Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nên Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm Lúc Đói Không ? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sữa chua nếp cẩm khá được ưu chuộng hiện nay không chỉ vì hương vị thơm ngon. Một ly sữa chua nếp cẩm mỗi ngày bạn sẽ thấy khỏe hơn mà làn da cũng được cải thiện rõ rệt.
Sữa chua nếp cẩm có tốt cho sức khỏe không ?
Đúng như tên gọi của nó thành phần chính là sữa chua và nếp cẩm. Đây là hai loại thực phẩm bình thường sử dụng riêng đã rất tốt cho sức khỏe, khi kết hợp chúng với nhau không những tạo ra một món ăn vô cùng ngon miềng mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Sữa chua nếp cẩm còn có tác dụng giảm cân hiệu quả do sữa chua có chứa hàm lượng canxi cao đốt cháy mỡ nên còn là một món giảm cân hiệu quả.
Rất tốt cho hệ tiêu hóa do trong sữa chua nếp cẩm giàu chất xơ vì vậy có khả năng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Đặc biệt là tốt cho hệ tim mạch do có chứa lovastatine và ergosterol, những thành phần trong chất này có khả năng tái tạo mạch máu, đặc biệt còn có khả năng phòng tránh được những nguy cơ mắc phải bệnh tai biến tim mạch; xơ vữa động mạch,…
Trong sữa chua nếp cẩm giàu chất xơ nhằm giúp giảm lượng cholesterol, điều hòa lượng huyết áp và phòng ngừa tối đa tình trạng rối loạn mỡ máu.
Với hàm lượng canxi, photpho, magie cao vì vậy có khả năng tăng cường được khỏe cho răng, xương và phòng tránh tình trạng thiếu canxi. Vì vậy, lời khuyên cho mọi người là mỗi ngày hãy ăn 1 – 2 hộp sữa chua không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn phòng ngừa được những bệnh như: thoái hóa xương khớp, loãng xương,…
Có nên ăn sữa chua nếp cẩm lúc đói không ?
Nhiều người coi đấy là một thực phẩm không những ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe nên ăn thường xuyên và ăn vào các thời điểm khác nhau.
Theo các nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò thông thường. Các thành phần trong sữa chua có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng sức đề kháng đối với vi khuẩn, ức chế sự phát triển của các khối u.
Vi khuẩn lên men trong sữa chua là khuẩn có lợi đối với cơ thể người. Nó phân giải chất đường trong sữa, làm cho đường ruột có tính toan, ngăn ngừa các vi khuẩn gây thiu thối sinh trưởng trong môi trường kiềm hay trung tính. Các lợi khuẩn còn tạo ra các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B, E, B11 trong đường ruột, có lợi cho chức năng bình thường của đường ruột và dạ dày.
Ăn sữa chua lúc nào là tốt nhất ?
Bạn nên ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi tối vì lúc này, dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn nên độ pH đạt tiêu chuẩn, là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại.
Tuy nhiên bạn nên ăn sau tráng miệng vì nếu không, nó sẽ ảnh hưởng tới men răng, làm sâu răng. Đừng để quá đói mới ăn, chú ý ăn khi dạ dày vẫn còn cảm thấy có chứa lượng thức ăn nhất định.
Nếu bạn là nhân viên công sở thì sử dụng vào đầu giờ chiều sau nghỉ trưa là khá tốt vì thời điểm này, sữa chua sẽ giúp cho bản giảm căng thẳng, tâm lý thoải mái, khỏe khoắn hơn để làm việc hiệu quả.
Cách Nấu Nếp Cẩm Sữa Chua
Sữa chua nếp cẩm là một món ăn vặt không chỉ ngon mà còn vô cùng tốt cho sức khoẻ, có thể thưởng thức vào mùa hè hay đông đều được. Cách nấu nếp cẩm sữa chua cũng không hề khó, chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã có thể tự tay làm món sữa chua nếp cẩm ngọt ngào cho cả gia đình rồi!
Tại sao sữa chua nếp cẩm lại hấp dẫn đến như vậy?
