Đề Xuất 3/2023 # Định Nghĩa Và Đặc Điểm Thư Viện Số # Top 6 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Định Nghĩa Và Đặc Điểm Thư Viện Số # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Định Nghĩa Và Đặc Điểm Thư Viện Số mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của mạng lưới truyền thông và công nghệ thông tin, nhiều thư viện số đang có sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Những thư viện số này sẽ trở thành trung tâm thu thập và sản sinh ra nhiều tài nguyên thông tin khác nhau, là cầu nối cho sự trao đổi giữa các chuyên gia, thủ thư và bạn đọc, là công cụ khám phá, tìm kiếm và truy xuất thông tin và là mô hình hiện đai nhằm cung cấp những dịch vụ thông tin chuyên biệt ở mức độ cao. Sự xuất hiện của thư viện số không chỉ tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển thư viện, mà còn đặt ra những yêu cầu cao hơn trong việc cải tổ những thư viện truyền thống, đặc biệt là phát triển một thủ thư theo “phong cách mới”.

Định nghĩa và đặc điểm thư viện số

Nhiều định nghĩa đã được công bố trong giới học giả toàn cầu về thư viện nhằm định nghĩa rõ ràng một thư viện số. Đây là một số định nghĩa tiêu biểu về thư viện số:

Một số thành viên Hiệp hội Thư Viện Số Hoa kỳ (Digital Library Federation) đã đưa ra một định nghĩa, “Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng truy cập thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống nhất của các bộ sưu tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao chúng luôn sẵn có để truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng” (Raitt, 1999).

Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng thư viện số là một hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu điện tử khác nhau, mà giúp người dùng có thể truy cập và được chuyển giao thông tin dễ dàng qua mạng máy tính (Xiao, 2003).

Nhiều học giả Trung Quốc lại có cùng quan điểm rằng “Một thư viện số trên thực tế không phải là một thư viện ở góc độ mở rộng không gian của nó; thay vào đó nó là trung tâm tài nguyên thông tin số chứa đựng tài nguyên thông tin đa phương tiện. Một thư viện số tồn tại bằng việc số hóa thông tin, chẳng hạn như văn bản, ký tự, chữ viết, hình ảnh, video và âm thanh, đồng thời cung cấp cho người dùng các dịch vụ thông tin nhanh chóng và thuận tiện thông qua Internet, nhằm chuyển giao một hệ thống thông tin số mà trong đó việc chia sẻ nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng” (Wang, 2003).

Mặc dù có sự khác nhau về lý giải trong nhiều định nghĩa, nhưng những đĩnh nghĩa này lại tương tự nhau về mặt bản chất cốt yếu. Vì vậy, từ những định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những đặc điểm khác biệt của thư viện số bao gồm:

o Khả năng lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin khác nhau; o Khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau; o Khả năng chuyển giao tài nguyên thông tin qua mạng; o Khả năng quản lý tài nguyên thông tin phân tán; o Khả năng chia sẻ thông tin ở cấp độ chuyên biệt cao; o Có công nghệ tìm kiếm và truy xuất thông minh; o Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn thời gian và không gian.

Đặc điểm về phương cách làm việc của “thủ thư số”

Nội dung công việc của những “thủ thư số”.

Trong kỷ nguyên thông tin, vai trò của thủ thư thay đổi nhanh chóng. Họ sẽ phát triển tiến tới để trở thành những tổ chức và chuyên gia thông tin trong xã hội. Vì vậy, so với thủ thư truyền thống, nội dung công việc của họ rất khác biệt (Xem Bảng I)

Công việc mà các thủ thư số chủ yếu như sau:

Cách thức phục vụ của “thủ thư số”

Cho dù thư viện có phát triển theo hướng nào, thì mục tiêu của nó là đáp ứng nhu cầu thông tin và mong muốn hiểu biết của nhân loại sẽ không bao giờ thay đổi. Trong những thư viện số, các thủ thư số sẽ cung cấp cho bạn đọc những dịch vụ đa dạng, tiên tiến, năng động và linh hoạt theo cách thức đầy sáng tạo, bao gồm: o Phân tích và xử lí nhiều loại tài nguyên thông tin khác nhau; o Thúc đẩy và tổ chức các giá trị tiềm ẩn trong mọi thông tin; o Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao đúng lúc và đúng đối tượng; và o Chuyển giao thông tin đúng đến người dùng và cung cấp các dịch vụ chuyên biệt và định hướng người dùng.

