Đề Xuất 3/2023 # Hôn Nhân Với Người Nước Ngoài : Tình Yêu Không Biên Giới Đã Đủ ? # Top 12 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Hôn Nhân Với Người Nước Ngoài : Tình Yêu Không Biên Giới Đã Đủ ? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hôn Nhân Với Người Nước Ngoài : Tình Yêu Không Biên Giới Đã Đủ ? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tình yêu không biên giới, liệu thật sự có đơn giản ? Chuyện kết hôn với một ai đó có một nền văn hóa khác hoàn toàn, nếu nói là làm giàu vốn sống và văn hóa cũng không sai, nhưng không phải là ngày nào cũng là Lễ Tình Yêu Saint Valentine. Như vậy, hôn nhân giữa hai người mang hai quốc tịch khác nhau là mối diễm tình thơ mộng hay lại là một bài toán hóc búa?

Tại Châu Âu hiện nay, chưa bao giờ số lượng cuộc hôn nhân các cặp đôi mang hai quốc tịch khác nhau lại đông như lúc này. Đi du học, đi du lịch hay gặp nhau qua mạng Internet đã khiến cho hiện tượng hôn nhân với người nước khác ngày càng trở nên phổ biến. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 350.000 cặp đôi có hai nguồn gốc khác nhau làm lễ thành hôn tại Liên Hiệp Châu Âu.

Có thể nói, hiện tượng toàn cầu hóa, giờ không chỉ có tác động đến sản xuất, kinh tế, thương mại, mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống riêng tư. Tự do đi lại cũng như sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho mọi người trên hành tinh được gặp gỡ « nửa kia » của mình ở một chân trời góc bể nào đó, xa với nơi mình đang ở. Thế nhưng, đối với nhiều người Pháp, thủ tục kết hôn lại là điều kiện bắt buộc để có thể được sống chung với « nửa kia » khác quốc tịch của mình. Cô Charlotte Rosamond, điều phố viên Hiệp hội « Les amoureux au ban public », trên làn sóng RFI nhận định:

« Khi nói đến kết hôn với một người nước khác, điều đó hàm chứa rất nhiều thực tế. Thứ nhất đó là một cuộc hôn nhân giữa hai cá thể mang hai quốc tịch khác nhau. Ngày nay chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, có những người phải di chuyển xa xôi để học tập, du lịch v.v.. và ở đó họ gặp được người bạn đời của mình. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người dân trên hành tinh này vẫn chưa có quyền tự do đi lại như họ mong ước, và đương nhiên có rất nhiều cặp đôi buộc phải làm thủ tục kết hôn, để sau đó có thể xây dựng cuộc sống chung, nếu như họ mong muốn sinh sống tại Pháp. Bởi lẽ, chính quyền sẽ không công nhận cuộc sống gia đình chừng nào mà thủ tục kết hôn này vẫn chưa được ký kết ».

Thế nhưng, hàng năm tại Pháp, cũng có từ 100.000 – 150.000 cặp đôi tuyên bố ly dị (chiếm tỷ lệ 10% trong các cuộc ly dị nói chung trong EU). Như vậy, đâu là nguyên nhân của sự tan vỡ đó? Theo bà Isabelle Levy, tác giả quyển sách ” Khi tôn giáo can thiệp vào cuộc sống lứa đôi của hai người có nguồn khác nhau”, ngoài các bất đồng về ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa.. , vấn đề tôn giáo gây không ít khó khăn cho nhiều cặp đôi khác nguồn gốc.

« Vấn đề tôn giáo ngày càng được được đề cập đến và có xu hướng gia tăng rất nhiều, đôi khi can thiệp cả vào đời sống lứa đôi., Thường là ở mức độ những người thân xung quanh: người thân trong gia đình thậm chí là cả trong nghề nghiệp nữa. Mỗi người nói một phách, lời lẽ không mấy thuận nhĩ. Cho nên đôi khi các cặp đôi cũng bị giằng xé giữa nhiều luồng ý kiến khác nhau đến mức họ cũng không biết là mình đã có lý hay không khi muốn xây dựng tổ ấm chung với nhau. Còn những ai kháng cự hay chống lại quan điểm đó, họ cần phải nói nhiều về điều này.

