Đề Xuất 3/2023 # Hợp Âm Organ Và Cách Đệm Hợp Âm Cho Đàn Organ # Top 5 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Hợp Âm Organ Và Cách Đệm Hợp Âm Cho Đàn Organ # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hợp Âm Organ Và Cách Đệm Hợp Âm Cho Đàn Organ mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hợp âm organ là kiến thức nhạc lý cực kì quan trọng đối với những ai học đàn organ. Vậy đàn organ có những hợp âm nào? Cách bấm hợp âm organ như thế nào?

Các hợp âm organ cơ bản

Cũng như hợp âm của các loại nhạc cụ khác, hợp âm organ có 7 nốt chính là Đô Rê Mi Fa Sol La Si được kí hiệu tương ứng là C D E F G A B. Hợp âm organ được chia thành 4 loại chính sau:

Hợp âm organ trưởng/thứ

Các hợp âm phổ biến và được dùng nhiều nhất. Kí hiệu của hợp âm trưởng là các chữ cái in hoa. Còn kí hiệu của hợp âm thứ là chữ in hoa và chữ “m” ở phía sau. Ví dụ hợp âm Fa trưởng là F, hợp âm Fa thứ là Fm.

Đây là các hợp âm trưởng hoặc thứ thêm các kí hiệu là dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Chẳng hạn: Hợp âm Fa thăng trưởng là F#, Fa giáng thứ là Fbm.

Hợp âm organ chứa dấu xẹt ngang (/)

Đây là các hợp âm phức tạp với những kí hiệu khác và dấu xẹt ngang đi kèm. Chẳng hạn như C#m/Fb, Cbdim/9…

Hợp âm trưởng/thứ có thêm kí hiệu khác, chữ số khác

Các kí hiệu, chữ số khác được thêm vào các hợp âm trưởng/thứ như M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim, (△)… Chẳng hạn: Cm7, CM7, Bsus, Fdim…

Cách bấm hợp âm organ

Hợp âm organ được cấu tạo bởi 3 nốt. Hợp âm trưởng/thứ đầu tiên là nốt gốc. Chẳng hạn, hợp âm Sol trưởng/sol thứ bắt đầu bằng nốt sol (G). Hợp âm thăng/giáng sẽ được tăng thêm hoặc giảm đi 1/2 cung.

Mỗi nốt trong hợp âm được cách nhau bằng 1 phím trắng.

Hợp âm organ trưởng

Hợp âm trưởng được cấu tạo gồm 3 nốt, được xác định theo quy luật 1-5-4. Nốt đầu tiên là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ 2 là nốt đếm từ nốt gốc lên trên phím đàn đen trắng liên tiếp 5 phím, nốt thứ 3 là nốt đếm từ nốt thứ 2 lên trên phím đàn đen trắng liên tiếp nhau 4 phím.

Chẳng hạn: Hợp âm Si trưởng: Nốt gốc Si. Nốt thứ 2 bắt đầu đếm từ nốt Si lên 5 phím là nốt Rê thăng, đếm tiếp lên 4 phím là Fa thăng chính là nốt thứ 3. Cứ theo quy luật này, ta có:

C – Đô trưởng: Đô Mi Sol

D – Rê trưởng: Rê Fa# La

E – Mi trưởng: Mi Sol# Si

F – Fa trưởng: Fa La Đô

G – Sol trưởng: Sol Si Rê

A – La trưởng: La Đô# Mi

B – Si trưởng: Si Rê# Fa#

Hợp âm organ thứ được xác định theo quy luật 1 – 4 – 5. Có nghĩa là nốt thứ nhất là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt gốc 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau, nốt thứ ba lại cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau. Theo quy luật này ta có:

Cm – Đô thứ: Đô Mi(b) Sol

Dm – Rê thứ: Rê Fa La

Em – Mi thứ: Mi Sol Si

Fm – Fa thứ: Fa La(b) Đô

Gm – Sol thứ: Sol Si(b) Rê

Am – La thứ: La Đô Mi

Bm – Si thứ: Si Rê Fa#

Hợp âm organ thăng là từ hợp âm trưởng/thứ nâng lên 1/2 cung. Còn hợp âm giáng thì từ hợp âm trưởng/thứ giảm đi 1/2 cung.

