Đề Xuất 3/2023 # Đặc Điểm Và Công Dụng Của Dừa # Top 12 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Đặc Điểm Và Công Dụng Của Dừa # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Điểm Và Công Dụng Của Dừa mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân bố

Bến Tre được gọi là xứ dừa, đây là nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, thứ hai là Bình Định, các tỉnh Tây Ninh, Cà Mau, Trà Vinh, Khánh Hòa,.. cũng trồng nhiều dừa.

Cấu tạo cây dừa bao gồm các phần

– Cây dừa thuộc loại rễ chùm. Rễ cây dừa mọc chùm, ra liên tục, lúc mới mọc màu trắng lớn lên chuyển dần thành màu đỏ nâu, rễ có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nước và giúp cây trao đổi khí.

– Cây dừa thân gỗ. Thân dừa mọc thẳng đứng, không phân nhánh, chiều cao trung bình thường từ mười lăm đến hai mươi mét, cây dừa có thể cao tới ba mươi mét.

-Một cây dừa có rất nhiều tàu lá dừa (bẹ dừa), nó dài từ bốn đến sáu mét, tàu lá dừa có màu xanh gồm có cuống lá, sống lá và lá. Cuống lá phình to dạng bẹ ôm lấy thân cây, sau khi lá khô, rụng đi sẽ để lại sẹo trên thân, lá dừa mọc không đối xứng nhau dọc theo hai bên sống lá.

– Hoa dừa có hình dáng như hoa cao, lúc đầu thì có màu trắng đục như sữa, lớn dần chuyển dần thành màu xanh và hình thành ra buồng dừa.

– Cấu tạo trái dừa được bao phủ bởi lớp vỏ tùy theo giống mà lúc trái nhỏ sẽ có màu xanh hoặc màu vàng hay màu nâu đỏ nhưng khi dừa khô thì vỏ đều có màu nâu. Bên trong vỏ dừa là phần xơ dừa có tính hút và giữ ẩm cao. Tiếp đến là gáo dừa, nó được tạo sau bốn tháng thụ phấn, gáo sẽ cứng dần lên, khi được tám tháng nó sẽ có màu nâu và rất cứng. Bên trong gáo là cái dừa hay còn gọi cơm dừa, lúc mới hình thành cái dừa rất mềm, sau cứng dần lên, màu trắng, nó bao bọc phần nước dừa bên trong. Nước dừa non có vị hơi chua, trái dừa nạo, dừa cứng cạy nước sẽ có vị ngọt thanh, dừa rám nước dừa có ga và có thêm vị the the, khi dừa khô nước dừa sẽ nhạt nhẻo không còn ngọt nữa.

Công dụng của từng bộ phận trên cây dừa

Tất cả bộ phận của cây dừa điều có thể sử dụng và tác dụng của nó cũng rất khác nhau:

-Dùng rễ dừa để đánh răng, để súc miệng hay chữa bệnh lỵ người ta dùng rễ dừa làm thuốc sát trùng, nó còn có thể dùng làm thuốc nhuộm.

– Thân dừa có thể làm gỗ, làm cột nhà, gỗ dừa xả ra làm be, làm vật liệu cho công trình xây dựng, cây xấu dùng để bắc cầu, hoặc đồ mỹ nghệ, làm trống, thùng chứa, các con xuồng nhỏ.

– Lá dừa được dùng để lợp: chuồng gà, vịt, heo, bò,… làm vật che phủ làm nơi trú ẩn tạm thời, đặc biệt trong đám cưới, đám hỏi miền tây, lá dừa dùng để làm rạp, tạo rất nhiều kiểu dáng đẹp, sinh động cho cổng hoa. Bên cạnh đó, một số loại giỏ đựng đồ, lãng hoa tạo ra từ lá dừa, cọng dừa dùng để xiên thịt hay xiên tôm nướng, nó cũng được dùng nhiều vào việc làm chổi.

-Lá dừa khô còn là vật nhóm bếp rất tốt.

– Cái dừa khi dừa mới nạo: ăn cái dừa mềm, ngọt, ngon, trái dừa rám thì ăn cái dừa cứng, không còn ngon nữa nên dùng làm mứt, làm cốm dẹp, kho cá, kho thịt, kho tép ăn rất ngon, lúc trái dừa khô thì cái dừa lại được biết với công dụng làm nước cốt dừa, dùng để ăn kèm bánh bò, bánh rau mơ,… ngoài ra nó là nguyên liệu để làm ra dầu dừa rất tốt cho sức khỏe con người.

