Đề Xuất 4/2023 # Đặc Điểm Trẻ Sơ Sinh Đủ Tháng # Top 8 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 4/2023 # Đặc Điểm Trẻ Sơ Sinh Đủ Tháng # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Điểm Trẻ Sơ Sinh Đủ Tháng mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Định nghĩa

Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử cung 9 tháng 10 ngày hoặc 38 đến 42 tuần hoặc 278 ngày ± 15 ngày tính từ ngày đầu của kì kinh cuối.

2. Đặc điểm bên ngoài của trẻ cơ sinh đủ tháng

– Cân nặng lớn hơn 2500g

– Chiều dài hơn 45 cm

– Da hồng hào, mềm mại, ít lông tơ, lớp mỡ dưới da đã phát triển

– Núm vú nổi lên khoảng 2mm, có vòng sắc tố vú khoảng 2mm.

– Tóc mềm dài hơn 2cm, móng chi dài trùm các ngón.

– Khi nằm các chi trong tư thế gấp.

– Bộ phận sinh dục:

Trẻ trai: Bìu có nhiều nếp nhăn, tinh hoàn nằm trong hạ nang

Trẻ gái: Môi lớn đã phát triển, che kín âm vật và môi nhỏ

– Trẻ khóc to, có các phản xạ bẩm sinh như Moro, Robinson, bú tốt

– Vòng đầu 32 – 34cm (1/4 chiều dài cơ thể) lớn hơn vòng ngực 1-2cm

– Thóp trước 2,5-3cm, thóp sau thường kín trong tháng đầu.

– Chi trên, chi dưới gần như bằng nhau (1/3 chiều dài cơ thể)

3. Đặc điểm sinh lý của một số cơ quan của trẻ sơ sinh đủ tháng

Hệ hô hấp: Nhịp thở 40-60l/phút, có thể thở không đều thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn 3-5 giây có khi có co kéo nhẹ cơ hô hấp hoặc rên nhẹ. Hiện tượng này sẽ mất đi nhanh chóng trong 1-2 giờ đầu sau đẻ. Nhịp thở ổn định dần chỉ còn 40- 45 lần/phút không có tiếng thở rên, không co kéo cơ hô hấp.

Hệ tim mạch: nhịp tim thường phụ thuộc nhịp thở, thường nhanh và dao động 140-160 lần/phút sau đó ổn định dần. Diện tim thường to, tỉ lệ tim ngực 0,55 trục hơi lệch phải. Thành mạch có tính thấm cao và dễ vỡ nhất là trong trường hợp thiếu oxy.

Hệ huyết học: Số lượng hồng cầu, bạch cầu và Hematocrit thường cao sau đẻ, sau giảm dần theo tuổi:

Hệ thần kinh: ở trong tình trạng hưng phấn dễ kích thích, đáp ứng lan toả. Các trung tâm dưới vỏ và tuỷ hoạt động mạnh chưa có sự kiểm soát của vỏ não. Vỏ não ít nếp nhăn số tế bào não nhiều. Độ thấm thành mạch cao nhất là vùng tiểu não ở trẻ đẻ non do đó dễ bị xuất huyết não màng não. Albumin dịch não tuỷ cao hơn ở trẻ lớn.

Các giác quan khác:

– Xúc giác: đã phát triển tốt: sờ vào lưng trẻ thở sâu hơn, tiêm trẻ biết khóc, tuyến mồ hôi chưa phát triển.

– Thính giác: đã phát triển tốt nên trẻ hay giật mình khi có tiếng động.

– Khứu giác: có phản xạ hắt hơi khi có mùi hắc, dần trẻ phân biệt được mùi của mẹ.

– Vị giác: Trẻ đã phân biệt đươc vị ngọt ưa thích.

– Thị giác: là giác quan kém phát triển nhất: nhãn cầu to, thần kinh thị giác chưa phát triển. Tuyến nước mắt chưa phát triển, nên trẻ khóc chưa có nước mắt.

– Gan: gan bào thai là cơ quan tạo máu, sau sinh là cơ quan chuyển hoá nên chức năng dần hoàn chỉnh. Các men chuyển hoá chưa đầy đủ vì vậy trẻ dễ bị toan máu và hạ đường máu sớm.

– Thận: To hơn trẻ lớn. Thận giữ các chất điện giải, nên dễ có hiện tượng tăng K+, hạ Na+ máu, dễ toan máu do giữ H+. Thận thải nước tốt sau ngày thứ 3.

– Chuyển hoá các chất: tỷ lệ nước ở trẻ sơ sinh cao hơn người lớn do đó dễ bị mất nước hoặc ứ nước.

Fe, Ca, P đều được mẹ cung cấp cho thai nhi trong quá trình mang thai. Những trẻ đẻ non và nuôi nhân tạo cần cho thêm Fe sau tháng thứ nhất và Vitamin D2.

4. Những hiện tượng sinh lý thường gặp

– Thường xuất hiện sau ngày thứ 3, vàng da nhẹ, vàng da tăng từ từ không cần phải điều trị, hiện tượng này vàng da sẽ hết sau 7 đến 10 ngày.

– Sụt cân dưới 10%.

– Không có hiện tượng bệnh lý khác như tiêu chảy, khó thở, nôn.

– Sụt cân trong tuần đầu sau đó cân nặng tăng dần.

– Nguyên nhân của sụt cân do mất nước vô hình hoặc hữu hình qua hơi thở và qua da.

– Trẻ chưa bú được nhiều.

