Đề Xuất 5/2023 # Công Dụng Của Nấm Linh Chi Trong Chữa Bệnh Ung Thư # Top 9 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 5/2023 # Công Dụng Của Nấm Linh Chi Trong Chữa Bệnh Ung Thư # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Công Dụng Của Nấm Linh Chi Trong Chữa Bệnh Ung Thư mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhiều người cho rằng nấm linh chi có thể điều trị được chứng bệnh ung thư vậy thực hư chuyện này là gì và Công dụng của nấm linh chi như thế nào trong điều trị bệnh ung thư.

Tìm hiểu về căn bệnh ung thư

Ung thư là căn bệnh phản ánh những sự thay đổi của các tế bào trong cơ thể con người. Những tế bào này có sự đột biến và phát triển một cách nhanh chóng không thể kiểm soát được, xâm lấn các mô gần đấy sau đó là những mô ở xa gọi là di căn thông qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tử vong của căn bệnh ung thư.

Công dụng của nấm linh chi đối với căn bệnh ung thư

Những nghiên cứu về công dụng của nấm linh chi với bệnh ung thư đã được tiến hành rất nhiều lần và thu được kết quả rất khả quan. Đây là một loại dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn trong quá trình sử dụng. Vậy tác dụng của nấm linh chi với bệnh ung thư như thế nào?

Nấm linh chi tăng cường khả năng miễn dịch

Những thành phần trong có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra những kháng thể để chống lại các tác nhân gây nên dị ứng, nhiễm trùng và các bệnh có khả năng tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng và bệnh tiểu đường tuyp I. Nó hoạt động bằng cách thúc đẩy các hoạt động của các tế bào hệ miễn dịch khác nhau như tế bào trình diện kháng nguyên, các đại thực bào và các tế bào máu trắng khác như tế bào lympho, bạch cầu trung tính và basophils. Ví dụ, nó kích thích tế bào lympho B-phát hành kháng thể để diệt các loại virus và vi sinh vật có hại trong máu của bạn.

Sử dụng nấm linh chi kiểm soát được sự phát triển tế bào ung thư

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy khi sử dụng nấm linh chi sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Nó như vậy bằng cách cản trở sự tăng trưởng tế bào và kích thích sự giải độc và các hoạt động chống oxy hóa trong tế bào buồng trứng của con người. Kết quả là, các nhà nghiên cứu cho rằng, nấm linh chi có tác dụng trở thành một phần của điều trị ung thư cho bệnh ung thư buồng trứng.

Tác dụng ngăn ngừa tiểu đường

Bệnh tiểu đường phát sinh khi có sự thiếu hụt tiết insulin của tuyến tụy hoặc khi các tế bào trở nên đề kháng với insulin. Nấm linh chi có khả năng ngăn chặn các tế bào tuyến tụy, ngăn chặn sự hư hại của các gốc tự do.

Giúp làm giảm huyết áp

Sử dụng nấm linh chi sẽ giúp ngăn chặn những sự liên kết của khối tiểu cầu, làm giảm lượng cholesterol mà một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tăng huyết áp. Do khi đó trên thành động mạch có sự tích tụ của các chất béo và thiết lập những liên kết tiểu cầu. cũng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh huyết áp.

Công dụng của nấm linh chi với người mắc chứng bệnh ung thư đã được nghiên cứu trên 700 bệnh nhân và kết quả thu được là có tới 70% bệnh nhân nhận định rằng sử dụng nấm linh chi giúp họ giảm bớt đau đớn trong quá trình hóa trị, xạ trị cũng như làm giảm các tác dụng phụ của quá trình này. Để thu được hiệu quả cao trong điều trị bệnh ung thư, người bệnh cần kiên trì sử dụng và kết hợp với phác đồ điều trị của bác sỹ.

Nấm Linh Chi Có Thể Chữa Được Ung Thư

Nấm Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum thuộc họ nấm lim do thường mọc ở gốc và thân của những cây lim đã chết. Người Trung quốc gọi nấm Ganoderma Lucidum là Ling Zhi và ở Việt nam, nấm Linh Chi còn có các tên khác như Tiên thảo, nấm trường thọ, Vạn niên nhung.

Nấm linh chi là một thành phần quan trọng của hệ thống y học cổ truyền lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước châu Á khác. Nấm Linh Chi thường được sử dụng để tăng cường năng lượng, kích thích hệ miễn dịch, và tăng cường sức khỏe.