– Nước dừa là loại nước giả khát khá phổ biến nhờ vị ngọt tự nhiên và rất bổ dưỡng, nước dừa non chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể nên có thể làm dịch truyền như nước biển. Ngoài ra, nước dừa cũng được sử dụng trong ẩm thực như thịt kho tàu, vịt quay chảo, tôm hấp nước dừa,…Nước dừa khô được người nông dân nấu liên tục nhiều giờ để cô đặc thành nước màu dừa, dùng ướp cho các món kho, nướng…

– Tàu hủ dừa: ăn sống hay dùng làm gỏi, làm rau ăn rất ngon.

– Xơ dừa( phần bên trong bao phủ gáo dừa) được chế biến thành chỉ xơ dừa làm nguyên liệu sản xuất một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, phủ gốc cây, làm giá thể để trồng rau. Ngoài ra dùng xơ dừa để xử lý nước thải rất tốt. Ở Malaysia, người ta làm áo giáp chống đạn bằng xơ dừa, đây là loại áo giáp nhẹ nhất.

– Mụn dừa: người nông dân dùng nó để bó cây, tất cả các nhánh được bó đều ra rễ, rễ ra nhanh và phát triển mạnh.

-Khi đang đi làm ngoài vườn, lỡ bị đứt tay, người ta hay cạo lấy phấn dừa( bám trên những bẹ lá non) để cầm máu.

-Trồng trọt: người dân hay trồng cây, rau vào gốc dừa chết đã mục vì nó có nhiều chất dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng.

-Sau khi phơi khô toàn bộ các phần của cây dừa: rễ, cây, lá, trái dừa điếc, vỏ trái dừa đã ăn, xơ dừa, mo nang, yếm dừa, chà( buồng dừa sau khi chặt hết trái) đều có thể làm nhiên liệu đốt rất tốt, gáo dừa khô ưu tiên dùng để nướng bánh tráng, bánh phồng hay nướng cá, nướng thịt, nướng khô,…

Các giống dừa

–Dừa sáp đặc điểm là có cơm mềm, dầy, sền sệt, nước rất ít hoặc không có, đặc biệt không phải trái nào thuộc cây dừa sáp cũng là dừa sáp vì nó chỉ có một hay hai trái là dừa sáp trên cùng một buồng, nó được biết đến với tên gọi đặc sản của Trà Vinh.

–Dừa dứa cũng tương tự dừa sáp chỉ có vài trái là dừa dứa trên một buồng dừa thôi, người ta gọi nó là dừa dứa vì nước dừa có vị dứa thơm dễ chịu.

–Dừa xiêm xanh trái nhỏ dùng để uống nước vì nó có vị ngọt thanh, rất được ưa chuộng.

– Dừa xiêm lục có màu sắc và kích thước gần giống dừa xiêm xanh, trái hình quả lê, có quầng xanh đậm dưới đáy trái dừa, đặc biệt nó ngọt hơn, hiện nay ở Việt Nam đây là giống dừa cho trái sớm nhất trong tất cả giống dừa.

–Dừa lửa hay còn được gọi là dừa đỏ, trái tròn, năng suất cao, vỏ trái mỏng có màu nâu đỏ, nước có vị ngọt thanh, giúp thanh lọc cơ thể, phòng chống bệnh và chữa những bệnh như phong khớp, sỏi thận,…

– Dừa ẻo là giống dừa trái rất sai, vỏ màu nâu, hoặc xanh, năng suất cao, dùng để uống nước, làm kem dừa, rau câu dừa, bên cạnh nó được trồng để tạo khu du lịch sinh thái, giống dừa này không được khuyến khích trồng vì kích thước trái nhỏ.

– Dừa dâu trái sai, tròn, kích thước trung bình, hàm lượng dầu cao, có ba loại: dừa dâu xanh, dâu vàng và dâu đỏ.

-Dừa màu vàng là Dừa tam quan vỏ mỏng, có màu vàng sáng, năng suất không cao là đặc sản đến từ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Đặc Điểm Các Bộ Phân Của Cây Dừa, Các Giống Dừa

Đặc điểm Cây Dừa Việt Nam và công dụng của các bộ phận trên cây Dừa

Dừa là loại cây được trồng ở hầu khắp nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Hình ảnh cây dừa được gắn liền với nhiều bài thơ, câu hát và cả trong tranh ảnh từ bao đời nay. Đối với người Việt, cây dừa mang đến hình ảnh của làng quê yên bình, đậm chất yêu thương.

Tìm hiểu chung về cây dừa

Cây dừa là gì

Cây dừa có tên khoa học là Cocos Nucifera và nó đã xuất hiện trên trái đất từ rất lâu, từ thời tiền sử ở vùng Melanesie. Sau đó nó phát triển, mọc dần theo các bờ biển đến nhiều vùng nhiệt đới.

