Đề Xuất 4/2023 # Đặc Điểm Sông Ngòi Vn Và Lợi Ích Của Sông Ngòi # Top 7 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 4/2023 # Đặc Điểm Sông Ngòi Vn Và Lợi Ích Của Sông Ngòi # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Điểm Sông Ngòi Vn Và Lợi Ích Của Sông Ngòi mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

*Đặc đIểm của sông ngòi:– Sông ngòi nước ta dày đặc với 2360 con sông dàI trên 10 km vì vậy nếu đI dọc bờ biển từ Bắc vào Nam thì trung bình cứ 20 25 km lạI gặp một cửa sông.– Sông ngòi nước ta nhiều nước vì khí hậu nước ta mưa nhiều dẫn đến trữ lượng nước sônglớn đIển hình là trữ lượng nước của sông Cửu Long khoảng 505 tỉ m3 nước/năm, trữ lượng nước của sông Hồng khoảng 137 tỉ m3/ năm (tổng trữ lượng nước của sông ngòi nước ta khoảng 853 tỉ m3/năm).– Sông ngòi nước ta nhiều phù sa với hàm lượng phù sa trung bình của sông Hồng khoảng 131 gam/m3, sông Cửu Long 200 gam/m3 cho nên tổng lượng phù sa của sông Hồng khoảng 80 triệu tấn/năm và của sông Cửu Long kà 1000 triệu tấn/năm.– Sông ngòi nước ta hầu hết đều chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nối liền miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển Đông.– Chuyển động nước trên sông ngòi diễn biến thất thường và theo mùa phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam:+ Đối với sông ngòi miền Bắc và Nam Bộ thì mưa lũ bắt đầu từ T6 T9 và lũ cao nhất là T8, còn mùa cạn bắt đầu từ T11 T4 và cạn nhất vào T1.+ Đối với sông ngòi miền Trung thì mưa lũ bắt đầu từ T9 T11, T12 và mùa cạn từ T11 T5 và cạn nhất là T3.+ Mức nước giữa các sông ngòi nước ta cũng rất khác nhau trong đó mức nước của sông Hồng lớn nhất vào mùa lũ, thường gấp 10 lần so với mùa cạn. Đối với sông ngòi miền Trung lớn gấp 16, 17 lần so với mùa cạn. Đối với sông Cửu Long lớn nhất thường gấp 20 lần so vớimùa cạn.– Nước ta có hàng ngàn sông lớn, nhỏ khác nhau nhưng điển hình có những sông chính sau đây:+ ở miền Bắc có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông TháI Bình. Trong đó hệ thống sông Hồng gồm nhiều nhánh sông: sông Đà, sông Lô, sông Chảy. Trên sông Đà đã xây thuỷ điện Hoà Bình công suất 1920000 kW, trên sông Chảy đã xây thuỷ điện Thác Bà công suất 108000 kW. Hệ thống sôngThái Bình với nhiều nhánh sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…+ Sông ngòi miền Trung gồm những sông chính sau: sông Mã (có nhánh là sông Chu đã xây thuỷ điện Bàn Thạch công suất 20000 kW); sông Cả, sông Gianh, sông Bến HảI, sông Cam Lộ, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng…các sông này đều ngắn và dốc, nước chảy rất xiết vào mùa mưa và ít nước vào mùa khô.+ ở Nam Bộ cũng gồm 2 hệ thống sông chính là: sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Trong đó sông Đồng Nai gồm nhiều nhánh: sông Đa Nhim (đã xây thuỷ điện Đa Nhim công suất 160000 kW); sông La Ngà (đang xây thuỷ điện Hàm Thuận công suất 360000 kW); sông (đang xây thuỷ điện Thác Mơ công suất 150000 kW); sông Đồng Nai (xây thuỷ đIện Trị An công suất 400000 kW). Sông Cửu Long thực chất là 2 nhánh chính của sông Mê Kông có tên là Tiền Giang và Hậu Giang chảy trên đất Việt Nam. 2 nhánh này đổ ra biển Đông bằng 9 cửa những cửa đó có tên là: cửa Tiểu, cửa ĐạI, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cung Hầu, cửa Bát Sát, cửa Cổ Chiên, cửa Định An, cửa Tranh Đề.*Những giá trị của sông ngòi với phát triển kinh tế, xã hội.– Giá trị với N2:+ Vì sông ngòi nước ta có trữ lượng nước lớn như nêu trên: 853 tỉ m3 chính đó là nguồn nước tưới rất cần thiết với phát triển N2, đặc biệt nền N2 nước ta là nền N2 lúa nước: 1 ha lúa nước cần từ 15000 60000 m3/năm.+ Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ: nếu có 1 lớp phù sa dày khoảng 5 cm phủ trên mặt ruộng thì có thể làm tăng năng suất lúa liên tục 400 kg thóc/vụ/ha. Đồng thời phù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm cho đồng bằng ngày càng mở rộng thêm về phía biển. Nhờ vậy mà nhân dân ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm S trồng trọt.