Bảng I: Sự khác nhau giữa thủ thư số và thủ thư truyền thống ở một số nước trên thế giới.

Xây dựng chất lượng của các thủ thư số

Nhằm đáp ứng những đòi hỏi về công việc trong những thư viện số, thủ thư số cần có những năng lực và kiến thức sau:

2) Kiến thức về thông tin ở cấp độ cao. Chủ yếu đề cập đến sự cảm nhận thông tin sâu sắc và khả năng nắm bắt thông tin cao.

Cảm nhận nguồn thông tin sâu sắc * Phản ứng nhanh nhạy với những nguồn thông tin bên ngoài; * Giỏi trong việc tìm kiếm thông tin hữu dụng; * Có ý thức cung cấp dịch vụ thông tin một cách tích cực; và * Có ý thức gia tăng giá trị cho thông tin.

Khả năng nắm bắt thông tin cao * Khả năng lọc thông tin và đánh giá được tính hữu ích của nó; * Khả năng bổ sung thông tin theo cách tốt nhất; * Khả năng xử lý, tổ chức và quản lý thông tin; và * Khả năng phổ biến thông tin đến người sử dụng thích hợp đúng lúc và đúng chỗ.

(3) Có năng lực cá nhân xuất sắc * Có mục đích sáng tạo; * Tinh thần đồng đội cao; * Tính linh hoạt cao; và * Tầm nhìn xa và trí tưởng tượng tốt.

Đề xuất cho phát triển thủ thư số tại một số quốc gia Tạo lập những tổ chức học tập cho các thủ thư số

Tổ chức học tập dựa trên nền tảng thông tin và tri thức, thực hiện việc quản lý tài nguyên và khuyến khích mọi nhân viên của tổ chức phải tự học, tự phát triển và tự chủ. Mục tiêu phát triển chủ yếu của một tổ chức học tập nhằm trau dồi năng lực của những nhân viên bằng cách thúc đẩy việc học tập và chia sẻ kiến thức qua lại giữa các nhân viên. Lý do cơ cấu lại thư viện thành những tổ chức học tập nhằm tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, thích hợp cho sự chia sẻ và trao đổi kiến thức thông tin giữa các nhân viên thư viện. Mỗi nhân viên thư viện góp phần cho sự sẻ chia kiến thức chung và rèn luyện kỹ năng của tổ chức; cùng thời gian đó, anh ta hoặc cô ta sẽ tự mình trau dồi năng lực và trở thành một thủ thư số thực thụ.

Để tạo ra một tổ chức học tập, chúng ta cần phải:

o Thứ nhất, thiết lập nên cơ cấu tổ chức hiện đại thích hợp cho việc học tập. Điều này có nghĩa là chúng ta phải giảm bớt những cấp hành chính trong tổ chức của chúng ta và tập trung vào quản lý đối tượng, làm việc đồng đội và xây dựng kế hoạch song song. o Thứ hai, rèn luyện và xây dựng thói quen học tập cùng văn hóa của tổ chức. o Cuối cùng, học tập chủ động từ bên ngoài và xây dựng liên minh chia sẻ kiến thức với tổ chức khác. Theo cách này, chúng ta có thể tăng cường việc chia sẻ kiến thức và thấu hiểu lẫn nhau giữa các nhân viên thư viện.

