Đề Xuất 3/2023 # “Chìa Khóa” Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cây Trồng # Top 10 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # “Chìa Khóa” Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cây Trồng # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về “Chìa Khóa” Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cây Trồng mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, từ năm 2015 đến nay, tỉnh tiếp tục chọn tạo, tuyển chọn, phục tráng, nhân giống cây trồng có thế mạnh, cây trồng tốt góp phần chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất cây trồng. Trong đó, tập trung nghiên cứu về cây trồng chủ lực như: Cây cam, chè, bưởi, mía, lạc, cây lâm nghiệp nhằm phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, tỉnh còn nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây trồng mới đã cho kết quả tốt như cây mắc ca ở huyện Lâm Bình, Yên Sơn; cây măng tây ở phường Ỷ La; cây dược liệu, sản xuất trà thảo dược Xạ đen ở phường Phú Lâm (TP Tuyên Quang)…

Nông dân xã Phúc Sơn chăm sóc cây lạc giống L14 nguyên chủng.

Một trong những thành công trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học phải kể đến đó là phục tráng giống lạc L14, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tại thôn Phiêng Tạ, Bó Ngoặm, xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) với tổng chi phí hơn 624 triệu đồng. Dự án đã cơ bản hoàn thành phục tráng, xây dựng được mô hình sản xuất lạc giống (L14) 10 ha nguyên chủng tại 83 hộ sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Năm nay, lạc được mùa nên bà con xã Phúc Sơn ai cũng phấn khởi. Anh Ma Văn Bộ, thôn Phiêng Tạ hồ hởi cho biết, từ 5 năm nay, gia đình anh đã chuyển đổi 1.000 m2 đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lạc. Những năm trước, gia đình trồng giống lạc L14 cũ chỉ cho năng suất hơn 4 tấn/1.000 m2. Vụ hè thu năm 2020, anh trồng giống lạc L14 nguyên chủng, cây lạc củ đều, vỏ mỏng, hạn chế sâu bệnh, thu hoạch được 6 tấn/1.000 m2, với giá bán 10.000 đồng/kg, gia đình lãi hơn 4 triệu đồng.

Bên cạnh các giống lúa, rau màu, cây ăn quả cũng được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là cây có múi với đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ một số loại cam theo mô hình chuỗi liên kết giá trị tại Hàm Yên. Năm 2017, mô hình đưa các giống cam mới rải vụ, sạch bệnh như cam CS1, BH, CT9, V2, CT36, CT9 trồng thử nghiệm 6 ha ở xã Yên Lâm, Yên Phú, Tân Thành, Nhân Mục, Bằng Cốc. Cuối năm 2020, cam sẽ cho thu hoạch, sản lượng ước đạt khoảng 2 tấn/ha, cao gấp 1,5 lần so với cây cam đại trà. Cây cam rải vụ không những giúp cho mùa vụ kéo dài ở nhiều thời điểm trong năm mà còn tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho người trồng cam. Đối với cây bưởi, toàn tỉnh đã xây dựng 5 ha mô hình thâm canh tăng năng suất cho vườn bưởi 13 năm tuổi tại xã Xuân Vân (Yên Sơn). Năng suất trung bình của mô hình đạt 122 quả/cây, tăng 49% so với sản xuất đại trà.

Tỉnh ta có nhiều lợi thế phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tỉnh đã quan tâm nâng cao chất lượng cây giống, bảo đảm gia tăng sản lượng và chất lượng gỗ, phục  vụ chế biến lâm sản. Trong đó, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô. Bước đầu triển khai ứng dụng lai tạo, tuyển chọn và nhân giống keo có chu kỳ ngắn, sinh khối lớn, chống chịu bệnh đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu gỗ cho các nhà máy. Qua nghiên cứu đã lựa chọn được 2 dòng keo lai 102 và BV342 hiện đang được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình trồng và quản lý.