+ Sông ngòi còn là địa bàn rất tốt với nuôI trồng thuỷ sản nước ngọt, lợ: tôm, cá và trồng rong câu. Đồng thời sông ngòi cũng là nơI để vớt cá giống (cá bột) phục vụ cho mục đích nuôI thuỷ sản trong các hộ kinh tế gia đình.+ Đối với phát triển N2 thì sông ngòi cũng gây không ít khó khăn đó là gây lụt, phá hoạI mùa màng.– Giá trị với phát triển công nghiệp:+ Sông ngòi nước ta vì chảy qua những vùng có độ dốc lớn nên tạo ra trữ lượng thuỷ điện rất lớn với tổng công suất thuỷ đIện của cả nước từ 20 30 triệu kW tương đương 260 – 270 tỉ kWh. Trong đó nguyên hệ thống sông Hồng đã chiếm 11 tr kW, sông Đà 6 tr kW (sông Hồng chiếm 37% tổng trữ năng thuỷ đIện của cả nước sông Đồng Nai chiếm 19%). Nhờ vậy mà sông ngòi nước ta cho phép xây dựng được nhiều nhà máy thuỷ đIện cỡ lớn như đã nêu ở trên mà lớn nhất là thuỷ điện Hoà Bình.+ Nước sông ngòi còn là 1 loạI nguyên liệu đặc biệt để phát triển công nghiệp vì bất cứ ngành công nghiệp nào cũng cần tới nước sông: để sản xuất 1 tấn gang cần 130 tấn nước, 1 tấn vảI 200 tấn nước và 1 tấn giấy 600 tấn nước… cho nên các nhà máy xí nghiệp đều phảI được xây dựng ở gần sông.+ Sông ngòi hiện nay còn là địa bàn duy nhất để chứa chất thảI công nghiệp. Cần phảI xử lý chất thảI công nghiệp trước khi thảI vào sông.+ Đối với phát triển công nghiệp sông ngòi cũng gây không ít khó khăn là: chuyển động nước diễn biến thất thường theo mùa trong đó mùa cạn thường thiếu nước chạy máy thuỷ điện. Đồng thời cấu trúc địa chất dưới lòng sông phần lớn là bởi các đá bazơ (đá vôi…) rất dễ bị phong hoá đồng thời lạI có nhiều hang động ngầm… nên khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện, cầu cống thì phảI đầu tư lớn để xử lý nền móng để chống lún, sụt, rò rỉ.– Đối với phát triển giao thông:+ Trước hết sông ngòi nước ta không đóng băng nên ta có thể phát triển giao thông đường thuỷ quanh năm.+ Vì hầu hết các sông lớn của ta đều chảy qua miền núi, trung du, đồng bằng và đổ ra biển nên tàu thuyền từ biển có thể vào sâu trong đất liền tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa đồng bằng ven biển với miền núi trung du (hiện nay tàu trọng tảI 1000 tấn có thể từ cảng HảI Phòng theo đường sông TháI Bình, sông Hồng lên tận Việt Trì, Hoà Bình.+ Nước ta lạI có nhiều sông vừa lớn vừa dài lại bắt nguồn từ nước ngoàI hoặc chảy qua nhiều nước rồi mới về ta như sông Hồng, sông Cửu Long… Vì vậy bằng đường sông ta có thể phát triển giao thông quốc tế rất thuậnlợi.+ Hầu hết các sông của ta đều đổ ra biển Đông tạo thành nhiều cửa sông lớn, có độ sâu lớn điển hình: cửa sông SàI Gòn sâu từ 8 13 m. Nhờ vậy mà cho phép xây dựng được nhiều cảng sông, biển có công suất lớn điển hình: cảng Sài Gòn, cảng Cần Thơ…+ Đối với phát triển giao thông sông ngòi cũng gây nhiều khó khăn và điển hình là chuyển động nước diễn biến theo mùa nên mùa cạn thiếu nước không thuận lợi với phát triển giao thông bằng tàu thuyền lớn, sông ngòi lạI phân hoá mạnh theo lòng sông trong đó sông miền núi thường chảy thẳng, lòng hẹp, bờ cao, nhiều thác ghềnh hạn chế giao thông.Còn sông đồng bằng lạI chảy uốn khúc quanh co nên sẽ kéo dàI đường vận chuyển, tốn nhiều thời gian, nhiều nguyên liệu.+ Do sông ngòi chảy trên địa hình dốc nên tạo ra hiện tượng đào lòng mạnh mẽ gây ra nhiều thác ghềnh ở miền núi, trung du nhưng lạI gây ra hiện tượng bồi tích lắng đọng ở các vùng cửa sông bến cảng làm nông các cảng sông buộc ta phảI đầu ta nạo vét.– Giá trị của sông ngòi với sinh hoạt của con người và môI trường:+ Với sinh hoạt của con người nước sông ngòi rất cần đến đời sống con người trung bình 1 người/ngày cần khoảng 10 lít nước cho nên hầu hết các khu dân cư đông đúc, các thành phố đô thị đều phảI được xây dựng ở gần sông.+ Đối với môI trường thì sông ngòi được coi là một hợp phần quan trọng của môI trường tự nhiên có chức năng điều tiết đồng hoá môI trường tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng có lợi cho đời sống con người.

