Đề Xuất 5/2023 # Cđ 1 Cấu Tạo Tế Bào # Top 5 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 5/2023 # Cđ 1 Cấu Tạo Tế Bào # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cđ 1 Cấu Tạo Tế Bào mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Published on

1. Chuyên đề 1:Cấu tạo tế bào 1. Tế bào là gì? Cơ thể người là một bộ máy tinh vi cực kì phức tạp. Được cấu tạo từ các cơ quan: não, mắt, gan, tim, thận, da … Mỗi cơ quan có những chức năng riêng phục vụ cho rất nhiều nhu cầu của con người: ăn, uống, thở, học tập, tư duy …

2. Và các cơ quan đó đều được cấu tạo từ các tế bào rất nhỏ. Ví dụ tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim , gan được cấu tạo từ các tế bào gan, não được cấu tạo từ các tế bào thần kinh gọi là nơ-ron…

3. Như vậy tế bào là các đơn vị cấu thành nên các mô (cơ quan) của cơ thể người. 2. Cấu tạo tế bào Các tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng cơ bản đều gồm 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân. Chúng ta sẽ đi vào từng phần cụ thể. Màng tế bào Bao bọc quanh tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường xung quanh. Gồm 3 thành phần chính: lipid, protein, carbohydrate – Lipid màng: gồm phospho lipid và cholesterol + Phospho lipid: gồm 2 đầu, 1 đầu ưa nước tiếp xúc với môi trường nước, 1 đầu kị nước không tiếp xúc với môi trường nước. + Cholesterol: nằm rải rác, xen kẽ các phân tử phospho lipid

5. Gồm các bào quan như lưới nội chất, bộ máy Golgi, ty thể, Lysosome, Peroxysome… như ở hình vẽ bên dưới. Peroxisome: giúp oxy hóa các chất độc cho tế bào thành chất không độc → giải độc cho tế bào. Ví dụ: ½ độc tố lượng rượu uống vào được giải trừ ở gan nhờ các Peroxisome của tế bào gan. Ty thể: Được mệnh danh là ngôi nhà năng lượng vì chức năng là tổng hợp năng lượng cho tế bào sử dụng.

6. Ty thể có nhiều ở đâu? Câu hỏi này không khó, ta hãy nhìn xem cơ quan nào hoạt động nhiều (cần nhiều năng lượng) thì tế bào cơ quan đó sẽ có nhiều ty thể. Một vận động viên thể thao (ví dụ vận động viên tennis), khi thi đấu họ hoạt động cơ rất nhiều (chạy, đỡ bóng, đánh bóng, …) nên tế bào cơ chứa nhiều ty thể. Tim co bóp liên tục để tống máu lưu thông tuần hoàn dường như không lúc nào ngừng nghỉ, do vậy tế bào cơ tim cũng chứa nhiều ty thể. Gan đảm nhiệm nhiều chức năng cho cơ thể (giải độc, sản xuất dịch mật để tiêu hóa lipid, điều hòa lượng đường máu, tạo ra Albumin cho cơ thể …) nên tế bào gan cũng chứa nhiều ty thể. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng gửi về gmail: Sharringkienthucy@gmail.com Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

7. Ty thể có nhiều ở đâu? Câu hỏi này không khó, ta hãy nhìn xem cơ quan nào hoạt động nhiều (cần nhiều năng lượng) thì tế bào cơ quan đó sẽ có nhiều ty thể. Một vận động viên thể thao (ví dụ vận động viên tennis), khi thi đấu họ hoạt động cơ rất nhiều (chạy, đỡ bóng, đánh bóng, …) nên tế bào cơ chứa nhiều ty thể. Tim co bóp liên tục để tống máu lưu thông tuần hoàn dường như không lúc nào ngừng nghỉ, do vậy tế bào cơ tim cũng chứa nhiều ty thể. Gan đảm nhiệm nhiều chức năng cho cơ thể (giải độc, sản xuất dịch mật để tiêu hóa lipid, điều hòa lượng đường máu, tạo ra Albumin cho cơ thể …) nên tế bào gan cũng chứa nhiều ty thể. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng gửi về gmail: Sharringkienthucy@gmail.com Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Cấu Tạo Vách Tế Bào Của Tế Bào Thực Vật

Vách tế bào của tế bào thực vật là đặc điểm nổi bật để phân biệt tế bào thực vật với tế bào Động vật.

