Đề Xuất 3/2023 # Evfta Mang Lại Lợi Ích Cho Tất Cả Các Bên # Top 12 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Evfta Mang Lại Lợi Ích Cho Tất Cả Các Bên # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Evfta Mang Lại Lợi Ích Cho Tất Cả Các Bên mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết, Tổ chức Lao động Quốc tế hoan nghênh Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) vào ngày 12/2 tại Pháp.

Hiệp định này đã được hai bên ký tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019. Khi có hiệu lực, hiệp định được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cả EU và Việt Nam. EVFTA là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bao gồm các điều khoản quan trọng về lao động và môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

TTXVN dẫn lời Giám đốc Tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam, Chang-Hee Lee cho biết, thời gian qua, trên thế giới có ngày càng nhiều quan ngại có căn cứ rằng tự do thương mại có thể làm trầm trọng thực trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia và bản thân trong một quốc gia, có thể có hại cho môi trường. Các FTA thế hệ mới cố gắng giải quyết thách thức về phát triển bền vững này bằng cách đưa vào các yêu cầu về lao động và môi trường.

Việt Nam hiện đã phê chuẩn sáu trong tổng số tám công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế. Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể là công ước mới nhất được phê chuẩn, được Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào tháng 6/2019. Việt Nam hiện đang lên kế hoạch phê chuẩn tiếp hai công ước cơ bản còn lại gồm: Công ước số 105 về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức – dự kiến trong năm 2020 và Công ước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ quyền Tổ chức – dự kiến trong năm 2023.

Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam chia sẻ, các yêu cầu về lao động và môi trường của EVFTA sẽ giúp mang lại lợi ích cho tất cả các bên, góp phần giúp Việt Nam phát triển bền vững bằng cách tránh “cuộc đua xuống đáy” và đảm bảo rằng tăng trưởng hiện tại sẽ không phải trả giá bằng các cơ hội của thế hệ tương lai.”

Việc gia nhập EVFTA và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ hội tạo điều kiện cho Việt Nam hiện đại hóa hệ thống pháp luật lao động và quan hệ lao động. Việc thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 11/2019 đã đưa khung pháp lý của đất nước tiệm cận hơn với các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế, tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết cho quan hệ lao động và quan hệ việc làm hiện đại của Việt Nam.

“Quan hệ lao động hiện đại dựa trên sự công nhận tự do hiệp hội, cùng với một lực lượng lao động lành nghề hơn và hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, là động lực xã hội quan trọng để Việt Nam tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao một cách bền vững”, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam Chang-Hee Lee nhấn mạnh.

Vào 18h00 ngày 12/2 theo giờ Việt Nam, tại phiên toàn thể diễn ra tại Strasbourg, Pháp, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam.

Đây là các quyết định rất quan trọng, được 27 quốc gia thành viên EU và Việt Nam, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp hai bên hết sức trông đợi sau gần tám năm kể từ khi hai bên chính thức khởi động đàm phán EVFTA vào tháng 6/2012.

Việc Nghị viện châu Âu phê chuẩn hai hiệp định là quyết định quan trọng để các hiệp định sớm được triển khai sau Lễ ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và bà Cecilia Malmstrom – Cao ủy Thương mại EU./

(Theo chinhphu.vn)

Evfta Và Evipa Mang Lại Lợi Ích To Lớn, Cân Bằng Cho Cả Việt Nam Và Eu

Ông Vũ Anh Quang, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU).

Thưa Đại sứ, ông đánh giá như thế nào về quan hệ giữa Việt Nam và EU hiện nay, nhất là về thương mại – đầu tư? Kết quả đó liệu đã tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và EU không?

Việt Nam là một trong các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ hợp tác sâu rộng với EU; là nước thứ hai trong ASEAN có Hiệp định Đối tác-Hợp tác toàn diện (PCA) với EU; là nước ASEAN đầu tiên ký Hiệp định hợp tác Quốc phòng-An ninh với EU, Hiệp định đối tác về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng, Thương mại lâm sản. Đặc biệt, Việt Nam là nước ASEAN thứ hai đã ký EVFTA thế hệ mới và EVIPA ngày 30/6/2019.