Đặc Điểm Sông Ngòi Việt Nam

Với vị trí địa lý thuận lợi địa hình trải dài trên nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước phong phú và nhiều phù sa

Do khí hậu có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô phân hóa rõ rệt kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào nên lượng nước sông nước ta rất phong phú. Nghiên cứu chỉ ra rằng: lưu lượng nước bình quân 26.600 m3/s. Tổng lượng nước TB là 839 tỉ m3/năm trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5% nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh chiếm 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta. Nếu xét theo vị trí thì lượng nước trên mặt chiếm 76% (637 tỉ m3/năm), nước ngầm 24% (202 tỉ m3/năm).

Do sông ngòi chảy trên miền địa hình dốc, sức xâm thực rất mạnh nên đặc điểm sông ngòi Việt Nam là có hàm lượng phù sa lớn. Sông ngòi Việt Nam vận chuyển TB 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa đạt TB 200 triệu tấn/năm. Trong đó sông Hồng 120 triệu tấn. Sông Cửu Long 70 triệu tấn, còn lại các sông khác. Độ đục bình quân 223g/m3. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các khu vực. Nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng thì độ đục lên đến 600 – 700 g/m3, nơi có nhiều đá vôi giảm xuống còn 70 g/m3. Theo thông báo mới nhất thì độ đục cao nhất thuộc sông Hồng, tiếp đến là sông Cửu Long,….

2. Địa hình Việt Nam ảnh hưởng hướng chảy của sông

Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc – đông nam nên các con sông chủ yếu có hướng tây bắc – đông nam.

Hướng TB – ĐN: sông Đà, sông Cả, sông Mã,…

Hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

Hướng Tây – Đông: sông Thu Bồn

Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy của sông.