Ngày nay có rất nhiều cặp đôi khác tôn giáo nhưng chưa bao giờ gìn giữ việc thực hành đạo của từng người. Như vậy đối với những cặp đôi đó chuyện gì xảy ra? Để cái gì trong tủ lạnh? Giáo dục con cái như thế nào, nhất là khi nói về tôn giáo? Tổ chức gặp gỡ gia đình đôi bên như thế nào? Bày biện bàn ăn ra sao? Để cây thánh giá phía đầu giường hay là treo hộp để kinh cầu nguyện tefillin(ở những người theo Do Thái giáo) ở ngay cửa vào? Đó là những câu hỏi tưởng chừng rất tầm thường nhưng có thể làm tan vỡ cuộc sống lứa đôi, nhất là khi đứa con ra đời ».

Văn hóa, Ảo tưởng tình cảm, Giáo dục con : ba nguyên nhân gây đổ vỡ

Từng tư vấn cho nhiều cặp đôi Pháp – Việt, ông Lương Cần Liêm, Bác sĩ Tâm thần học, Tiến sĩ về Tâm lý học và Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Pháp-Việt về Tâm thần học và Tâm lý học chỉ ra ba điểm bất đồng chính trong các cặp hôn nhân khác quốc tịch:

BS Lương Cần Liêm : « Có hai hay ba trường hợp đến xin tư vấn. Thứ nhất là có sự khác biệt về văn hóa. Thứ hai là có sự hiểu lầm về tình cảm khi lập gia đình với người nước ngoài. Điểm thứ ba thường là giáo dục con. Đây là ba điểm chánh xuất phát từ việc lấy vợ hay lấy chồng không có cùng gốc ».

Trên bình diện văn hóa, bác sĩ Liêm phân chia ở hai cấp độ khó khăn khác nhau mà người Việt Nam khi lập gia đình với người Pháp thường hay vấp phải:

« Về văn hóa, có văn hóa gia đình. Nghĩa là mỗi người khi lập gia đình thì có văn hóa riêng của nền giáo dục của gia đình mình. Văn hóa theo nghĩa rộng là văn hóa Pháp với Việt Nam. Nghĩa là có hai mức: ở mức thấp có văn hóa riêng của gia đình và mức cao là văn hóa của hai nền dân tộc khác nhau.

Khi lập gia đình với người nước khác, ngoài vấn đề ngôn ngữ có thể hiểu lầm, còn có vấn đề nói chuyện với nhau. Người Pháp họ quen có chi nói vậy. Người Việt thì lại quá chịu đựng, hoặc là nghĩ mình không hiểu, không có đủ kiến thức hoặc là mình không có thông minh …. Hay là tại vì xa môi trường của mình, thành thử quá chịu đựng và nói ra là sợ hiểu lầm, thiếu từ ngữ nên dễ gây khó khăn ».

Theo bác sĩ Liêm, tình cảm không rõ ràng cũng là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự đổ vỡ cuộc sống lứa đôi giữa hai người khác nguồn gốc :

« Hiểu lầm tình cảm, thường tôi thấy người Pháp đi về Việt Nam tìm vợ là vì ở bên đây họ không có tìm ra vợ hay không tìm được người vợ vừa ý họ. Về phía Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài có khi cũng tìm không ra người đàn ông mẫu mực như mình hy vọng, nghĩ là đàn ông, thanh niên Việt Nam quá hủ lậu, phong kiến, hoặc là có ý đi nước ngoài sống, một nền văn minh mới. Đây là hai hiểu lầm khó khắc phục. Thêm vào đó là vấn đề tuổi tác. Tình yêu lúc 18 – 20 tuổi không giống như là ba chục hay 35 tuổi, đã có một quá trình đời sống tình càm rồi ».

Khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ, hiểu lầm tình cảm vốn dĩ đã làm cho cuộc sống lứa đôi hai quốc tịch khác nhau phức tạp. Sự ra đời của đứa trẻ còn làm cho sự phức tạp đó thăng thêm gấp bội. Đặt cho con tên gì? Phải tìm được tên riêng cho một trong hai nền văn hóa hay chỉ cần một tên nào đó để nối kết cả hai. Nhất là chuyện giáo dục con, theo kiểu nào Pháp hay Việt? Bác sĩ Liêm nói tiếp:

« Giáo dục con và nuôi con, lúc trước cha mẹ mình làm thế nào mình có khuynh hướng bình thường là lặp lại giống như là mình đã biết. Có khi là giữa người chồng và vợ không có thuận ý là làm giống nhau trong chuyện nuôi và dạy con ».