Khác với những giống gạo trắng, gạo nếp cẩm lại có màu tím thẫm lạ mắt do dư thừa chất anthocyanin – chất chống oxy hóa, thường có trong các loại quả việt quất, quả mọng, nho, bắp cải tím, súp lơ tím… Do đó, món sữa chua nếp cẩm đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời tới sức khoẻ của bạn.
Sữa chua nếp cẩm bắt nguồn từ miền Bắc, từ món cơm rượu nếp cẩm, người ta sáng tạo nên món sữa chua nếp cẩm lạ miệng. Nếp cẩm sữa chua vừa đem lại mùi thơm của nếp, của sữa chua, vị ngọt ngào thanh thanh, khi ăn cảm thấy rất mới mẻ.
Cách nấu nếp cẩm sữa chua ngay tại nhà
Nguyên liệu làm nếp cẩm sữa chua
Cách làm yaourt nếp cẩm
Bước 1: Làm sữa chua
Cho sữa tươi vào nồi, sau đó cho thêm 380ml sữa đặc vào dùng muỗng gỗ khuấy đều
Cho nồi lên bếp làm nóng sữa khoảng 70 – 80 độ C thì tắt bếp. Trong quá trình đun sôi bạn nên thường xuyên vớt bọt và tắt bếp
Hòa trộn 2 hộp sữa chua cái vào trong nồi sữa tươi. Khuấy đều, lọc qua rây để loại bỏ cặn. Rót hỗn hợp sữa chua vào trong hủ đựng có nắp đậy kín, ủ trong nồi cơm, xoong lớn hoặc có máy làm sữa chua càng tốt, ủ từ 5 – 6 tiếng.
Ngâm gạo nếp cẩm trong nước lạnh từ 6 – 8 tiếng (có thể ngâm qua đêm)
Vo gạo nếp cẩm và để ráo nước. Sau đó cho vào nồi nước nấu nếp cẩm mềm, nước sệt lại, không được quá nhão, hoặc không quá cứng
Khi nếp cẩm đã hơi sệt, cho nhúm lá nếp vào nấu chín cùng, cho thêm đường cát vào nấu chung. Đợi hỗn hợp nổi bọt li ti, sệt vừa phải, nếp chín thì tắt bếp.
*Lưu ý: Nếu bạn ăn nếp cẩm khô thì cho ít nước lại, nếu bạn muốn ăn nếp cẩm mềm sệt thì sau khi nấu, đậy kín nắp và ủ trong 15 phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nếp bằng cách làm sữa chua nếp cẩm bằng nồi cơm điện. Cách này tuy đơn giản hơn nhưng việc thường xuyên quan sát sẽ khó hơn, chất lượng nếp cẩm sẽ khó được như mong muốn của bạn hơn.
Bạn lấy sữa chua đã ủ mịn cho ra chén hoặc ly, múc phần nếp cẩm bỏ lên trên, trang trí và thưởng thức thôi!
Ngoài ra, bạn có thể nấu thêm nước cốt dừa và nước cốt lá nếp nấu chung để có nước sốt lá dứa xanh đẹp mắt, thơm nồng và rót lên trên phần yaourt nếp cẩm.
Những Lợi Ích Không Ngờ Của Sữa Chua Nếp Cẩm
Sữa chua nếp cẩm là món quà vặt khoái khẩu của nhiều người, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Nhưng, không chỉ đơn thuần là một món quà vặt, sữa chua nếp cẩm còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà có thể người dùng chưa biết.
Sữa chua là loại thực phẩm vốn được biết đến như một trợ thủ đắc lực cho chị em trong công cuộc giữ dáng, làm đẹp da. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp canxi giúp xương, răng chắc khỏe.
Gạo nếp cẩm là loại ngũ cốc quen thuộc của mọi nhà, là nguyên liệu lý tưởng để chế biến các món như xôi, chè, bánh vì có hương vị đặc biệt thơm ngon.
Theo Đông y, loại gạo nếp này có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ trung ích khí, được ví như một bài thuốc quý cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu và phân tích của các nhà khoa học, gạo nếp cẩm là nguồn cung cấp dồi dào các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, carbonhydrate, vitamin nhóm B, vitamin E, canxi, photpho, kali, sắt, kẽm, diệp lục tố… Đặc biệt, trong gạo nếp cẩm chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo tốt cao hơn 20% so với gạo thường và 8 axit amin cần thiết cho cơ thể.