– Do thải phân su và nước tiểu.

– Sưng hai vú: xuất hiện ở cả trẻ trai lẫn trẻ gái, không có hiện tượng nóng đỏ đó là sữa non của tuyến vú, không được nặn, không được chích tự nó sẽ tiêu đi trong tuần thứ 2.

– Một số trẻ gái có hiện tượng có một vài giọt máu ở bộ phận sinh dục các nơi khác không có xuất huyết. Chỉ cần tiêm 1 mg vitamin K­1 , giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục là được. Đó là do hiện tượng nội tiết của mẹ truyền sang con.

Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB

Đặc Điểm Sơ Sinh Đủ Tháng, Thiếu Tháng Và Cách Chăm Sóc

I.         Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và chăm sóc:

1.ĐN : trẻ ss đủ  tháng là những trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử cung từ 37 đến 41 tuần tuổi

2. Đặc điểm hình thể ngoài

– Cân nặng =2500g

– Chiều dài =45cm

– Da hồng hào, mềm mại, ít lông tơ. Lớp mỡ dưới da đã phát triển trên toàn thân có cục mỡ Bichard. Không thấy mạch máu dưới da.

– Vòng sắc tố vú khoảng 10mm, núm vú nổi lên khoảng 2mm

– Sinh dục ngoài:   + Trẻ trai tinh hoàn đã xuống hạ nang

                     + Trẻ gái môi lớn chùm kín môi nhỏ

-Trẻ nằm trong tư thế gấp

-Khi thức trẻ khóc to, vận động các chi tốt. Các phản xạ sơ sinh: Moro, Robinson ( cầm nắm), bước đi tự động … đầy đủ.

– Vòng đầu khoảng 32-34 cm, lớn hơn vòng ngực 1-2 cm

– Thóp trước 2,5- 3cm, đường khớp 0,5cm

– Tai: sụn vành tai phát triển

3.Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

1.    Chăm sóc và nuôi duỡng trẻ sơ sinh đủ tháng

Trẻ sơ sinh đủ tháng,khoẻ mạnh cần cả 2 nguyên tắc cơ bản trong nuôi dưỡng là sữa mẹ và vệ sinh

a.    Đảm bảo đủ din h duỡng cho trẻ bằng sữa mẹ:

-         Bú mẹ càng sớm càng tốt, ngay trong những giờ đầu sau đẻ.

-         Theo dõi hiệu quả của việc bú mẹ bằng cách cân trẻ.

-         Nếu trẻ ăn sữa bò, cho trẻ uống thêm nuớc lọc để tránh bị tưa miệng.

-         Theo dõi cân nặng của trẻ vì trong 10 ngày đầu có hiện tượng sụt cân sinh lý.

b.    Đảm bảo vệ sinh cho trẻ :

 - Tắm cho trẻ hàng ngày,  nên dùng loại xà phòng dùng cho trẻ em, tránh kỳ mạnh, nên xoa nhẹ da trẻ bằng khăn mặt bông, khăn xô mềm.

 - Chăm sóc rốn hàng ngày, nên mở băng rốn sớm. Vệ sinh rốn tốt nhất bằng Iode 0,5 %, betadin … Chú ý phát hiện những dấu hiệu nhiễm khuẩn rốn để điều trị kịp thời.

 - Nhỏ mắt hàng ngày cho trẻ bằng NaCl 0,9%, chloramphenicol 4‰ trong vòng 1 tuần

– Mặc quần áo bằng vải mềm, đủ ấm, tránh hạ thân nhiệt, tránh nóng quá.

– Theo dõi và phát hiện vàng da sau đẻ

c. Bổ sung cho trẻ:

– Vitamin K: 1-2mg cho trẻ mới sinh, đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn phải bổ sung vitamin K 2mg/tuần trong vòng 6-8 tuần

– Vitamin D: 1000 đến 1200 đơn vị/1 ngày  đối với trẻ bú sữa mẹ; 800 đến 900 đơn vị/ngày trong trường hợp trẻ bú sữa bò.

-Tiêm phòng lao(BCG),viêm gan B cho trẻ trong tháng đầu sơ sinh

II. Đặc điểm trẻ SS  thiếu  tháng và cách chăm sóc trẻ :

2.1. ĐN: Trẻ sơ sinh thiếu tháng là trẻ có thể sống được dưới 37 tuần tuổi .Trẻ ss rất non là trẻ ss dưới 33 tuần tuổi. trẻ ss đặc biệt non là trẻ ss dưới 28 tuần tuổi, trẻ có thể sống được là trẻ sinh ra sống trên 22 tuần or cân nặng ít nhất là 500g

2.2.Đặc điểm hình thể ngoài:

– Cân nặng < 2500g

– Chiều dài <45cm

-Da: đỏ mọng, nhiều mạch máu dưới da rõ. Tổ chức mỡ dưới da kém phát triển, trên da có nhiều lông tơ.

-Tổ chức vú và đầu vú chưa phát triển hoặc phát triển ít.

-Tóc ngắn

– Móng tay mềm chưa chùm kín đầu ngón

– Tai mềm, sụn vành tai chưa phát triển

– Sinh dục ngoài:+ trẻ trai tinh hoàn chưa xuống hạ nang

                  + trẻ gái môi lớn chưa chùm kín môi nhỏ và âm vật

-Nằm ở tư thế duỗi

– Trẻ li bì, ít phản ứng, các phản xạ sơ sinh yếu hoặc chưa có.