Đổ vỡ hạnh phúc : Một sự thất bại đối với người phụ nữ ?

Từ những khác biệt khó dung hòa đó dẫn đến việc người Việt Nam không thể hòa nhập cách sống, còn đối với người chồng Pháp thì lại nghi ngờ vợ mình có vấn đề tâm lý tâm thần.

BS Lương Cần Liêm : « Thường thì những cặp đôi đến xin tư vấn, phụ nữ Việt Nam gặp một số khó khăn với chồng hay với cách sống. Người Pháp đến tư vấn khi họ có cảm giác là người vợ có một số vấn đề tâm lý họ không thể hiểu được. Họ không biết là vấn đề tâm lý do đổi môi trường hay là tâm lý vì có vấn đề tâm thần thuộc về bệnh lý. Họ đến tư vấn là vì họ không hiểu được người vợ mình như thế nào ».

Một khi những bất đồng đó không thể giải quyết được, phải dẫn đến tình trạng ly dị, sẽ có những chấn thương tâm lý nặng nề cho người phụ nữ Việt Nam, theo như nhận định của bác sĩ Liêm.

« Một người phụ nữ qua đây lấy chồng rồi phải ly dị, về mặt tâm lý là cả một sự thất bại, mà cả sự hổ thẹn đối với gia đình. Đôi khi có thể dẫn đến những hoàn cảnh rất éo le, nhất là khi có con. Do đó, ly dị là quyết định cuối cùng do bởi còn có vấn đề giấy tờ, sinh kế … tiếng nói, không có chỗ dựa. Ly dị là nước cùng họ mới quyết định như thế ».

Các rắc rối về thủ tục hành chính

Như vậy, trong trường hợp cặp đôi tan vỡ, chuyện gì sẽ xảy ra cho người phối ngẫu gốc nước khác? Trong trường hợp tại Pháp, khi người mới đến vẫn chưa có được quốc tịch Pháp, họ vẫn là thẻ tạm trú triển hạn từng năm, khi xảy ra chuyện phải chia tay, người đó có nguy cơ không được triển hạn thẻ định cư, có thể bị trục xuất về nước.

« Người Việt Nam khi lấy người mang quốc tịch Pháp với nguyên tắc sum họp gia đình, Pháp sau khi nghiên cứu hồ sơ xong sẽ cho qua chung. Nhưng nếu sau khi đã kết hôn, mà vẫn chưa có quốc tịch Pháp, họ sẽ tính như là người nước ngoài, nghĩa là lý do qua Pháp không còn giá trị nữa. Trong trường hợp đó, hoặc họ giải quyết cho ở lại do đã định cư được một số năm rồi, hoặc họ buộc phải về nước.

Những luật sau này, nếu con sinh ra tại Pháp, nhưng mang quốc tịch của mẹ hay cha, nhưng cũng chưa đủ để ở lại Pháp. May mắn là nếu con sinh ra mà có quốc tịch Pháp, trên nguyên tắc giáo dục của Pháp, con không có xa mẹ xa cha, căn cứ vào đó mà Pháp sẽ cho người mẹ sau khi ly dị được ở lại ».

Về điểm này, cô Charlotte Rosamonde có giải thích rõ hơn các rắc rối hành chính có thể gặp phải sau khi ly dị:

« Người phối ngẫu gốc nước ngoài có thể bị tước thẻ tạm trú vào thời điểm người đó đến xin triển hạn. Bởi vì nếu như họ chia tay, người đến xin thẻ không thể chứng minh được cuộc sống lứa đôi (đó cũng là lý do họ được đoàn tụ tại Pháp) và như vậy người ta sẽ không cấp thẻ tạm trú mới. Trong trường hợp đã có con, sinh ra ngay trên đất Pháp, người đến xin giấy phải làm theo một quy trình khác. Lưu ý là có những trường hợp khi làm thủ tục kết hôn trên đất Pháp, cơ quan hành chính có thể buộc người phối ngẫu gốc nước ngoài quay trở về nước sở tại xin lại thị thực nhập cảnh (visa). Khi đó, hai người này buộc phải tạm xa nhau từ 6 tháng có khi cho đến nhiều năm ».