Đây là loại cây có thân thẳng và cao lớn, có thể cao lên đến 30m. Cây dừa được nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lựa chọn là nguồn canh tác chính. Và nó đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao cho người dân.

Đặc điểm của cây dừa

Thân cây dừa: không phân nhánh, mọc thẳng và có chiều cao trung bình từ khoảng 15 đến 20m. Trong 4 năm đầu tiên cây phát triển chậm và có thân cây ngắn.

Lá cây dừa: một cây dừa trưởng thành bình thường sẽ có khoảng 30-35 tàu lá và chiều dài mỗi tàu là 5-6m. Lá dừa chia làm 2 phần là phần cuống và phần chét lá xếp đều trên cuống.

Hoa cây dừa: hoa dừa sẽ mọc ở nách lá, mỗi nách lá sẽ mang một cụm hoa trắng ngà. Từ lúc trồng đến khi dừa có hoa là khoảng 30-40 tháng.

Rễ cây dừa: khi mới ra rễ non thì có màu trắng và sẽ chuyển sang màu nâu đỏ khi phát triển lên. Nó có một bộ rễ phát triển liên tục, đặc biệt là sự mãnh mẽ ở phần đáy gốc.

Các loại dừa nổi tiếng tại Việt Nam

Có thể nói đất nước Việt Nam là nơi rất thích hợp để trồng dừa, đặc biệt là Bến Tre vùng đất gắn với hình ảnh cây dừa. Ngày nay, ngoài những loại dừa truyền thống thì con người đã lai tạo ra nhiều loại giống dừa khác nhau. Đem lại hiệu quả kinh tế cao và có hương vị mới lạ hơn. Bài viết này sẽ kể tên một vài loại dừa phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất hiện nay.

Dừa xiêm xanh

Đây là loại dừa cho trái rất sai, nó thường được dùng để uống nước là phổ biến. Có lớp vỏ mỏng màu xanh, có thể tích nước từ 250-350 ml/trái, vị ngọt thanh mát. Giống dừa này mang lại năng suất cao, bình quân 140-150 trái/cây, ra hoa sớm độ khoảng 2,5-3 năm trồng.

Dừa dứa

Đây có thể xem là dừa uống nước có chất lượng cực ngon. Có giá trị kinh tế cao, bởi hiện nay nhu cầu tiêu thụ loại dừa này rất lớn. Toàn bộ cây dừa đều tỏa hương thơm lá dứa đặc trưng. Uống một ngụm nước dừa dứa vào, bạn sẽ mang một cảm giác thư giãn, mát mẻ.

Dừa sáp

Giống dừa này là đặc sản của tỉnh Trà Vinh, với tên gọi khác là dừa kem hoặc dừa đặc ruột. Trái dừa sáp có cơm dày, xốp mềm, hương thơm nhẹ, nước thì sền sệt. Nó thường được dùng để chế biến thành kem, bánh kẹo hoặc nhiều món tráng miệng thơm ngon.

Hoa dừa sáp xuất hiện trong khoảng 4-4,5 năm trồng, năng suất đạt khoảng 50-60 trái/cây. Mật độ dừa sáp tự nhiên chỉ chiếm khoảng 20-25%, còn lại là những cây dừa bình thường.

Dừa ta

Đây là loại dừa phổ biến nhất tại Việt nam, nó sở hữu thân hình cao, là loại dừa truyền thống. Có kích thước lớn, cơm dày, hàm lượng dầu cao từ 63-65%.

Trái dừa ta có 3 khía khá rõ, đặc biệt dừa này có 3 lớp áo thường được gọi: dừa ta xanh, ta vàng và dừa lửa. Năng suất đạt được khoảng 60-70 trái/cây.

Dừa Tam Quan

Giống dừa này có nguồn gốc từ vùng đất Tam Quan – Bình Định, với màu sắc đẹp. Loại dừa này được người xưa lưu truyền có tính mát nên dùng để chữa bệnh.

Năng suất đạt được 100-120 trái/cây và ra hoa trong 3 năm trồng. Ngày nay, theo đánh giá loại dừa này có năng suất không cao nên chỉ được trồng ở một vài nơi.

Công dụng từ các bộ phận của cây dừa

Dừa được xem là loài cây có công dụng ngoài sức tưởng tượng. Toàn bộ các bộ phận của nó đều có mang một chức năng khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những được những món đồ được tạo ra từ cây dừa ngay xung quanh mình.