Hợp âm organ Bạc phận

[Am] Ai gieo tình này, [G] ai mang tình này, [F] để lệ trên khóe [E] mi cay

[Am] Ai đưa về nhà, [G] ai cho ngọc ngà, [F] giờ người xa cách [E] ta

Từng là một [Am] thời thiếu nữ trong [G] vùng quê nghèo

Hồn [F] nhiên cài hoa mái [E] đầu

Dòng người vội [Am] vàng em hóa thân [G] đời bẽ bàng

Rời [F] xa tình anh năm [E] tháng …

ĐK:

Ôi phút giây tương [F] phùng anh nhớ và [G] mong

Dòng lưu bút năm [Em] xưa in dấu mãi đậm [Am] sâu

Trong nỗi đau anh [F] mệt nhoài trong phút giây anh [G] tìm hoài

Muốn giữ em ở [Em] lại một lần này vì [Am] anh mãi thương.

Xa cách nhau thật [F] rồi sương trắng chiều [G] thu

Ngày em bước ra [Em] đi nước mắt ấy biệt [Am] ly

Hoa vẫn rơi bên [F] thềm nhà lá xác xơ đi [G] nhiều và

Anh chúc em yên [Em] bình mối tình mình hẹn [Am] em kiếp sau.

[F] Thoáng thoáng, [G] miên man, giờ [Em] con nước dài [Am] thênh thang

[F] Không trách, người [G] không thương, mà [Em] hương tóc còn [Am] vương vương

RAP:

Gửi tặng [F] em màu son cỏ dại

Chút bình [G] yên trên môi bỏ lại

Nước mắt [Em] nào thấm đẩm cả hai vai

Mắt phượng mày [Am] ngài người phải tìm đến thiên thai

À ơi câu [F] hát em không cần những lời khuyên

Em buông thả [G] mình và chẳng màng đến tình duyên

Đời em phiêu [Em] bạc đau đớn lắm lúc cũng vì tiền

Thương thân em [Am] khổ để một lần cùng chí tuyến …

Giờ [F] em ở nơi khuê phòng

Ngày [G] mai nữa em theo chồng

Bình [F] minh dẫn em đi rồi

Vòng [G] xoay bánh xe luân hồi

Hoàng [Em] hôn khuất sau lưng đồi ôi vỡ tan [Am] rồi ôi vỡ tan rồi!

Một ngày [Am] buồn mây tím, em [G] về thôn làng …

Mẹ [F] cha của em vỡ [E] òa …

Giọt lệ chạnh [Am] lòng em khóc, thương [G] người sang đò

Hồng [F] nhan bạc phận – sóng [E] gió!

ĐK:

Ôi phút giây tương [F] phùng anh nhớ và [G] mong

Dòng lưu bút năm [Em] xưa in dấu mãi đậm [Am] sâu

Trong nỗi đau anh [F] mệt nhoài trong phút giây anh [G] tìm hoài

Muốn giữ em ở [Em] lại một lần này vì [Am] anh mãi thương.

Xa cách nhau thật [F] rồi sương trắng chiều [G] thu

Ngày em bước ra [Em] đi nước mắt ấy biệt [Am] ly

Hoa vẫn rơi bên [F] thềm nhà lá xác xơ đi [G] nhiều và

Anh chúc em yên [Em] bình mối tình mình hẹn [Am] em kiếp sau.

Tự Học Hợp Âm Organ Yamaha Đệm Hát Nhanh Nhất

Trước khi bắt tay vào bài học đàn organ Yamaha, hãy xem trước bài học, nhẩm theo nhịp của bài đó và đập nhịp dạo cùng lúc nhẩm. Đồng thời, khi chơi đàn, hãy chú ý quan sát các hóa biểu có thể có như khóa Fa, khóa Sol, dấu hóa…Bạn nên chia nhỏ bài học ra để học, có thể là 2 câu một, và tập bằng cả 2 tay. Chú ý nhiều vào những đoạn ngắt, đoạn luyến láy, dấu thăng, dấu hóa của bài. 