Theo quan điểm của cô Charlotte Rosamond, trong cuộc hôn nhân khác nguồn gốc đó, người phối ngẫu nước ngoài sẽ là người hứng chịu nhiều thiệt thòi. Cuộc sống của họ không chỉ phải đối mặt những bất đồng với người bạn đời mà còn là cả một cuộc chiến đấu vất vả về mặt hành chính, kinh tế, xã hội.

« Ở đây tôi muốn thay lời cho những người phối ngẫu nước ngoài thường hay gặp khó khăn trên phương diện hành chính. Với mọi vấn đề xảy ra suốt đời sống lứa đôi, người mới đến họ không có thời gian để lo về vấn đề hành chính. Bởi vì đối với họ đó là cả một cuộc chiến đấu thường nhật đôi khi để có được một sự ổn định cho người bạn đời gốc nước khác, sao cho họ có thể có được một cuộc sống gia đình bình tâm. Do bởi với thẻ tạm trú triển hạn từng năm, họ sẽ khó kiếm được một hợp đồng lao động dài hạn, hay ký hợp đồng vay tiền để mua nhà chẳng hạn… ».

Bản thân một cuộc hôn nhân giữa hai người cùng nguồn gốc văn hóa, sắc tộc trước sau gì cũng đã bị xem là thất bại huống chi là các cặp đôi khác văn hóa, chủng tộc. Do đó, theo quan điểm của bà Berthe Lolo, chuyên gia tâm thần học, Tiến sĩ Nhân chủng – Phân tâm học, để cho một cuộc hôn nhân, bất kể là cùng hay khác nguồn gốc quốc tịch có thể được lâu bền, đôi bên phải cùng nhau hiểu rằng họ không chỉ kết hôn với một con người cụ thể, mà còn cả với một gia đình, và một nền văn hóa. Và bất hạnh thay, yếu tố văn hóa luôn chiếm giữ vị trí quan trọng trong mọi cuộc hôn nhân.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Đăng ký

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Download_on_the_App_Store_Badge_VN_RGB_blk_100217

google-play-badge_vi

Kết Hôn Với Người Nước Ngoài

Kết hôn với người nước ngoài

Công dân Cộng hòa Séc có thể đăng ký kết hôn với người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa Séc và hai người nước ngoài cũng có thể đăng ký kết hôn tại Cộng hòa Séc theo hình thức kết hôn dân sự (dân sự) hoặc công giáo. Trong trường hợp kết hôn dân sự, hôn lễ của bạn sẽ được tiến hành bởi công viên chức (thị trưởng, phó thị trưởng, đại diện thẩm quyền của hội đồng), và nếu bạn chọn kết hôn công giáo, hôn lễ sẽ diễn ra trước sự chứng kiến ​​của đại diện giáo hội hoặc tổ chức tôn giáo.

Hôn nhân được đăng ký khi hai bên nam nữ (cặp đôi đã đính hôn) đồng ý và tuyên bố rằng họ tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn và mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Việc tuyên thệ được tiến hành công khai và trịnh trọng với sự chứng kiến ​​của hai nhân chứng.

Trước khi kết hôn

Đầu tiên bạn hãy chọn địa điểm và ngày tổ chức hôn lễ. Nếu bạn đã quyết định kết hôn dân sự thì hãy liên hệ với phòng hộ tịch theo khu vực hành chính của địa điểm tổ chức hôn lễ. Bạn có thể tìm phòng hộ tịch tại ủy ban thành phố hoặc tại ủy ban quận. Nếu bạn muốn tổ chức hôn lễ công giáo, hãy liên hệ với người được giáo hội hoặc tổ chức tôn giáo thẩm quyền cho phép.

Các phòng hộ tịch ở Praha được gọi là ủy ban quận, cụ thể là Phòng hành chính dân sự – Phòng hộ tịch.

Kết hôn theo hình thức dân sự

Đến phòng hộ tịch trước để xử lý các giấy tờ cần thiết (xem bên dưới). Ngoài việc thỏa thuận lịch chính xác tại ủy ban, họ còn cung cấp thêm cho bạn các thông tin cần thiết.