Kinh tế, thương mại, đầu tư luôn là trọng tâm của quan hệ Việt Nam – EU. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN và EU là thị trường XK thứ hai của Việt Nam. Thương mại 2 chiều hàng năm đều tăng; năm 2018 đạt trên 54 tỷ euro (trên 60 tỷ USD). EU hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 ở Việt Nam với tổng giá trị 44 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU có ưu thế về công nghệ, đã góp phần tạo ra một số ngành nghề mới có hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam.

Tuy vậy, kết quả hợp tác thương mại, đầu tư nêu trên chưa tương xứng với tiềm năng rất lớn của cả EU và Việt Nam và còn nhiều dư địa để 2 bên tăng cường hợp tác, kết nối. Cơ cấu kinh tế-hàng hóa của Việt Nam và EU không mang tính cạnh tranh mà bổ sung cho nhau. Tiềm năng thị trường EU rất lớn với 512 triệu dân, thu nhập đầu người 36.580 USD/năm, tổng GDP 18.800 tỷ USD, chiếm 22% kinh tế thế giới và lớn hơn thị trường của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các DN EU còn nhiều dư địa để khai thác tiềm năng của thị trường Việt Nam với trên 96,2 triệu dân, kinh tế và mức sống của người dân tăng trưởng nhanh, tình hình chính trị-xã hội ổn định. Vị trí EU là nhà đầu tư nước ngoài thứ 5 tại Việt Nam còn quá khiêm tốn.

Cả Việt Nam và EU đều rất trông đợi vào EVFTA và EVIPA. Theo thông tin từ Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, 2 Hiệp định thế hệ mới này có thể được Nghị viện châu Âu phê chuẩn trong nửa đầu năm 2020. Đề nghị Đại sứ đánh giá về mức độ khả thi 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ được phê chuẩn nửa đầu năm sau?

Đúng vậy! EVFTA và EVIPA có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả Việt Nam và EU, không chỉ về thương mại và đầu tư. Do đó, cả hai bên đều muốn 2 Hiệp định này sớm có hiệu lực để đi vào thực thi.

Theo quy trình tại Nghị viện châu Âu (EP), Ủy ban Thương mại Quốc tế của EP đang thụ lý hồ sơ EVFTA – EVIPA, dự kiến ngày 21/1/2020 sẽ tiến hành bỏ phiếu về 2 Hiệp định và trình lên EP. Nghị viện EP dự kiến sẽ xem xét và bỏ phiếu phê chuẩn 2 Hiệp định trong tháng 2/2019. Tôi hy vọng Nghị viện EP sẽ hoàn tất thủ tục phê chuẩn 2 Hiệp định trong quý I/2020. Tôi được biết, Quốc hội Việt Nam cũng dự kiến phê chuẩn 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA tại kỳ họp tháng 5/2020.

Theo Đại sứ, sau khi có hiệu lực, EVFTA và EVIPA sẽ đem lại những cơ hội gì cho Việt Nam, đặc biệt ở góc độ thúc đẩy XK hàng hóa, thu hút đầu tư?

EVFTA và EVIPA sẽ mang lại lợi ích to lớn, cân bằng cho cả Việt Nam và EU, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, xã hội và môi trường; không chỉ đối với DN mà cả với người lao động, người tiêu dùng. Dĩ nhiên, lợi ích về thương mại, đầu tư rất lớn, vì các sản phẩm kinh tế của Việt Nam và EU mang tính bổ trợ cho nhau. EVFTA với việc xóa bỏ 99% hàng rào thuế quan, sẽ tạo cơ hội và thuận lợi mới để hàng hóa của Việt Nam tăng cường tiếp cận thị trường EU, hiện đã là thị trường XK thứ hai của ta.

EVIPA sẽ khiến DN EU yên tâm tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là các ngành EU có thế mạnh như công nghệ cao, năng lượng sạch, tự động hóa, tài chính-ngân hàng, vận tải-cảng biển, hạ tầng, logistics… Hai Hiệp định sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

EU là thị trường “khắt khe” và EVFTA, EVIPA là FTA thế hệ mới, với nhiều điều khoản chặt chẽ mà Việt Nam phải vượt qua. Xin Đại sứ đánh giá về sự chuẩn bị của Việt Nam và có khuyến cáo gì đối với các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng DN Việt Nam để tận dụng tốt nhất những cơ hội đem lại từ các Hiệp định này?