Bên cạnh đó, khi học đàn organ Yamaha, nếu bạn cảm thấy không chắc chắn ở đoạn nhạc nào thì hãy tập riêng từng tay một, sau đó mới tập ghép cả 2 tay lại với nhau. Hãy dùng nhịp trống của đàn organ Yamaha để kiểm tra trường độ mà bạn đã đánh. Nếu bạn cảm thấy bị chênh, hãy cố gắng sửa lại. Lưu ý rằng, khi bấm những hợp âm đệm bằng tay trái thì bạn không được giữ hợp âm mà cần phải bấm đệm ngắt sau đó mới bấm chuyển sang bấm những hợp âm khác bởi vì tay trái của bạn còn phải dùng để xử lý những nút dồn trống tự động hay nút đổi tiếng trên đàn organ Yamaha. Khi ghép cả 2 tay với nhịp trống thì bạn nên để Tempe từ mức chậm đến mức vừa phải, và đặc biệt lưu ý đến nhịp, phách của mỗi bài.

Một điều quan trọng nữa đó là hãy nhớ phải giữ gìn cho cây đàn của mình thật cẩn thận, không tác động lực quá mạnh lên những cây đàn organ Yamaha và phải tự lập cho mình một thời gian biểu có chế độ luyện tập phù hợp nhất.

đăng ký học thử ngay

Thông tin liên hệ:

Trường Âm nhạc Yamaha (Yamaha Music School Vietnam)

Địa chỉ: Tầng 2, Lô S62AB, Aeon Mall Tân Phú – 30 Bờ Bao Tân Thắng, Sơn Kỳ, Tân Phú, TP. HCM

Hotline: 1900 299 279

Facebook: Yamaha Music School Vietnam

Yamaha Music Vietnam

Hotline: 1900 299 279 (9h – 17h, Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần)

Facebook: Yamaha Music Vietnam

Cách Phát Triển Hợp Âm (Hợp Âm Nâng Cao) Cho Guitar

Chuỗi bài viết hoà thanh nâng cao

Hợp âm cơ bản chủ yếu là hợp âm trưởng và thứ. Dùng được hợp âm đó thành thạo là cả một kỹ năng cần học. Nhưng xem ra không phải ai cũng vừa lòng với các hợp âm đó.

Bài viết này sẽ cố gắng giải quyết phần nào các hợp âm ngoài cơ bản cho các bạn đang hoc guitar nói riêng và học đàn nói chung. Không nên gọi các hợp âm này là hợp âm nâng cao (là những hợp âm khó bấm, không nên cứ cái gì ngoài cơ bản cũng gọi là hợp âm nâng cao, nhiều hợp âm ngoài cơ bản có khi còn dễ bấm hơn cơ bản rất nhiều).

Như đã đề cập đến trong bài viết nhạc lý nâng cao để hoà thanh, chúng ta sẽ cần trả lời nhiều câu hỏi, trong đó có nhóm câu hỏi làm thế nào để phát triển được hợp âm, nâng cao khả năng sử dụng hợp âm khi hoc guitar sẽ giúp cho việc chơi đàn vừa tự tin vừa làm cho bản đệm của chúng ta mới lạ, không đụng hàng và tất nhiên hấp dẫn hơn.

Vài khái niệm trước

Hợp âm: Là tập hợp của vài nốt nhạc được chơi cùng lúc hoặc cùng nhịp. Chỉ nên hiểu đơn giản như vậy thôi, không nên phức tạp hoá vấn đề thêm.

Nhịp phách: Bài hát chia ra làm nhiều câu, mỗi câu vài nhịp, để đo nhịp, người ta gõ phách, mỗi nhịp có mấy phách, phách đó dài hay ngắn sẽ ra được cấu tạo nhịp của bài hát đó.

Tại sao cần quan tâm đến nhịp của bài hát: Sai nhịp sẽ không thể đặt hoà thanh được. Thậm chí gõ phách sai cũng làm cho bạn đặt hoà thanh sai, thậm chí sai rất trầm trọng.

Các ký hiệu đi kèm hợp âm: Có nhiều khái niệm đi kèm hợp âm như là hợp âm tăng (aug), giảm (dim), treo (sus), trưởng (major-M), thứ (minor-m), hợp âm 2 nốt (5-6), hợp âm thêm nốt (add), hợp âm 7, 9, 11… sẽ được đề cập đến trong quá trình đưa vào trong bài viết.

