Đề Xuất 6/2023 # Công Dụng Của Quả Bí Đao Và Cách Dùng Bí Đao Làm Thuốc Tại Nhà # Top 7 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 6/2023 # Công Dụng Của Quả Bí Đao Và Cách Dùng Bí Đao Làm Thuốc Tại Nhà # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Công Dụng Của Quả Bí Đao Và Cách Dùng Bí Đao Làm Thuốc Tại Nhà mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

” Bầu già thì ném xuống ao

Bí già đóng cửa làm cao lấy tiền” ( 1)

Thật vậy, y học cổ truyền phương Đông đã ghi nhận bí đao là một vị thuốc quý, nhiều công dụng.

Bí đao (tên khoa học: Benincasa hispida, họ Bầu bí: Cucurbitaceae) ( 2) hay còn gọi là bí xanh, bí phấn, bí dài, bí chanh, bí đá, bí gối, bù rợ, đông qua… là dạng dây leo dài bằng tua cuốn, nhiều lông phủ và lá hình tim xẻ thùy chân vịt, hai mặt đều có lông cứng. Hoa bí đao có màu vàng. Quả bí đao hình thuôn dài, lúc nhỏ có các công cứng và có lớp phấn sáp phủ bên ngoài khi già. Quả bí đao có nhiều hạt hình dẹt, nhìn như hạt bí rợ hoặc dưa hấu nhưng nhỏ, nhám và dẹp hơn nhiều, có màu vàng nhạt.

Mặc dù ngọn bí đao ăn được nhưng không ngon bằng ngọn bầu, ngọn mướp hay ngọn bí rợ nên hầu như quả bí đao là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Các cách chế biến thường thấy là nấu canh, xào, hấp, kho, làm mứt bí, làm hạt lựu giả (thịt quả thật già xắt hình thoi, trộn với bột, phẩm màu và nấu chín).

Tính vị, công dụng của quả bí đao

Thịt quả: Theo y học cổ truyền, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, giúp giảm mụn sưng và điều trị phù thũng (3). Hải thượng y tông tâm tĩnh – công trình chứa đựng tâm huyết về ngành y của Lê Hữu Trác cũng nhấn mạnh những công dụng này của bí đao:

” Đông qua tục gọi là quả bí (tức bí Đao)

Tính vị cam hàn, không độc khí Giải khát, thanh tâm lui nhiệt phiền

Tiêu ung thũng trướng và lợi thủy ” (4).

Cách dùng: mỗi ngày nấu ăn (hoặc sắc lấy nước uống) khoảng 30 – 40 g quả bí đao tươi (3) (5).

Quả bí đao, phương thức giảm cân tuyệt vời

Công dụng của quả bí đao: Ở Trung Quốc, các món ăn từ thịt quả bí đao nấu chín kỹ (hấp, nấu súp, hầm, kho hành… ) được xem là biện pháp hiệu quả để giảm mỡ máu và giảm cân (được xem là “dưa giảm béo”), đồng thời giúp đẹp da, lợi tiểu, bảo vệ thận và ngăn ngừa tiểu đường ( 6).

Bởi lẽ, chất đường, đạm và mức năng lượng trong bí đao rất thấp trong khi bí đao lại chứa nhiều vi chất như: Na tri, Ka li, Sắt, Ma giê, vitamin C, E và nhiều vitamin nhóm B khác… ( 7) ( 8).

Ngoài ra, quả bí đao cũng được điều chế thành dạng cao (sản phẩm Cao bí đao) để trị mụn, làm sáng và dưỡng ẩm da.

Công dụng các bộ phận khác của dây bí đao

Vỏ quả: Vỏ quả bí đao được dùng điều trị tiểu rắt do bàng quang nhiệt hoặc tiểu đục có chất nhầy (3).

Lá: Lá bí đao được giã nát, trộn với giấm rồi đắp lên các đầu ngón tay sưng đau (3).

Rễ: Rễ của dây bí đao được dùng điều trị đậu mùa bằng cách nấu nước tắm (3).