Nước dừa

Không gì bàn cãi, nước dừa là thứ thức uống giải khát nhiều dinh dưỡng nhất. Có tác dụng làm mát, thải độc, giải nhiệt cơ thể. Mùa hè nước dừa chính là sự lựa chọn tốt nhất để làm mát cơ thể. Bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên uống nước dừa thường xuyên để tạo nhiều nước ối, giúp cho việc sinh con dễ dàng hơn.

Các chuyên gia đã tìm thấy nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như: đường, đạm, vitamin, các chất chống oxy hóa trong nước dừa. Bên cạnh đó, chuyên gia cùng khuyên không nên lạm dụng việc uống nước dừa quá nhiều trong một ngày. Bởi trong dừa cũng chưa nhiều hàm lượng kali nên hạn chế uống khi ra nhiều mồ hôi hoặc lao động nặng.

Lá dừa

Thời bé, lá dừa là thứ có thể tạo ra nhiều món đồ chơi nhất như: đồng hồ, chong chóng, làm nhà, con cào cào,… Lá dừa như cả một ký ức tuổi thơ của nhiều người con nông thôn Việt Nam.

Còn trong cuộc sống nó có thể làm nên nhiều vật dụng trong gia đình như cây chổi, giỏ lát, thảm,.. Ngoài ra nó cũng là những mái nhà lá đặc trưng của những ngôi nhà vùng Tây Nam Bộ.

Thân cây dừa

Những cây dừa đã không còn đem lại kinh tế sẽ được bổ ra thành những mảnh gỗ vô cùng chắc chắn. Nó có tính chất ưa nước, bền nên được dùng rất nhiều trong đê, đấp, hay gia cố trong các công trình thủy lợi.

Không những thế, thân dừa còn có thể tạo ra nhiều đồ nội thất trang trí được ưa chuộng. Từng sản phẩm tạo ra từ thân dừa có gia trị cực kỳ cao. Dựa vào độ bền cũng như nét tự nhiên trong chính hình ảnh cây dừa.

Xơ dừa

Những người đi biển hoặc đi rừng họ thường đôt xơ dừa để tạo ra khói xua đuổi muỗi, côn trùng. Mùi hương tỏa ra an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Vì cũng là nguyên liệu dễ cháy nên dùng để làm chất đốt ở những ngôi nhà vùng quê.

Ngoài ra, dưới sự tài tình của những nhà sản xuất họ bện xơ dừa lại với nhau từ đó tạo ra nhiều mặt hàng gia dụng phục vụ cho cuộc sống. Có thể kể đến như: thảm, đệm, dây thừng hay bàn chải,…

Vỏ dừa

Công dụng có thể thấy ngay tức thì đó là làm nguyên liệu đốt thay cho than củi. Tiếp theo đó là vỏ dừa tạo nên những chiếc bát nhẹ, đẹp. Hoàn toàn có thể thay thế bát ăn cơm thông thường. Hoặc là những chiếc gáo dừa mà ngày xưa ông cha ta vẫn thường dùng mà ngày nay bạn vẫn nhìn thấy trên phim ảnh.

Một khả năng khác mà ít ai ngờ tới, dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân những chiếc vỏ dừa thô sơ lại biến hóa thành các loại nhạc cụ đắt giá. Âm thanh phát ra mang đúng chất truyền thống dân tộc, mùi quê hương. Có thể bạn không tin nhưng nó còn có thể tạo thành cốt liệu thô rất hữu dụng trong dầm bê tông cốt thép.

Cơm dừa

Nó còn có tên gọi khác là cùi dừa, chính là phần thịt trắng tươi bên trong lớp vỏ. Bạn cỏ thể ăn trực tiếp và tận hưởng vị ngọt, béo ngậy và đạm đà hương vị nước cốt dừa. Đây cũng là nguyên liệu chính để ép và nấu ra loại dầu dừa rất tốt cho nấu nướng và làm đẹp.

Có thể nói vào dịp Tết Nguyên Đán Việt Nam, mứt dừa là món ăn không thể thiếu. Nó như là nét đặc trưng trong ẩm thực ngày tết vậy. Và để tạo nên món mứt thơm béo ấy nguyên liệu chính đó là cơm dừa kết hợp với sự khéo léo của các bà, các mẹ hay các chị. Ấy thế mà vẫn chưa hết khả năng của cùi dừa, nó còn được dùng làm nhiều món ngon cho bữa cơm gia đình hằng ngày như: kho thịt, kho cá,…

Rễ dừa

Đây ắt hẳn là điều mà rất nhiều người không biết, rễ dừa thì có công dụng gì chứ?