Nếu như vị hôn phu / hôn thê người nước ngoài không hiểu tiếng Séc, đừng quên nói điều này tại phòng hộ tịch. Trong trường hợp này bạn phải có phiên dịch viên tòa án tại buổi hôn lễ, người này sau đó sẽ ký vào văn bản đăng ký kết hôn.

Những giấy tờ gì cần phải nộp

Ngoài ra, bạn phải cung cấp các giấy tờ theo quy định sau đây để chứng minh năng lực pháp luật cho việc đăng ký kết hôn của mình:

Hôn phu / hôn thê có quốc tịch Séc phải nộp:

1) giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao công chứng);

2) chứng minh nhân dân Cộng hòa Séc hoặc giấy thông hành còn hiệu lực Cộng hòa Séc (nếu từ chứng minh nhân dân không rõ thì phải nộp thêm bản trích lục từ hệ thống thông tin đăng ký dân số về nhân thân và nơi thường trú);

3) trong trường hợp được phép thường trú ở nước ngoài, nộp bản khai nêu trên về nhân thân và nơi thường trú ở nước ngoài hoặc các giấy tờ tương ứng do nhà nước ở nước ngoài cấp cho người hôn phu / hôn thê (nếu do nước ngoài cấp);

4)  bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp lý về cuộc hôn nhân trước do tòa án cấp (nếu hôn phu / hôn thê đã ly hôn) hoặc giấy chứng tử của người hôn phu / hôn thê đã qua đời (nếu là người góa vợ / chồng).

Hôn phu / hôn thê người nước ngoài phải nộp:

1) chứng minh nhân dân;

2) giấy khai sinh;

3) giấy chứng nhận quốc tịch (có thể chứng minh bằng giấy thông hành);

4) giấy chứng nhận năng lực pháp luật cho việc đăng ký kết hôn, không được cũ quá 6 tháng kể từ ngày kết hôn;

Giấy này, còn được gọi là chứng chỉ năng lực pháp luật cho việc kết hôn, sẽ được cấp bởi đất nước xuất xứ của bạn. Hãy hỏi đại sứ quán xem họ có cấp cho bạn chứng chỉ này không.

5) giấy chứng nhận nhân thân và cư trú, nếu đất nước khác cấp và nếu nó không nằm trong Chứng chỉ năng lực pháp luật cho việc kết hôn;

6) giấy chứng tử của người chồng đã qua đời (nếu người hôn phu góa vợ);

7) bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp lý về cuộc hôn nhân trước đó (nếu người hôn phu đã ly hôn).

8) muộn nhất vào ngày kết hôn phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện cư trú tại Cộng hòa Séc do Cảnh sát ngoại kiều Cộng hòa Séc cấp, vào ngày kết hôn giấy này không được cũ quá 7 ngày làm việc. Nếu hôn phu là công dân của Liên minh Châu Âu, công dân của nước có ký kết Hiệp định về Khu vực Kinh tế Châu Âu hoặc là thành viên gia đình, sẽ không phải nộp giấy chứng nhận này.

Các giấy tờ đã nộp để kết hôn do cơ quan thẩm quyền  nước ngoài cấp phải được  công chứng theo quy định, trừ khi thỏa thuận quốc tế quy định khác và phải được dịch chính thức sang tiếng Séc. Phòng hộ tịch có thể bỏ qua việc xuất trình giấy tờ cần  thiết trong những trường hợp đặc biệt khi bạn không thể lấy được giấy tờ từ nước bản xứ.

Sổ đăng ký kết hôn

Dựa trên cơ sở của các giấy tờ nêu trên, bạn sẽ cùng với người làm việc ở phòng hộ tịch  điền vào Sổ đăng ký kết hôn. Sổ đăng ký kết hôn phải bao gồm họ, tên, số khai sinh của người làm chứng, trong trường hợp người nước ngoài không có số khai sinh, thay thế bằng ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh.

Tại thời điểm kết hôn, người làm chứng chứng minh nhân thân của mình bằng chứng minh nhân dân (giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu).

Kết hôn theo hình thức công giáo

Nếu bạn muốn kết hôn theo hình thức công giáo, bạn chỉ có thể thực hiện việc này trước sự chứng kiến ​​của đại diện giáo hội hoặc tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận.