Tổ chức Thương mại Thế giới và EU đánh giá đây là các Hiệp định “thế hệ mới, toàn diện”, gắn với “các tiêu chuẩn về xã hội, lao động, môi trường”. EVFTA có mức cam kết cao so với các FTA mà ta đã ký, như: Các quy định về xuất xứ hàng hóa và hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, vấn đề pháp lý-thể chế, phát triển bền vững…

Các bộ, ngành, các hiệp hội DN đã nghiên cứu, tổ chức nhiều hội thảo để thông tin, trao đổi về cơ hội, thách thức của EVFTA và EVIPA. Thực hiện cam kết với EU, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi tháng 11/2019, gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tháng 6/2019, đưa ra lộ trình gia nhập 2 Công ước cơ bản về lao động còn lại…

EVFTA và EVIPA là 2 Hiệp định toàn diện thế hệ mới, nên để tận dụng tốt các cơ hội, các cơ quan hoạch định chính sách cần chủ động lồng ghép việc triển khai vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Chương trình phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, gắn với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bao trùm, đem lại lợi ích cho DN và người lao động (như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện lao động), để người dân phải là đối tượng thụ hưởng chính của 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA.

Bên cạnh việc hoạch định chính sách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi của Nhà nước, vai trò của các hiệp hội DN hết sức quan trọng, như hỗ trợ tiếp cận thông tin về thị trường, ngành hàng, đầu tư, hỗ trợ kết nối… giúp các DN Việt Nam giảm bớt chi phí, nhất là DN vừa và nhỏ. Các DN Việt Nam, bên cạnh việc chủ động vươn lên nắm bắt cơ hội, cần nhận thức rằng để có thể XK hàng hóa sang thị trường EU, bên cạnh chất lượng sản phẩm, các DN cần phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, đảm bảo các chuẩn mực về lao động và bảo vệ môi trường như EVFTA đã quy định.

TS. Lê Huy Khôi – Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công thương (Bộ Công Thương): EVFTA sẽ tác động hầu khắp lĩnh vực trong nền kinh tế

Với những cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư…, EVFTA sẽ tác động hầu khắp ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài câu chuyện các hàng rào kỹ thuật, với EVFTA, lo ngại còn đến từ việc hàng hoá XK giá rẻ của Việt Nam vào EU có nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá; hàng hoá XK có lợi thế của Việt Nam, nếu XK ồ ạt cũng có nguy cơ bị điều tra tự vệ vượt ngưỡng, điển hình như mặt hàng quần áo lót, quần áo trẻ em,… Điều này dẫn đến việc EU tăng thuế trở lại hoặc ngừng cắt giảm thuế đối với mặt hàng đó.

Để có thể hoá giải thách thức, tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, ở thời điểm hiện tại, giải pháp quan trọng là tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường (xu hướng cung cầu và giá cả,…); xu hướng áp dụng các rào cản kỹ thuật (về kiểm dịch, môi trường, an toàn thực phẩm, lao động và công đoàn,…) trong thương mại từ các nước EU để có thể đưa ra cảnh báo sớm cho tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất hàng XK (đặc biệt là hàng nông, thủy sản) của Việt Nam. Điều này giúp các DN XK chuẩn bị sẵn sàng vượt qua được các rào cản kỹ thuật.

Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Bộ Công Thương): Việt Nam luôn cố gắng dỡ bỏ rào cản ở mức cao nhất với mặt hàng có lợi ích XK

Khi tham gia các FTA, về cơ bản với những mặt hàng có lợi ích XK thì Việt Nam luôn cố gắng làm sao dỡ bỏ các rào cản ở mức cao nhất. Với những mặt hàng Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh cần phải có lộ trình chuyển đổi hợp lý.

Ví dụ điển hình như với mặt hàng cá tra và cá basa là các sản phẩm Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Như vậy, khi đàm phán phía Việt Nam luôn yêu cầu các nước mở cửa tối đa cho mặt hàng này. Tuy nhiên, ngoài câu chuyện hàng rào thuế quan, với mặt hàng cá tra, các basa nói riêng, với các mặt hàng khác nói chung còn muôn vàn rào cản. Đơn cử như vấn đề về sức khỏe, về môi trường… là những vấn đề nước “bạn” quan tâm, cần bảo vệ. Những yêu cầu đó phía Việt Nam cũng cần phải dung hòa được với lợi ích XK.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Long: Muốn vượt rào cản kỹ thuật, tốt nhất là DN tự nghiên cứu, đáp ứng chuẩn mực