Tìm hiểu thêm về đặc điểm địa hình Việt Nam

3. Thủy chế nước sông thay đổi theo mùa

Một đặc điểm sông ngòi Việt Nam đó là có chế độ nước sông đơn giản: mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các khu vực, vùng miền và có sự chậm dần từ bắc vào nam.

Ví dụ: sông miền bắc, nam bộ và Tây Nguyên có mùa mưa trùng vào mùa hè. Tháng cực đại ở miền bắc thường là tháng 8, ở nam bộ và Tây Nguyên là tháng 9.

Sông miền trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5-6), mùa nước lũ rơi vào tầm tháng 11-12.

Chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa là thường rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông thường chiếm 60-90% lưu lượng cả năm còn mùa cạn chỉ tầm 20-30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25-30% lưu lượng cả năm còn tháng kiệt lũ lưu lượng chỉ còn 1-2% lưu lượng cả năm, đôi khi sông hết cạn nước, để trơ ra dòng sông cạn.

Thời tiết nước ta đang thay đổi ngày càng thất thường, khí hậu ngày càng bị biến đổi. Nó đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến đặc điểm sông ngòi Việt Nam mà cụ thể là gây ảnh hưởng đến chế độ dòng nước.

Mùa lũ: kéo dài từ 4-5 tháng: lượng nước rất lớn. Mùa lũ có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam. Lũ xuất hiện sớm nhất là ở sông Kỳ Cùng, Bằng Giang, sau đó đến sông ngòi ở bắc bộ, bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ.

Mùa cạn: kéo dài 7 tháng. Chính vì vậy lượng nước là rất nhỏ.

Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa là rất lớn. Ví dụ: sông Hồng chênh lệch mùa nước lũ gấp 4 lần mùa cạn, nước dâng lên rất nhanh có thể gây lũ đột ngột. Trong khi đó ở sông Cửu Long sự chênh lệch giữa 2 mùa là gấp 7 lần.

Đặc điểm tự nhiên (cấu trúc địa hình, địa chất,..), lượng mưa,.. nên đặc điểm sông ngòi Việt Nam là có sự phân hóa rõ ràng giữa các vùng. Căn cứ vào các tiêu chí sau mà người ta phân vùng, phân dạng các loại sông ngòi ở Việt Nam.

Xét về mật độ sông: thường tập trung vùng đồng bằng. Thưa nhất là các vùng núi đá vôi, đá dễ thấm nước ( nước thiếu dòng chảy mặt nhưng nước ngầm lại rất đa dạng).

Xét về phân hóa và thủy chế

Sông ngòi từ xa xưa đã là nguồn sống của ông cha ta. Mang lại lượng giá trị không hề nhỏ. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, đặc điểm của sông ngòi Việt Nam cũng mang giá trị không hề nhỏ.

Ví dụ như có giá trị về thủy điện, thủy lợi, nông nghiệp (phù sa) và ở một số đọan trung lưu và hạ lưu còn phát triển GTVT. Ngoài ra, nó còn có giá trị về mặt du lịch, thủy sản,…

Sông ngòi còn có tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân như

Nông nghiệp: bồi tụ phù sa thành đồng bằng châu thổ

Ngư nghiệp: khai thác thủy, hải sản vùng sông, suối, mang lại giá trị cao.

Công nghiệp: đóng góp phần không hề nhỏ trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta (thủy điện).

Dịch vụ: sông ngòi là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị lớn, hàng loạt các hệ thống giao thông đường thủy ra đời.

7. Vấn nạn về sông ngòi Việt Nam và hướng giải quyết

Sông ngòi có giá trị như thế. Song trong tình hình hiện tại, sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề.

Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

Nước xả thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng là các tác nhân làm ô nhiễm nguồn nước.