Các tác dụng chữa bệnh của Linh Chi lần đầu tiên được ghi chép trong cuốn sách Shen Nong Materia Medica viết ở Trung Quốc cách đây 2.000 năm. Nấm Linh Chi đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và hiện đang được sử dụng chủ yếu để tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh động mạch vành của tim, viêm khớp, viêm gan, cao huyết áp, bệnh SIDA và ung thư. Nhiều chuyên gia về thực vật học cũng khuyến cáo rộng rãi rằng nấm Linh Chi là một chất tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Thực tế, rất ít khi tìm thấy nấm Linh Chi trong tự nhiên, nên người ta thường trồng nấm Linh Chi trong môi trường nhân tạo để đáp ứng các nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Nó được bán trên thị trường ở dạng bột, viên nang, cồn thuốc, và các loại trà, tất cả đều được sản xuất từ ​​các sợi nấm, bào tử và túi bào tử của cây nấm Linh Chi.

Về mặt Khoa học

Các thành phần có tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi bao gồm polysaccharides beta-glucan và triterpenes. Trong môi trường thực nghiệm và nghiên cứu trên người cho thấy các chất chiết xuất từ nấm ​​Linh Chi có tác dụng điều hòa miễn dịch 1, bảo vệ thận 2, chống viêm 3 và bảo vệ gan 4. Kết quả lâm sàng cho thấy lợi ích của nấm Linh Chi trong việc cải thiện các triệu chứng đường tiết niệu thấp ở nam giới 5, có tác dụng trị đái tháo đường nhẹ và cải thiện rối loạn mỡ trong máu 6.

Nấm Linh Chi cũng đã được nghiên cứu về khả năng chống ung thư. Các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng ban đầu cho thấy nấm Linh Chi có khả năng ngăn ngừa ung thư 7, làm giảm nôn do hóa trị 8, làm tăng hiệu quả của điều trị tia xạ 9 và làm tăng đáp ứng của tế bào ung thư buồng trứng với thuốc hóa trị cisplatin 10. Nấm Linh Chi cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa độc thận gây ra do thuốc cisplatin 11.

Trong các nghiên cứu lâm sàng nhỏ, nấm Linh Chi được cải thiện khả năng chống oxy hóa 12, 13 và làm tăng đáp ứng miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn 14. Sử dụng nấm Linh Chi làm thuyên giảm ung thư tế bào gan đã được báo cáo ở một vài trường hợp trong một nghiên cứu duy nhất 15. Tuy nhiên, chất chiết xuất của nấm Linh Chi đã chứng minh có tác dụng độc hại trên tế bào bạch cầu 16. Vì vậy còn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định sự an toàn của nấm Linh Chi trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.

Các tác dụng độc hại của nấm Linh Chi

Hai trường hợp ngộ độc gan trong đó một bệnh nhân đã chết đã được báo cáo sau khi sử dụng nấm Linh Chi dạng bột 17, 18.

Tiêu chảy mạn tính đã được báo cáo ở một bệnh nhân nam 49 tuổi bị ung thư hạch lymphô không Hodgkin sau khi dùng kéo dài bột chiết xuất nấm Linh Chi 19.

Cần chú ý đến các tác dụng khác của nấm Linh Chi khi dùng phối hợp với các thuốc khác:

1. Thuốc chống đông máu / Thuốc ức chế tiểu cầu: Nấm Linh Chi khi dùng phối hợp với các thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu 20. (tác dụng có hại)

2. Các thuốc hóa trị liệu: Nấm Linh Chi có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa trong huyết tương và có thể tương tác với các thuốc hóa trị liệu dựa trên các gốc tự do12. (tác dụng có hại)

3. Các chất của hệ men gan Cytochrome P450: Các chất Polysaccharide của nấm Linh Chi ức chế các chất quan trọng của hệ men gan Cytochrome P450 như CYP2E1, CYP1A2, và CYP3A nên có thể gây tích tụ các thuốc được chuyển hóa bởi các men này và làm tăng nguy cơ độc tính các thuốc sử dụng 21. (tác dụng có hại)

1. Chen HS, Tsai YF, Lin S, et al: Studies on the immuno-modulating and anti-tumor activities of Ganoderma lucidum (Reishi) polysaccharides. Bioorg Med Chem 12:5595-5601, 2004.