Hạt: Hạt bí đao có tác dụng kháng sinh, tiêu độc, trừ giun, điều trị ho, rắn cắn và giải độc. Bên cạnh đó, có thể kể đến bài thuốc điều trị ung nhọt ở phổi hoặc ở đại tràng bằng cách kết hợp hạt bí đao cùng các vị thuốc sau để sắc uống hàng ngày: hạt bí đao (sao vàng), bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (để sống), rau diếp cá (mỗi vị 40 g), rễ lau (20 g), hạt đào, cát cánh, cam thảo (mỗi vị 10 g) (5).

Không ăn sống hoặc uống nước ép bí đao sống vì sẽ gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa.

Những người bị bệnh về dạ dày hay tính hàn không nên dùng bí đao (6).

Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều bí đao. Đối với trẻ em và phụ nữ vừa mới sinh xong, hệ tiêu hóa còn yếu nên vào mùa đông, cần cân nhắc đối với bí đao vì có thể gây khó tiêu (7).

Không ăn bí đao cùng giấm (sẽ bị giấm triệt tiêu các chất dinh dưỡng) hoặc đậu đỏ (vì làm tăng lượng nước tiểu đột ngột gây mất nước) (8).

Công Dụng Của Quả Bí Đao

Tác dụng Cao Bí Đao

Thông tin cần biết

Sản phẩm Cocoon

Công dụng của quả bí đao

đối với sức khỏe có thể kể đến như sau : – Thịt quả bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi có lợi cho đường ruột. – Theo đông y thì bí đao khi ăn không có độc tính, có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu trừ nước thừa trong cơ thể giúp giảm cân và không tích mỡ. – Chống béo phì: Theo các nhà dinh dưỡng học, trong bí đao không có chất béo. Hợp chất hóa học hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ dẫn đến béo phì. Với những chị em lo lắng về nguy cơ tăng cân, hãy dùng bí đao để chế biến thành món ăn hàng ngày, vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng trong làm đẹp.

Tác dụng của quả bí đao

Công dụng của quả bí đao đối với làm đẹp:

Ngoài ra, quả bí đao (bí xanh) có tính hàn, vị ngọt mát, nhiều vitamin và các chất có lợi khác rất hiệu quả trong làm đẹp. Công dụng của quả bí đao trong làm đẹp đã và đang được rất nhiều chị em quan tâm và biết đến. Những công dụng đối với sắc đẹp có thể kể đến như là: giảm cân, giải độc tố, làm sáng da … Hàm lượng dầu thực vật có trong bí đao rất tốt cho da và tóc.

Công dụng của quả bí đao giúp giữ eo thon: Thịt quả bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi rất có lợi cho ruột. Ngoài ra, các vitamin B9, vitamin C, vitamin E, vitamin A và các khoáng chất như: kali, phospho, magiê có trong bí đao cũng góp phần giúp chị em giữ gìn vòng eo thon gọn, không tích mỡ ở bụng. Vỏ bí đao được cho là chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nên có thể ăn cả vỏ, nhất là vỏ bí đao khi quả còn non

Tuy nhiên công dụng của quả bí đao nếu chỉ sử dụng trực tiếp từ quả tươi thì có lẽ không phải ai cũng đủ thời gian để kiên trì thực hiện.

Làm đẹp với Cao Bí Đao:

Để giải quyết vấn đề đó, danh y Tuệ Tĩnh từ hàng trăm năm trước đã đưa ra một công thức để tạo nên một loại sản phẩm làm đẹp từ bí đao có công dụng rất hiệu quả với làn da và sắc đẹp của chị em phụ nữ. Công dụng của quả bí đao lúc này lại càng tăng lên đáng kể khi kết hợp với mật ong và rượu, được chế biến theo quy trình thủ công và hoàn toàn không có kim loại hay hóa chất. Cao bí đao có tác dụng rất tốt với làm đẹp.

