Đề Xuất 5/2023 # Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Hành Chính Nhân Sự # Top 9 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 5/2023 # Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Hành Chính Nhân Sự # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Hành Chính Nhân Sự mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Sơ đồ tổ chức phòng hành chính nhân sự và mô tả công việc

Hành chính nhân sự là bộ quan trọng của doanh nghiệp, quyết định trực tiếp đến số lượng và chất lượng nhân sự trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hành chính nhân sự còn là bộ phận giải quyết rất nhiều tâm tư nguyện vọng, khó khăn của nhân viên trong công ty. Vậy đứng đầu bộ phận này là ai? Công việc cụ thể của từng vị trí phòng hành chính nhân sự như thế nào?

Sơ đồ tổ chức phòng hành chính nhân sự

Phòng hành chính nhân sự nhìn chung gồm hai cấp là cấp quản lý và nhân viên. Chính vì vậy, về cơ bản sơ đồ tổ chức phòng hành chính nhân sự sẽ như sau:

Sơ đồ tổ chức phòng hành chính nhân sự

Mỗi vị trí này lại chịu trách nhiệm thực hiện công việc, nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhìn chung bộ phận hành hành chính nhân sự có các chức năng chính trong công tác tuyển dụng và đảm bảo quyền lợi của nhân viên trong công ty.

tìm việc hành chính nhân sự tại Hà Nội hay bất cứ đâu thì đây cũng là những vị trí mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn công việc thích hợp nhất với khả năng, nhu cầu và ứng tuyển ngay.

Việc làm Hành chính – Văn phòng

2. Chức năng của bộ máy hành chính nhân sự

Mỗi doanh nghiệp khác nhau, tổ chức phòng hành chính nhân sự chi tiết sẽ khác nhau. Nhìn chung, phòng hành chính nhân sự sẽ thực hiện 6 chức năng chính, quan trọng sau:

2.1. Tuyển dụng đúng người đúng vị trí, đúng công việc

Tuyển dụng đúng người đúng vị trí, đúng công việc

Quá trình tuyển dụng là quá trình tuyển chọn khắt khe với những kế hoạch chi tiết trong việc tuyển chọn lao động, nhân sự cho doanh nghiệp đó. Đồng thời, họ cũng là những người quản lý và giám sát trực tuyến để có thể chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tạo và đảm bảo các kế hoạch nhân sự. Hiểu một cách đơn giản nhất, phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân tài cho doanh nghiệp.

Tuyển dụng bao gồm đăng tin tuyển dụng, sàng lọc ứng viên thông qua các buổi phỏng vấn sơ bộ đến phỏng vấn chi tiết, trực tiếp để cuối cùng hỗ trợ nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định tuyển dụng. Cuối cùng là thực hiện các bài kiểm tra nhân viên mới. Nhiều khi, bộ phận nhân sự cũng xử lý các đơn xin việc, đơn xin chuyển công tác, tiến hành kiểm tra lý lịch, gọi điện phỏng vấn từ xa, …

2.2. Đảm bảo môi trường làm việc cho nhân viên

An toàn nơi làm việc làm yếu tố quan trọng, theo luật lao động quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Một trong những nhiệm vụ chính của bộ phận hành chính nhân sự đó là đảm bảo an toàn nơi làm việc và duy trì các quyền lợi cơ bản của người lao động.

2.3. Đảm bảo lợi ích cho nhân viên trong công ty

Một chức năng thiết yếu của phòng nhân sự là điều hành chiến lược bồi thường và lợi ích của công ty. Chiến lược lương thưởng định vị công ty như một đối thủ cạnh tranh trong thị trường lao động, cho phép một tổ chức thu hút một số ứng viên có trình độ tốt nhất để mở công việc.

