Cập nhật nội dung chi tiết về Học Cách Xử Lý Story Facebook Bị Mất Tiếng Và Trở Nên “Lặng Câm” mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Story Facebook bị mất tiếng và trở nên “lặng câm” một cách vô vị. Đây chính là tình trạng đang làm phiền nhiều tín đồ sống ảo, khiến họ không thể sở hữu những đoạn story “chất lừ” như mong muốn.
Khi tính năng Story ra đời, nhiều người dùng Facebook không ngại ngần “bỏ xó” tính năng đăng bài bình thường, để tìm đến người bạn mới thú vị của mình. Đơn giản, dễ xài, lại kèm theo vô số tính năng hỗ trợ hấp dẫn, tính năng Story dường như không bao giờ hết hot.
Tuy nhiên, dù gây sốt xình xịch đến đâu, Story vẫn nhiều khi “dở chứng” với một vài lỗi khó chịu. Tình trạng Story Facebook không có âm thanh là một trong số đó. Đây là sự cố xảy ra khi bạn đăng video lên Story, khiến video bỗng dưng ở trong trạng thái “thinh lặng” vô cùng nhạt nhẽo.
Tình trạng up video lên Story Facebook bị mất tiếng xoay quanh 3 “thủ phạm” chính. Đó là:
✤ Bạn đã vô tình sử dụng chức năng “Tắt tiếng” khi đăng Story.
✤ Âm thanh trong video của bạn vi phạm bản quyền.
✤ Ứng dụng Facebook của bạn bị lỗi.
Với từng trường hợp, cách khắc phục đi kèm như sau:
Trường hợp 1:
Có thể khi đăng video lên Story Facebook, bạn đã lỡ vô tình để video ở trạng thái “Tắt tiếng”. Vì vậy, video được bạn đăng tải lên cũng không thể phát ra âm thanh.
Ở trường hợp này, bạn hãy thử xóa Story cũ và đăng lại video lên Story với các bước thực hiện như sau:
✤ Từ ứng dụng Facebook, chọn “Tin của bạn” rồi nhấn chọn video muốn đăng tải.
✤ Bạn chú ý đến biểu tượng loa ở bên cạnh phải. Nếu biểu tượng này đang ở trạng thái “Tắt tiếng”, bạn hãy nhấn vào thêm 1 lần để biểu tượng chuyển sang trạng thái “Bật tiếng” là được.
Trường hợp 2:
Nếu video của bạn kèm theo nhạc thì khả năng cao, bản nhạc này đã vi phạm bản quyền của Facebook. Chính vì thế, sau khi đăng video lên Story, video của bạn chỉ còn lại hình ảnh, còn âm thanh đã “không cánh mà bay”.
Để tránh trường hợp dùng nhạc vi phạm bản quyền, bạn có thể sử dụng nhạc trong kho âm thanh của Facebook hoặc một số trang cho phép chia sẻ nhạc free như Bensound, Freesoundtrackmusic, Partnersinrhyme,…
Trường hợp 3:
Đôi khi, Facebook đăng Story bị mất tiếng cũng xuất phát từ lỗi ứng dụng. Vì vậy, bạn hãy thử cập nhật phiên bản mới nhất cho Facebook. Khi cách này không phát huy hiệu quả, xóa Facebook rồi tải lại từ đầu là giải pháp bạn nên thực hiện, để lấy lại âm thanh sống động cho Story.
Như vậy, về cơ bản, cách khắc phục lỗi Story Facebook bị mất tiếng không hề phức tạp hay khó khăn. Do đó, bất cứ ai cũng đều có thể dùng các thủ thuật nêu trên để giải quyết sự cố này.
Bị Trật Khớp Vai: Cách Xử Lý, Điều Trị Và Chăm Sóc
Trật khớp hay trật khớp vai là tình trạng rất phổ biến ở nhiều người, có thể xảy ra với mọi đối tượng từ người trẻ đến người già, nam giới hoặc phụ nữ.
Trật khớp vai chủ yếu là do bị chấn thương khi chơi thể thao, té ngã hoặc tai nạn giao thông tác động mạnh lên vùng khớp vai. Vậy, khi bị trật khớp vai phải làm sao để giảm đau và hạn chế tổn thương nặng hơn? Chú ý một số bước xử lý sau đây khi bị trật khớp vai sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ điều trị trật khớp vai hiệu quả.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta có thể bị trật khớp vai vì những lý do sau:
Té ngã: Đây là nguyên nhân gây trật khớp vai ra sau phổ biến nhất ở những cầu thủ đá banh, vận động viên trượt tuyết hay những người chơi bóng chuyền…Việc té ngã trên cầu thang hay trên các mặt sàn trơn trượt cũng dễ khiến khớp vai bị trật ra ngoài.