Bạn sẽ xuất trình các giấy tờ tương tự như khi kết hôn theo hình thức dân sự (xem ở trên).

Bạn hãy trực tiếp đến phòng hộ tịch chịu trách nhiệm về nơi tổ chức hôn lễ công giáo của mình và nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận về việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo luật gia đình cho việc kết hôn tôn giáo. Sau đó bạn sẽ nộp chứng nhận này cho người đại diện của giáo hội. Vào ngày cưới giấy chứng nhận này không được cũ quá 3 tháng.

Sau khi kết hôn người đại diện của giáo hội sẽ gửi sổ kết hôn tới phòng hộ tịch trong vòng 3 ngày làm việc.

Nghĩa vụ của người nước ngoài sau khi kết hôn

Phòng hộ tịch sẽ cấp cho bạn giấy đăng ký kết hôn trong vòng 30 ngày (trong trường hợp kết hôn công giáo là trong vòng 33 ngày).

Giữ kỹ giấy đăng ký kết hôn vì nó là giấy tờ cơ bản của bạn để chứng minh bạn đã kết hôn.

Thông báo về sự thay đổi tình trạng hôn nhân cho Phòng chính sách tị nạn và di dân OAMP của Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc trong vòng 3 ngày làm việc và kể cả trong trường hợp thay đổi họ.

Công dân EU hoặc thành viên gia đình của họ báo cáo về việc thay đổi tình trạng hôn nhân và họ tên trong vòng 15 ngày làm việc.

Nếu bạn thay đổi họ của mình, bạn phải xin hộ chiếu mới tại đại sứ quán nước xuất xứ của mình. Có khả năng đại sứ quán sẽ yêu cầu bản dịch do tòa án công chứng của giấy kết hôn từ tiếng Séc sang ngôn ngữ của nước xuất xứ.

Nộp lại hộ chiếu mới của bạn cho OAMP và rất có khả năng bạn sẽ được cấp giấy phép cư trú mới.

Tài sản chung của vợ chồng

Sau khi kết hôn ở Cộng hòa Séc, tài sản và nghĩa vụ tài chính đối với vợ hoặc chồng được phát sinh theo một hình thức luật pháp đặc biệt về đồng sở hữu. Được gọi là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả những gì mà vợ chồng có được cùng nhau (nhưng cũng có thể là một trong hai người có được) trong thời kỳ hôn nhân. Các trường hợp ngoại lệ là những đồ dùng cá nhân của một trong hai vợ chồng hoặc tài sản thừa kế hoặc quà tặng dành cho một trong hai người.

Tại Cộng hòa Séc, vị hôn phu /  hôn thê  và vợ chồng có thể sắp xếp chế độ tài sản hôn nhân khác so với chế độ do luật định. Tài sản chung của vợ chồng có thể được mở rộng hoặc thu hẹp theo hợp đồng. Để làm được điều này, cần phải ký kết một thỏa thuận dưới hình thức chứng thư công chứng.

Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của một trong hai vợ chồng, có thể có lợi khi thu hẹp tài sản chung của vợ chồng và do đó giảm trách  nhiệm đối với các khoản  nợ do hoạt động kinh doanh gây ra cho một trong hai người.

Giải quyết tài sản sau ly hôn

Trong trường hợp ly hôn và giải quyết các quan hệ tài sản ở Cộng hòa Séc, trước tiên cần tìm hiểu xem Cộng hòa Séc có công nhận  hôn lễ được tổ chức ở quốc gia khác hay không. Để nộp đơn ly hôn tại Cộng hòa Séc, vợ hoặc chồng (hoặc một trong hai người) phải có thường trú tại Cộng hòa Séc. Quốc tịch của vợ hoặc chồng và sau đó là nơi thường trú sẽ rất quan trọng trong việc xử lý tài sản để xem nócó thuộc sở hữu chung của vợ chồng không . Nếu cả hai vợ chồng là người nước ngoài từ cùng một đất nước sẽ được giải quyết theo luật của đất nước đó. Trong các trường hợp khác (nếu một bên vợ hoặc chồng là người Séc và người kia là người nước ngoài hoặc cả hai vợ chồng đều là người nước ngoài có quốc tịch khác nhau) thì thủ tục sẽ theo quy định của pháp luật Séc nếu vợ hoặc chồng hoặc một trong hai vợ chồng có nơi cư trú thường xuyên ở Cộng hòa Séc.

các tổ chức phi lợi nhuận phi chính phủ cung cấp.