Thiết lập kho dữ liệu thủ thư số

Chúng tôi kế hoạch thiết lập kho dữ liệu về nhân viên thư viện tại thư viện CDSTIC dựa trên Mạng Cục Bộ (Local Area Network) nhằm đẩy mạnh sự nối kết giữa thông tin với thông tin, thông tin với thư viện và thông tin với các nhân viên thư viện. Kho dữ liệu của những nhân viên thư viện sẽ không chỉ đơn giản là chọn lựa kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng và bí quyết công nghệ được sử dụng bởi các nhân viên thư viện, mà còn phân loại những thông tin này, sau đó sàng lọc và duy trì thông tin hữu ích bằng những công nghệ như tính toán sự tối ưu và nhận dạng khuôn mẫu (Hình 1).

Hình 1: Bản đồ phác thảo việc thiết lập kho dữ liệu của những nhân viên thư viện số.

Kho lưu trữ dữ liệu về nhân viên thư viện rất hữu dụng trong việc chuyển đổi kiến thức hiểu biết thành kiến thức được thể hiện ra bên ngoài của những nhân viên thư viện, và bằng cách thực hiện như vậy sẽ củng cố việc chia sẻ và trao đổi kiến thức giữa các nhân viên thư viện. Hơn nữa, còn có thể giảm bớt chi phí và thời gian mà các thư viện dùng để tái huấn luyện các nhân viên thư viện thành những thủ thư số. Thêm vào đó, kho dữ liệu về nhân viên thư viện có thể tạo lên một kho dữ liệu toàn bộ về thư viện chứa đựng kiến thức chuyên môn cùng với hệ thống thông tin của người dùng.

Phác thảo bản đồ kiến thức của thủ thư số

Đối mặt với một dự án đặc biệt hoặc những vấn đề thực tiễn, làm cách nào mà thủ thư số có thể hiểu rõ cần phải kiến thức và thông tin gì, tìm kiếm thông tin bằng cách nào dễ nhất như thế nào, nơi nào để tìm kiếm, và ai có nó? Ở đây, chúng ta cần sự hướng dẫn hoặc thư mục được biết đến như là bản đồ kiến thức để chỉ dẫn con đường cho nhân viên thư viện tìm được kiến thức cần thiết. Bản đồ kiến thức không những cho biết nguồn gốc của kiến thức hoặc thông tin, đồng thời giúp các nhân viên thư viện tìm kiếm thông tin mong muốn, mà còn ghi lại qui trình từ việc sử dụng và chọn lựa thông tin cho đến việc phát triển. Nó cố gắng tìm kiếm những mối quan hệ giữa các đối tượng kiến thức, bao gồm những mối quan hệ giữa nguồn kiến thức khác nhau và giữa kiến thức với người chủ sở hữu,… Bởi vậy bản đồ này rất hữu dụng cho việc trao đổi kiến thức.

Những bản đồ kiến thức của thủ thư số có thể thay đổi, nhưng luôn luôn có một điểm vẫn giữ đúng như lúc đầu. Nói cách khác, bất kể thứ gì mà bản đồ kiến thức sau cùng chỉ ra một thủ thư hoặc dự án, nó phải chỉ ra cho các thủ thư làm thế nào để tìm thấy kiến thức và thông tin mong muốn. Việc sử dụng bản đồ kiến thức có thể giải thích bằng một ví dụ đơn giản (Hình 2).

Trong hình 2: . Pi (i = 1; 2; 3. . .) chỉ dự án hoặc công việc. . Ki (i = 1; 2; 3. . .) chỉ kiến thức, thông tin hoặc kỹ năng. . Li (i = A; B; C. . .) đại diện cho thủ thư khác. . PiKi: Đường kẻ giữa Pi và Ki chỉ ra rằng Ki thì rất quan trọng để hoàn thành Pi. Giá trị trên đường kẻ càng lớn, thì Ki càng quan trọng hơn đối với Pi. . KiLi: Đường kẻ giữa Ki và Li chỉ ra rằng Li có Ki. Giá trị trên đường kẻ càng lớn, thì Li càng tốt hơn khi sử dụng Ki . PiPi: Đường kẻ giữa Pi và Pi chỉ ra rằng có một số quan hệ giữa Pi và Pi. Giá trị trên đường kẻ càng lớn, thì Pi càng gần Pi hơn.