Đảm bảo lợi ích cho nhân viên trong công ty

Giống như quan hệ nhân viên và lao động, các chức năng bồi thường và lợi ích của HR thường có thể được xử lý bởi một chuyên gia nhân sự có chuyên môn kép. Về mặt bồi thường, các chức năng nhân sự bao gồm thiết lập các cấu trúc bồi thường và đánh giá các hoạt động trả lương cạnh tranh. Một chuyên gia comp và lợi ích cũng có thể thương lượng tỷ lệ bảo hiểm y tế nhóm với các công ty bảo hiểm và phối hợp các hoạt động với quản trị viên quỹ tiết kiệm hưu trí. Biên chế có thể là một thành phần của phần bồi thường và lợi ích của HR; tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người sử dụng lao động thuê ngoài các chức năng hành chính như bảng lương.

2.4. Đảm bảo các nguyên tắc và quyền lợi giữa nhân viên và “ông chủ”

Đảm bảo các nguyên tắc và quyền lợi giữ nhân viên và ông chủ của họ bao gồm các hoạt động như khen thưởng, xác định các vấn đề bất cập nơi làm việc, điều tra các khiếu nại của nhân viên, đảm bảo tuân thủ luật pháp và những quy định chung.

Đảm bảo các nguyên tắc và quyền lợi giữa nhân viên và “ông chủ”

2.5. Tuân thủ luật lao động

Tuân thủ luật lao động và việc làm là một chức năng nhân sự quan trọng. Sự không tuân thủ có thể dẫn đến khiếu nại tại nơi làm việc dựa trên thực tiễn việc làm không công bằng, điều kiện làm việc không an toàn và sự không hài lòng chung với điều kiện làm việc có thể ảnh hưởng đến năng suất và cuối cùng là lợi nhuận.

2.6. Đào tạo và phát triển nhân lực

Bộ phận hành chính nhân sự sẽ hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các công cụ hỗ trợ quá trình làm việc để đem lại hiệu quả công việc và sự thành công cho họ. Trong nhiều trường hợp nhân viên mới được đào tạo và định hướng sâu rộng công việc cụ thể để phù hợp với văn hóa, yêu cầu công việc mới.

Đào tạo nhân sự và trách nhiệm định hướng nhân viên mới là một công việc quan trọng của bộ phận hành chính nhân sự. Chuẩn bị các hoạt động cho người lao động mới được tuyển dụng là một bước thiết yếu để HR thiết lập mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên, cũng như giúp hình thành mối quan hệ đồng nghiệp giữa các đồng nghiệp. Trong nhiệm kỳ của nhân viên, bộ phận đào tạo và phát triển của HR phối hợp đào tạo kỹ năng và cơ hội phát triển nghề nghiệp để chuẩn bị cho nhân viên trách nhiệm bổ sung với công ty cũng như các chương trình khuyến mãi trong tương lai.

Đào tạo và phát triển nhân lực

Sơ Đồ Tổ Chức Nhà Hàng Và Nhiệm Vụ Từng Bộ Phận

Sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận

1. Ban Giám đốc

Vai trò của Ban Giám đốc trong nhà hàng chính là điều hành – giám sát – quản lý chung tất cả các công việc lẫn nhân viên. Họ là người có tiếng nói và quyết định cuối cùng đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng như lên chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh mang tính đột xuất, có tính chất nghiêm trọng cũng cần có sự đồng ý của Ban Giám đốc.

2. Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là người hỗ trợ đắc lực cho Ban Giám Đốc, họ đảm nhận các hạng mục công việc:

Phân công và tổ chức phân công nhân sự thuộc cấp quản lý.

Giám sát các công việc nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất trong khu vực mà mình phụ trách.

Chịu trách nhiệm tài chính cho nhà hàng.

Phối hợp với Bếp trưởng để cập nhât, thay đổi hay xây dựng thực đơn cho nhà hàng.

Điều phối công việc của nhân viên. Đưa ra quyết định khen thưởng hay xử phạt nhân viên thuộc cấp quản lý của mình.

3. Giám sát nhà hàng

Sắp xếp và bố trí nhiệm vụ cho nhân viên thuộc cấp mình quản lý.

Giám sát quá trình hoạt động của nhân viên.

Đề xuất khen thưởng, xử phạt hoặc tuyển dụng thêm nhân viên.

Phối hợp với các bộ phận khác.