2. Shieh YH, Liu CF, Huang YK, et al: Evaluation of the hepatic and renal-protective effects of Ganoderma lucidum in mice. Am J Chin Med 29:501-507, 2001.

3. Joseph S, Sabulal B, George V, et al: Antitumor and anti-inflammatory activities of polysaccharides isolated from Ganoderma lucidum. Acta Pharm 61:335-342, 2011.

4. Jin H, Jin F, Jin JX, et al: Protective effects of Ganoderma lucidum spore on cadmium hepatotoxicity in mice. Food Chem Toxicol 52:171-175, 2013.

5. Noguchi M, Kakuma T, Tomiyasu K, et al: Effect of an extract of Ganoderma lucidum in men with lower urinary tract symptoms: A double-blind, placebo-controlled randomized and dose-ranging study.Asian J Androl 10:651-658, 2008.

6. Chu TT, Benzie IF, Lam CW, et al: Study of potential cardioprotective effects of Ganoderma lucidum (Lingzhi): Results of a controlled human intervention trial. Br J Nutr 107:1017-1027, 2012.

7. Weng CJ, Yen GC: The in vitro and in vivo experimental evidences disclose the chemopreventive effects of Ganoderma lucidum on cancer invasion and metastasis. Clin Exp Metastasis 27:361-369, 2010.

8. Wang CZ, Basila D, Aung HH, et al: Effects of ganoderma lucidum extract on chemotherapy-induced nausea and vomiting in a rat model. Am J Chin Med 33:807-815, 2005.

9. Kim KC, Jun HJ, Kim JS, et al: Enhancement of radiation response with combined Ganoderma lucidum and Duchesnea chrysantha extracts in human leukemia HL-60 cells. Int J Mol Med 21:489-498, 2008.

10. Zhao S, Ye G, Fu G, et al: Ganoderma lucidum exerts anti-tumor effects on ovarian cancer cells and enhances their sensitivity to cisplatin. Int J Oncol 38:1319-1327, 2011.

11. Pillai TG, John M, Sara Thomas G: Prevention of cisplatin induced nephrotoxicity by terpenes isolated from Ganoderma lucidum occurring in Southern Parts of India. Exp Toxicol Pathol 63:157-160, 2011.

12. Wachtel-Galor S, Szeto YT, Tomlinson B, et al: Ganoderma lucidum (‘Lingzhi’); acute and short-term biomarker response to supplementation. Int J Food Sci Nutr 55:75-83, 2004.

13. Wachtel-Galor S, Tomlinson B, Benzie IF: Ganoderma lucidum (“Lingzhi”), a Chinese medicinal mushroom: Biomarker responses in a controlled human supplementation study. Br J Nutr 91:263-269, 2004.

15. Gordan JD, Chay WY, Kelley RK, et al: “And what other medications are you taking?” J Clin Oncol 29:e288-e291, 2011.

16. Gill SK, Rieder MJ: Toxicity of a traditional Chinese medicine, Ganoderma lucidum, in children with cancer. Can J Clin Pharmacol 15:e275-e285, 2008.

17. Yuen MF, Ip P, Ng WK, et al: Hepatotoxicity due to a formulation of Ganoderma lucidum (lingzhi).J Hepatol 41:686-687, 2004.

18. Wanmuang H, Leopairut J, Kositchaiwat C, et al: Fatal fulminant hepatitis associated with Ganoderma lucidum (Lingzhi) mushroom powder. J Med Assoc Thai 90:179-181, 2007.

19. Wanachiwanawin D, Piankijagum A, Chaiprasert A, et al: Ganoderma lucidum: A cause of pseudoparasitosis. Southeast Asian J Trop Med Public Health 37:1099-1102, 2006.

20. Tao J, Feng KY: Experimental and clinical studies on inhibitory effect of ganoderma lucidum on platelet aggregation. J Tongji Med Univ 10:240-243, 1990.

21. Wang X, Zhao X, Li D, et al: Effects of Ganoderma lucidum polysaccharide on CYP2E1, CYP1A2 and CYP3A activities in BCG-immune hepatic injury in rats. Biol Pharm Bull 30:1702-1706, 2007.

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Nấm Linh Chi, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Nấm Linh Chi

Tác dụng dược lý của nấm linh chi

Ứng dụng lâm sàng của nấm linh chi

Nhận biết và phân biệt nấm linh chi

Nấm lim xanh có phải nấm linh chi không?