Phần lớn những tác dụng thần kỳ với sắc đẹp của cao bí đao đều nhờ công dụng của quả bí đao. Những đặc tính vốn có của bí đao như tính hàn, nhiều vitamin và khoáng chất, lại kết hợp với mật ong thiên nhiên, làm cho cao bí đao trị mụn và thâm nám rất hiệu quả. Cơ chế làm đẹp của cao bí đao dựa trên cơ sở giải độc da, tăng tuần hoàn máu lưu thông dưới da. Sau khi độc tố tích tụ dưới da được đẩy hết lên thì bạn sẽ có được làn da mịn màng và khỏe mạnh hơn hẳn.

Công dụng của quả bí đao đã được quan tâm từ rất lâu. Bí đao là loại quả thông dụng mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ đâu. Bạn có thể sử dụng bí đao như một loại thực phẩm trong các món ăn hàng ngày, vừa ngon miệng lại vừa giữ được vóc dáng thon thả và cân đối. Ngoài ra thì công dụng của quả bí đao trong làm đẹp cũng đã và đang được rất nhiều chị em tìm hiểu và áp dụng tại nhà như một liệu pháp hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Và giải pháp đơn giản và nhanh chóng nhất là sử dụng sản phẩm cao bí đao như một bí quyết riêng cho sắc đẹp của bạn.

Cao bí đao CocoonGiá bán: 80.000 /1 hủ 30ml

Hotline đặt hàng: 0916 889 114 (giao hàng tận nơi)

Các tin khác

Hỗ trợ trực tuyến

Đặt hàng TP HCM

0916 889 114

Đặt hàng Hà Nội

0962 686 884

Đặt hàng Đà Nẵng

0973 164 638

Tư vấn sử dụng sản phẩm

0964 507 744

Phản ánh chất lượng sản phẩm – dịch vụ

0916 640 114

Cao vỏ bưởi Cocoon

Tìm đại lý phân phối

Kiến thức làm đẹp

Công Dụng Và Bài Thuốc Đến Từ Quả Bí Đao

Ai cũng biết rằng bí đao là thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, chắc hẳn ít ai ngờ rằng, đây còn được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh và….mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp.

Bí đao

Bí đao: Vừa làm thuốc vừa làm mỹ phẩm

Bí đao giúp chữa được nhiều bệnh như hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, ung nhọt,…

Không chỉ chữa bệnh, bí đao còn được xem như một “mỹ phẩm” của riêng chị em phụ nữ. Do hàm lượng dinh dưỡng thấp, cung cấp ít năng lượng, giàu chất xơ và yếu tố vi lượng, nên bí đao trở thành loại thực phẩm giúp bạn có làn da sáng mịn mà lại giảm cân vô cùng hiệu quả.

Với những chị em lo lắng về nguy cơ tăng cân, hãy dùng bí đao để chế biến thành món ăn hàng ngày, vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng trong làm đẹp.

Ngoài công dụng tuyệt vời đem lại cho sức khỏe từ ruột bí đao, vỏ bí đao cũng được dùng làm các vị thuốc chữa bệnh rất hữu dụng.

Công dụng của bí đao

Chữa viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi cùng với 3 bát nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này).

Chữa bỏng: vỏ bí đao sấy khô tán bột, trộn dầu vừng bôi đắp.

Phù khi có thai: bí đao cả vỏ lượng tùy ý, muối vừa ăn. Nấu nhừ để ăn. Công hiệu: kiện tỳ, hành thủy, an thai, chủ trị phụ nữ bị phù thũng khi mang thai loại hình tỳ hư thấp trở. Thêm táo to, công hiệu tốt hơn.

Chữa phong nhiệt, táo nhiệt, ho: vỏ bí đao 15g, mật ong một ít. Chưng nóng ăn, mỗi ngày 2 lần.

Thanh nhiệt giải độc, cầm máu: vỏ bí đao, đậu đỏ, mỗi thứ lượng thích hợp. Sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.

Chữa ung nhọt ngoài da: vỏ bí đao 20g, hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g, mật ong một ít. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày.

Không chỉ vỏ bí đao, ruột bí đao mới có tác dụng chữa bệnh mà ngay cả hạt bí đao cũng góp mặt rất nhiều trong các bài thuốc.