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi tham gia các FTA, để đối phó với hàng rào kỹ thuật của các nước, nhất là trong lĩnh vực nông sản vốn rất phức tạp, cách tốt nhất là mỗi DN cần có sự nghiên cứu chuẩn mực yêu cầu đối với từng khu vực thị trường, pháp luật chi phối, các rào cản nào sẽ gặp phải. Ví dụ, các DN cần xử lý các vấn đề này bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000, ISO 14000, HACCP… DN cần lưu ý hàng hóa phải đáp ứng được chất lượng, các vấn đề an toàn kỹ thuật (hoặc vệ sinh thực phẩm), bảo vệ môi trường…

Về phía Nhà nước, nhằm hỗ trợ cho các DN XK nông sản vào các thị trường CPTPP, EVFTA, cần tiếp tục hình thành vùng nguyên liệu tập trung sản xuất đủ lớn đủ sức cung ứng ổn định cho DN cũng như có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây XK vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường XK để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp…

Đức Quang (thực hiện)

Ánh Hồng-Thanh Nguyễn (thực hiện)

Lợi Ích Của Erp Mang Lại Cho Các Doanh Nghiệp

Ngày nay, Lợi ích của ERP mang lại không chỉ dành riêng cho các tổ chức quy mô lớn. Doanh nghiệp nhỏ có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn, sắp xếp dữ liệu hợp lý hơn đều cần đến phần mềm này.

Việc triển khai hệ thống ERP trong một tổ chức có thể giúp tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng.

ERP là gì mà có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp như vậy?

Lợi ích của ERP mang lại cho doanh nghiệp

1. Gia tăng năng suất lao động

Gia tăng năng suất lao động chính là một trong những lợi ích của ERP mang lại cho doanh nghiệp nhỏ từ hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Bởi vì năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của mọi tổ chức, doanh nghiệp ở mọi mức độ quy mô.

Với ERP, dữ liệu kinh doanh sẽ được chia sẻ minh bạch, chính xác giữa nhiều phòng ban trong tổ chức, giúp mỗi nhân viên tiết kiệm tối đa thời gian thực hiện các công việc thủ công, thời gian chờ đợi trước khi nhận được thông tin họ thực sự cần

Cho dù đó là trích xuất một báo cáo tùy chỉnh hay tiêu chuẩn hay xây dựng một báo cáo để trình bày, phần mềm ERP làm cho công việc của mỗi nhân viên dễ dàng hơn, dẫn đến tăng năng suất.

3. Phần mềm ERP giúp tinh giản hóa quy trình

Đặc điểm chính của ERP là tích hợp tất cả các chức năng của một doanh nghiệp vào một nền tảng thống nhất. Nhiều doanh nghiệp vẫn bị mắc kẹt ở việc dữ liệu của họ được lưu trữ ở nhiều địa điểm và hệ thống.

Bằng cách tập trung dữ liệu này và tinh giản các phương tiện truy cập (cũng như thêm vào) dữ liệu, ERP đóng góp vào hiệu quả cao hơn trong mô hình kinh doanh.

Phần mềm ERP tích hợp nhiều quy trình cần thiết để điều hành một doanh nghiệp kinh doanh thành một cơ sở dữ liệu duy nhất. Các quy trình này bao gồm quản lý hàng tồn kho, kế toán, nhân sự, quản lý quan hệ khách hàng (CRM),… Đây là một trong những lợi ích của ERP rõ ràng nhất

Bằng cách hợp lý hóa tất cả các quy trình thành một hệ thống hiệu quả, ERP cung cấp cho doanh nghiệp một cơ sở dữ liệu được chia sẻ hỗ trợ nhiều chức năng trên toàn bộ doanh nghiệp của bạn.

5. Quản lý nhân sự hiệu quả, quy trình rõ ràng, loại bỏ công việc trùng lặp

Ứng dụng ERP giúp bộ phận nhân sự sắp xếp hợp lý quy trình quản lý nhân sự và tính lương, giảm chi phí quản lý cũng như hạn chế sai sót và gian lận trong hệ thống lương.

Hệ thống ERP thường yêu cầu công ty xác định quy trình rõ ràng để giúp phân quyền, phân công công việc rõ ràng. Hạn chế công việc trùng lặp.