Các hợp âm rất Tây

Tất nhiên không thể quy chụp rằng tất cả các bạn “Tây” chơi các hợp âm vừa đơn giản, hiện đại và nghe rất hay, nhiều người trong số họ thực sự chơi những hoà thanh phức tạp và điệu nghệ. Và đa số các bản cover là chơi các hoà thanh đơn giản nhưng rất hay.

Phong cách chơi đơn giản cũng giúp họ kiểm soát tốt nhịp phách và tập trung vào thể hiện giọng hát. Điều đó giúp cho chúng ta có cảm giác họ cover thật là hay! Hãy học theo cách này với những bài hát cần phải dành sự tập trung để hát hay hơn, thay vì ngón tay chạy như điên trên đàn.

Một số hợp âm thêm nốt (add) và cấu tạo:

Hợp âm thêm nốt: Cadd9 = hợp âm Cmajor (C E G) + D (nốt D là nốt bậc 2 của âm giai C)

Với add11 là thêm nốt bậc 4: Cadd11 = Cmajor (C E G) + F

Với add13 là thêm nốt bậc 6: Cadd13 = Cmajor (C E G) + A. Nó sẽ tương đương Am7 = Aminor(A C E) + G (bậc 7- của A hoặc bậc 7 của Am)

Với add của thứ cũng vậy: Ví dụ Cmadd9 là Cm thêm D, vì D là bậc 2 của Cm

Hay dùng nhất là hợp âm add9.

Một số hợp âm sus và cấu tạo:

Hợp âm sus là hợp âm treo, nó là một dạng hợp âm tạo ra cảm giác chông chênh nhẹ một chút nhưng rất phù hợp với các bài hát hiện đại và đoạn chuyển cần sức hút không quá mạnh. Nó có thể nói là một dạng hoà thanh gây ra sự mờ nhạt đủ để làm nổi bật phần sau đó.

Sus có 2 loại: Treo ở bậc 2 và treo ở bậc 4 (sus2 và sus4).

Ví dụ Sus2: Csus2 = C E G bỏ nốt E thay bằng nốt bậc 2 là D. Sức hút về C và về Dm.

Ví dụ Sus4: Csus4 = C E G bỏ E thay bằng F (bậc 4 của C). Sức hút về C hoặc về Em.

Nói chung, các hoà thanh sus là hoà thanh tạo ra cảm giác mờ, do đó, sức hút không mạnh, do đó hợp âm sau là gì cũng có thể chấp nhận được.

Hợp âm rock

Các tiếng guitar các bác guitar rocker chơi nghe kiểu pằm pằm pằm có vẻ điệu nghệ, đa số hoá ra lại là hợp âm 2 nốt:

Hợp âm 5: Gồm nốt bậc 1 và nốt bậc 5 của chủ âm. Ví dụ C5 = C G.

Hợp âm 6: Gồm nốt bậc 1 và nốt bậc 6 của chủ âm. Ví dụ C6 = C A. (trong một số trường hợp, nhiều người coi C6 = Cmajor (C E G) + bậc 6 A nữa).

Hợp âm 7

Bạn có thể chơi thử vòng hoà âm sau để xem thử “sức hút” là thế nào: CM7 (C E G B) » Bm7-5 (B D F A) » E7 (E G# B D) » Am7 (A C E G) » A7 (A C# E G) » Dm7 (D F A C) » G7 (G B D F) » Cm7 (C Eb G Bb) » CM7 (như cái đầu).

(còn tiếp)

Cấu Tạo Của Hợp Âm 9, 11, 13 Và Các Hợp Âm Add9, Hợp Âm Add11, Hợp Âm Add13

Cấu tạo của hợp âm 9, 11, 13 – Là bài viết chia sẻ về hợp âm 9, hợp âm 11, hợp âm 13. Có nhiều người gọi các hợp âm C9, D9 hoặc D11, G7 là những hợp âm nâng cao… thực ra không nên gọi là hợp âm nâng cao, nó là các hợp âm thông thường nằm trong phần nhạc lý cơ bản.