Các bạn không thể tin được, rễ dừa là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại thuốc chữa chứng tiêu chảy và bệnh lỵ. Bên cạnh đó chỉ với vài nhánh rễ dừa đem đi đun sôi là có ngay màu thuốc nhuộm cực tốt. Đặc biệt nó còn được sử dụng để làm ra bàn chải đánh răng hằng ngày.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa

Dừa là loài cây sống lâu năm, cần thời gian để sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế người trồng dừa phải thật sự kiên nhẫn. Có như thế mới đem lại kết quả như mong đợi, những quả dừa trĩu nặng và ngọt nước.

Chọn Đất trồng cây dừa

Như đã nói dừa có sức sống mạnh mẽ và không kén chọn đất. Nhưng khi đã trồng mang tính chất kinh tế bạn cũng nên lưu tâm đến vấn đề đât trồng. Dừa sẽ mang đến năng suất cao nếu được trồng ở những nơi gần mương nước, bồi bùn hay kênh rạch.

Cây dừa sử dụng phân bón nào

Khi trồng dừa phải bón lót 10-15kg phân chuồng trộn với 0.5kg phân NPK loại 16-16-8 để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Nên chọn giống dừa nào

Nên chọn những cây có chiều cao từ 0,3-0,35m. Có sức sống mạnh mẽ, không có hiện tượng úa, nhũng hay sâu bệnh.

Các bước trồng dừa

Đất đào hố kích thước 70 x 70 x 70 cm và đã được bón lót. Sau đó lấy cây con và cắt tỉa bớt rễ và lá. Tiếp đến nhúng cây vào nước phân và để vào hố rồi lấp đất. Lưu ý khoảng cách trồng dừa là từ 3-5 m.

Chăm sóc cây dừa

Trong vài ba tháng đầu phải che chắn để cây được cố định. Ddảm bảo mặt đất luôn ẩm, lượng nước đầy đủ để cây phát triển nhanh và xanh tươi.

Phòng ngừa và diệt trừ sâu bọ: đối với cây dừa, kiến là loài phá hoại nhiều nhất, ngoài ra còn có các loại bọ dừa, chuột, sâu. Chính vì thế phải có những biện pháp ngăn ngừa ngay từ lúc đầu. Bạn có thể bắt đầu điều đó với 2 cách: thứ nhất hòa 25% bột Aldrin vào nước có nồng độ 0.5%, thứ hai hòa Confidor 100 SL vào nước với tỷ lệ 30ml trong 10 lít nước.

Qua bài viết trên ắt hẳn các bạn đã hiểu rõ những công dụng tuyệt vời mà cây dừa mang lại. Đây không chỉ là loài cây mang giá trị tinh thần như trong thơ ca mà nó còn là thứ mang lại giá trị hiện thực, giá trị kinh tế cho nhiều người.

4.4

/

5

(

28

bình chọn

)

Đặc Điểm Và Công Dụng Của Câu Kỷ Tử

Cây cau kỷ tử được ví như tinh hoa của đất trời. Loài cây này đã được sử dụng và lưu truyền rộng rãi ở các nước châu á. Cách đây 2500 năm con người đã biết sử dụng loại cây này để làm dược thảo và thực phẩm. Kỷ tử sau khi chín và phơi khô thường có màu đỏ. Kỷ tử toàn thân đều có thể làm thuốc như lá để nấu canh, rễ để làm thuốc và quả sử dụng trong các món ăn bài thuốc.

Đặc điểm và công dụng của câu kỷ tử

Theo đông y kỷ tử có vị ngọt, tính bình vào hai đường kinh là can và thận âm và dưỡng huyết. Nhờ bổ thận âm như vậy nên có thể chữa các bệnh choáng váng, hoă mắt và làm sáng mắt ở nhiều đối tượng. Ngoài ra nó còn chứa đau lưng, mỏi gối, các bệnh sinh lý như di tinh, liệt dương. Nó cùng được chứng minh là có khả năng giảm lượng đường huyết rất thích hợp cho người bị tiểu đường.

Can thận âm ưu thường sinh nội nhiệt làm hỏa bốc lên gây giảm thị lực và ù tai. Qủa kỷ tử này giúp cho các trường hợp âm hư nên chữa được các chứng này.

Lợi ích của kỷ tử:

– Giúp sáng mắt

– Chống trầm cảm

– Giải độc gan

– Tăng cường hệ miễn dịch

– Làm đẹp

– Tăng cường tuổi thọ

Đặc tính: cây cao khoảng 1,2 – 1,5 mét, chịu lạnh và chịu hạn tốt, chịu được đất nhiễm mặn. Dễ trồng hơn rau ngót chỉ cần đất tơi xốp cắm cây con xuống là có thể sống tốt. Phù hợp với nhiều loại đất ở nước ta trừ đất đỏ bazan. Cây có thể sống được tới 15 năm, sau 3 năm cho quả màu đỏ.