Bạn không chắc trong trường hợp của mình tài sản sẽ được xử lý như thế nào? Hãy liên hệ tư vấn pháp lý miễn phí do Trung tâm Hội nhập Praha vàcung cấp.

Đăng ký kết hôn cho người đồng giới

Đăng ký kết hôn cho người đồng giới là sự chung sống lâu dài của hai người cùng giới tính phát sinh từ cam đoan đồng ý của hai người này về việc họ bước vào cuộc sống chung với nhau. Để đăng ký kết hôn cho người cùng giới, cả hai người phải trên 18 tuổi, ít nhất một người phải là công dân của Cộng hòa Séc. Họ hàng, anh chị em ruột thịt không thể bước vào hôn nhân đồng giới.

Việc khai báo được thực hiện trước phòng hộ tịch. Nếu một trong hai người là người nước ngoài và không hiểu tiếng Séc, cần phải có phiên dịch viên của tòa án, người này sau đó sẽ ký vào sổ kết hôn. Không cần sự có mặt của nhân chứng.

Liên hệ với văn phòng hộ tịch có thẩm quyền theo nơi thường trú của bạn. Bạn có thể tìm danh sách các văn phòng hộ tịch trên trang web của Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc.

Bạn cần các giấy tờ tương tự như khi đăng ký kết hôn (xem ở trên):

Giấy khai sinh, hộ chiếu;

Giấy chứng nhận năng lực pháp luật cho việc đăng ký kết hôn người đồng giới (không cũ quá 6 tháng), nếu được nước ngoài cấp;

Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân và cư trú, nếu được nước ngoài cấp;

có thể yêu cầu giấy chứng tử hoặc bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp lý hoặc quyết định của tòa án hủy bỏ mối quan hệ đồng giới trước đây.

Nếu bạn không có hộ khẩu thường trú tại Cộng hòa Séc, bạn sẽ phải cung cấp thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện cư trú tại Cộng hòa Séc, không cũ quá 7 ngày do Cảnh sát ngoại kiều Cộng hòa Séc cấp. Công dân EU không cần giấy xác nhận này.

Nếu bạn đã được cấp tị nạn hoặc sự bảo trợ bổ sung, phòng hộ tịch thẩm quyền có thể từ bỏ việc nộp các giấy tờ nếu điều đó là một trở ngại khó vượt qua.

Các liên kết và liên hệ hữu ích:

Lời khuyên: Bạn cũng có thể tìm thông tin cụ thể, bao gồm cả địa chỉ liên hệ, trên trang web của từng quận thành phố. Ví dụ như quận thành phố Praha 4 hoặc quận thành phố Praha 8.

7 Lý Do Vì Sao Hôn Nhân Không Tình Yêu Có Thể Tồn Tại

Rất nhiều phụ nữ lẫn đàn ông chọn hôn nhân nhưng xuất phát điểm không phải vì yêu mà bởi nhiều lí do khác nhau. Ai cũng từng trẻ, từng yêu say đắm một ai đó. Đến khi những trải nghiệm tình yêu đủ nhiều, người ta nhận ra tình yêu không phải là tất cả cuộc sống. Họ có rất nhiều mối bận tâm khác nữa. Tình yêu thời trẻ luôn cuồng nhiệt, thuần khiết nhưng lại rất mong manh dễ vỡ. Vậy nên, người ta muốn chọn những giải pháp an toàn hơn, chỉ cần cảm thấy hợp nhau, không quá khó chịu và thuận tiện cho nhiều việc khác, họ kết hôn mà không nhất thiết phải yêu người đó.

Bạn có thể lấy người mình không yêu không?

Thật khó hiểu khi bạn đứng ngoài cuộc, vậy cùng xem qua lí do vì sao người ta lại lựa chọn như vậy?

1. Hôn nhân sắp đặt

Mặc dù không phải kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy như xưa, nhưng đâu đó văn hóa này vẫn còn tồn tại ở một số gia đình. Môn đăng hộ đối thì mới cho quen, cho cưới. Hoặc kiểu hôn nhân chính trị, vì lợi ích kinh tế của đôi bên họ có thể chấp nhận không cần tình yêu.