Gặp tại nạn khi đi xe cộ: Nhiều người bị trật khớp vai khi bị va quẹt xe cộ, tai nạn giao thông
Khiếm khuyết trong cấu tạo của khớp vai: Một số người có cấu trúc khớp vai không được bình thường, điển hình là chứng ổ chảo nông có thể bị trật khớp vai tái hồi nhiều lần trong suốt cuộc đời của họ
Lỏng dây chằng: Ở khớp vai, dây chằng có nhiệm vụ giữ cho các đầu khớp nằm cố định ở vị trí của nó. Khớp vai có thể bị trật khi dây chằng bị tổn thương, trùng giãn hoặc lỏng lẻo.
Ngủ không đúng tư thế: Nằm nghiêng nhiều cũng có thể gây trật khớp vai sau khi ngủ dậy.
Triệu chứng nhận biết bạn bị trật khớp vai
Chứng trật khớp vai không khó nhận biết, bệnh nhân cần thận trọn khi bản thân có các triệu chứng như:
Khớp vai bị lệch, biến dạng, có thể nhìn thấy đầu khớp nhô hẳn ra ngoài
Khu vực xung quanh khớp vai và vùng cánh tay bị sưng tấy, tụ máu gây bầm tím
Khớp vai bị trật sẽ ngay lập tức gây ra cơn đau dữ dội ngay sau khi bạn bị té ngã, tai nạn hoặc chấn thương khi chơi thể thao
Bệnh nhân không thể giơ tay lên được. Việc cố gắng cử động, di chuyển khớp càng khiến vai bị đau dữ dội hơn.
Sờ ngón tay vào khớp vai thấy hõm khớp rỗng
Tê yếu khu vực cánh tay bên bị trật, bàn tay và các ngón tay cũng cử động một cách yếu ớt
Một số trường hợp bệnh nhân có cảm giác ngứa ran ở vùng vai và dưới cánh tay
Hãy đi khám bác sĩ để được nắn trật khớp vai hoặc điều trị bằng các phương pháp y khoa cần thiết. Việc chần chừ sẽ khiến bệnh nhân phải gánh chịu những cơn đau kéo dài làm ảnh hưởng đến việc vận động và có nguy cơ gặp nhiều di chứng sau này.
Các bước xử lý khi bị trật khớp vai
Trước khi tới bệnh viện, bạn nên xử lý sơ cứu ngay khi bị trật khớp vai để tránh gặp di chứng sau này:
* Bước 1: Hạn chế di chuyển hoặc cử động
Khi bị trật khớp vai, việc đầu tiên là bạn đừng di chuyển hoặc cử động khớp vai để tránh tạo thêm lực lên khớp gây đau hơn. Các động tác lắc tay, xoay khớp hoặc nắn khớp có thể khiến khớp bị tổn thương, các nhóm cơ, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu quanh khớp vai có thể bị ảnh hưởng nặng hơn lúc ban đầu.
* Bước 2: Cố định khớp vai
Tiếp theo, dùng băng vải cố định khớp vai ở tư thế hiện tại để nâng đỡ khớp bị tổn thương, giúp người bệnh đỡ đau và thoải mái hơn.
Cho đá hoặc nước lạnh vào túi chườm và chườm lên vùng khớp vai để làm dịu nhanh cơn đau và giảm sưng hiệu quả. Chú ý tránh các phương pháp chườm nóng, bóp muối, xoa rượu thuốc, dùng mật gấu để giảm đau vì không mang đến hiệu quả giảm đau khớp vai mà có thể khiến các mạch máu, dây thần kinh bị tổn thương hơn.
* Bước 4: Đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời
Trật khớp vai tuy không quá nguy hiểm nhưng sau khi cố định khớp và chườm lạnh, bạn đã cảm thấy cơn đau thuyên giảm thì vẫn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp, giúp chữa trật khớp nhanh chóng và an toàn hơn.