Cách dùng câu kỷ tử

Nấu chè: chè sâm bổ lượng, chè hạt sen

Ăn sống: mỗi ngày ăn 25 – 30g câu kỷ tử.

Làm trà: dùng 25 – 30g câu kỷ tử đun với nước để uống như trà, nên ăn cả cái.

Salad: có màu sắc đẹp vị chua, ngọt nên sử dụng chung với các loại rau xanh rất ngon miệng.

Ngâm rượu:

– Độc vị kỷ tử: kỷ tử 1kg, rượu trắng 5 lít ngâm 2 tuần là có thể sử dụng được, mỗi bữa dùng 1 – 2 ly nhỏ.

– Tăng cường sinh lý: 1kg nhục thung dung, 1kg câu kỷ tử, 10 lít rượu trắng 40 độ. Ngâm sau một tháng là có thể sử dụng, mỗi bữa dùng 1 – 2 ly nhỏ.

Làm bánh: hiện nay rất nhiều loại bánh sử dụng kỷ tử bỏ vào nhân bánh giống như táo tàu hay đậu đen, đậu xanh.

Đối tượng sử dụng

– Người mắc bệnh di tinh, mộng tinh.

– Bệnh nhân tiểu đường.

– Người gầy yếu xanh xao dùng để bồi bổ.

– Người mắc bệnh về phổi và đường hô hấp.

– Người già mắc chứng mắt mờ, chân tay tê mỏi, thận âm hư.

– Người thừa cân béo phì, béo bụng, phụ nữ sau sinh

Trong đông y thì được phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể. Thường thấy nhất là gà hầm thuốc bắc luôn có mặt kỷ tử.

Trong 10 năm trở lại đây rất nhiều nước phương tây đã ứng dụng kỷ tử vào các món ăn, bài thuốc thường ngày. Họ tin rằng kỷ tử có rất nhiều vitamin A và carotene nên hỗ trợ rất tốt cho thị lực con người.

Đồng thời trong quả kỷ tử có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Vì thế có thể dùng kỷ tử để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh ung thư. Trong các cuộc nghiên cứu hiện đại còn chỉ ra kỷ tử góp phần bảo vệ gan. Đồng thời giúp phục hồi cho các trường hợp gan nhiễm mỡ.

– Rễ kỷ tử: vỏ của rễ kỷ tử gọi là địa cốt bì có vị ngọt, tính hàn đi vào hai kinh phế và thận. Có công dụng chữa ho, sốt, xuất huyết, chữa lở loét…

– Lá kỷ tử: có thể mua ở chợ để nấu canh chữa các bệnh nhiệt như là ho, sốt.

– Hạt kỷ tử: dùng để nấu trà và làm thuốc.

Lưu ý:

Tuy nó là một loại thực phẩm và vị thuốc lành tính nhưng có tác dụng hạ huyết áp và hạ đường huyết. Nên những người đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, huyết áp cần tham vấn ý kiến của bác sỹ.

Trồng câu kỷ tử tại nước ta

Với nhiều tác dụng nổi bật như quả dùng làm thuốc, thực phẩm, lá dùng nấu canh. Hoa đẹp màu tím, quả màu đỏ rất đẹp có thể dùng làm cảnh. Vậy nhiều người đặt ra câu hỏi là có thể trồng câu kỷ tử tại nước ta không.

Câu kỷ tử xuất xứ từ Trung Quốc ở các tỉnh Cam Túc, Hà Bắc… Phẩm chất tốt nhất khi được trồng tại Tây Tạng. Ở mỹ người ta cũng trồng được câu kỷ tử nên có thể nói câu kỷ tử phù hợp với nhiều loại khí hậu. Tuy nhiên giá trị kinh tế không thực sự cao 1kg kỷ tử khô có giá khoảng 300.000đ. Trồng 3 năm mới cho đợt quả đầu tiên, năng suất cao hơn ở các vùng khí hậu lạnh.

Cách trồng:

– Gieo hạt: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 3 – 4 tiếng sau đó bỏ hạt này vào ly đất nhỏ. Sau 3 – 4 ngày sẽ mọc ra các cây con, ta tiến hành mang cây con này ra ngoài đất trồng. Có một vài shop giống cây trồng lớn có cung cấp hạt giống loại cây này.