4. Bộ phận Lễ tân

Được xem là hình ảnh đại diện cho nhà hàng nên bộ phận Lễ tân có vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ nhà hàng. Những người làm trong bộ phận này chịu trách nhiệm đón/tiễn khách, giải đáp các thắc mắc cũng như xử lý các khiếu nại của khách hàng. Nếu có vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thì lập tức thông báo với cấp trên để giải quyết.

5. Bộ phận Phục vụ

Cùng với Lễ tân, bộ phận Phục vụ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách, sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý cho khách chọn món, phục vụ nhu cầu của khách trong suốt thời gian khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi khách rời khỏi, nhân viên Phục vụ còn có trách nhiệm dọn dẹp và sắp xếp lại không gian ăn uống của khách.

6. Bộ phần quầy Bar

Đây là khu vực cung cấp thức uống cho thực khách nên nhiệm vụ của nhân viên quầy Bar là tạo ra các thức uống ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt cho thực khách. Dĩ nhiên, họ cũng có trách nhiệm giữ gìn khu vực quầy Bar của mình sạch sẽ và tươm tất.

7. Bộ phận Bếp

Là bộ phận quan trọng bậc nhất tại nhà hàng, những nhân viên trong khu vực Bếp sẽ chịu trách nhiệm chế biến các món ăn chất lượng và có tính thẩm mỹ, mang lại sự hài lòng cho thực khách và níu chân họ quay lại. Trong khu vực Bếp có Bếp trưởng, Bếp phó, Ca trưởng, Đầu bếp, Phụ bếp,… để trao đổi và phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Kinh Doanh

Chức năng của phòng kinh doanh

Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác bán các sản phẩm & dịch vụ của Công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín dụng khác, huy động vốn trên thị trường 1, dịch vụ tư vấn thanh toán quốc tế, dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, chào bán sản phẩm kinh doanh ngoại tệ trừ trên thị trường liên ngân hàng); công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Nhiệm vụ chung

Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt.

Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ.

Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành.

Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công.

Lĩnh vực Quan hệ khách hàng

Tham mưu xây dựng chính sách bán hàng, bao gồm chính sách về giá, khuyến mãi, chiết khấu & các chương trình quảng bá, tiếp cận đến khách hàng để trình Tổng giám đốc phê duyệt.

Đề xuất chính sách cho khách hàng, nhóm khách hàng, trình Tổng giám đốc và thực hiện theo chính sách được phê duyệt.

Lập mục tiêu, kế hoạch bán hàng trình Tổng giám đốc phê duyệt định kỳ và thực hiện tổ chức triển khai bán các sản phẩm & dịch vụ thuộc chức năng nhằm đạt mục tiêu đã được phê duyệt. Tuân thủ các quy định của Công ty trong công tác đề xuất các chính sách cho khác hàng khi cung cấp các sản phẩm & dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ.

Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty.

Tìm kiếm khách hàng thực hiện đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết theo kế hoạch và chiến lược phát triển của Công ty.

Tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Chăm sóc khách hàng theo chính sách của Công ty.

Thu thập và quản lý thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng theo quy định. Đầu mối về việc thu nhập, quản lý thông tin khách hàng để phục vụ cho công tác đánh giá xếp hạng khách hàng, thẩm định và tái thẩm định các hồ sơ khách hàng.

Lĩnh vực Tư vấn Tài chính và Phát triển sản phẩm

Định kỳ thu thập và phân tích thông tin ngành, nhu cầu của thị trường nhằm tham mưu cho Ban điều hành định hướng, định vị thị trường, định vị sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

Định kỳ, đầu mối trong việc đánh giá hiệu quả của các sản phẩm & dịch vụ hiện tại, từ đó phân tích, nghiên cứu để thực hiện việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Công ty.

Thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:

Tham gia là thành viên thường trực của Ban Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm của Công ty. Chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả Ban đạt được mục tiêu đã được Tổng giám đốc phê duyệt.