Cách điều trị trật khớp vai
Khi tới bệnh viện khám, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bị trật khớp vai trước đó, kiểm tra mức độ sưng và tình trạng của khớp bằng mắt thường. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chụp X- quang để chắc chắn rằng bệnh nhân không có thêm bất cứ tổn thương nào tại khớp vai như gãy xương, rách sụn khớp, đứt dây chằng…
Các phương pháp điều trị bệnh trật khớp vai tại bệnh viện bao gồm:
Dùng thuốc chữa trật khớp bả vai: Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, thuốc làm co giãn cơ để xoa dịu cơn đau ở khớp vai.
Nắn trật khớp vai: Bệnh nhân có thể được chích thuốc gây tê hoặc dùng thuốc an thần trước khi nắn trật khớp vai. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân bị trật khớp vai mới hay bị trật khớp vai tái diễn mà bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp nắn trật khớp vai như ISELIN, Hypocrat, Djenalizde hay Arlt. Sau khi nắn xong bệnh nhân cần đeo băng bất động 2-3 tuần để tổn thương ở khớp vai có thể bình phục hoàn toàn.
Tập vật lý trị liệu: Một số bệnh nhân sau thời gian mang băng bất động sẽ được hướng dẫn tập các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động cho khớp vai.
Mổ trật khớp vai tái hồi:Trường hợp bị trật khớp vai tái diễn nhiều lần hoặc dây chằng yếu, có tổn thương ở mạch máu, thần kinh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp mổ nội soi được lựa chọn chủ yếu bởi nó an toàn, ít gây chảy máu và cho thời gian bình phục nhanh. Sau phẫu thuật bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp vai một thời gian để phục hồi chức năng vận động cho khớp.
Chăm sóc sau khi đã được điều trị trật khớp vai
Sau khi đã được kiểm tra về tình trạng của khớp vai bị trật, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bằng các loại thuốc uống và thuốc xoa để người bệnh thực hiện tại nhà. Khi đó, bạn cần chú ý tuân thủ tốt các việc sau:
Uống thuốc và xoa thuốc cho khớp vai đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Tuyệt đối không được dùng các thuốc bên ngoài đơn thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Sau khi khớp đã phục hồi trở lại thì không nên vận động mạnh như chơi thể thao ngay mà nên tịnh dưỡng một thời gian phù hợp. Tránh tình trạng khớp còn yếu và có thể bị tổn thương trở lại nếu hoạt động mạnh.
Di chuyển và cử động khớp vai nhẹ nhàng, các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng nên chú ý để tránh va chạm lên khớp.
Trong trường hợp điều trị tại nhà mà khớp vai có dấu hiệu bị sưng đau tái phát thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Trật khớp vai bao lâu thì lành, di chứng có thể gặp?
Rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc trật khớp vai bao lâu thì lành bởi thời gian bình phục của người bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ chấn thương, cách chăm sóc và phương pháp chữa trị…
Thông thường những người trẻ tuổi bị trật khớp vai sẽ có tốc độ bình phục nhanh hơn so với những người đã lớn tuổi. Một số người do không kiêng cữ được và thường xuyên phải cử động cánh tay bị trật cũng sẽ lâu lành hơn. Thực tế thì mỗi bệnh nhân cũng phải chờ ít nhất 2 tuần cho tới 2 tháng hoặc lâu hơn để phục hồi hoàn toàn chức năng hoạt động của khớp vai.
Trật khớp bả vai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ bị trật khớp tái hồi, biến dạng khớp, tê yếu các cơ và dây chằng. Đặc biệt bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp vai, thoái hóa khớp bả vai ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không chỉ do thời tiết thay đổi hay do bị cảm cúm mà còn từ nhiều nguyên nhân khác. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra và biện pháp phòng tránh như nào để trẻ luôn khỏe mạnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít làm cản trở đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở khó khăn. Nghẹt mũi có thể sẽ không khiến trẻ bị chảy nước mũi, vì dịch nhầy ở sâu bên trong nhưng sẽ khiến trẻ bị khó thở, quấy khóc. Khi bị nghẹt mũi trẻ thường bỏ ăn và đòi bế liên tục.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
Khoang mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên rất dễ hay bị nghẹt mũi. Dịch nhầy tích tụ lại quá nhiều, lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi gây nên tình trạng bị nghẹt mũi.