Hình 2: Một ví dụ về bản đồ tri thức của thủ thư số.

Theo như Hình 2, trước khi thư viện CDSTIC có thể tiến hành một dự án hoặc một công việc giống như P1, hoặc có một số quan hệ với P1, đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy rằng P1 cần kiến thức của K1, K3, K4 và K5. Giá trị trên P1K1, P1K3, P1K4 và P1K5 lần lượt là 5, 3, 5 và 2. Rõ ràng K1 và K4 quan trọng hơn đối với P1 hơn là K3 và K5. Sau đó chúng ta cũng có thể thấy rằng LA tốt nhất cho việc sử dụng K1 (bởi vì giá trị trên LAK1 là 5 hơn giá trị của nó trên LDK1).

Bằng cách này, chúng ta có thể lựa chọn một số thủ thư thích hợp chẳng hạn như LA để tạo nên một nhóm làm việc nhằm hoàn thành dự án hoặc giới thiệu những nhân viên thư viện này cho nhân viên thư viện có trách nhiệm đối với dự án hoặc công việc này và giúp đỡ anh ta. Bằng việc sử dụng bản đồ kiến thức, chúng ta không chỉ giảm bớt thời gian và chi phí dùng trong dự án và trong việc tái huấn luyện của các thủ thư số, mà còn tận dụng được kiến thức chia sẻ giữa các nhân viên thư viện.

Tăng cường việc tái huấn luyện các nhân viên thư viện

Những phòng ban cụ thể sẽ chịu trách nhiệm cho việc đưa ra những quy tắc và chương trình tái huấn luyện các nhân viên thư viện thành các thủ thư số. Cần đề ra mục tiêu cho việc huấn luyện mọi nhân viên thư viện hàng năm chẳng hạn như nội dung, cách thức, thời gian và chất lượng huấn luyện, đồng thời đánh giá kịp thời kết quả của việc huấn luyện. Thậm chí quan trọng hơn, các thư viện nên tăng cường sự trao đổi và hợp tác trong việc huấn luyện những thủ thư số bên trong và bên ngoài.

Theo tạp chí The Electronic Library, Vol. 23 No. 4, 2005, pp. 433-441, ISSN: 0264-0473

Định Nghĩa Hình Tứ Giác, Các Hình Tứ Giác Phổ Biến Và Đặc Điểm

Hình tứ giác là một đa giác có 4 cạnh và 4 đỉnh. Tứ giác có thể là tứ giác đơn (không có cặp cạnh đối nào cắt nhau), hoặc tứ giác kép (có hai cặp cạnh đối cắt nhau). Tứ giác đơn có thể lồi hay lõm. Tổng các góc của tứ giác là 360 độ.

Các dạng tứ giác thường gặp

Định nghĩa tứ giác đơn? Tứ giác đơn là bất kỳ tứ giác nào không có cạnh nào cắt nhau.

Định nghĩa tứ giác lồi?

Tứ giác lồi là tứ giác mà tất cả các góc trong nó đều nhỏ hơn 180° và hai đường chéo đều nằm bên trong tứ giác. Hay dễ hiểu hơn thì tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm gọn trong một nửa mặt phẳng có chứa bất kỳ cạnh nào.

Định nghĩa tứ giác lõm? Tứ giác lõm là tứ giác chứa một góc trong có số đo lớn hơn 180° và một trong hai đường chéo nằm bên ngoài tứ giác.

Định nghĩa tứ giác không đều?

Là tứ giác mà nó không có cặp cạnh nào song song với nhau. Tứ giác không đều thường được dùng để đại diện cho tứ giác lồi nói chung (không phải là tứ giác đặc biệt).