Để đặc điểm sông ngòi Việt Nam không bị mai một. Là một người dân Việt Nam, chúng ta đã, đang và sẽ ở trên mảnh đất này vì thế chúng ta cần thực hiện và kêu gọi mọi người

Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi

Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước

Phải xử lý chất thải từ các khu đô thị lớn bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp

Cần tích cực trong việc phòng chống thiên tai, lũ lụt

Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên.

Bài 33: Đặc Điểm Sông Ngòi Việt Nam

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

II.TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Trả lời:

Vẽ biểti đồ phân bố clòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) theo bảng hm lượng bình quân tháng (m3/s) dưới dây:

SÔNG NGÒI VIỆT NAM CÓ MẠNG LƯỚI DÀY ĐẶC, NGUỒN NƯỚC PHONG PHÚ, NHIỀU PHÙ SA

Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên Việt Nam có tới 2360 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên. Sông suôi đã tạo nên một mạng lưới dày đặc trên khắp mọi miền đất nước. Với mật độ trung bình khoảng 0,66 km/km , là ở các khu vực miền núi cao có sườn đón gió. Các vùng đồng bằng châu thổ có mật độ mạng lưới sông đạt giá trị cao nhất, tới 2,0 – 4,0 km/km 2. Nơi có mật độ mạng lưới sông thấp là các vùng núi đá vôi (chủ yếu ở miền Bắc) và vùng có khí hậu khô hạn (ở cực Nam Trung Bộ) với mật độ nhỏ hơn 0,5 km/km 2. Còn nơi có mật độ sông suối lớn, trên 1,5 km/km 22, do ngoài sông suối tự nhiên, nơi đây còn có hệ thống mương máng, kênh đào chằng chịt.

Dọc bờ biển Việt Nam, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông. Tuy nhiên, do tính chất đồi núi bị cắt xẻ của lãnh thổ, nên phần lớn các sông chỉ là những sông nhỏ có diện tích lưu vực dưới 500km 2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các sông thuộc loại này đa số nằm ở vùng biển, có tới 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của cả nước.

Những hệ thống sông lớn với diện tích lưư vực rộng trên 10.000km 2, chiều dài dòng chảy trên 50km hay những lưu vực sông trung bình với diện tích lưu vực khoảng 5.000-10.000 km 2 và chiều dài dòng chảy khoảng 100- 500km chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

Sông ngòi Việt Nam có lượng nước phong phú với tổng lưu lượng trung bình đạt 26.600m 3/s tương đương với tống lượng nước là 839 tỉ m 3/năm.

Trong tổng lượng nước nói trên, phần dòng chảy mặt là 637 tỉ m 3/năm, chiếm 76%, còn dòng chảy ngầm là 202 tỉ m 3/năm, chiếm 24%. Tuy vậy, lượng nước trên được phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông. Hệ thống sông Mê Công chiếm tỉ lệ lớn nhất, 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1% và các hệ thống sông khác còn lại chiếm 24,5%.

Hệ thống sông suối Việt Nam có sức xâm thực mạnh, mang theo một lượng phù sa rất lớn, bình quân đạt 226 tấn/km 2/năm. Tổng lượng phù sa của sông ngòi Việt Nam là 200 triệu tấn/nãm trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm 60%, sông Mê Công 70 triệu tân/năm, chiếm 35%.

Bài 3 : Sông Ngòi Và Cảnh Quan Châu Á

Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á

1. Đặc điểm sông ngòi

– Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công …), nhưng phân bố không đều.

– Sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp, thể hiện:

+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan.

+ Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn, lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

* Sông ngòi Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện, còn sông các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

2. Các đới cảnh quan tự nhiên

– Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng với nhiều loại:

+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. Trong rừng có nhiều gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.

– Ngày nay, cảnh quan rừng còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

– Thuận lợi: Nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú

+ Khoáng sản: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc,…

+ Tài nguyên khác: đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, rừng, nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt,..) dồi dào.

Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

– Khó khăn

+ Núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt: khó khăn trong việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

+ Các thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt,..gây thiệt hại lớn về người và của.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Điểm Sông Ngòi Vn Và Lợi Ích Của Sông Ngòi trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!