2. Không có gánh nặng trách nhiệm

Hôn nhân không tình yêu chỉ cần trách nhiệm đôi bên. Cả hai đều không yêu cầu người kia phải hi sinh vì mình và dĩ nhiên họ cũng chẳng trông đợi gì người kia nên sẽ không đau khổ. Tất cả cũng chỉ giống như hợp đồng kinh tế – trách nhiệm và nghĩa vụ.

4. Sợ cảm giác một mình

Con người là động vật cao cấp và có tính xã hội cao. Lí do mọi người chọn hôn nhân không tình yêu là bởi vì họ sợ sống một mình, già đi một mình, chết một mình. Sẽ chẳng có ai bên cạnh, con cái không có, ba mẹ rồi cũng rời xa. Những điều này làm dấy lên nỗi bất an, thà chọn một người yêu mình còn hơn sống không có ai bên cạnh.

5. Phụ thuộc người khác

Khi bạn phụ thuộc vào người khác quá nhiều, ranh giới giữa tình yêu và sự lệ thuộc này mờ dần. Một người quá phụ thuộc vào người khác không thể biết sự khác biệt giữa tình yêu họ dành cho người kia hay nhu cầu an toàn, ổn định cuộc sống quan trọng hơn.

6. Cần sự ổn định tài chính

Chuyện không còn là lạ với thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Yêu không đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Nhiều người chọn từ bỏ tình yêu để đổi lại cuộc sống thoải mái, ổn định tài chính hơn. Phần vì trách nhiệm với gia đình, phần vì tình yêu không phải ưu tiên hàng đầu với họ.

7. Các vấn đề pháp lý khác

Chẳng hạn như họ cần nhập quốc tịch, nhập hộ khẩu thành phố, nhận con nuôi… những vấn đề này vẫn thường gặp và họ chắc chắn là không yêu nhau. Thậm chí có người còn không biết rõ về đối phương là người như thế nào nữa!

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Mới Nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài là một thủ tục cần thiết khi bạn muốn đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên đây là một thủ tục rắc rối gây nhiều khó khăn, luật TGS LawFirm xin chia sẻ một số thông tin tham khảo về những điều cần biết khi tiến hành đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau:

Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2015 hướng dẫn chi tiết nhiều vấn đề quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2015 hướng dẫn chi tiết nhiều vấn đề quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong đó kết hôn có yếu tố nước ngoài quy định chi tiêt :

Chú ý: Hướng dẫn thủ tục được nêu bên dưới áp dụng cho việc đăng ký kết hôn giữa:

+ Công dân Việt Nam với người nước ngoài.

+ Công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau.

+ Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Bước 1 : Xét đủ điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm:

Phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới xem xét chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn.

chúng tôi từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

2.Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

3.Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

4.Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời ; giữa cha, mẹ nuôi với con nuô i; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

1. Một tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).

2. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.

Lưu ý đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:

+ Thông thường giấy này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, và giấy này phải còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc chồng.

Nếu không cấp giấy xác nhận này thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước đó.

Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Lưu ý: Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp .

3. Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.

4. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

+ Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

+ Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.

Còn nếu là công chức, viên chức hoặc những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký .

Địa điểm: tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện,thành phố

Bước 4: Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài :

+ Theo quy định sẽ là 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.

+ Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

(Căn cứ tình hình cụ thể, trường hợp cần thiết Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước)

Bước 6: Trao Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài tại đâu :

+ Ba ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

+ Việc trao giấy này phải có mặt cả 2 bên nam, nữ. Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến 2 bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng 2 bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

+ Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.

Một số lưu ý khi bạn làm thủ tục đăng kí kết hôn với người nước ngoài :

1. Nếu 01 trong 02 bên không thể có mặt cùng lúc để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu hết 60 ngày mà không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Sau đó, nếu 2 bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải tiến hành thủ tục như ban đầu.

2. Nếu UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bảnh nêu rõ lý do cho 2 bên nam, nữ.

Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vui lòng liên hệ với luật sư TGS Law để được tư vấn miễn phí.

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết ly hôn hãy tham khảo ngay toàn quốc và tại Hà Nội của TGS.

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hôn Nhân Với Người Nước Ngoài : Tình Yêu Không Biên Giới Đã Đủ ? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!