Như bài thuốc chữa bệnh Bạch đới: hạt bí đao lâu năm (trần đông qua nhân) rang nghiền bột, uống 15g mỗi lần vào lúc đói.

Thuốc trường thọ: Cho hạt bí vào túi lụa, luộc sôi trong nước 1 giờ, lấy ra phơi khô. Làm 3 lần như vậy rồi ngâm vào dấm gạo 1 đêm, phơi khô, tán bột. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Ho gà, viêm phế quản cấp và mạn: hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn, nhào với mật ong, uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2 – 3 lần.

Phổi có ung nhọt (viêm, áp-xe…): hạt bí đao, các vị bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ sống, diếp cá mỗi thứ 40g; rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo, mỗi thứ 10g sắc uống.

Tàn nhang: hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hàng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.

Có thai phù thũng do tỳ hư: hạt bí đao 20g, trần bì 6g, mật ong 50g, nấu chín ăn ngày 2 lần trong vài ba ngày.

Bí Đao, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bí Đao

Tên khác

Tên khác: Bí đao còn gọi là Bí xanh

Tên khoa học: Benincasa hispida hay Cucrubita hispida,

Họ khoa học: là loài thực vật thuộc họ Bầu bí

Cây Bí đao

( Mô tả, hình ảnh cây Bí đao, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Mô tả

Bí đao là loại cây thân leo, leo bò rất tốt. Thân tròn hoặc không rõ cạnh, thân có màu xanh, trên thân phủ lớp lông cứng và dày, càng về phía ngọn lông càng dài. Thân cây bí xanh có thể dài từ 5 – 6m tuỳ theo giống và điều kiện trồng trọt, cây có khả năng phân nhánh tương đối mạnh và cho quả đều.

Dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10-20 cm. Hoa bí đao sắc vàng, mọc đơn.

Phân bố

Bí Đao được trồng phố biến nhiều nước vùng Đông Nam Á

Thành phần hóa học

Bí đao tươi có tỷ lệ % các chất như sau: nước 67,9, protid 0,1, lipid 0,1, cellulos 0,7, dẫn xuất không protein 30,5, khoáng toàn phần 0,1. Trong các loại kháng có calcium 26mg, phosphor 23mg, sắt 0,3mg. Còn có các vitamin caroten 0,01mg, vitamin B1 0,01mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,03mg và vitamin C 16mg. Nhiệt lượng do 100g bí cung cấp cho cơ thể là 12calo. Hạt chứa ureaza.

Mô tả dược liệu

Vỏ bí xanh là vị thuốc đông qua bì

Hạt bí xanh là vị thuốc đông qua tử

Vị thuốc đông qua bì

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị

Bí đao có vị ngọt, tính hàn, không độc.

Quy kinh

Quy kinh tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng.

Tác dụng

Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, tiêu viêm, chỉ thống, chống ho, tiêu khát.

Hạt bí đao có vị ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, vị, tiểu tràng, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, trừ mủ, giải độc, trừ giun.

Ứng dụng lâm sàng của Bí đao

Trị viêm thận cấp tính, phù thũng:

Đông qua bì, bạch mao căn, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nhiều ngày.

Trị ho do nhiệt:

Đông qua bì sắc nước, thêm mật ong, uống nhiều lần trong ngày.

Trị đau lưng do chấn thương:

Đông qua bì sao vàng, tán bột, uống, mỗi lần 3g, ngày 2-3 lần.

Trị viêm bàng quang, tiểu đục, tiểu buốt, rắt:

Đông qua bì 12g, sắc uống nhiều lần trong ngày. Uống nhiều ngày.

Trị tiểu đục ở nam giới, bạch đới ở nữ giới:

Đông qua tử sao vàng, tán bột mịn, mỗi lần 9g, uống với nước cháo. Uống nhiều ngày.

Trị ung nhọt ở phổi hoặc ở đại tràng:

Đông qua tử sao vàng, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (để sống), diếp cá, mỗi vị 40g; rễ lau 20g, đào nhân, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều ngày.