Vách tế bào là lớp vỏ cứng bao bọc xung quanh tế bào, ngăn cách các tế bào với nhau hoặc ngăn cách tế bào với môi trường ngoài. Những tế bào có vách được gọi là dermatoplast (thể nguyên sinh có bao).

Một số tế bào Thực vật không có vách (các tế bào di động của Tảo và những tế bào giới tính ở Thực vật bậc thấp và bậc cao). Một số ít tế bào Động vật có vách (những tế bào này thuộc các cơ thể bậc thấp).

Vách tế bào đặc trưng như một thành phần không phải chất nguyên sinh, vì sau khi hình thành nó không có sự trao đổi chất, tuy nhiên ở một số tế bào sống trưởng thành chất tế bào có mặt trong vách ở các sợi liên bào.

Vách tế bào làm cho hình dạng của tế bào và kết cấu của mô rất phong phú. Nó có chức năng nâng đỡ kể cả ở tế bào sống và tế bào không còn sống, giúp cho phần khí sinh của cây ở cạn chống lại tác động của trọng lượng và bảo vệ chúng khỏi sự khô héo.

Vách giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động hấp thu, hô hấp, thoát hơi nước, di chuyển và bài tiết.

2. Cấu trúc vách tế bào của tế bào thực vật

Tế bào thực vật gồm phần vách tế bào bao quanh thể nguyên sinh, mỗi tế bào trong mỗi mô đều có vách riêng; vách của hai tế bào cạnh nhau tạo nên một lớp kép. Lớp kép này được cấu tạo bởi:

Phiến giữa – lớp pectin

Vách cấp một – lớp cellulose

Vách của tế bào mô phân sinh (tế bào đang phát triển), còn giữ lại chất nguyên sinh trong thời kỳ tột đỉnh của sự trưởng thành về sinh lý.

Sự thay đổi chiều dày vách và các chất hóa học xảy ra ở vách có thể thuận nghịch, ví dụ vách của tầng sinh gỗ thay đổi theo mùa, vách của nội nhũ ở một số hạt thường bị tiêu hóa trong thời gian nẩy mầm.

Tế bào có vách dày cần có các lỗ để trao đổi các chất giữa các tế bào ở cạnh nhau. Nếu vách tế bào rất dày các lỗ đó sẽ biến thành những ống nhỏ trao đổi, xuyên qua các lỗ và ống trao đổi là các sợi nhỏ li ty nối liền chất tế bào.

Vách tế bào của tế bào thực vật./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Cấu Tạo Chung Của Tế Bào

. CẤU TẠO CHUNG CỦA TẾ BÀO

Cấu tạo tế bào không đơn giản như mấy em học đâu nha, càng lên lớp lớn các em càng thấy nó phức tạp hơn nhiều (đến lúc đó nhớ học Hóa cho giỏi hok thuj hok hiểu j đâu ^^). Tế bào có sự khác nhau giữa động vật và thực vật, ngay cả trên cùng cơ thể cũng có sự khác nhau giữa các loại tế bào. Nhưng hấu hết chúng đều có cấu tạo chung như sau:

1. Vách tế bào: chỉ gặp ở các tế bào thực vật, vách tế bào cấu tạo chủ yếu bằng chất xenlulôzơ, còn ở vi khuẩn và nấm vách tế bào cấu tạo chủ yếu bằng các hợp chất hữu cơ phức tạp khác nhau.