Tên khác

Tên thường gọi: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên, nấm thần linh, cỏ huyền diệu, …

Tên khoa học là Ganoderma lucidum

Tiếng Trung: 灵芝

Họ khoa học: thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae).

Cây Nấm linh chi

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Nấm Linh Chi là một cây thuốc quý, nấm linh chi có nhiều hình dạng khác biệt, có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thứ giống như trái thận, có thứ lại hình giống như sừng hươu. Theo Thần Nông Bản Thảo có 6 loại Linh Chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt. Linh chi đỏ, Linh chi xanh, Linh chi vàng, Linh chi trắng, Linh chi đen, Linh chi tím. Trong 6 loại kể trên thì nấm linh chi đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Linh chi đỏ được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa và linh chi đỏ được gọi là linh chi chuẩn để phân biệt nấm linh chi với những loài khác.

Phân bố, địa lý

Nấm linh chi nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc, sau đó đến nấm linh chi của Nhật Bản

Ngoài ra ở Trung Quốc, cũng có trồng nấm linh chi tuy nhiên chất lượng không bằng linh chi Hàn Quốc

Hiện tại một số nơi ở Việt Nam cũng đã trồng được nấm linh chi, thành phần hóa học, tác dụng dược lý cũng gần tương đương nấm linh chi Hàn Quốc. Tuy nhiên giá thành rẻ hơn.

Thành phần hóa học

Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A Betaglucan, G-Z Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu) Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao – khoảng 24.000 I.U ‘s) Adenosine Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất. Các enzyme và axit béo thiết yếu Protein và Glycoprotein Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali 110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể 137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm 6 loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes). Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency) Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone, Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol, Ganodelan A và B, Lanostan, Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G. Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic. Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.

Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ tuần hoàn:

– Ổn định huyết áp

– Lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh.

– Chống đau đầu và tứ chi.

– Điều hòa kinh nguyệt.

– Làm da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

Tác dụng chống ung thư của nấm linh chi như thế nào?

– Chất germanium ngăn chặn ung thiư trong cơ thể vì vậy nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Linh chi làm sản sinh phong phú các loại vita min, chất khoáng , đạm càn cho cơ thể.

Nấm linh chi tác dụng làm sạch ruột

– Linh chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hóa, nên chống táo bón mãn và ỉa chảy.

– Chống bệnh béo phì.

Nấm linh chi tác dụng thúc đẩy quá trình tiết insulin:

– Tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesteron trong các thành mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

– Cải thiện cơ bản thiểu năng insulin nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường. Vì vậy phòng chữa bênh đái đường rất tốt .

Nấm linh chi tác dụng ngăn chặn quá trình làm lão hoá, làm cơ thể tráng kiện

– Làm chậm quá trình o xi hoá tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.

– Nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổnghợp choleterol, trung hoà vi rút, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…

Vị thuốc Nấm linh chi

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )

Tính vị

Vị đắng tính hàn

Công dụng:

Thanh nhiệt giải độc

Quy Kinh:

Tâm, Phế, Can, Thận

Liều dùng:

6~12g

Trị mất ngủ hay quên:

Linh chi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g chiêu với nước ấm.

Trị phế hư hen suyễn:

Linh chi và nhân sâm lượng hai thứ bằng nhau, tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g, chiêu với nước còn ấm.

Linh chi 10g, vịt 1 con. Bóp chết vịt, vặt bỏ lông, lòng tạng, rửa sạch, cho chung với linh chi hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chia ra ăn thịt vịt, uống nước hết trong ngày.

Những ai nên dùng nấm linh chi ?

Tham khảo

Xưa nay người ta thường coi linh chi có thể chữa được bách bệnh, làm cho con người trường sinh bất lão, là “Tiên đan linh dược” có thể cải tử hoàn sinh. Xin được nói đôi điều để bạn đọc hiểu đúng về nó.

Linh chi còn được gọi là linh chi thảo, có 2 loại là xích chi (linh chi đỏ), tử chi (linh chi tía), còn 2 loại nữa là thụ thiệt và bạc thụ chi. Trong linh chi có chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết như đường, các loại protein…, đặc biệt linh chi có thể sản sinh ra hemicellulose enzym có khả năng phân hủy hemicellulose và ngũ cốc. Theo Đông y, linh chi có vị ngọt, tính ôn, với công năng làm ích tinh khí, mạnh gân cốt, công dụng làm thuốc bồi bổ cơ thể, đặc biệt sử dụng cho những người hay bị đánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi, viêm phế quản mạn, hen suyễn, tiêu hóa, viêm gan B rất hữu hiệu nhưng không phải là thuốc trị bách bệnh và có khả năng trường sinh bất lão hay cải tử hoàn sinh như một số người vẫn nhầm tưởng.

