Cập nhật nội dung chi tiết về Chi Phí Cận Biên Và Lợi Ích Cận Biên Trong Lựa Chọn Kinh Tế mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ở kì đầu tiên, mình đã chém gió những gì mình biết về chi phí cơ hội . Tuy nhiên, ngoài chi phí cơ hội ra, còn nhiều công cụ khác giúp chúng ta lựa chọn trong đó có phân tích cận biên. Công cụ này sử dụng chi phí cận biên và lợi ích cận biên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Lợi ích cận biên (Marginal Benefit – MB)
Theo giáo trình Kinh tế vi mô cơ bản – ĐH Ngoại thương (PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh), lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ.
Theo Bánh Chuối (đứa viết blog này), lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tổng lợi ích nhận được của chúng ta là TB – Total Benefit
Lượng hàng hóa, dịch vụ thì hãy gọi là Q – Quantity Lợi ích cận biên hãy cọi là MB – Marginal Benefit
Như vậy, nếu Q tăng lên thì TB cũng sẽ tăng lên đúng chứ? Hãy gọi theo kiểu toán học ngầu lòi, rằng khoản tăng thêm của tổng lợi ích là ΔTB và khoản tăng thêm của lượng hàng hóa dịch vụ là ΔQ.
Khi đó, cô Tường Anh dẫn ra một công thức như thế này:
Có gì lạ ở công thức này không? Đúng rồi, nếu đọc ở câu định nghĩa bên trên: “lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi CÓ SỰ THAY ĐỔI của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ”, ta sẽ thấy nó hơi khác với công thức một chút. Nếu như công thức có ΔQ ở mẫu số, vậy thì lợi ích cận biên là lợi ích của MỘT đơn vị hàng hóa tăng thêm, chứ đâu phải là lợi ích của ΔQ đơn vị hàng hóa tăng thêm với điều kiện ΔQ khá lớn??
Hãy lấy một ví dụ như thế này: Chuối đi làm ở một cửa hàng tiện lợi X vào buổi tối từ 19h đến 21h mỗi ngày. Mức lương mà Chuối nhận được cho mỗi giờ đồng hồ làm việc là 20k. Một buổi tối đặc biệt nào đấy, cửa hàng đông khách nên bác chủ cửa hàng đề nghị Chuối làm thêm 1 tiếng nữa, tức là đến 22h, thay vì 21h như thường ngày. Khi Chuối làm việc thêm 1 giờ đồng hồ nữa, tổng số tiền Chuối được trả cho buổi tối đó là 70k. Như vậy theo những điều chúng ta phân tích bên trên, lợi ích cận biên mà Chuối thu được cho việc làm việc thêm 1 giờ nữa là 30k. Ta có MB = 30,000 VNĐ
Cần lưu ý rằng lợi ích cận biên không phải là khoảng tiền chênh lệch giữa 1 tiếng làm việc thêm từ 21h đến 22h với 1 tiếng làm bình thường của Chuối, tức là không phải 30k – 20k = 10k.
Nếu như Chuối làm việc thêm 1 tiếng từ 21h đến 22h mà thời gian này vẫn chỉ được trả 20k/tiếng như làm việc thông thường, thì lợi ích cận biên mà Chuối thu được của việc làm thêm 1 tiếng vẫn là 20k.
Chi phí cận biên (Marginal Cost – MC)
Vẫn theo giáo trình Vi mô cơ bản của cô Tường Anh: “Chi phí cận biên là sự thay đổi của tổng chi phí khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ”.
Tương tự như những phân tích ở trên thì chi phí cận biên chính là chi phí phải chi thêm khi phát sinh thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ.
Với MC là chi phí cận biên (Marginal Cost – MC) TC là tổng chi phí phải trả (Total Cost – TC) Quay lại về ví dụ việc làm bán thời gian của bạn Chuối. Bình thường nếu chỉ làm 2 tiếng từ 19h đến 21h, Chuối sẽ ăn tối bằng một gói mì Hảo Hảo trị giá 3500 VNĐ. Tuy nhiên buổi tối đặc biệt đó, nếu Chuối chấp nhận làm việc thêm 1 tiếng nữa thì sẽ phải gặp nhiều khách hàng hơn và mất nhiều năng lượng hơn. Chính vì thế, Chuối cần ăn nhiều hơn, cụ thể ngoài gói mì đó, bạn ấy đã tự mua thêm cho mình một quả trứng với giá 3000 VNĐ. Như vậy, chi phí cận biên cho 1 giờ làm thêm này của bạn Chuối là 3000 VNĐ, tức là MC = 3000 VNĐ
Phần này ngắn chưa :))) Nó tương tự như MB thôi mà!!