Tham khảo

Bầu và Bí cùng họ nên:

Có hai loại bí đao:

a-Bí đao phấn do vỏ quá có phấn sáp trắng, quả to nhưng nhiều ruột.

b-Bí đao đá: vỏ quả dày cứng và nhẵn thín. Quả nhỏ dài nhưng ít ruột.

Cây Bí được trồng quanh nhà nên:

Mồng tơi, mướp đắng, ớt, cà,

Bí đao, đậu ván vốn nhà trồng nên.

Đọt bí ăn được nhưng cứng và không ngon như đọt bầu.

Hoa bí.

Chỉ hái ăn hoa bầu đực, hoa cái để ra quả. Nó có vị nhạt, hơi chua, hơi chát. Hoa bí thanh nhiệt, có tinh thu sáp nhẹ.

b.1- Món tôm cuốn

Dùng tôm tươi còn đang nhẩy, bóc vỏ bỏ đầu, vắt dịch quả chanh sẽ thấy đổi màu, nghĩ rằng tôm đổi màu đã chín là không đúng. Cuốn với hoa bí, rau thơm trong miếng bánh tráng. Chấm mắm nên là “hết sẩy”. Giải phương như sau:

·Tôm tanh.

·Hoa bí hơi chát, khử mùi tanh.

·Rau thơm cũng khử mùi, tiêu thực.

·Mắm nêm có dưá thái chỉ. Dưá giúp tiêu hoá protein.

·Hoa bí và rau thơm đều có tính kháng khuẩn, ngưà đau bụng nhiễm khuẩn do tôm còn sống.

b.2- Hoa bí luộc

Mẹ mong gả thiếp về vườn,

Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.

Hoa bí luộc chấm mè đen (vừng) trị âm hư, khô cổ, khan tiếng, táo bón. Hoa bí có beta-caroten, dẫn chất acid gallic, vitamin C và kali. Luộc chín sẽ mất vitamin C. Betqa-caroten và dẫn chất acid gallic có tính chống oxy hoá, chống lão hoá.

Quả bí non.

Quả bí non nhỏ bằng ngón tay ăn như rau sống vì giòn, đặc không ruột.ăn nhiều bị tiêu chảy vì tính nhuận trường mạnh hơn quả bí chín.

Quả bí chín.

100g bí đao sinh 19 calori, gồm 0,76g protein, 0,lg chất béo, 4,7g glucid, 32mg photpho,150mg kali, 10mg calci, 10mg manhê, 0,4mg sắt, 1,5mg vitamin C. Bí đáo có khả năng dinh dưỡng thấp.

Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí.

– Bí thanh nhiệt, nhuận tràng, cơ thể không bồn chồn bứt rứt.

d.1- Bí luộc chấm mè đen là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch. Cao huyết áp, tiểu đường đều có nguyên nhân xâu xa là âm suy, hãy ăn món này để bổ âm. Bí đao chấm muối mè nhuận trường với cơ chế sau đây:

·Âm suy nên âm dịch không đủ, cơ thể giữ nước nên phân khô cứng. Mè đen bổ âm.

·Chất dầu cuả mè đen làm phân trơn.

·Chất sợi trong bí đao tăng thể tích phân, phân không đóng tảng. Nó lại kích thích nhu động ruột.

d.2- Bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp, nên dùng cho ngườimuốn giảm thân trọng như mấp phì, bệnh tim mạch, tiểu đường.

d.2- Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt:

Nồi cơm kẽo với nồi canh,

Quả bí trên cành kẽo với tôm he.

d.3- Bí xào trứng là món ăn bổ dưỡng nên dùng cho người bệnh đái đường.

d.4- Canh cá chép nấu với bí đao và hành củ để trị phù thũng

Chú ý ; Dây bí đao gĩa vắt nước gây nôn, trị ngộ độc nấm hoang.

Tóm lược: Bí đao thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch.

Tag: cay bi dao, vi thuoc bi dao, cong dung bi dao, Hinh anh cay bi dao, Tac dung bi dao, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Dụng Của Quả Bí Đao Và Cách Dùng Bí Đao Làm Thuốc Tại Nhà trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!