– Xích chi: do mũ nấm có cuống nấm tạo thành, cả chiều cao và rộng đều đạt tới 12 – 20cm. Mũ nấm có dạng bán nguyệt hoặc hình bầu dục, chất gỗ, có vỏ cứng chắc màu nâu đỏ, nhẵn bóng. Có vân tròn đồng tâm và vân xạ tán tia, viền mép mỏng và hơi cong vào trong. Thịt nấm ở mặt dưới mũ nấm có màu trắng hoặc màu nâu nhạt, có vô số ống nấm tạo thành, trong có nhiều bao tử. Cuống nấm lệch sang một bên, to khoảng 4cm, màu nâu đỏ, bóng.

– Tử chi: ngoại hình giống như xích chi, nhưng vỏ ngoài của ống nấm và cuống nấm có màu đen tím hoặc màu đen, thịt nấm màu nâu xỉn.

Còn hai loại linh chi là thụ thiệt và bạc thụ chi hay bị làm giả, cần biết đặc điểm của hai loại này.

– Thụ thiệt: mũ nấm có hình bán nguyệt tròn, bề mặt có nốt sần màu tro nổi lên, không có cuống nấm.

– Bạc thụ chi: mũ nấm có hình thận hoặc hình quạt, mỏng hơn hai loại linh chi nêu đầu, có cuống ngắn lệch một bên dài khoảng 3cm hoặc không có cuống.

Cách dùng nấm linh chi

Cách 1: Thái lát:

Cách này phổ biến nhất: mua dưới dạng thái lát để dùng 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc .

Cách 2: Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)

Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học

Cách 3: Uống dạng Trà:

Nghiền Nấm Linh Chi thành bột, bọc túi vải cho vào ấm hãm uống như uống trà hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã – Cách 4: Ngâm rượu: Nấm Linh Chi khô để nguyên chiếc hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh khoảng 20 ngày. Nên uống rượu ngâm Linh Chi vào buổi tối, mỗi ngày 1 đến 2 chén

Cách 5: Uống thay thế nước:

Cho Linh Chi thái lát mỏng vào phích nước nóng và để một giờ, sau đó uống dần trong ngày

Cách 6: Nấu canh súp:

Nấm Linh Chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.

Kỹ thuật và phương pháp trồng nấm linh chi

Thời vụ trồng nấm Linh Chi

Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.

Nguyên liệu để trồng nấm linh chi

Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.

Phương pháp xử lý nguyên liệu

Chuẩn bị: – Mùn cưa của các loại gỗ kể trên.- Túi nilon chịu nhiệt.- Bông nút, cổ nút…- Các phụ gia khác (bột nhẹ,…) – Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày). Phương pháp đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.

Phương pháp thanh trùng:

Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 1000C, thời gian kéo dài 10-12 giờ. Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-1260C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.

Phương pháp cấy giống

Chuẩn bị: – Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh). – Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…- Nguyên liệu: Đã được thanh trùng, để nguội. – Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…

Cấy giống:

Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu. Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu). Chú ý: Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm chúng tôi khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

Phương pháp ươm túi

Chuẩn bị khu vực ươm:

Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-300C.

Ươm túi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục:Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu.

Phương pháp chăm sóc, thu hái chuẩn bị các điều kiện:

– Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau: – Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 220C đến 280C.- Độ ẩm không khí đạt 80-90%.- Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía. – Kín gió. – Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:

Phương pháp không phủ đất

Rạch túi và tưới nước. Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.

Thu hái nấm linh chi

– Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.- Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 400C-450C.- Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô. – Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2.- Năng suất thu hoạch đạt 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh Chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nông độ 0,5-1%.

Phương pháp phủ đất

Chuẩn bị đất phủ (tương tự như đất phủ nấm mỡ).Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.Chăm sóc sau khi phủ đất: Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái.

Mua vị thuốc Nấm linh chi đạt chất lượng ở đâu

Giá bán các loại nấm linh chi trên thị trường Việt Nam ?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Nấm linh chi ở đâu?

Nấm linh chi là vị thuốc quý, có tác dụng phòng ngừa ung thư, hạ huyết áp,… được sử dụng rộng rãi. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao.