Các hình tứ giác đặc biệt

Định nghĩa hình thàng là gì?

Hình thang: là hình tứ giác có ít nhất 2 cạnh đối song song.

Hình thang cân: là hình thang có 2 góc kề cùng một cạnh đáy bằng nhau. Hoặc là hình thang với 2 đường chéo bằng nhau.

Hình bình hành: Hình bình hành là hình tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song. Trong hình bình hành thì các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau, đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Hình bình hành là trường hợp đặc biệt của hình thang.

Hình thoi: Hình thoi là hình tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.

Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc tại trung điểm mỗi đường và đường chéo là đường phân giác các góc. Hình thoi là một trường hợp đặc biệt của hình bình hành.

Hình chữ nhật: Hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông. Một điều kiện tương đương là 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Trong hình học phẳng, một tứ giác nội tiếp là một tứ giác mà cả 4 đỉnh đều nằm trên một đường tròn. Đường tròn này được gọi là đường tròn ngoại tiếp, và các đỉnh của tứ giác được gọi là đồng viên. Tâm đường tròn và bán kính lần lượt được gọi là tâm đường tròn ngoại tiếp và bán kính ngoại tiếp. Thông thường tứ giác nội tiếp là tứ giác lồi, nhưng cũng tồn tại các tứ giác nội tiếp lõm. Các công thức trong bài viết sẽ chỉ áp dụng cho tứ giác lồi.

Mọi tam giác đều có một đường tròn nội tiếp, nhưng không phải tất cả tứ giác đều nội tiếp. Một ví dụ cho một tứ giác không nội tiếp là một hình bình hành không là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật có phải là hình tứ giác không?

Trả lời: Hình chữ nhật có là hình tứ giác, và là hình tứ giác đặc biệt khi có 4 góc vuông, 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

Hình vuông có phải là hình tứ giác không?

Trả lời: Hình vuông có là hình tứ giác, và là hình tứ giác đặc biệt có góc vuông, 4 cạnh bằng nhau.

Định Nghĩa Khu Dân Cư Là Gì? Các Đặc Điểm Của Khu Dân Cư

Thế nào là khu dân cư?

Định nghĩa khu dân cư là gì?

Có thể nói, “khu dân cư” là cụm từ chưa có sự phổ biến nhất định bởi nó không có mặt trong hầu hết những quyển từ điển Tiếng Việt. Đồng thời, trong những văn bản pháp luật cũng chưa đề cập đến cụm “khu dân cư”. Tuy nhiên, đây lại là cụm từ rất phổ biến và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy khu dân cư hay cụm dân cư là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2012/TT-BCA, khái niệm khu dân cư được định nghĩa là: “Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.”

Những đặc điểm chung của khu dân cư là như thế nào?

Khu dân cư có thể là một tập thể tồn tại lâu đời hoặc đăng trong quá trình hình thành, quy hoạch từ chính sách phát triển của chính quyền.

Số lượng người sinh sống trong khu dân cư thường không có quy định cụ thể, có khu dân cư chỉ bao gồm vài chục hộ gia đình nhưng có khu dân cư lại có tổng số hộ gia đình lên tới vài trăm.

Những hộ gia đình thuộc khu dân cư thường không có vị trí địa lý tách biệt mà hay đan xen trong thôn, xóm, bản hay khu phố.

Mỗi khu dân cư đều có những đặc điểm riêng biệt về cơ cấu địa giới, tên gọi, lượng người sinh sống. Trong đó, mỗi hộ gia đình có thể sở hữu sổ đỏ riêng hoặc không.

Những căn nhà trong khu dân cư đồng thời cũng có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê,…

Những hộ dân ít khi có quan hệ huyết thống với nhau như một đại gia đình lớn, trái lại có sự gắn bó thông qua quan hệ sản xuất, sinh hoạt văn hóa, giao tiếp xã hội,…

Khu dân cư đồng thời phải chịu sự chỉ đạo từ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước vừa phải đáp ứng sự chi phối từ các cấp chính quyền địa phương

Quy hoạch khu dân cư là gì? Tại sao có sự hình thành khu dân cư?