2. Màng sinh chất (màng chất tế bào): mỏng, bao xung quanh tế bào , ngăn cách nó với môi trường bên ngoài. Màng này có ở tất cả mọi tế bào. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

3. Chất tế bào: khối chất nửa lỏng, rất phức tạp, trong đó có nhiều tổ chức gọi là bào quan. Nơi đây thực hiện các hoạt động sống của tế bào

chất nhân ở bên trong với chất tế bào. Nhân gồm nhân con và nhiễm sắc thể

Ngoài ra tế bào còn có những bào quan khác mà lên lớp 8 các em sẽ học. Em nào mún bjk thêm thì xem hình sau nhá:

Lưới nội chất: gồm lưới nội chất có hạt và lưới nội chất không hạt (LNC không hạt là cái màu xanh giống cọng rong biển, ở bên cạnh cái nhân ấy). Chức năng: tổng hợp và vận chuyển các chất

Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin. Ribôxôm gồm 1 hạt lớn và 1 hạt bé.

Ti thể: Ti thể có chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế bào. Có thể nói ti thể là trung tâm hô hấp và trung tâm năng lượng của tế bào. (các em có thể tưởng tượng ti thể như là cục pin vậy, nó cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động)

Bộ máy Golgi: Golgi là tên của nhà bác học Camilo Golgi nhười Ý đã phát hiện ra loài bào quan này vào năm 1898. Chức năng: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm. Ngoài ra, một s ố chất độc đột nhập vào cơ thể cũng được tích lũy trong thể Golgi để rồi sau đó tống ra ngoài

Trung thể: tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Trung thể còn là nơi lắp ráp và tổ chúc các vi ống trong tế bào động vật

Lưu ý: Không phải tế bào nào cũng có nhân. Như tế bào hồng cầu trong máu chúng ta vậy, hay một số vi khuẩn hay khuẩn lam chưa có nhân điển hình mà mới chỉ có chất nhân (phân tử ADN) nằm tập trung ở vùng giữa tế bào và chưa có màng nhân.

II. TẾ BÀO NHÂN NGUYÊN THỦY Ở VI KHUẨN

Tế bào vi khuẩn có kích thước rất nhỏ và cấu tạo hết sức đơn giản: tế bào chỉ lớn khoản 1 -10 micromet (=1/1000 mm), chưa có nhân điển hình, phần nội chất tế bào không phân biệt các bào quan (trừ ribôxôm). Bên ngoài màng sinh chất cũng có vách tế bào và một số có thêm vỏ bọc cứng bên ngoài. Nhiều tế bào vi khuẩn có roi giúp cho sự chuyển động

III. TẾ BÀO NHÂN THỰC Ở ĐỘNG VẬT

Chất tế bào không phải là một tổ chức đồng nhất mà có cấu tạo phức tạp, trong đó có thể phân biệt được các bào quan khác nhau, đặc biệt xem lẫn các bào quan này là một hệ thống các màng và hạt nhỏ, tạo thành mạng lưới nội chất (có 2 loại: mạng lướt nội chất trơn và mạng lưới nội chất có hạt, như tớ nói ở trên)

IV. TẾ BÀO NHÂN THỰC Ở THỰC VẬT

Tế bào có cấu tạo phức tạp và có một số bào quan tương tự ở tế bào thực vật (nhân, ti thể, bộ máy Golgi, ribôxôm, mạng lưới nội chất)

! Điểm phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật

– Tế bào động vật chỉ có màng sinh chất bao ngoài, không bào kém phát triển hoặc không có, có trung tử

– Tế bào thực vật có vách tế bào bên ngoài màng sinh chất, không có trung tử nhưng có một loại bào quan rất quang trọng và đặc trưng là lạp lục (trung tâm của sự quang hợp ở thực vật)

Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông (hình 7.2).

Hình 7.2. Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.

Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Được cấu tạo bởi peptiđôglican. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào.

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy (hình 7.2). Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.

Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao – hình 7.2).

2. Tế bào chất

Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ở tế bào nhân sơ gồm 2 thành phần chính là bào tương và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Không có hệ thống nội màng, các bào quan (trừ ribôxôm) và khung tế bào.

Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN, là nơi tổng hợp các loại prôtêin của tế bào. Trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 

3. Vùng nhân

Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực).

Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit.

chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cđ 1 Cấu Tạo Tế Bào trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!