Vậy hợp âm là gì? Tìm hiểu kiến thức nền tảng về hợp âm

Vì vậy, để đi vào sâu hơn, chúng ta cùng tìm hiểu lại hợp âm là gì? Hợp âm là tập hợp nốt nhạc có sự sắp xếp mang tính hài hoà của 2 hay nhiều nốt được vang lên (tấu lên) có vẻ như đồng thời hoặc hoặc theo thứ tự tuỳ hoàn cảnh thực tế (như cách chơi rải theo tiết điệu).

Hợp âm theo cách tự nhiên thường có 3 nốt nên hay gọi là triad chords. Hoặc là hợp âm tự nhiên có thêm nốt ở vị trí nào đó trên thang âm (scale), khi đó ta gọi là hợp âm đã add nốt ví dụ Cadd9 = C + nốt D (D ở vị trí quãng 2 trưởng hay major second).

Ở những bài viết trước chúng ta cũng đã nói rất kỹ về hợp âm 3, hợp âm 7 cũng như các thể đảo của hợp âm … và trong bài viết này, mình cũng chia sẻ lại về cấu tạo thông thường của hợp âm.

Cấu tạo hợp âm ba nốt thông thường

Hợp âm trưởng

Chủ âm + quãng 3 trưởng + quãng 5 đúng. Ký hiệu giống chủ âm, ví dụ: C, D, E hoặc Cmaj Dmaj

Chủ âm + quãng 3 thứ + quãng 5 đúng. Ký hiệu thêm chữ cái m in thường vào sau ký hiệu chủ âm: Cm, Dm hoặc Cmin, Dmin…

Chủ âm + quãng 3 thứ + quãng 5 giảm. Ký hiệu: Cdim, Edim

Chủ âm + quãng 3 thứ + quãng 5 tăng (=quãng 5 đúng + nửa cung). Ký hiệu: Caug, Daug.

Hợp âm treo nốt 2: Chủ âm + quãng 2 trưởng + quãng 5 đúng. Ký hiệu Csus2, Dsus2.

Hợp âm treo nốt 4: Chủ âm + quãng 4 đúng + quãng 4 đúng. Ký hiệu Csus4, Dsus4.

Hợp âm 9 – hợp âm 11 – hợp âm 13 mở rộng

Là hợp âm 7 thêm nốt ở quãng 9 trưởng (=quãng 2 trưởng + 6 cung).

Là hợp âm 9 thêm nốt ở quãng 11 thứ (quãng 4 đúng), ký hiệu: thêm số 11 vào sau, ví dụ C11, E11.

Là hợp âm 11 thêm nốt ở quãng 6 trưởng, ký hiệu: thêm số 13 vào sau, ví dụ C13, F13…

Hợp âm add9 – hợp âm add11- hợp âm add13

Các hợp âm Hợp âm add9 – hợp âm add11- hợp âm add13 là hợp âm thêm nốt nhạc tuỳ theo vị trí được chỉ định thêm.

Là hợp âm gốc có thêm nốt ở vị trí thứ 9 (quãng 2 trưởng).

Hợp âm add11

Là hợp âm gốc có thêm nốt ở vị trí thứ 11 (quãng 4 đúng).

Hợp âm add13

Là hợp âm gốc có thêm nốt ở vị trí 13 (quãng 6 trưởng).

Một vài ví dụ về các hợp âm 9, 11, 13 cũng như các hợp âm add.

Ví dụ: Cadd9 = C + E + G + D (chú ý, nó khác với Csus2 = C + D + G). Hoặc Cadd11 = C+ E + G + F (khác với Csus4 = C + F + G). Cadd13 = C + E + G + A (ít được dùng để ký hiệu, thay vào đó người ta sẽ thay nó bằng C6=C+E+G+A).

Một số trường hợp, tông 9 sẽ được thêm vào sus4, lúc đó, người ta sẽ ký hiệu là sus9, ví dụ Csus9 = C+F+G+D (bằng sus2+sus4) (khác với C9sus2 = C + D + G + Bb hoặc C9sus hoặc C9sus4= C + F + G +Bb + D).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hợp Âm Organ Và Cách Đệm Hợp Âm Cho Đàn Organ trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!