Bên cạnh nguyên nhân đó, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi còn do một số những nguyên nhân khác như:
– Viêm xoang
– Cúm
– Cảm lạnh
– Dị ứng
– Chất gây kích thích như: Nước hoa, khói bụi…
– Không khí khô
– Dị vật trong mũi
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi có thể xuất hiện một số những triệu chứng như
– Sổ mũi
– Ho
– Chảy nước mũi
– Ngáy
– Sốt
– Hơi thở nặng, khò khè
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dễ chuyển thành ho có đờm. Vì còn quá nhỏ nên không biết khạc đờm ra bên ngoài dẫn đến xảy ra những tình trạng như: ho khan, viêm họng…
Cách chữa khi trẻ bị nghẹt mũi
Chất nhầy có thể cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh mũi của con. Lúc này mẹ có thể lấy một miếng bông làm ẩm bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy cho con.
Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)
Nhỏ mỗi bên mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn nên có tác dụng làm thông mũi vô cùng hiệu quả. Mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt cho mỗi bên mũi của trẻ là đủ.
Nếu tình trạng của bé trở nên bị nghẹt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ hút mũi về để hút loại bỏ chất nhầy. Trước khi hút, bạn dùng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 mũi, chờ vài giây và đặt con nằm nghiêng rồi sử dụng dụng cụ hút mũi. Dùng xong cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ bằng xà bông và nhúng qua nước sôi.
Cho bé bú nhiều cữ
Đối với những trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, dễ bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến cho bé khô họng, mất nước. Vì thế mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường và chia thành nhiều cữ nhỏ.
Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ dùng ngón tay trỏ day day matxa 2 bên cánh mũi cho con một cách nhẹ nhàng để chất nhầy tan ra giúp bé dễ thở hơn.
Vỗ nhẹ trên lưng giúp bé bớt tức ngực và dễ thở nhờ làm lỏng chất nhầy trong ngực trẻ. Có 2 cách để vỗ lưng thực hiện như sau:
Cách 1. Đặt con nằm úp lên trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng.
Cách 2. Vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng ra phía trước khoảng 30°.
Cần đưa trẻ đi khám nghẹt mũi khi nào?
Các biện pháp chữa trị trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:
– Thường xuyên sốt cao;
– Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng;
– Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi và thở hơn 45 lần một phút, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay;
– Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng;
– Phát ban;
– Nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má;
– Nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên;
– Khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn;
– Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn.
Làm gì để phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
– Cho trẻ uống nhiều nước, nên cho bé uống nước ấm hoặc nước trái cây, súp
– Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng trong nhà sạch sẽ
– Không hút thuốc trong nhà
– Nếu cho trẻ nằm điều hòa thì phải bổ sung độ ẩm trong không khí. Vệ sinh điều hòa định kỳ để không khí không bị nhiễm khuẩn
– Không cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi, vì lông của vật nuôi có thể bay vào mũi trẻ
– Hạn chế cho ngửi các mũi dễ kích thích như nước hoa, đóng cửa sổ nếu trẻ dị ứng với phấn hoa
– Vệ sinh cho bé thường xuyên. Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
– Không dùng miệng để hút chất nhầy trong mũi trẻ
– Không được áp dụng những mẹo dân gian để chữa cho trẻ
– Không tự ý dùng kháng sinh cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ
– Không kiêng tắm cho trẻ, vì nếu không tắm sẽ khiến cho vi khuẩn càng sinh sôi ủ bệnh
Qua những thông tin trên, phần nào đã giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Đây là một bệnh thường gặp và không nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho trẻ thấy khó chịu, quấy khóc nếu không được điều trị triệt để.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-so-sinh-bi-nghet-mui-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-hieu-qua-…
Ths.Bs Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam (905)
Nguyên Nhân Chó Bị Đau Mắt Và Cách Xử Lý Kịp Thời Ngay Tại Nhà
Chó bị đau mắt gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ đơn giản tới phức tạp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.
Cũng giống với con người, đôi mắt của chó cũng là cửa sổ tâm hồn của chúng. Đây chính là một trong những công cụ để biểu lộ cảm xúc, kết nối đồng loại và thể hiện tình cảm yêu thương của mình với chủ nhân. Một khi chiếc cửa sổ này bị bẩn hoặc viêm nhiễm sẽ gây ra khó khăn với cún cưng. Thâm chí, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời một số chứng bệnh về mắt có thể dẫn tớ mù lòa.
Một số dấu hiệu khi chó bị đau mắt thường thấy
Chó đột nhiên chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
Mắt nhiều rỉ ở khóe mắt
Lông bị chuyển màu và kéo dài theo đường chảy của nước mắt.
Mắt chó đục và chuyển màu.
Chó có mí mắt nhiều hơn bình thường.