Như chúng ta đều biết, hệ thống quản lý hành chính của nước ta bao gồm nhiều cấp khác nhau. Cụ thể đi từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận, thị xã, cấp huyện, phường, xã, thị trấn. Tuy nhiên, dù là những cấp quản lý thấp nhất nhưng xã, phường, thị trấn vẫn không dễ dàng để nắm bắt tình hình của công dân. Đó cũng là lý do mà các “khu dân cư” ngày càng trở nên phổ biến và được quy hoạch mỗi lúc một nhiều.

Mặt khác, lợi ích của việc hình thành khu dân cư là gì? Khu dân cư giúp một bộ phận lớn hộ gia đình tập trung thành một khu vực nhất định sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý. Tăng cường được khả năng đảm bảo an ninh trong khu vực, nắm rõ tình hình đăng ký thường trú, tạm trú. Điều này không những giúp cộng đồng trở nên an toàn hơn mà còn góp phần cải thiện bộ mặt chung của khu vực.

Ai là người đứng đầu đại diện cho khu dân cư

Thông thường mỗi khu dân cư thường cử người làm đại diện để kịp thời nắm bắt những chủ trương, chính sách cũng như cập nhật những vấn đề quan trọng từ chính quyền ban hành, quy định. Đồng thời, người đại diện này cũng thay mặt dân cư, dựa trên ý kiến số đông dân cư để biểu quyết hoặc đưa ra những ý kiến đối với những chính sách, chủ trương. Và người đại diện trên thường được gọi là trưởng ấp, trưởng khu vực hay trường khu dân cư (Thông tư số 09/2017 của Bộ Nội vụ).

Như vậy, trưởng khu dân cư có quyền triệu tập và chủ trì các hội nghị khu vực, ấp. Ngoài ra, chức vụ trưởng khu dân cư còn có thể thực hiện một số trách nhiệm khác như ký hợp đồng xây dựng công trình do người dân trong khu dân cư đóng góp kinh phí đầu tư và đã được thông qua. Đồng thời được phép phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho những người cấp dưới. Thông thường nhiệm kỳ của chức trưởng khu dân cư được lép dài từ 2,5 năm đến 5 năm.

Nói tóm lại, qua những thông tin vừa trình bày chúng ta đã giải đáp được khu dân cư là gì và những đặc điểm vốn có của một khu dân cư. Theo , việc hình thành các khu dân cư giúp tăng cao hiệu quả quản lý công dân, nâng cao an ninh khu vực.

Thông tin liên hệ GIATHUECANHO

Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0981 041 694

Email: truongtainang2018@gmail.com

Website: https://giathuecanho.com/

Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Dừa Cảnh

Cây dừa cảnh là gì?

Cây dừa cảnh hay còn gọi là cây cau vàng, cây cau tre, cây cau cọ…Tên tiếng anh là dypsis lutescens. Tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens, thuộc chi Dypsis.

Cây dừa cảnh phong thủy thuộc loài thực vật có hoa, thân gỗ dạng bụi do cây con đâm chồi từ gốc, là giống cây lai giữa dừa và cau, có thân hơi cong giống cây dừa, lá nhỏ xẻ dài của họ nhà dừa, tuy nhiên hoa và quả lại có đặc điểm giống cau. Cây thường mọc thành cụm cây giống với cây dừa.

Là một loại cây thuộc giống cây dừa nhưng có kích thước nhỏ, thân mỗi cây chỉ có bán kính từ 10cm và mọc thành nhiều nhánh con tỏa thành chùm. Cây càng lớn, càng phát triển thì phần gốc có u lớn phát triển. Lá dừa cũng có kích thước nhỏ hơn, ngắn hơn và chỉ làm cảnh, không có trái, không ăn được.