Sự kết hợp giữa sữa chua và nếp cẩm đã tạo nên thức quà vặt không những thơm ngon, dễ hợp khẩu vị nhiều người mà còn là sản phẩm tựu chung các lợi ích cho sức khỏe của hai loại thực phẩm là sữa chua và nếp cẩm.
Ngoài những lợi ích kể trên, sữa chua nếp cẩm còn có những lợi ích khác mà có thể người dùng chưa biết:
Trong men nếp cẩm có chứa chất lovastatine và ergosterol có khả năng tái tạo mạch máu, có tác dụng phòng tránh nguy cơ mắc tai biến tim mạch như đột quỵ, não, xơ vữa động mạch… Đồng thời, gạo nếp cẩm rất giàu chất xơ giúp giảm cholesterol, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, điều hòa huyết áp.
2. Tốt cho những người thường xuyên bị táo bón
Vì giàu chất xơ nên sữa chua nếp cẩm giúp dạ dày hoạt động tốt. Do đó, sữa chua nếp cẩm được đặc biệt khuyên dùng cho những người thường xuyên bị táo bón như: người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.
4. Phòng chống loãng xương
Nhờ hàm lượng canxi, magie, photpho cao nên sữa chua nếp cẩm còn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho xương, răng, phòng chống thiếu canxi dẫn đến các bệnh về xương như: loãng xương, thoái hóa xương khớp…
Tuy mang nhiều lợi ích, nhưng nhiều người lại ngại làm món sữa chua nếp cẩm tại nhà do tốn khá nhiều công sức, trong khi thành phẩm chỉ bảo quản để sử dụng được trong thời gian ngắn do nếp cẩm nhanh bị chua, hỏng. Còn nếu chọn mua sữa chua nếp cẩm bán sẵn, người dùng lại lo lắng về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của sản phẩm, chưa kể đến việc nếu muốn mang sữa chua nếp cẩm đến cơ quan, trường học, đi dã ngoại… người dùng sẽ gặp khá nhiều phiền toái trong việc bảo quản lạnh, phải mang cả thìa đi để ăn… rất lích kích.
Hiểu được điều đó cũng như trân trọng giá trị dinh dưỡng của hai loại thực phẩm là sữa chua và nếp cẩm, thương hiệu Vietngucoc của công ty Thanh An đã cho ra đời dòng sản phẩm YO-OAT với sản phẩm đặc trưng sữa chua nếp cẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam. Là sản phẩm của sự phá cách trong sáng tạo, sữa chua yến mạch nếp cẩm Yo-Oat vừa mang trọn hương vị thơm ngon, mát lành của sữa chua nếp cẩm vừa có thêm vị bùi, béo rất riêng của yến mạch cũng như những lợi ích của yến mạch. Sản phẩm hứa hẹn mang đến sự trải nghiệm mới lạ chưa từng có cho vị giác của người dùng và dễ dàng chinh phục cả những người dùng khó tính nhất.
Bà Bầu Ăn Sữa Chua Được Không, Có Tốt Không? 6 Tác Dụng Của Sữa Chua Nha Đam, Nếp Cẩm Với Bà Bầu
Bà bầu ăn sữa chua sẽ có những tác dụng sau
Với một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho cơ thể như vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bifido Bacterium¸chắc chắn rằng sữa chua sẽ là một sự lựa chọn không thể tốt hơn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh.
Thêm nữa, sữa chua có tác dụng rất lớn trong việc giúp phòng tránh táo bón một cách hiệu quả. Bởi ở giai đoạn sau sinh, hầu hết chị em đều rất dễ rơi vào tình trạng này.
Không thể không thừa nhận một điều rằng, canxi có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc phân tử của xương, răng của trẻ.
Mẹ có thể tìm những loại sữa chua phổ biến hiện nay để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày như sữa chua hoa quả, sữa chua tách béo, sữa chua không đường,… Tuy nhiên mẹ tránh sử dụng sữa chua lạnh vì sẽ gây ảnh hưởng không tổt đến cơ thể của mình sau sinh.
Với những ai nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là rất quan trọng nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào cho con.