Thực hiện các dự án tư vấn tài chính cho khách hàng, bao gồm: Tư vấn dòng tiền, cấu trúc tài chính, kiểm soát chi phí, công nghệ thông tin, quản trị và các dịch vụ tư vấn tài chính khác.

MỐI QUAN HỆ:

Phòng Nguồn vốn phối hợp cung cấp các thông tin về thị trường tiền tệ, thông tin về tỷ giá ngoại tệ để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của Phòng.

Mối quan hệ với phòng Thẩm định & Giám sát:

Phối hợp với phòng Thẩm định & Giám sát thực hiện đánh giá, thẩm định khách hàng theo các quy trình, quy chế về các hoạt động cấp tín dụng, thẩm định dự án đầu tư, góp vốn, liên doanh liên kết.

Mối quan hệ với phòng Hành chính – Nhân sự:

Phối hợp xây dựng cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn nhân lực của Phòng phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

Được yêu cầu phòng Hành chính – Nhân sự hỗ trợ về các hoạt động hành chính, nhân sự, truyền thông để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của Phòng.

Mối quan hệ với phòng Kế toán – Tổng hợp:

Thực hiện các hướng dẫn của phòng Kế toán để đảm bảo đúng quy định về chế độ kế toán trong hoạt động chi tiêu của Phòng.

Mối quan hệ với phòng Công nghệ thông tin:

Được yêu cầu phòng Công nghệ thông tin hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động nghiệp vụ của Phòng.

Mối quan hệ với Ban kiểm toán nội bộ:

Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ công tác kiểm toán nội bộ.

Được hướng dẫn các quy trình kiểm toán nộ bộ phục vụ công tác kiểm toán nội bộ của Công ty.

Mối quan hệ với các tổ chức Đảng, Đoàn thể:

Tham gia các hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thể theo quy định.

Mối quan hệ với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành:

Chịu sự kiểm tra giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành theo các quy chế, quy định và Điều lệ của Công ty.

Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Các Phòng Ban

– Hội Đồng Quản Trị

– Ban Tổng Giám Đốc

– Ban Kiểm Soát

Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành nhóm công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ v.v… Ban Kiểm soát bao gồm 3 thành viên, trong đó có một thành viên độc lập. Ban Kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn chuyên nghiệp độc lập để thực hiện các công việc được giao nếu thấy cần thiết.

– Ban Kiểm Toán Nội Bộ

Ban Kiểm toán Nội bộ là bộ phận trực thuộc Hội đồng Quản trị, hiện bao gồm ba thành viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty mẹ và các công ty thành viên, đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo kế toán, số liệu tài chính trước khi trình duyệt và công bố, kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật và công ty; qua đó nhằm phát hiện những sai sót, yếu kém và gian lận nếu có trong công tác quản lý và bảo vệ tài sản của nhóm công ty. Ban Kiểm toán Nội bộ báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ theo từng quý và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải tiến tại các cuộc họp Hội đồng Quản trị hàng quý.

– Bộ phận quản lý:

+ Phòng Kinh doanh, Xuất nhập khẩu

Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong Công ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng.

Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất hiệu quả nhất.

Lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty, hàng quý và hàng tháng cho các phân xưởng sản xuất. Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng, duy trì và nâng cao nguồn hàng cho Công ty. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing trong từng thời điểm.

+ Phòng Tài chính – Kế toán

Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty.

Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.

+ Phòng Hành chính – Nhân sự

Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi,….

Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty.

– Bộ phận sản xuất

Gồm xưởng đúc, xưởng gia công cơ khí, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, kho, vận chuyển.

+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng.

+ Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra.

+ Kiểm tra các mặt hàng mà Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp.

+ Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục.

+ Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.

+ Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.

nhiệm vụ phòng kinh doanh

to chuc san xuat

chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc trong công ty

chức năng các phòng ban

chuc nang cua phan xuong san xuat gia cong co khi

chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong cty

chuc nang nhiem vu cua cac pho giam doc

chức năng của xưởng sản xuất cơ khí là gì

chức năng của phòng ban trong công ty cổ phần

,

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Hành Chính Nhân Sự trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!