn bộ bề mặt bằng lớp xi măng kết dính hay trát vữa.
o Dán lớp đá chuẩn xác trên bề mặt tấm.
o Lau khô và sạch bề mặt tấm bằng khăn ẩm.
o Tạo phẳng bề mặt bằng lớp sơn lót và chờ khô để tăng độ bền cho tấm. o Dán lớp keo chuyên dùng lên bề mặt. o Dán theo chiều đứng của giấy.
* Trải thảm: o Lau khô và sạch bề mặt tấm bằng khăn ẩm. o Tiến hành trải thảm.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và kỹ thuật thi công. Rất mong được hợp tác với quý khách.
Phụ kiện là những loại vật liệu tham gia vào quá trình lắp đặt thi công, không nằm trong kết cấu sản phẩm chính nhưng có tác dụng rất lớn trong suốt quá trình thi công mang lại kết quả tốt nhất cho công trình.
Đóng một vai trò quan trọng, phụ kiện chuyện dụng và dụng cụ thi công không thể vắng mặt. Đối với vai trò của phụ kiện là hỗ trợ thêm cho sản phẩm chính, đồng bộ hóa quy trình và chất lượng tạo nên tính thẩm mỹ và tiết giảm thời gian thi công cho toàn bộ công trình…. giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất và nhanh chóng nhất, đạt mọi tiêu chuẩn khắc khe nhất trong xây dựng hiện đại.
Sơn giả gỗ cao cấp LOTUS có chứa 100% chất Acrylic đặc biệt gốc nước, đã được sản xuất và ứng dụng thi công sơn phủ bề mặt các loại vật liệu giả gỗ, tấm Cemboard. Đặc biệt ứng dụng thi công cho các hạng mục sơn phủ sàn, trần, vách ngăn trang trí vân gỗ trong nhà và ngoài trời.
Là loại vữa keo cao cấp trộn sẵn, có độ dẻo cao, chống trơn trượt và có độ bám dính tuyệt vời và bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết.
Keo Jade’s Solution là loại keo chất lượng cao chuyên dụng xử lý mối nối tấm xi măng Cemboard , giải quyết triệt để vấn đề nứt mối nối trên thị trương hiện nay, là giải pháp toàn diện cho việc thi công trần chìm và vách ngăn đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công Bê Tông Toàn Khối Nhà Nhiều Tầng/Thiết Kế Biện Pháp Thi Công trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!