Gia đình bà Phan Thị Bảo, thôn 1, xã Tân Tiến (Yên Sơn) nhận khoán từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình để trồng rừng. Năm 2015, bà thử nghiệm trồng 3 ha giống keo tai tượng. Sau 5 năm, với quy trình chăm bón đúng kỹ thuật, thân cây cao nhanh, chắc khỏe không bị gẫy đổ. Dự kiến cuối năm 2020, vườn keo sẽ cho thu hoạch ước đạt 80 – 90 khối gỗ/ha, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi 140 triệu đồng. Nhận thấy giống cây keo này phát triển nhanh, đầu năm 2020, bà Bảo tiếp tục đầu tư trồng 7 ha. Mới gần một năm, nhưng giống cây này cho thấy những ưu điểm vượt trội, cây khỏe đều, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao gấp 1,5 lần giống cũ. Hiện người dân trong vùng cũng đã mua giống cây nuôi cấy mô về trồng khá nhiều.

Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống cây trồng mới đã đạt kết quả nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và doanh nghiệp – Đồng chí Ngô Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ khẳng định, sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh đã có nhiều chuyển biến từ khâu giống cây trồng, tạo ra nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao. Trong thời gian tới, Sở tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc sản gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.

Cách Bón Phân Cho Lạc Đạt Năng Suất Cao, Chất Lượng Sản Phẩm Tốt

Nhờ có bộ rễ cấu tạo bởi nhiều nốt sần chứa nhiều vi khuẩn Rhizobium có khả năng tổng hợp và cố định được một lượng đạm khá từ trong không khí.

Mô hình thử nghiệm phân bón cho cây lạc của ĐH Vinh.

Lạc là cây trong họ đậu, tuy nhu cầu dinh dưỡng không cao, đặc biệt là lượng nitơ, nhưng lại cho sản phẩm có lượng đạm rất cao. Nhờ có bộ rễ cấu tạo bởi nhiều nốt sần chứa nhiều vi khuẩn Rhizobium có khả năng tổng hợp và cố định được một lượng đạm khá từ trong không khí.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ngành thổ nhưỡng nông hóa nước ta cho thấy, để sản xuất được 1 tấn lạc vỏ, cây lạc cần hấp thu 64 kg nitơ (N), 16 kg lân (P2O5) và 27 kg kali (K2O) từ đất. Như vậy so với lân và kali, cây lạc có nhu cầu hấp thu nitơ cao hơn…

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, với năng suất thu hoạch trung bình từ 1,5 đến 2 tấn/ha lạc vỏ, bà con nên bón 20-30 kg N, 60-90 kg P2O5 và 30-60 kg K2O. Không nên bón vượt định mức lượng đạm nếu trên vì nếu tăng lượng nitơ lên hơn 40 kg/ha thì năng suất sẽ giảm do hiện tượng sinh khối tăng nhanh.

Nói chung tỉ lệ N: P2O5 thích hợp biến đổi từ 1:2 đến 1:3 nghĩa là cứ bón 1 kg N thì phải bón 2-3 kg P2O5. Tỉ lệ N:K2O có thể giữ 1:2 (30 kg N và 60 kg K2O/ha).

Trên đất chua nghèo photpho, có khả năng cố định photpho cao (như đất bazan) thì cần bón nhiều photpho hơn. Trái lại, đối với đất nhẹ như đất suy thoái và đất xám, cần bón nhiều kali hơn.

Canxi cũng là một chất dinh dưỡng mà cây lạc cần với số lượng khá lớn. Bón vôi sẽ cung cấp canxi để giảm độ chua của đất, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Rhizobium phát triển và điều quan trọng nhất là canxi góp phần tạo ra nhân lạc.

Tuy vậy, bón quá nhiều vôi sẽ làm giảm năng suất lạc do hậu quả bão hoà canxi trong đất và trong trường hợp này cây lạc sẽ hấp thu nhiều canxi hơn, ít nitơ và thậm chí ít kali dẫn đến giảm năng suất. Trên đất bạc màu nếu bón 300-500 kg vôi/ha thì sẽ tăng năng suất đáng kể, còn trên đất cát biển, mức thích hợp là 300-400 kg vôi/ha.

Manhê cùng các nguyên tố vi lượng khác như kẽm, đồng, môlypđen, bo cũng có hiệu quả với cây lạc. Do vậy việc bón phân photphat manhê nung chảy và phun dung dịch chất dinh dưỡng vi lượng với nồng độ 0,1-0,15 sẽ có tác dụng tăng năng suất 10-15%.

Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Trồng Mía Cho Năng Suất Cao

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, có thể ép lấy nước giải nhiệt rất tốt vào mùa hè. Vì vậy, mọi người rất cần có kỹ thuật trồng cây mía đúng cách để đạt năng suất cao nhất.

Kỹ thuật trồng cây mía đúng cách sẽ cho năng suất, chất lượng cao

Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao nếu có kỹ thuật trồng cây đúng đắn.

Thời vụ

Thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.

Đất trồng – Làm đất – Mật độ trồng

Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày lần đầu cần sâu khoảng 30 – 40 cm (chú ý trên những vùng đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đưa tầng sinh phèn lên), bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón vôi trước khi bừa lần cuối.

Bón phân trước khi trồng là một khâu kỹ thuật trồng cây mía quan trọng

Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng x hàng từ 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 m. Đào rãnh: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.

Giống – Chuẩn bị hom mía

Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX, ROC 16, VD86368, VN85186, ROC 23, ROC 22, C85319, C85456…

Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm.

Đặt hom

Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.

Chăm sóc

Thường xuyên giữ ẩm để mía nhanh nảy mầm. Tuỳ chân ruộng tốt hay xấu mà bón phân thích hợp. Thông thường, 1 sào mía bón 13 – 15kg đạm, 20 – 25kg lân, 10 – 13kg kali, 300 – 350kg phân chuồng.

Chăm sóc, vun xới để cây giống phát triển tốt nhất

Bón lót 100% phân chuồng, lân, 20% phân đạm, kali, số còn lại bón rải. Việc bón phân nên kết thúc vào thời điểm mía vươn lóng. Khi mía mọc đến 2 – 3 lá nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời trồng dặm. Mỗi vụ mía bón gốc 2 – 3 lần vào lúc mía kết thúc đẻ nhánh, khi mía có 3 lóng và 6 lóng.

Ngừa sâu bệnh

Phòng trừ rệp bằng thuốc Ofatox, phòng trừ sâu đục thân bằng thuốc Padan theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác. Chung quanh đám mía trồng những trụ cách nhau 5m, rào bằng cây hoặc căng dây thành 2 – 3 hàng để mía ít bị đỗ ngã.

Thu hoạch

Xác định đúng giai đoạn để thu hoạch mía cho năng suất cao nhất

Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.

Các kinh nghiệm

Các hộ nông dân trồng mía nhiều kinh nghiệm và hiệu quả sản xuất cao thường thực hiện : Bón 200 – 300 giạ tro dừa (2,5 – 3,5 tấn/hà) hoặc 500 – 1.000 giạ tro rơm (2,5 – 5 tấn/hà). Hỗ trợ làm đất bớt chua, vừa tăng dinh dưỡng cho đất (lân, kali, canxi, manhê và nhiều chất vi lượng ). Bón phân hữu cơ chế biến : Komix, Humix, hữu cơ vi sinh… ; bã bùn và tro của nhà máy. Vùng đất trãng tăng cường bón vôi : 1 – 1,5 tấn / ha.

Phương Án Điều Tra Năng Suất, Sản Lượng Cây Lúa

NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY LÚA

(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-TCTK ngày tháng 7 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

1. Mục đích điều tra, yêu cầu điều tra 1.1 Mục đích điều tra

Mục đích cuộc điều tra này nhằmxác định năng suất, sản lượng lúa thực thu theo từng vụ, cả năm, làm cơ sở tính toán một số chỉ tiêu như: tổng sản lượng lương thực, sản lượng lúa, doanh thu, sản lượng lương thực bình quân nhân khẩu của cả nước và từng địa phương;

Cung cấp thông tin để đánh giá kết quả sản xuất lúa, cân đối tiêu dùng, xuất khẩu, dự trữ lương thực từng địa phương và cả nước.

1.2. Yêu cầu điều tra

Yêu cầu của cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa là phản ánh kịp thời, toàn diện, đầy đủ, trung thực kết quả sản xuất lúa của tất cả các loại hình kinh tế trên lãnh thổ.

Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của phương án.

2. Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra 2.1 Phạm vi điều tra

Cuộc điều tra được tiến hành ở các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung làhuyện) có diện tích trồng lúa từ 100 ha trở.

Đối với những huyện có diện tích gieo cấy lúa dưới 100 ha thì kết hợp thu thập thông tin cùng “Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm khác” hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia để ước tính.

2.1. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra: Cây lúa.

2.3. Đơn vị điều tra

Các hộthực tế có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất tại địa bàn.

3. Loại điều tra

Cuộc điều tra áp dụng điều tra chọn mẫu các hộ gia đình có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất. Qui mô, phương pháp chọn mẫu được đề cập trong phụ lục 01 của phương án này.

4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra 4.1. Thời điểm điều tra

Cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa tiến hành theo từng vụ sản xuất: đông xuân, hè thu, thu đông/vụ 3 và vụ mùa. Tổ chứcđiều tra khi lúađã thu hoạch xong tạiđịa bànđiều tra.

4.2. Thời gian điều tra

Thời gian tiến hành điều tra: 10 ngày bắt đầu từ thời điểm điều tra.

4.3. Phương pháp điều tra

Cuộc điều tra kết hợp công tác thăm đồng dự báo năng suất và điều tra thực tế tại các đơn vị đều tra.

Dự báo năng suất: Đây là khâu đầu tiên cung cấp thông tin cho lãnh đạo các cấp ở Trung ương và địa phương. Chi cục Thống kê cấp huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành của huyện và các xã tổ chức thăm đồng để dự báo năng suất, sản lượng lúa của tất cả các xã và tổng hợp báo cáo lên cấp trên. Để năng suất dự báo tiếp cận thực tế mùa màng và không sai lệch lớn so với kết quả điều tra, Thống kê cấp huyện cần dựa trên những căn cứ sau đây:

– Chủ động theo dõi sát diễn biến mùa màng, chú trọng tới các yếu tố trực tiếp tác động đến năng suất cây trồng như: Thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống lúa, phân bón, tình hình sâu bệnh, chuột, khô hạn, úng,…

– Đối chiếu với nguồn số liệu lịch sử các năm để xác định xu hướng biến động và khả năng mùa màng vụ hiện tại, có giải thích rõ những nguyên nhân đột biến về diện tích và năng suất.

– Cục Thống kê tiến hành xem xét số liệu ước tính của tất cả các huyện để đảm bảo phản ánh đúng thực tế mùa màng chung toàn tỉnh trước khi báo cáo Tổng cục.

Điều tra trực tiếp: Ngay sau khi kết thúc thu hoạch, điều tra viên đến hộ được chọn điều tra để khai thác số liệu. Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ về sản lượng thu hoạch trong vụ, kết hợp quan sát sản lượng thực thu của hộ. Tuỳ theo tập quán từng nơi, hộ gia đình có thể tính sản lượng theo đơn vị riêng (thúng, bao, dạ,…). Điều tra viên cần thống nhất với chủ hộ để tính đổi ra đơn vị qui định chung (kg) để ghi vào phiếu thu thập thông tin. Một số điểm cần chú ý khi thu thập số liệu ban đầu:

– Tại hộ điều tra, điều tra viên thu thập số liệu sản lượng thu hoạch và diện tích lúa, không thu thập số liệu về năng suất để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.

– Đối với số liệu phân theo giống lúa, cùng một giống nhưng giữa các địa phương có tên gọi khác nhau, nên trong quá trình tập huấn cán bộ thống kê phải thống nhất sử dụng chung tên một loại giống để thuận tiện cho việc ghi mã giống lúa về sau;

– Sản lượng của hộ đảm bảo khô, sạch lép, gồm cả sản lượng tận dụng cho chăn nuôi, trả công cho người thu hoạch, bán ngay tại ruộng (qui khô). Đối với một số tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, theo tập quán, người nông dân có thể bán ngay lúa phơi bông tại ruộng trước khi ra hạt đổ bồ hoặc bán ngay sau khi ra hạt. Do vậy, hạt thóc có thể chưa đạt đến độ khô chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, nên tổ chức phơi thí điểm để có hệ số qui khô cho vùng, cho loại giống chủ yếu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết “Chìa Khóa” Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cây Trồng trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!