Bên cạnh việc cải thiện hệ tiêu hóa, bổ sung canxi như đã nói ở trên, mẹ sau sinh ăn sữa chua còn giúp phòng tránh bệnh cao huyết áp.
Chính bởi tác dụng hiệu quả của sữa chua trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu và tăng cường hoạt động của hệ tim mạch.
Theo nghiên cứu của Học viện Khoa học Mỹ (The Academy of Sciences of the USA), sữa chua có chứa Lactobacillus Rhamnosus – một loại vi khuẩn có thể làm giảm lượng hormone Corticosterone là nguyên nhân gây căng thẳng, lo âu.
Phụ nữ sau sinh thường lo sợ tìm hiểu về các phương pháp giúp lấy lại dáng vóc như trước, tuy nhiên đa phần các chị em sẽ thường bỏ qua một loại “siêu phẩm” mang tên “sữa chua”.
Với các hormone cortisol, sữa chua sẽ hỗ trợ các chị em kiểm soát được hiệu quả cân nặng của mình. Chính vì vậy, chắc chắc chị em sẽ không còn lo lắng rằng phụ nữ sau sinh, bà bầu có nên ăn sữa chua để tránh tăng cân rồi nhỉ?
Bên cạnh những hiệu quả đối với hệ tiêu hóa, hoạt chất acid lactic có trong sữa chua cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp cho phụ nữ sau sinh.
Bởi acid lactic có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho làn da. Các vi khuẩn lên men trong sữa chua cũng giúp sản sinh ra kháng sinh nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình làm lành vết thương của phụ nữ sau sinh.
Do đó, sữa chua đặc biệt có tác dụng với phụ nữ sau sinh trong việc ngăn ngừa lão hóa, làm liền sẹo, tái tạo làn da giúp da trắng hồng, căng tràn sức sống, mịn màng, và tăng độ đàn hồi.
Vậy phụ nữ đang cho con bú có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, và trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm sữa chua khác nhau được các chị em phụ nữ ưa chuộng.
Ngoài việc tốt cho hệ tiêu hóa, thì việc ăn sữa chua hàng ngày còn có thể giúp làm đẹp da mặt. Có thể chính vì điều này, mà hầu hết các chị em nói chung cũng như các bà mẹ sau sinh đều rất thích dòng sản phẩm này.
Tuy nhiên, đối với trường hợp mẹ sử dụng sữa chua khi đang cho con bú thì cần phải lưu ý. Trong sữa chua có thể có một số thành phần mà dạ dày trẻ em không thể dung nạp được.
Vì vậy trong giai đoạn bé còn bú, nếu mẹ sử dụng sữa chua thì xem như gián tiếp dung nạp thực phẩm này cho con. Có những trường hợp, một số trẻ không thể thích ứng với các loại thực phẩm từ bơ sữa, sẽ gây ra dị ứng bởi các chất đọng lại trong sữa mẹ.
Trẻ em bị dị ứng với sữa, dễ mắc các triệu chứng như đau bụng, khó ngủ, ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé. Nguy hiểm hơn, một số bé có thể có những vết đốt do muỗi trước đó, khi dị ứng các vết đốt này sẽ bị lỡ loét và chảy nước.
Lưu ý khi mẹ muốn ăn sữa chua khi cho con bú
Ở một số trường hợp mẹ vẫn sử dụng sữa chua khi đang cho con bú, vẫn bình thường, tuy nhiên phải sử dụng đúng cách.
Các mẹ lưu ý là sau khi ăn sữa chua xong và cho con bú mẹ, các mẹ nên quan sát xem phản ứng của bé thế nào sau khi ti. Một vấn đề nữa là các mẹ không nên ăn sữa chua ngay sau khi vừa lấy khỏi tủ lạnh, mà nên để sữa chua dịu bớt hẳn mới sử dụng.
Khi thấy bé có những triệu chứng như nôn, khó tiêu, quấy khóc nhiều lần thì mẹ nên đưa bé đi khám, điều trị di ứng và dừng ngay việc sử dụng sữa chua cho đến khi bé cai sữa.
Massageishealthy tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nên Ăn Sữa Chua Nếp Cẩm Lúc Đói Không ? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!