Đặc điểm nổi bật của cây dừa cảnh

Mỗi một cây dừa cảnh, nếu được chăm sóc trong điều kiện ổn định, thích hợp khi trưởng thành có thể cao từ ba đến 6m. nhưng cũng có những cây bé xinh chỉ cao tầm 1,5-3m. Lá dừa cảnh thuộc loại lá kép, phần ngọn lá được bao phủ bởi một lớp vỏ có màu xanh có khi là màu hơi trắng. Phần thân và gốc cây dừa cảnh được chia thành nhiều đốt lớn nhỏ khác nhau, mỗi đối khá ngắn và có màu hơi ngả vàng. Có lẽ chính bởi đặc tính này của thân cây nên dừa cảnh mới có tên gọi khác là cây cau vàng vậy.

Quả dừa cảnh là dạng quả hạch, nó có hình trứng, khi chín quả có màu vàng đậm, vị quả hơi ngọt thôi chủ yếu là chát, bạn đã nếm thử quả bàng chín chưa? Nó có vị giống như vậy đó.

Ý nghĩa phong thủy của cây dừa cảnh

Các hộ gia đình thường đặt 2 chậu ở cổng nhà hoặc cửa chính ra vào vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa mang lại ý nghĩa hưng thịnh cho gia đình. Cây còn có khả năng hấp thụ khói bụi, chất bẩn chất độc hại và trả lại bầu không khí trong sạch nên được ưa chuộng nhiều.

Cây cũng thường được trồng làm hàng rào vừa lấy bóng mát, vừa đem lại sự may mắn và tài lộc cho các gia chủ hay các công ty xí nghiệp lớn. Vì đặc tính cây ít rụng lá, sạch và sức sống lớn nên thường được trồng ở sân hay trước sảnh. Cây cũng có chức năng chống bụi và ô nhiễm, cung cấp O2 tốt nên cây rất được ưa chuộng làm cảnh vào những ngày hè nắng nóng.

Trong phong thủy, cây dừa cảnh khi trồng trong nhà sẽ đem lại vận khí tốt, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn. Và đặc biệt là đem lại nhiều sức khỏe cũng như môi trường trong lành hơn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền, tài, lộc đầy nhà.

Theo quan niệm của cha ông ta, cây dừa cảnh còn có tác dụng tăng cường dương khí, giảm âm khí từ ngoài vào, từ đó mang đến may mắn cho chủ nhân. Với dáng thẳng đứng lên cao, mọc vững chãi, cây dừa cảnh đã đem lại sự bình yên, may mắn, xua đuổi những điều xúi quẩy không hay và an toàn cho gia đình.

Đối với những người kinh doanh buôn bán, họ thường chưng cây dừa cảnh trong nhà nhằm hút tiền tài, may mắn, làm ăn trôi chảy và thành công hơn. Giúp công việc làm ăn thuận cát và phát tài nhiều hơn. Họ thường đặt 2 chậu cân xứng ở cổng ra vào để hút tài lộc và vượng khí.

Đối với công ty, dân văn phòng cây được trồng nhằm lọc không khí, đem lại màu xanh tươi mới trong không gian thiếu ánh sáng mặt trời. Hơn hết, đặt cây tại các sảnh tiếp khách trông mọi thứ cũng trở nên sang trọng và mãn nhãn hơn. Nhất là môi trường chật chội và ít màu xanh như công ty thì nên trồng dừa cảnh.

Trong nghệ thuật cắm hoa, lá cây dừa cảnh dường như không thể thiếu với ý nghĩa to lớn trong các buổi khánh thành hay mở móng mang lại sự may mắn, thành công và thuận lợi. Đặc biệt, dừa cảnh là loại cây đặc biệt có thể có khả năng hấp thụ những độc tố hóa học, lọc khí độc, đặc biệt là chất xylene và toluene. Làm sạch môi trường, không khí nên được mọi gia đình sắm sửa.