2.3. Những biến chứng của trẻ đẻ non:

– Hô hấp: bệnh màng trong, viêm phổi, cơn ngừng thở…

– Não: xuất huyết não- màng não..

– Chuyển hóa: hạ nhiệt độ, hạ đường máu, vàng da…

– Tiêu hóa: viêm ruột, bú kém..

– Tim mạch: còn ống động mạch…

– Các biến chứng khác: bệnh võng mạc, nhiễm trùng…

2.3. Chẩn đoán điều dưỡng và KHCS trẻ sơ sinh thiếu tháng:

a. Suy hô hấp: thuờng do thiếu chất Surfactant gây nên bệnh màng trong.Trẻ có thể bị ngừng thở do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh

– Biểu hiện: thở nhanh với nhịp thở trên 60 lần/phút, thở rên, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, tím tái quanh môi và đầu chi. Nặng trẻ con có cơn ngừng thở,tím tái toàn thân

– Chăm sóc:

 + Trẻ đẻ non có suy hô hấp phải đánh giá được mức độ suy hô hấp để can thiệp đúng mức

 + Làm thông thoáng đường thở: kê gối duới vai , hút đờm dãi

 + Cho trẻ thở ôxy, thở CPAP, thở máy….

 + Theo dõi tiến triển của tình trạng suy hô hấp: nhịp thở, dấu hiệu tím tái, sự co kéo các cơ hô hấp, SpO2…..

b.    Hạ nhiệt độ:

-         Do trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, cần đảm bảo nhiệt độ của trẻ từ 36,5 – 37oC

-         Nhiệt độ phòng phải đảm bảo ở 28oC,thoáng,  không bị gió lùa.

-         Không để trẻ tiếp xúc với các vật có nhiệt độ thấp, lau khô trẻ ngay sau khi ra đời, đội mũ cho trẻ.

-         Trẻ dưới 1800g nên cho trẻ nằm lồng ấp, dùng phuơng pháp “chuột túi” …..

c.     Mất nước :

-         Do mất nước hoặc cung cấp không đủ dịch hàng ngày 1ml/ kg/h.

-         Biểu hiện: da khô, nếp véo da dương tính, thóp trũng,niêm mạc miệng khô.

-         Phải đảm bảo đủ lượng dịch hàng ngày, theo dõi lượng dịch vào ra trong 24h để đảm bảo trẻ không bị mất nước và rối loạn điện giải…

-         Quá tải dịch nước là yếu tố thuận lợi của  bệnh còn ống động mạch và loạn sản phổi phế quản,mất nước là nguy  cơ của xuất huyết não- màng não.

d.    Giảm cân:

-         Xảy ra khi cung cấp năng lượng ít hơn nhu cầu của trẻ.

-         Cung cấp đủ năng lượng bằng cách: cho trẻ bú mẹ, ăn qua sonde, qua đường tĩnh mạch

-      Cho trẻ ăn từ ít đến nhều, theo dõi khả năng tiêu hóa của trẻ ( theo dõi lượng sữa còn lại trong dạ dày trước bữa ăn, màu sắc dịch dạ dày, nôn, chướng bụng…)

-      Hướng dẫn bố mẹ tham gia cho ăn

-      Theo dõi cân nặng và phân của trẻ, nếu có bất thường báo BS

-      Nếu trẻ đẻ non có kèm suy dinh dưỡng nên cho trẻ ăn thêm sữa dành cho trẻ đẻ non để cung cấp đủ protein, canxi, photpho, ăn từ từ, phụ thuộc vào sự trưởng thành của bộ máy tiêu hóa.

e.  Viêm da, viêm rốn, viêm kết mạc mắt:

-      Tắm cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng trẻ em.

-      Mặc quần áo cotton cho trẻ.Thay rửa ngay cho trẻ sau khi đi tiểu tiện và đại tiện.

-      Vệ sinh rốn hàng ngày cho trẻ sau khi tắm,cũng như khi rốn bị dính phân hoặc nước tiểu bằng dung dịch chlorhexidine, iode 0,5% bethadine .

-      Nhỏ thuốc mắt cho trẻ trong tuần đầu bằng chloroxit 4%o, nước muối sinh lí.

f.    Nhiễm khuẩn :

-      Trẻ đẻ non dễ bị nhiễm khuẩn vì hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành,hoạt động chưa tốt

-      Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh như da tái,nổi vân tím,hạ nhiệt độ hoặc sốt …

-      Đảm bảo vô trùng khi làm các thủ thuật , cs trẻ

-      Người mắc bệnh nhiễm khuẩn không được chăm sóc trẻ

g.  Vàng da:

-      Phát hiện vàng da: mức độ,tiến triển của vàng da, các triệu chứng kèm theo,  cần phân biệt giữa vàng da sinh lí và vàng da bệnh lý.

-      Khi trẻ được chiếu đèn để điều trị vàng da: cần bịt mắt bằng băng đen, cởi bỏ quần áo, thay đổi tư thể 2 giờ / lần , đảm bảo nhiệt độ của trẻ từ 36o5- 37oc

-      Theo dõi mức độ vàng da trên lâm sàng  bằng máy đo bilirubin qua da

h.  Sự đau khổ và thiếu hiểu biết của bố mẹ về cách chăm sóc khi con bị đẻ non:

-      Động viên bố mẹ chăm sóc trẻ .

-      Khuyến khích , yêu cầu sự giúp đỡ của cơ sở y tế , tổ chức xã hội , ông bà để bố mẹ yên tâm và tin tưởng  và tin tưởng khi chăm sóc con mình .