So sánh chi phí cận biên và lợi ích cận biên
Một quy luật mà có thể trẻ con cũng biết, đấy là nếu làm việc gì thì cái mình thu về phải lớn hơn cái mình bỏ ra đã, trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn. Điều đó đúng trong việc phân tích cận biên: Bạn nên lựa chọn việc có chi phí cận biên MC nhỏ hơn hoặc bằng lợi ích cận biên MB.
Ở ví dụ của bạn Chuối xuyên suốt bài viết này: MC = 3000 VNĐ, MB = 30,000 VNĐ.
Tuy nhiên chúng ta đang phân tích kinh tế, do đó hãy chọn những lựa chọn có tính kinh tế nhất. Tổng quát lại thì chúng ta có những điều sau khi so sánh MB với MC:
Nếu MB<MC: nên thu hẹp quy mô hoạt động, giảm số lượng hàng hóa dịch vụ vì chi phí bỏ ra cho 1 đơn vị tăng thêm nhỏ hơn lợi ích thu về từ đơn vị đó.
Nếu MB=MC: quy mô lúc này là perfect, đừng thay đổi làm gì. Lí do là tại điểm có lượng hàng là Q mà MB=MC, nếu bạn làm thêm nữa (mở rộng quy mô ra) hoặc thu hẹp quy mô lại thì tiền thu về cũng chỉ bằng tiền bỏ ra thôi, làm gì có lãi, vậy thì sao phải tốn sức!
Tại sao lại có suy luận trên về tương quan MB – MC?
Phần này hơi dài, và chẳng thú vị gì đâu, nhưng bạn cứ nên đọc thử vậy!
Để giải thích vì sao lại có ba dấu chấm đen kia, chúng ta hãy ngẫm lại một chút.
Lan man quá, trở về việc giải thích nói trên.
Nếu MB = ΔTB/ΔQ và MC = ΔTC/ΔQ (ΔQ rất nhỏ) thì chúng ta hoàn toàn có thể viết được rằng MB = TB’ và MC = TC’ (đạo hàm theo biến Q)
Xem xét trên thực tế thì lợi nhuận thu được TB và chi phí bỏ ra TC của chúng ta đều phụ thuộc vào số lượng hàng hóa dịch vụ Q mà chúng ta cung cấp. Do đó, quy về toán học thì:
Bạn biết khái niệm lợi ích ròng (net benefit – NB) chứ? Lợi ích ròng, tạm hiểu theo kiểu của mình, là lợi ích sau khi bạn đã trừ đi mọi chi phí bạn bỏ ra. Lúc này, vấn đề kinh tế của chúng ta sẽ là làm sao để có được lợi ích ròng to nhất, tức là hàm NB đạt giá trị cực đại.
Ta có: h(Q) = NB = TB – TC.
Thế thì để NB đạt cực trị, ta cần NB’ = 0 tức là h'(Q)=0.
Điều này tương đương với TB’ – TC’ = 0 hay MB – MC = 0, tức là MB = MC
Vậy thì tại điểm Q mà MB = MC, quy mô sản xuất của chúng ta là tối ưu.
Tương tự suy ra hai cái chấm đen còn lại. 😀
Tóm lại, để phân tích cận biên, ta tạm nhớ những điều sau:
Lợi ích (chi phí) cận biên là lợi ích thu được (chi phí bỏ ra) thêm khi phát sinh thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ.
Nếu MB<MC: nên thu hẹp quy mô hoạt động, giảm số lượng hàng hóa dịch vụ.
Nếu MB=MC: quy mô lúc này là perfect, đừng thay đổi làm gì
Lợi Ích Cận Biên (Marginal Utility) Là Gì? Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần
Định nghĩa
Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.
Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.
Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.
Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.
Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.
Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.
Công thức xác định lợi ích cận biên
Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:
MU = ΔTU / ΔQ
Trong đó:
MU là lợi ích cận biên
ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích
ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng
Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.
Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:
MU = (8 – 5)/(2-1) = 3
Qui luật lợi ích cận biên giảm dần
– Thực tế là, độ thỏa mãn hài lòng của người khát nước trong ví dụ trên đối với mỗi cốc là không giống nhau.
– Cốc nước thứ nhất có thể cho cảm giác khoái cảm đỡ khát; cốc nước thứ hai không thể đem lại lợi ích bằng cốc nước đầu tiên… đến cốc nước thứ ba, thứ tư lợi cích thu được sẽ tiếp tục giảm…
– Như vậy, lợi ích mà người khát nước thu được từ cốc thứ nhất cao hơn cốc thứ hai, lợi ích thu được từ cốc thứ hai cao hơn cốc thứ ba và cứ thế tiếp tục.
– Có thể hiểu rằng, độ thỏa mãn hài lòng của người uống nước sẽ giảm xuống đối với mỗi cốc nước uống thêm. Hiện tượng đó được gọi là qui luật lợi ích cận biên giảm dần.
Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau:
Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời điểm nhất định.
Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.
Lợi Ích Cận Biên Của Đồng Tiền
Có thể bạn cho tôi là một kẻ liều lĩnh khi quyết định giải nghĩa lại một thuật ngữ kinh tế quen thuộc. Nhưng hãy kiên nhẫn, vì thuật ngữ tưởng như rất dễ hiểu này lại có liên hệ trực tiếp tới thành công về tài chính của một con người.
“Lợi ích” là một thuật ngữ kinh tế để miêu tả lượng giá trị hoặc hạnh phúc mà một người thu nhận được nhờ sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. “Lợi ích cận biên” ám chỉ lượng giá trị/hạnh phúc có được từ việc tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm. Hầu hết sản phẩm và dịch vụ đều có lợi ích cận biên giảm dần.
Mỗi miếng bánh sau mang lại cho bạn ít cảm giác hạnh phúc hơn miếng bánh trước. Tương tự với các sản phẩm khác.
Trong thực tế, đây cũng là điều xảy ra với đồng tiền. Đối với rất nhiều người, có thêm 500 000 USD trong tài khoản có thể thay đổi cả cuộc đời họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn đã nắm trong tay tài sản trị giá hàng triệu đô la? Khoản tiền trên có thể làm bạn thấy hài lòng nhưng chưa chắc đã tạo ra thay đổi đáng kể nào trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
J.D đã từng là một anh chàng ngập đầu trong nợ nần, khi đó, mỗi đồng anh ta kiếm thêm được có khả năng tạo ra khác biệt rất lớn. Tuy nhiên, sau khi J.D thoát ra khỏi tình trạng trên và trở thành một người giàu có, lợi ích cận biên của đồng tiền đối với anh đã giảm xuống dần dần.
“Nợ nần đã từng là nỗi ám ảnh đối với tôi, thậm chí biến tôi thành một kẻ tồi tệ. Giờ đây, vấn đề lớn nhất của tôi là: Tôi luôn muốn có thêm nhiều tiền. Dù vậy, tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng nếu tôi ít chạy theo đồng tiền hơn, tôi sẽ có thêm nhiều thứ khác”.
Lợi ích cận biên và sự sợ rủi ro
Bởi vì đa số chúng ta đều có lợi ích cận biên giảm dần, việc mất đi một khoản tiền sẽ gây ra tác động lớn hơn việc nhận được một khoản tương tự.
Ví dụ, nếu tôi cho bạn đặt cược vào mặp sấp của một đồng xu. Nếu thắng bạn được 10 000 đô la, nếu thua bạn nợ tôi số tiền đó. Chắc chắn là chẳng có mấy người dám tham dự vào trò chơi này. Cảm giác nhận được 10 000 đô la không đủ để bù đắp cho nỗi sợ mất đi khoản tiền đó và khả năng thắng thua 50 – 50 là quá rủi ro.
Trong kinh tế học, hiện tượng này được gọi là sự sợ mạo hiểm.
Loại bỏ rủi ro bất cứ khi nào có thể
Nếu bạn giống với phần đa dân số, bạn sẽ lo sợ trước việc hết tiền hơn là hạnh phúc với việc trở nên giàu có. Vì thế, hãy cố gắng để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.
Nếu bạn đang cận kề tuổi hưu trí và chưa biết làm thế nào để chuẩn bị cho tuổi già thì mua bảo hiểm hoặc gửi tiết kiệm dài hạn chính là một lựa chọn tốt.