Tác dụng của cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh hiện nay được bày bán khá nhiều, người ta mau về trồng ở sân vườn, công viên, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp…vừa để làm cây trang trí, tạo nét đẹp, ấn tượng cảnh quan vừa làm hàng rào lối đi, hay ven tường. Cây có khả năng hấp thụ khói bụi, chất độc hại có trong không khí giúp cho bầu không trí trở nên trong lành, môi trường mát mẻ hơn từ đó bạn sẽ có một không gian sống an toàn, đảm bảo không lo nhiễm độc hại.

Có thể nói, cây dừa cảnh đã mang lại cho bạn một không gian sống mát lành, tạo cảm giác dễ chịu, sau những giây phút căng thẳng của cuộc sống được ngồi dưới bóng cây dừa cảnh con người ta sẽ cảm thấy thư thái, thoải mái, đánh tan mọi mệt nhọc.

Trong phong thủy, cây dừa cảnh còn giúp đem lại vận khí tốt cho ngôi nhà, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền tài, tài lộc đầy nhà.

Hiện nay cây dừa cảnh đang được khá nhiều người ưa chuộng nên nó đã trở thành một cây trồng đem lại nguồn kinh tế cao cho khá nhiều người.

Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh được cho là cây dễ sinh trưởng, dễ chăm sóc và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết cũng như đất, khí và nước. Nếu bạn không có thời gian có thể đến mọi điểm bán cây giống đã được giâm và mọc khỏe mạnh, độ cao có sẵn từ 60-80cm đem về trồng trong chậu là đẹp nhất. Nếu muốn tự tách từ cây to có sẵn, cây thường được tách bụi từ nhánh hoặc ụ già để giâm.

Đối vơi điều kiện ánh sáng: khi cây đang ở độ tuổi sinh trưởng cần để cây ở khu vực có nhiều ánh sáng và tưới nước thường xuyên, kích thích cây nảy mầm mới tốt nhất. Khi cây ra lá già cần tỉa bớt để cây tập trung nuôi và nảy mầm mới, lá non mới tươi tốt hơn.

Cây dừa cảnh có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu vì thế ta cũng không cần quá chú tâm tới việc chăm sóc cây, chỉ cần lưu ý một số điều sau

Đất trồng

Dừa cảnh không quá kén đất mà có thể dùng đất đất pha cát, đất thịt, đất phù sa hoặc trộn đất thịt với mùn cưa, xơ dừa để tăng độ tơi xốp cho cây, kết hợp bón lọt phân hữu cơ cho cây phát trưởng khỏe mạnh hơn. Nên để cây thoát nước tốt và cây không thể sống úng nước lâu ngày gây thối rễ. Vì đặc tính của nó là cây dừa cạn.

Nhiệt độ

Cây khi mới tách hoặc đang là cây con không nên để tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cần để cây phát triển đủ bộ rễ khoảng từ 1-2 tuần trong râm mát sau đó mới cho tiếp xúc với nắng. Trong thời gian phát triển cây cần được tưới nước đều đặn vào gốc từ 4-5 lần/tuần, cắt bỏ lá hư và già để cây đâm chồi mới. Lưu ý không dùng cây bẻ mà phải lấy kéo cắt sát gốc.

Phân bón

Cây không cần chăm sóc quá kỹ càng, nếu cây thiếu dinh dưỡng lá sẽ hơi vàng, thân hơi vàng. Nó cũng là một đặc điểm nhiều người thích như thế thay vì cây chỉ toàn màu xanh. Nhưng nên bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân lót bằng cách đào rãnh xung quanh gốc rồi bón phân vào rãnh lấp đất lại, làm thế này phân sẽ không quá mạnh làm ảnh hưởng đến rễ non của cây mà tưới nước để ngấm từ từ. Cũng có thể đào lỗ xung quanh gốc rồi bón phân xuống lỗ lấp đất lại.

Kết.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Định Nghĩa Và Đặc Điểm Thư Viện Số trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!