-      Đánh giá sự hiểu biết về cách chăm sóc trẻ của bố mẹ trẻ. sau đó cung cấp bổ sung đầy đủ các kiến thức cần thiết về chăm sóc trẻ cũng như thông tin về tình trạng trẻ .

-      Đảm bảo  bố mẹ trẻ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc con.

                       

Bài Giảng Đặc Điểm Trẻ Sơ Sinh

Published on

5. Bào thai: tế bào thận to, vuông, mao mạch ít, chức năng lọc kém ◊ mỏng dần, dẹp, mao mạch tăng và chức năng lọc mới đáp ứng yêu cầu Sơ sinh: chức năng cầu thận kém, giữ lại hầu hết các điện giải, kể cả các chất độc, nước tiểu gồm toàn nước loãng → không dùng các loại thuốc chứa morphin, các kháng sinh độc… Nếu có dùng, nên dùng liều phù hợp Tỷ trọng nước tiểu giảm dần với tuổi: 1.003/trẻ lớn, 1.002/đủ tháng và 1.0015/trẻ sinh non Độ thẩm thấu nước tiểu: 450-650 mOsm/l Thận giữ điện giải →kali máu thường cao và rất ít gặp hạ kali; giữ natri →tăng natri giả tạo: – Sau kiềm hóa máu bằng bicarbonat natri – Sau thay sữa mẹ bằng sữa bò → giữ nước & lên cân (natri/ sữa bò cao gấp 4 lần). Giữ H+ → rất dễ bị toan máu/suy hô hấp, mất nước, suy dinh dưỡng v..v… Sau ngày thứ 3: thải nước rất dễ dàng (50%)→ không ứ nước nếu dùng nhiều nước Đào thải nước tiểu: Bình thường, trẻ tiểu lần đầu ngay tại phòng sanh. Đại đa số trẻ tiểu trong vòng 24 giờ đầu. Nếu sau thời điểm này mà trẻ vẫn chưa tiểu, cần chú ý tìm xem có cầu bàng quang không và phải tìm phát hiện dị tật đường tiết niệu. Số lượng nước tiểu tăng dần theo ngày tuổi của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng hoặc già tháng tiểu ít hơn bình thường vì thiếu nước. 9. Nội tiết : * Sinh dục: Dù trai hay gái, trẻ có ít nhiều có nội tố nữ, folliculin, của mẹ truyền qua nhau thai → tuyến vú của trẻ có hiện tượng sưng to, và các em gái có thế có kinh nguyệt trong 10-12 ngày đầu * Tuyến yên: hoạt động ngay từ những phút đầu giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường ngoài, ngay cả trẻ sinh non cũng thích nghi tốt * Tuyến giáp: hoạt động từ ngày thứ 3 của bào thai, thyroxin có từ tháng thứ 6-8 thai kỳ. – Khi ra đời: nếu nhiệt độ bên ngoài quá thấp → tuyến giáp tiết nhiều thyroxin * Tuyến phó giáp: điều hòa lượng Ca và P trong máu, từ các dự trữ ở xương. Trẻ sinh non thường xuyên bị đe doạ thiếu Ca máu → rất dễ bị suy tuyến phó giáp * Tuyến tụy: hoạt động từ những giờ đầu sau sinh. chất tiết chủ yếu là Insulin. Men tiêu hoá được tiết muộn hơn – Sơ sinh rất dễ bị hạ đường huyết: thiếu cung cấp và tăng sử dụng và tăng lượng Insulin trong máu * Thượng thận: kích thước tương đối to và hoạt động sớm, cả bộ phận vỏ và tủy – Glucocorticoid gia tăng tổng hợp protid và giúp trẻ sinh non tăng cân nhanh * Nhau thai: từ tháng thứ tư của bào thai. – Progesteron và prolactin được nhau thai tiết ra giúp thai nhi chuyển hóa các chất đạm, mỡ, đường, cũng như các chất TSH của tuyến yên, các chất của nhau thai, huy động dự trữ mỡ và tiết kiệm sự tiêu hóa các chất đạm, đường 10. Biến động về sinh dục: Trong thời kỳ bào thai, sơ sinh chịu ảnh hưởng của nội tiết của mẹ nên sau sanh có thể có những biểu hiện Hiện tượng cương vú, thấy cả ở bé trai lẫn bé gái, vú căng phồng, nặn có ít sữa non. Tinh hoàn có nước ở bé trai. Tình trạng này sẽ hết vào khoảng tháng thứ hai – tháng thứ ba sau sanh, không cần điều trị. Sung huyết và phì đại môi lớn, âm hộ ở bé gái. Một số ít trường hợp có thể có ra ít huyết ở âm đạo. Trường hợp này cần phân biệt với xuất huyết đường tiêu hóa để xử trí kịp thời. 11. Miễn dịch : Sơ sinh có sức đề kháng kém – Da mỏng, độ toan thấp, ít có tác dụng diệt khuẩn – Niêm mạc dễ xây xát, dễ bị viêm loét.