– Tách bụi: ta tiến hành tách các cây nhỏ từ bụi lớn mang ra trồng, là loại cây khá dễ sống. Lưu ý cần làm đất tơi xốp, đóng thành ụ để tránh ngập úng. Có thể bón lót thêm một ít phân hữu cơ để cây phát triển tốt hơn.

– Công dụng và cách chế biến hà thủ ô chuẩn

– Bạch tật lê vị thuốc tăng cường sinh lý tốt nhất

Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Dừa Cảnh

Cây dừa cảnh là gì?

Cây dừa cảnh hay còn gọi là cây cau vàng, cây cau tre, cây cau cọ…Tên tiếng anh là dypsis lutescens. Tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens, thuộc chi Dypsis.

Cây dừa cảnh phong thủy thuộc loài thực vật có hoa, thân gỗ dạng bụi do cây con đâm chồi từ gốc, là giống cây lai giữa dừa và cau, có thân hơi cong giống cây dừa, lá nhỏ xẻ dài của họ nhà dừa, tuy nhiên hoa và quả lại có đặc điểm giống cau. Cây thường mọc thành cụm cây giống với cây dừa.

Là một loại cây thuộc giống cây dừa nhưng có kích thước nhỏ, thân mỗi cây chỉ có bán kính từ 10cm và mọc thành nhiều nhánh con tỏa thành chùm. Cây càng lớn, càng phát triển thì phần gốc có u lớn phát triển. Lá dừa cũng có kích thước nhỏ hơn, ngắn hơn và chỉ làm cảnh, không có trái, không ăn được.

Đặc điểm nổi bật của cây dừa cảnh

Mỗi một cây dừa cảnh, nếu được chăm sóc trong điều kiện ổn định, thích hợp khi trưởng thành có thể cao từ ba đến 6m. nhưng cũng có những cây bé xinh chỉ cao tầm 1,5-3m. Lá dừa cảnh thuộc loại lá kép, phần ngọn lá được bao phủ bởi một lớp vỏ có màu xanh có khi là màu hơi trắng. Phần thân và gốc cây dừa cảnh được chia thành nhiều đốt lớn nhỏ khác nhau, mỗi đối khá ngắn và có màu hơi ngả vàng. Có lẽ chính bởi đặc tính này của thân cây nên dừa cảnh mới có tên gọi khác là cây cau vàng vậy.

Quả dừa cảnh là dạng quả hạch, nó có hình trứng, khi chín quả có màu vàng đậm, vị quả hơi ngọt thôi chủ yếu là chát, bạn đã nếm thử quả bàng chín chưa? Nó có vị giống như vậy đó.

Ý nghĩa phong thủy của cây dừa cảnh

Các hộ gia đình thường đặt 2 chậu ở cổng nhà hoặc cửa chính ra vào vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa mang lại ý nghĩa hưng thịnh cho gia đình. Cây còn có khả năng hấp thụ khói bụi, chất bẩn chất độc hại và trả lại bầu không khí trong sạch nên được ưa chuộng nhiều.

Cây cũng thường được trồng làm hàng rào vừa lấy bóng mát, vừa đem lại sự may mắn và tài lộc cho các gia chủ hay các công ty xí nghiệp lớn. Vì đặc tính cây ít rụng lá, sạch và sức sống lớn nên thường được trồng ở sân hay trước sảnh. Cây cũng có chức năng chống bụi và ô nhiễm, cung cấp O2 tốt nên cây rất được ưa chuộng làm cảnh vào những ngày hè nắng nóng.

Trong phong thủy, cây dừa cảnh khi trồng trong nhà sẽ đem lại vận khí tốt, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn. Và đặc biệt là đem lại nhiều sức khỏe cũng như môi trường trong lành hơn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền, tài, lộc đầy nhà.

Theo quan niệm của cha ông ta, cây dừa cảnh còn có tác dụng tăng cường dương khí, giảm âm khí từ ngoài vào, từ đó mang đến may mắn cho chủ nhân. Với dáng thẳng đứng lên cao, mọc vững chãi, cây dừa cảnh đã đem lại sự bình yên, may mắn, xua đuổi những điều xúi quẩy không hay và an toàn cho gia đình.

Đối với những người kinh doanh buôn bán, họ thường chưng cây dừa cảnh trong nhà nhằm hút tiền tài, may mắn, làm ăn trôi chảy và thành công hơn. Giúp công việc làm ăn thuận cát và phát tài nhiều hơn. Họ thường đặt 2 chậu cân xứng ở cổng ra vào để hút tài lộc và vượng khí.

Đối với công ty, dân văn phòng cây được trồng nhằm lọc không khí, đem lại màu xanh tươi mới trong không gian thiếu ánh sáng mặt trời. Hơn hết, đặt cây tại các sảnh tiếp khách trông mọi thứ cũng trở nên sang trọng và mãn nhãn hơn. Nhất là môi trường chật chội và ít màu xanh như công ty thì nên trồng dừa cảnh.