Trong đầu tư, thay vì tính toán xem bản thân có thể chấp nhận bao nhiêu rủi ro, hãy cố gắng giải quyết câu hỏi làm thế nào để tránh phải mạo hiểm. Rút cuộc, liệu miếng bánh thứ ba có thực sự đáng để bạn hi sinh mục tiêu của mình?
NDH – Biên dịch theo Mike Piper – chúng tôi
Từ một giáo viên tiếng Anh, Jack Ma đã trở thành ông chủ “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba và truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trên thế giới.
Trung Quốc giục Ant Group cải tổ hoạt động Những tỷ phú nổi bật năm 2020
Chi Phí Xã Hội Cận Biên (Marginal Social Cost) Là Gì? Công Thức Và Vấn Đề Định Lượng
Chi phí xã hội cận biên
Khái niệm
Chi phí xã hội cận biên trong tiếng Anh là Marginal Social Cost, viết tắt là MSC.
Chi phí xã hội cận biên (MSC) là tổng chi phí xã hội phải trả cho việc sản xuất thêm một đơn vị hoặc thực hiện thêm hành động trong nền kinh tế.
MSC được tính như sau: Chi phí xã hội cận biên MSC = MPC + MEC
Trong đó:
MPC = chi phí tư nhân cận biên (marginal private cost)
MEC = chi phí ngoại ứng biên (tích cực hoặc tiêu cực) (marginal external cost)
Chi phí xã hội cận biên phản ánh tác động của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ mà một nền kinh tế phải chịu.
Ví dụ về Chi phí xã hội cận biên
Ví dụ về sự ô nhiễm của con sông của thành phố gây ra bởi một nhà máy than gần đó.
Nếu chi phí xã hội cận biên MSC cao hơn chi phí tư nhân cận biên MPC của nhà máy, thì chi phí ngoại ứng biên MEC dương, và dẫn đến ngoại ứng tiêu cực, nghĩa là nó tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường.
Chi phí năng lượng do nhà máy thải ra tạo ra nhiều ảnh hưởng nhiều hơn mức mà công ty phải trả vì môi trường xung quanh phải chịu chi phí cho việc dòng sông bị ô nhiễm.
Khía cạnh tiêu cực này phải được nêu lên nếu công ty muốn thực hiện trách nhiệm xã hội hoặc trách nhiệm của mình để mang lại lợi ích cho môi trường xung quanh nó và xã hội.
Lưu ý đối với Chi phí xã hội cận biên
Khi xác định chi phí xã hội cận biên, phải tính cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là những chi phí không dao động – chẳng hạn như tiền lương hoặc chi phí đầu tư ban đầu.
Chi phí biến đổi, là chi phí thay đổi. Ví dụ, chi phí biến đổi có thể là chi phí thay đổi dựa trên khối lượng sản xuất.
Vấn đề định lượng về Chi phí xã hội cận biên
Chi phí xã hội cận biên là một nguyên tắc kinh tế ảnh hưởng đến toàn cầu, tuy nhiên, rất khó để định lượng bằng số tiền hữu hình.
Chi phí phát sinh do hành vi sản xuất, chẳng hạn như chi phí hoạt động và tiền được sử dụng cho vốn khởi nghiệp, khá đơn giản để tính bằng số tiền hữu hình.
Vấn đề phát sinh là khi sản xuất có các tác động sâu rộng cũng phải được tính đến. Chi phí như vậy rất khó tính, không thể xác định một số tiền chính xác, và trong nhiều trường hợp, không có giá nào có thể tính cho ngoại tác được.
Do đó, chi phí xã hội cận biên là nguyên tắc quan trọng, được sử dụng để hỗ trợ các nhà kinh tế và lập pháp phát triển cơ cấu hoạt động và sản xuất, đề xuất các tập đoàn cắt giảm chi phí cho các hành động của họ.
Tác động của các đơn vị sản xuất thêm lên cung và cầu cũng được nghiên cứu. Chi phí xã hội cận biên cũng có thể được so sánh với lợi ích cận biên, là nguyên tắc xác định số tiền mà người tiêu dùng sẽ từ bỏ để có thêm một đơn vị sản phẩm.
(Theo Investopedia)
Minh Hằng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chi Phí Cận Biên Và Lợi Ích Cận Biên Trong Lựa Chọn Kinh Tế trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!