Nguyên nhân chó bị đau mắt và các biện pháp điều trị kịp thời
Chó bị chảy nước mắt thường xuyên
Đừng xem thường vấn đề này. Khi phát hiện chó bị chảy nhiều nước mắt chứng tỏ chúng đang gặp vấn đề với đôi mắt, chảy nước mắt chỉ là một trong nhiều dấu hiệu cún gặp phải. Đây có thể chính là dấu hiệu mở đầu cho những căn bệnh nguy hiểm được dự báo như viêm nhiễm hay có khối u ở mắt.
Như đã nói ở trên chó hay chảy nước mắt chỉ là một trong nhiều dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu của một khối u hay đơn giản có chỉ bị nhiễm khuẩn do không được vệ sinh sạch sẽ. Một lý do khác với các giống chó lông dài chính là do lông đâm vào mắt gây khó chịu và chảy nước mắt ở chó.
Điều trị: Bạn có thể sử dụng các biện pháp đơn giản như tỉa bớt lông xung quanh mắt, vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh mắt của cún bằng nước muối sinh lý , hoặc các thuốc nhỏ mắt đặc trị như terramycin và tiếp tục theo dõi. Nếu chó chưa khỏi có thể đưa chúng tới bác sĩ thú y để được chẩn đoán chính xác nhất. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể biết được cún nhà mình đang gặp phải vấn đề như thế nào?
Chó bị đau mắt vì khô giác mạc
Bệnh chủ yếu găp ở giống chó nhỏ khi cơ thể không sản sinh đủ nước mắt để làm ướt giác mạc dẫn tới tình trạng khô giác mạc nghiêm trọng, nếu không điều trị có thể dẫn tới viêm loét, hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn sẽ gây ra mù lòa.
Các giống chó nhỏ mắt lồi thường gặp phải tình trạng này bởi cấu tạo mắt không khép kín khi ngủ nên lượng nước mắt sẽ không thể đủ sản sinh khi một phần mắt tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngoài ra một số nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là do miễn dịch. Viêm tuyến lệ sẽ khiến mắt không thể sản sinh ra đủ nước mắt để bôi trơn và duy trì độ ẩm cho mắt. Một phần khác chính là biến chứng của các căn bệnh ở chó như bệnh Care, tiểu đường…
Cách giải quyết:
Vệ sinh mắt cho cún cưng sạch sẽ hàng ngày. Sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ cho mắt cún luôn ẩm ướt. Chúng sẽ bôi trơn và làm giảm tình trạng khô mắt ở chó. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc Terramecyn, Gentamicin nếu chó bị nhiễm trùng giác mạc.
Chó bị đau mắt do lông quặm
Nguyên nhân gây ra bệnh lông quặm lại tới từ yếu tố di truyền. Những chiếc lông mi thay vì mọc ra ngoài lại mọc ngươc và đâm vào mắt của cún khiến chúng cảm thấy khó chịu, lâu dần sẽ gây ra viêm loét giác mạc nặng hơn sẽ bị sưng có mủ ở khu vực tiếp xúc với lông mi.
Phẫu thuật hoặc cắt bỏ lông quặm là cách duy nhất để điều trị chứng bệnh này, bên cạnh đó bạn cũng nên vệ sinh mắt cho cún bằng cách dung dịch nước muỗi loãng Nacl 0.9% để làm sạch khu vực xung quanh mắt.
Triệu chứng điển hình của bệnh chính là hiện tượng mắt bị sưng đỏ, chảy nước mắt nhiều nếu không điều trị kịp thời mắt của cún sẽ dần có hiện tượng dính 2 mi lại với nhau và co giật.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này chủ yếu là do nhiễm trùng và do các tác nhân từ bên ngoài như lông của cún quá dài, cây cối hay một số dung dịch hóa chất của con người tiếp xúc với mắt. Nếu để lâu và không có biện pháp giải quyết kịp thời cún rất có thể sẽ đối mặt với việc mù lòa, mất thị lực
Thường được phát hiện trên các con chó lớn tuổi hay những chú chó bị tiểu đường. Dấu hiệu thường gặp chính là mắt bị chuyển màu , đục màu hơn bình thường. Mắt bị ké màng, sưng mủ, nhãn cầu sưng và suy giảm thị lực dẫn tới mù lòa.
Cần theo dõi ngay những dấu hiệu bất thường của bệnh và đưa tới phẫu thuật. Nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn tới mù
Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Cách Xử Lý Story Facebook Bị Mất Tiếng Và Trở Nên “Lặng Câm” trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!