6. – Miễn dịch tế bào: có từ trong bào thai, chỉ có tác dụng sau sinh, rất kém nếu trẻ sinh thiếu tháng * Phản ứng tăng bạch cầu khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực bào lại rất kém: sau 24 tháng mới hoàn chỉnh – Miễn dịch huyết thanh: bào thai tạo được các IgG và IgM từ tháng thứ 6 và IgA từ tháng thứ 8, không đáng kể. (sau 12 tháng: IgG # 60%, IgM # 80%, IgA # 20% so người lớn) Trẻ sơ sinh chủ yếu sử dụng IgG của mẹ (qua nhau) giảm dần và mất hẳn lúc 6 tháng tuổi. IgG có tác dụng chủ yếu đối với Gram (+). Đối với vi trùng Gram (-) phải cần đến IgM → vi trùng Gram (-) thường gây nhiễm nặng và tử vong cao Do trẻ sơ sinh sản xuất các globulin MD kém → bắt đầu tiêm phòng từ 2 tháng tuổi, trừ một số bệnh như lao cần tiêm phòng ngay sau sinh vì mẹ không truyền kháng thể cho con, mà bệnh thì rất nguy hiểm cho lứa tuổi này 12. Điều hòa thân nhiệt : Khi ra đời, trẻ rất dễ bị mất nhiệt, nhưng khả năng tạo nhiệt lại kém→ dễ bị rối loạn điều hoà thân nhiệt Chuyển hóa đạm, mỡ, đường→ chống lạnh Dự trữ các chất này rất ít: chỉ đủ cho 2 – 3 giờ đầu sau sinh→ bảo đảm To tối ưu ở môi trường: 28 – 300C/trẻ đủ tháng và 30 – 330C/trẻ sinh non Nhu cầu năng lượng (tính theo Kcalo/kg) tăng dần theo tuổi và theo cân nặng, được phân phối cho các hoạt động cần thiết như: chuyển hóa cơ bản, vận động, tiêu hóa và tăng trọng Năng lượng trong những ngày đầu: chủ yếu từ đường. Thiếu →huy động từ các dự trữ mỡ vùng bả vai, trung thất, quanh thận… và cuối cùng: từ dự trữ đạm → Cho trẻ ăn sớm, ngay sau sinh ở trẻ đủ tháng và 2-3 giờ ở trẻ sinh non dưới 1500g. Không ăn được ◊ nuôi qua đường tĩnh mạch 13. Hiện tượng vàng da: Những ngày sau sanh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên hiện tượng vàng da sinh lý. Ở trẻ đủ tháng, vàng da bắt đầu xảy ra ngày thứ hai – thứ ba sau sanh và chấm dứt khoảng ngày thứ tám – thứ mười. Nước tiểu trẻ vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài. Ở trẻ non tháng, hiện tượng vàng da kéo dài hơn do gan chưa trưởng thành để tạo ra men glucuronyl transferase. Trong trường hợp vàng da xuất hiện sớm trong vòng 36 giờ đầu sau sanh, có thể do nhiễm trùng sơ sinh, bất đồng nhóm máu Rhésus hay nhóm máu ABO, thiếu hụt men G6PD (gluco- 6 phosphat déhydrogenase) bẩm sinh. IV. CÁCH KHÁM MỘT TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG: 1. Kiểm tra và xử trí ngay các dấu hiệu cấp cứu: dấu hiệu cấp cứu Xử trí ngay lập tức Ngưng thở, ngưng tim hoặc Hồi sức ngưng tim, ngưng thở Thở hước hoặc Thở chậm < 20 lần/ph, tím tái Cung cấp oxy Trẻ đang co giật Thông đường thở, Oxy, Dextrostix, Phenobarbital 2. Tổng trạng : bé hồng hào, vận động tốt tay chân, khóc to, phản xạ tốt. 3. Khám các cơ quan:

9.  Da tái: Thiếu máu? Ngạt? Sốc? PDA?  Da tím:  Tìm tử ban điểm:  Bầm máu chổ chích: Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)  Da nổi bông: Hạ thân nhiệt? Giảm thể tích? Nhiễm trùng huyết? 3.7. Kiểm tra vấn đề khác:  Kiểm tra dị tật: * Dị tật bẩm sinh nhẹ: sứt môi, chẻ vòm, chân khoèo, thừa hoặc thiếu ngón, bướu máu. * Dị tật bẩm sinh nặng: thoát vị tủy màng tủy, thoát vị rốn, hở thành bụng, không hậu môn * Tai đóng thấp thường kèm dị tật bẩm sinh nặng. * Trật khớp háng bẩm sinh: Nghiệm pháp Ortolani để xác định chỏm xương đùi có bị trật ra sau không. Khớp háng được gập 90 độ, ngón hai và ba ấn lên đầu xương đùi, bàn tay ấn lên thân xương đùi trong khi dạng khớp háng. Nghiệm pháp dương tính với tiếng lách cách khi đầu xương đùi trượt trên bờ ổ khớp và bị trật khớp.  Quan sát các cử động: có bình thường và cân xứng không ? Hình 4: Liệt mặt bên phải (A). Liệt thần kinh cánh tay (B). Tư thế bình thường của trẻ sanh ngôi mông (C)  Tìm các dấu sưng nề, bầm tím do sang chấn sản khoa: V. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾT YẾU:

10. 1. Đảm bảo vệ sinh để ngừa Nhiễm trùng : a/ Sanh sạch:  Phòng sanh, bàn sanh, bàn sơ sinh sạch.  Bàn tay người đỡ đẻ: Rửa tay trước khi đỡ sanh, chăm sóc trẻ  Vùng tầng sinh môn: Rửa bằng nước sạch, xà bông  Dụng cụ hồi sức sơ sinh: sạch, khô  Dụng cụ sanh: vô trùng b/ Săn sóc rốn:  Rốn: Con đường chính dẫn đến Nhiễm trùng sơ sinh.  Chăm sóc rốn mỗi ngày, tháo kẹp rốn khi rốn khô, không nên băng kín rốn, không đắp gì lên cuống rốn  Bộ chăm sóc rốn vô trùng  Dung dịch sát trùng rốn: Cồn 70° , Cồn Iod 2% c/ Săn sóc mắt, da:  Bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Viêm kết mạc do Neisseria gonorrhea, Chlamydia trachomatis  Nhỏ mắt = Nitrate bạc 1%, mỡ Tetracyclin 1%, mỡ Erythromycin 0,5%.  Tắm trẻ, Chăm sóc da 2. Thực hiện tốt hồi sức tại phòng sanh:  Trẻ không khóc, không thở hoặc thở nấc/ 30 giây sau sanh & sau khi lau khô: hồi sức ngay: Hút miệng mũi, thông khí áp lực dương  Cần quyết định hồi sức trong 1 ph đầu sau sanh, trước khi đánh giá Apgar  HSSS cơ bản: Giúp 2/3 trẻ sanh ngạt tự thở được 3. Dinh dưỡng đúng  Nuôi con bằng SM sớm, hoàn toàn  Cử bú đầu /30ph-1 giờ sau sanh  Cho bú theo nhu cầu, tư thế ngậm bắt vú đúng  Không dùng bình sữa, núm vú cao su.  Không dùng các thức uống khác. 4. Phòng & điều trị hạ thân nhiệt  Chổ sanh ấm  Lau khô trẻ với khăn ấm  Tiếp xúc da qua da, mặc áo ấm  Tắm muộn

12. Quan sát một trẻ non tháng, ta thấy trẻ thở bằng họng, phình bụng lên khi hít vào. Nhịp thở có chu kỳ, có lúc thở nhanh gấp, sau đó chậm dần rồi ngưng khoảng vài giây. Cơn ngưng thở có thể kèm tím tái hoặc không. Ngưng thở dưới 15 giây không được xem như bệnh lý. Ngược lại, nếu cơn ngưng thở kéo dài trên 20 giây hoặc kèm theo nhịp tim chậm sẽ dễ gây những ảnh hưởng thần kinh, cần được theo dõi sát và xử trí ngay. Bệnh lý hệ hô hấp của trẻ non tháng hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi không thể dãn nở đủ để trao đổi không khí. 2. Chức năng điều hoà thân nhiệt: Trẻ non tháng dễ bị hạ thân nhiệt vì: (1) Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn non yếu. (2) Khi bị nhiễm lạnh, trẻ không thể run cơ để sinh nhiệt chống lại lạnh. Trẻ càng non tháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt càng chưa hoàn chỉnh. Giảm vận động và trương lực cơ yếu làm trẻ khó sản sinh ra nhiệt. Diện tích da lớn so với cân nặng trẻ, kèm lớp mỡ dưới da kém phát triển nên trẻ rất dễ mất nhiệt. Tích lũy mỡ tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ nên lượng mỡ tăng mà vẫn không đủ dự trữ ở trẻ non tháng. Nếu nhiệt độ trung tâm của trẻ xuống dưới 35,5°C, sẽ gây nên hàng loạt biến chứng ở hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não. Vì vậy, việc theo dõi, ủ ấm, lau khô trẻ ngay sau sanh là một việc làm rất quan trọng đối với trẻ non tháng. Nếu tiết trời lạnh, nhiệt độ bên trong phòng phải được giữ tối thiểu là 24°-26°C. Trẻ mới sinh ra phải được ủ ấm và đặt trên bàn có đèn sưởi. Nếu đặt trẻ non tháng trong lồng kính thì nhiệt độ trong lồng phải đạt được 34°-35°C lúc đầu. 3. Chức năng tuần hoàn: Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ. Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng. Lượng vitamin K và prothrombin thấp nên trẻ non tháng dễ bị xuất huyết. ECG: trục ưu thế P/ trẻ non tháng Lượng máu/trẻ : có thể 85ml/kg. 4. Chức năng gan và tiêu hóa Enzym để chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp bị thiếu hụt và kém hoạt tính nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài. Vì vậy, chúng cần được theo dõi thường xuyên lượng bilirubin tự do trong huyết tương. Sử dụng phương pháp rọi đèn sớm, truyền tĩnh mạch dung dịch albumin sẽ làm giảm được tình trạng vàng da, giảm được tỉ lệ phải thay máu cho trẻ sơ sinh. Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu hụt đòi hỏi trẻ non tháng phải được cho ăn từng ít một và ăn nhiều lần. Độ acid trong dạ dày kém, thiếu men tiêu hóa và hấp thu không hết thức ăn – dù là sữa mẹ – nên trẻ dễ bị nôn ói, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa Do lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường huyết. 5. Đặc điểm về chuyển hóa các chất : Trẻ sơ sinh, nhất là sinh non: rất dễ phù/những giờ đầu sau sinh (ứ nước), sụt nhiều cân sinh lý/những ngày sau (do thận thải nước tốt hơn) – Ca và P: mẹ cho con chủ yếu/2 tháng cuối thai kỳ. → trẻ sinh trước tháng thứ 8: dễ bị thiếu Ca và P, càng non, càng thiếu nhiều – Fe: mẹ cung cấp trong 2 tháng cuối thai kỳ, + Càng sinh non trẻ càng dễ bị thiếu Fe. + Dự trữ sắt: #106mg%/non tháng, đủ cho trẻ sanh non không bị thiếu máu/ 1 → lưu ý thiếu máu sau 1 tháng tuổi/trẻ sinh non (điều trị bằng truyền máu) và viên sắt uống chỉ có khả năng hấp thụ/ruột sau 2 tháng tuổi. 6. Hệ thống miễn dịch:

13. Hệ thống miễn dịch tế bào còn rất yếu. Khả năng thực bào, diệt khuẩn đều chưa hoàn thiện. Mặt khác lượng globulin miễn dịch dịch thể (IgG) từ mẹ qua thai còn rất ít nếu là non tháng. Hậu quả là trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong. III. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẺ SƠ SINH NON THÁNG: 1. Hình thể bên ngoài: Da càng non tháng càng mọng nhiều nước, đỏ mọng, trông thấy các mạch máu bên dưới. Dưới 30 tuần : da đỏ mọng, nhiều mạch máu, bóng 30- 32 tuần : da mỏng, ít mạch máu hơn 32 – 36 tuần : da dầy hơn, ít bóng, có lớp mỡ dưới da. Lông tơ có nhiều khi tuổi thai dưới 36 tuần và giảm dần khi tuổi thai lớn hơn. Chất gây nhiều và khuếch tán ở trẻ non tháng dưới 34 tuần và giảm dần khi tuổi thai càng lớn. Sụn vành tai Dưới 30 tuần : trẻ còn quá non chưa có độ cong của tai. Nếu gập vành tai lại, vành tai sẽ giữ ở tư thế đó lâu. 30 – 33 tuần : nếu gấp lại, vành tai sẽ từ từ trở lại vị trí cũ. 34 – 36 tuần : vành tai trở lại vị trí cũ nhanh. Trên 37 tuần : sụn vành tai trở lại vị trí cũ rất nhanh. Hộp sọ của trẻ non tháng có xương sọ ọp ẹp, dễ bị biến dạng nên khi sanh cần được can thiệp bằng forceps để bảo vệ hộp sọ. Mầm vú (có thể sờ nắn bằng hai đầu ngón tay cái và trỏ) 30 – 32 tuần : không sờ thấy mầm vú. 32 – 36 tuần : kích thước mầm vú từ 2mm – 4 mm. Trên 37 tuần : mầm vú 7mm – 10mm. Bộ phận sinh dục ngoài Ở trẻ trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống túi bìu khi tuổi thai ở khoảng 33-34 tuần. Nếu trẻ sanh sớm hơn, tinh hoàn còn ở trong ổ bụng hoặc trên ống bẹn. Túi bìu chưa có nếp nhăn, căng bóng và dễ phù nề theo tư thế nằm của trẻ. Ở trẻ gái, môi lớn chưa che phủ môi nhỏ và âm vật. Trẻ càng non, âm vật càng lộ rõ. Nếp nhăn ở gan bàn chân Dưới 36 tuần : nếp nhăn mờ và chỉ có ở 1/3 trước gan bàn chân. 37 – 38 tuần : nếp nhăn có đến 2/3 trước gan bàn chân. 39 – 41 tuần : nếp nhăn rõ và có nhiều ở cả gan bàn chân. 2. Dấu chứng thần kinh: Những dấu chứng thần kinh sẽ bổ sung các đặc điểm về hình thể bên ngoài để ước tính tuổi thai. Tính cường cơ Tư thế, trẻ càng non, trương lực cơ càng giảm. Trẻ nằm yên, ít cử động. Từ tuần 32, hai chi dưới mới ở tư thế co và từ tuần 34 – 35 hai tay mới co. Từ trên 37 tuần cho đến đủ tháng, tay chân co nhiều, chứng tỏ tính cường cơ biểu hiện rõ. Thử nghiệm gót-tai Trẻ càng non tháng góc này càng dãn (150°). Ở trẻ đủ tháng, góc này là 90°. Góc khoeo ở trẻ dưới 30 tuần đo được 150° và là 90° ở trẻ đủ tháng. Góc bàn chân-cẳng chân ở trẻ non tháng đo được 40°-50° và 10°-0° ở trẻ đủ tháng. Các phản xạ thần kinh nguyên thủy được biểu hiện rất yếu hoặc chưa biểu hiện được ở trẻ non tháng. Cân nặng và tuổi thai tương ứng (J.B. Jolly, 1985)