Trong nghệ thuật cắm hoa, lá cây dừa cảnh dường như không thể thiếu với ý nghĩa to lớn trong các buổi khánh thành hay mở móng mang lại sự may mắn, thành công và thuận lợi. Đặc biệt, dừa cảnh là loại cây đặc biệt có thể có khả năng hấp thụ những độc tố hóa học, lọc khí độc, đặc biệt là chất xylene và toluene. Làm sạch môi trường, không khí nên được mọi gia đình sắm sửa.

Tác dụng của cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh hiện nay được bày bán khá nhiều, người ta mau về trồng ở sân vườn, công viên, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp…vừa để làm cây trang trí, tạo nét đẹp, ấn tượng cảnh quan vừa làm hàng rào lối đi, hay ven tường. Cây có khả năng hấp thụ khói bụi, chất độc hại có trong không khí giúp cho bầu không trí trở nên trong lành, môi trường mát mẻ hơn từ đó bạn sẽ có một không gian sống an toàn, đảm bảo không lo nhiễm độc hại.

Có thể nói, cây dừa cảnh đã mang lại cho bạn một không gian sống mát lành, tạo cảm giác dễ chịu, sau những giây phút căng thẳng của cuộc sống được ngồi dưới bóng cây dừa cảnh con người ta sẽ cảm thấy thư thái, thoải mái, đánh tan mọi mệt nhọc.

Trong phong thủy, cây dừa cảnh còn giúp đem lại vận khí tốt cho ngôi nhà, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền tài, tài lộc đầy nhà.

Hiện nay cây dừa cảnh đang được khá nhiều người ưa chuộng nên nó đã trở thành một cây trồng đem lại nguồn kinh tế cao cho khá nhiều người.

Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh được cho là cây dễ sinh trưởng, dễ chăm sóc và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết cũng như đất, khí và nước. Nếu bạn không có thời gian có thể đến mọi điểm bán cây giống đã được giâm và mọc khỏe mạnh, độ cao có sẵn từ 60-80cm đem về trồng trong chậu là đẹp nhất. Nếu muốn tự tách từ cây to có sẵn, cây thường được tách bụi từ nhánh hoặc ụ già để giâm.

Đối vơi điều kiện ánh sáng: khi cây đang ở độ tuổi sinh trưởng cần để cây ở khu vực có nhiều ánh sáng và tưới nước thường xuyên, kích thích cây nảy mầm mới tốt nhất. Khi cây ra lá già cần tỉa bớt để cây tập trung nuôi và nảy mầm mới, lá non mới tươi tốt hơn.

Cây dừa cảnh có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu vì thế ta cũng không cần quá chú tâm tới việc chăm sóc cây, chỉ cần lưu ý một số điều sau

Đất trồng

Dừa cảnh không quá kén đất mà có thể dùng đất đất pha cát, đất thịt, đất phù sa hoặc trộn đất thịt với mùn cưa, xơ dừa để tăng độ tơi xốp cho cây, kết hợp bón lọt phân hữu cơ cho cây phát trưởng khỏe mạnh hơn. Nên để cây thoát nước tốt và cây không thể sống úng nước lâu ngày gây thối rễ. Vì đặc tính của nó là cây dừa cạn.

Nhiệt độ

Cây khi mới tách hoặc đang là cây con không nên để tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cần để cây phát triển đủ bộ rễ khoảng từ 1-2 tuần trong râm mát sau đó mới cho tiếp xúc với nắng. Trong thời gian phát triển cây cần được tưới nước đều đặn vào gốc từ 4-5 lần/tuần, cắt bỏ lá hư và già để cây đâm chồi mới. Lưu ý không dùng cây bẻ mà phải lấy kéo cắt sát gốc.

Phân bón

Cây không cần chăm sóc quá kỹ càng, nếu cây thiếu dinh dưỡng lá sẽ hơi vàng, thân hơi vàng. Nó cũng là một đặc điểm nhiều người thích như thế thay vì cây chỉ toàn màu xanh. Nhưng nên bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân lót bằng cách đào rãnh xung quanh gốc rồi bón phân vào rãnh lấp đất lại, làm thế này phân sẽ không quá mạnh làm ảnh hưởng đến rễ non của cây mà tưới nước để ngấm từ từ. Cũng có thể đào lỗ xung quanh gốc rồi bón phân xuống lỗ lấp đất lại.

Kết.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Điểm Và Công Dụng Của Dừa trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!