Vì vậy nhiều doanh nghiệp phải lên kế hoạch khá chi tiết và tỉ mỉ về đơn hàng sao cho sản phẩm đáp ứng chính xác kế hoạch giao hàng nhưng vẫn phù hợp với kế hoạch sản xuất.

Dựa vào việc nắm bắt được toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất và cung ứng, ERP sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chi tiết về thời gian, chất lượng sản xuất và kế hoạch cung ứng sản phẩm.

Quá trình này sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố như hiệu suất dây chuyền, yêu cầu của đối tác, quản lý nguồn cung nguyên liệu, khả năng vận chuyển …

Kết luận:

Tác Dụng Của Quả Hồng Xiêm Mang Lại Cả Tá Lợi Ích Cho Thai Nhi

Tăng chỉ số IQ cho thai nhi từ trong bụng mẹ

A-xit folic cần được bổ sung đầy đủ giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh các loại thực phẩm chính thì trong các món tráng miệng mẹ đừng quên hồng xiêm. Loải quả “rẻ tiền” này giàu axit folic bậc nhất.

A-xit folic đặc biệt cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, loại a-xit này cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành của homocysteine có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong thành phần dinh dưỡng của hồng xiêm còn chứa nhiều Tannin và Polyphenolic, có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Chất khoáng góp phần hình thành nhiều loại enzyme cần thiết cho dạ dày của mẹ, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giúp thai nhi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Bổ sung năng lượng ngay lập tức

Mẹ có công nhận rằng khi mệt, ăn một trái hồng xiêm thôi cũng thấy năng lượng được tăng cường gấp đôi. Lý do bởi loại quả này chứa một lượng đường glucose cao. Ngay sau khi nhâm nhi đường sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu.

Hàm lượng carbohydrates và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có trong hồng xiêm còn làm giảm suy nhược cơ thể và các triệu chứng ốm nghén khác trong thời kỳ mang thai như buồn nôn, chóng mặt.

Chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn

Chính hàm lượng tannin cao là kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm như viêm thực quản, viêm ruột, hội chứng kích thích ruột và viêm dạ dày và giảm sưng và đau.

Polyphenol có trong hồng xiêm giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, chống ký sinh trùng và kháng khuẩn. Vitamin C ngăn chặn các gốc tự do có hại cho cơ thể. Sắt, folate, niacin và pantothenic giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch khi mang thai suy giảm, bổ sung dưỡng chất này giúp bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.

Có khoảng 5,6gr chất xơ/100gr hồng xiêm. Chính lượng chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn giảm nguy cơ táo bón thai kỳ, đồng thời còn hỗ trợ các tế bào ruột già và tăng khả năng chống nhiễm trùng.

Giúp xương chắc khỏe hơn

Vẫn trong 100gr hồng xiêm có tới chứa 21mg canxi, 0,80mg sắt, 12mg photpho giúp bổ sung lượng vitamin và khoáng chất, phòng tránh thiếu máu, thiếu canxi và photpho ở bà bầu và thai nhi. Sau mỗi bữa ăn nên ăn một quả hồng xiêm hay uống 1 ly sinh tố.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Polyphenol có trong hồng xiêm giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, chống ký sinh trùng và kháng khuẩn. Vitamin C ngăn chặn các gốc tự do có hại cho cơ thể. Sắt, folate, niacin và pantothenic giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

Phòng tránh thiếu máu

Một lần nữ lượng canxi 21 mg, sắt 0,80 mg, photpho 12 mg có trong 100 g hồng xiêm giúp bổ sung lượng vitamin cần thiết để phòng tránh thiếu máu. Bên cạnh đó, lượng vitamin B5, B6, B3… có trong quả hồng xiêm giúp cho hệ thần kinh phát triển và giúp bà bầu thể ngủ sâu giấc hơn.

Hạn chế trầm cảm khi mang thai

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bà bầu ăn hồng xiêm vừa đủ trong thai kỳ có thể giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi hay các triệu chứng như lo âu, mất ngủ.

Tâm lý của bà bầu ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ có tâm trạng ổn định, ngủ đủ giấc sẽ giúp bé phát triển tốt hơn.

Các chất chống oxy hóa, chất xơ và dinh dưỡng được tìm thấy trong loại quả này cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Ví dụ, vitamin A bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư phổi và khoang miệng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Evfta Mang Lại Lợi Ích Cho Tất Cả Các Bên trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!