14. Tuổi thai (tuần) Cân nặng Chiều dài Vòng đầu 25 – 26 27 – 28 29 – 30 31 – 32 33 – 34 35 – 36 37 – 38 39 – 41 870g – 950g 1.050g – 1.150g 1.250g – 1.400g 1.550g – 1.700g 1.900g – 2.100g 2.300g – 2.500g 2.900g – 3.100g 3.100g – 3.300g 34cm – 35cm 36cm – 37cm 38cm – 39cm 41cm – 42cm 43cm – 45cm 46cm – 47cm 48cm – 49cm 49cm – 50cm 23cm – 24cm 25cm – 26cm 17cm – 28cm 29cm – 30cm 30cm – 31cm 32,2cm – 32,8cm 33cm – 33,5cm 34cm – 34,8cm IV. BỆNH LÝ ĐẶC BIỆT Ở TRẺ NON THÁNG: Hệ cơ quan chưa trưởng thành Vấn đề gặp phải – Nguy cơ Hô hấp – Ngạt chu sinh: do đáp ứng kém với hô hấp ngoài tử cung. – Bệnh màng trong: do thiếu surfactant – Cơn ngưng thở: do cơ chế kiểm soát nhịp thở chưa trưởng thành – Bệnh phổi mãn. Thần kinh Ngạt chu sinh, xuất huyết nội so, bệnh chất trắng quanh não thất, Não non tháng Tim mạch – Hạ huyết áp: do giảm thể tích, rối loạn chức năng tim mạch, dãn mạch do nhiễm trùng, thiếu hormone thượng thận, đáp ứng tiết catecholamines chưa hoàn chỉnh – Còn ống động mạch. Huyết học – Thiếu máu Dinh dưỡng – Hít sặc, Trào ngược dạ dày thực quản, Liệt ruột cơ năng – Viêm ruột hoại tử – Khó nuôi dưỡng, châm tăng cân Chuyển hóa Rối loạn chuyển hóa đường và can-xi, tăng bilirubin gián tiếp Thận Mất nước, dư dịch, rối loạn điện giải kiềm toan, dễ ngộ độc thuốc: do tốc độ lọc cầu thận thấp, không khả năng điều hòa nước, điện giải, kiềm toan. Điều hòa thân nhiệt Dễ bị hạ thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt Miễn dịch Nhiễm trùng huyết, Viêm phổi, Viêm màng não, viêm khớp, viêm tai giữa Nội tiết Thiếu hormone thượng thận, đáp ứng tiết catecholamines chưa hoàn chỉnh, … Mắt, Tai Bệnh lý võng mạc (trẻ < 32tuần hoặc / < 1500g), điếc, … V. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ SƠ SINH NON THÁNG. 1.1. Nguyên tắc chăm sóc trẻ sanh non / nhẹ cân: – Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. – Đảm bảo chăm sóc vệ sinh. Tránh gây tổn hại cho trẻ. – Giảm thiểu thời gian cách ly mẹ con. Chăm sóc bằng phương pháp bà mẹ Kangaroo. 1.2. Các biện pháp chăm sóc và ổn định yếu tố nguy cơ:  Xử trí tại phòng sanh: tránh mất nhiệt và hồi sức ngay sau sanh thật tốt. Trẻ sanh non có nguy cơ ngạt chu sinh cao do không thể khởi phát nhịp thở sau sanh. Nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp ngay sau sanh: cho thở oxy & chuyển đến nơi có thể thở NCPAP ngay.

Điểm Đặc Biết Của Não Bộ Của Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh là những trẻ mới sinh ra cho đến 30 ngày tuổi. Trẻ trong giai đoạn này rất mỏng manh, yếu ớt và đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc tuyệt đối từ bố mẹ.

Đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm của trẻ trong giai đoạn sơ sinh, trong đó, bộ não là một nội dung được quan tâm hàng đầu vì não quyết định phần lớn cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ sau này. Bài viết sau đây sẽ trình bày nội dung cần thiết về cấu tạo não bộ của trẻ sơ sinh để bạn đọc tham khảo.

Não bộ của trẻ sơ sinh có cấu trúc tương tự như người lớn, được bao bọc trong hộp sọ, gồm có 3 màng: màng cứng, màng nhện và màng mềm hay màng nuôi. Trọng lượng bộ não của trẻ sơ sinh vào khoảng 350 – 400 g, tương đương 1/8 đến 1/9 trọng lượng cơ thể trẻ. Chu vi hộp sọ vào khoảng 30 – 35cm.

Phần não chính của trẻ gồm hai bán cầu đại não phải và trái, ngăn cách nhau bởi rãnh gian bán cầu. Mỗi bán cầu đại não được bao bọc bởi vỏ não – là một lớp chất xám dày 2 đến 4mm. Đây là nơi tập trung của các thân nơ-ron – đơn vị tế bào thần kinh. Vỏ não củ trẻ được chia thành các thùy chính: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Các thùy lại được chia thành nhiều hồi.

Ngoài ra, não bộ của trẻ còn bao gồm tiểu não và hành não. Tiểu não nằm ở phía sau hai đại não, được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng (chất trắng là nơi tập hợp các sợi trục của nơ-ron thần kinh). Hành não là phần thấp nhất của hộp sọ, nối đại não với tủy sống. Hành não là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh sọ não gồm dây V đến dây XII.

2. Đặc điểm chức năng não bộ của trẻ sơ sinh

Bộ phận chính trong não bộ của trẻ sơ sinh là 2 bán cầu đại não phải và trái. Chức năng của 2 bán cầu này cũng không giống nhau mà đảm nhận những vai trò riêng biệt góp phần tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ sau này.

Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý những suy nghĩ tư duy trừu tượng, vấn đề ngôn ngữ, hiểu chữ viết, khả năng tính toán, phân tích, sắp xếp, lên kế hoạch, ghi nhớ về từ ngữ và những tri giác về thời gian, không gian.

Bán cầu não phải có nhiệm vụ xử lý những thông tin tổng thể về hình tượng, phân biệt, khả năng cảm thụ âm nhạc, sự bắt chước. Đồng thời, bán cầu não phải còn có vai trò trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm, sự sáng tạo, trực giác,…

Tiểu não có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể thông qua việc điều hòa trương lực cơ. Đồng thời kiểm soát các vận động tự động và chủ động của cơ thể.

Hành não có chức năng dẫn truyền xung thần kinh, phản xạ không điều kiện (như phản xạ nhắm mắt, phản xạ bú, phản xạ co cơ,…) và điều hòa trương lực cơ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Điểm Trẻ Sơ Sinh Đủ Tháng trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!