Vị thuốc Nấm linh chi được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo tiêu chuẩn và quy cách Hàn Quốc.

Giá bán vị thuốc Nấm linh chi Hàn Quốc tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: 3.500.000đ/kg (31/12/2016)

Lưu ý: Nấm linh chi được lựa chọn trực tiếp tại vườn ở Hàn Quốc. Được trồng tại vùng Núi Yang Ju tỉnh Gyeong Gi, Hàn Quốc

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi. Gọi 18006834 để biết chi tiết.

Cách thức mua Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám:

Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.

Tag: cay Nam linh chi, vi thuoc Nam linh chi, cong dung Nam linh chi, Hinh anh cay Nam linh chi, Tac dung Nam linh chi, Thuoc nam

Sau 20 ngày uống thuốc men gan của tôi đã trở về mức bình thường Chế độ ăn uống giúp phòng và chữa bệnh u não hiệu quả Hỏi ý kiến thầy thuốc Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

**************************

Công Dụng Chữa Bệnh Của Nấm Linh Chi Là Gì?

Không chỉ sử dụng để chăm sóc sức khỏe mà nấm linh chi chữa bệnh cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Vậy công dụng chữa bệnh của nấm linh chi là gì? cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Công dụng chữa bệnh của nấm linh chi

Nấm linh chi chữa bệnh tiểu đường

Thành phần polysaccharides có trong nấm linh chi có khả năng kích thích tế bào tuyến tụy sản sinh ra insulin từ đó hạn chế việc thiếu hụt insulin- là nguyên nhân gây nên chứng bệnh đái tháo đường, làm giảm lượng đường huyết trong máu đối vói người mắc bệnh tiểu đường. Dùng trà linh chi hàn quốc tiện lợi và cho công dụng tốt với người mắc bệnh tiểu đường.

Khả năng tăng cường hệ miễn dịch

Sử dụng nấm linh chi giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể để chống lại những nguyên nhân gây bệnh là các loại virut, vi khuẩn để cơ thể luôn được khỏe mạnh, tươi trẻ, tăng tuổi thọ.

Sử dụng nấm linh chi cũng giúp làm phong phú thêm các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể đồng thời giúp loại bỏ nhanh các loại độc tố, kể cả là những kim loại nặng.

Dùng nấm linh chi chữa ung thư

Công dụng chữa bệnh của nấm linh chi hiệu quả với bệnh ung thư. Hợp chất triterpene trong nấm linh chi có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển và di căn của chúng đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bình thường của các tế bào. Chiết xuất từ nấm linh chi và bào tử nấm linh chi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, không làm tổn hại tới sự phát triển của tế bào bình thường. Tác dụng của nấm linh chi với bệnh ung thư thực sự hiệu quả, hỗ trợ điều trị an toàn.

Nấm linh chi với hệ tuần hòa

Dùng nấm linh chi có khả năng chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng do chúng có khả năng trong việc loại trừ cholesterol trong máu , thúc đẩy quá trình lưu thông máu để tăng cường tuần hoàn máu. Chúng hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp, giúp điều hòa và làm ổn định do đó tốt cho bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao. Nấm linh chi còn giúp làm giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ.

Lựa chọn nấm linh chi chất lượng sử dụng để chữa bệnh

Để công dụng chữa bệnh của nấm linh chi được phát huy tối đa thì chất lượng nấm linh chi có vai trò quan trọng, do đó người tiêu dùng cần chú ý đến quá trình lựa chọn nấm linh chi.

Do nhu cầu sử dụng cao nên trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều những sản phẩm nấm linh chi là hàng giả, hàng nhái, trà trộn để đánh lừa người tiêu dùng. Sử dụng phải những sản phẩm nấm linh chi kém chất lượng không những không mang lại công dụng hỗ trợ chữa bệnh mà còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe

Cách chọn nấm linh chi đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ mang đến cho các bạn gợi ý để chọn được sản phẩm nấm linh chi chất lượng cao, giúp chữa trị bệnh hiệu quả.

Như thế công dụng chữa bệnh của nấm linh chi rất tốt, đa dạng với nhiều loại bệnh. Chúng hiệu quả khi sử dụng kết hợp cùng các biện pháp tây y và có liều lượng dùng thích hợp nên người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý để việc sử dụng cho kết quả tốt nhất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Dụng Của Nấm Linh Chi Trong Chữa Bệnh Ung Thư trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!