Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Trúc Đề Thi Công Chức Năm 2022 mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hình thức thi công chức mới nhất theo quy định của Chính phủ
Cấu trúc đề thi công chức 2019
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
Hình thức thi công chức vòng 1
1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
a) Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần
Phần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Phần III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
b) Miễn phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;
Người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.
c) Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán – tin trở lên.
d) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
đ) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.
e) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:
Chậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1;
Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết.
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm này nhưng không quá 15 ngày.
g) Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh dự thi vòng 2.
Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
Hình thức thi công chức vòng 2
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
b) Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo.
c) Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm.
d) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.”
Cấu Trúc Đề Thi Công Chức Thuế Mới Nhất
1. Phương thức tuyển dụng công chức theo quy định hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 37 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12. Nhà nước thực hiện tuyển dụng công chức qua 2 hình thức:
– Thông thường công chức được tuyển dụng qua hình thức thi tuyển.
– Trừ trường hợp sau đây sẽ tuyển dụng theo phương thức xét tuyển.
Đối tượng cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Nếu đảm bảo được các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức tại khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức. Cụ thể như sau:
“Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.”
2. Cấu trúc đề thi công chức thuế đối với hình thức thi tuyển.
Đối với hình thức thi tuyển cấu trúc đề thi công chức thuế các bạn cần trải qua 2 vòng thi. Vòng thi trắc nghiệm và vòng thi môn nghiệp vụ chuyên ngành. Được quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
Thi trắc nghiệm được tổ chức bằng hình thức thi trên máy hoặc trên giấy. Cấu trúc đề thi công chức phần thi trắc nghiệm ở vòng 1 bao gồm 3 phần như sau:
– Số lượng câu hỏi: Bao gồm 60 câu hỏi.
– Thời gian làm bài thi trắc nghiệm phần 1: 60 phút.
Phần 2: Thi ngoại ngữ.
– Số lượng câu hỏi: Bao gồm 30 câu hỏi.
– Tùy vào vị trí làm việc đã chọn mà bạn sẽ phải thi 1 trong 5 thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, hoặc tiếng khác.
– Đối với công việc yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì không phải thi phần này.
– Thời gian thi: 30 phút.
Phần 3: Thi tin học. (Lưu ý: Năm 2019 không áp dụng thi môn tin học).
– Bao gồm 30 câu hỏi.
– Nội dung thi dựa theo yêu cầu của vị trí công việc.
– Thời gian thi: 30 phút.
– Đối với vị trí có yêu cầu chuyên môn là tin học thì không cần thi phần này.
* CHÚ Ý: Thông thường sẽ tổ chức thi trên máy. Nếu thi trên máy thì không có phần thi tin học.
Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ và môn tin học đối với vòng 1 này.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 11 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:
– Điều kiện được miễn môn thi ngoại ngữ:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đai học ở nước ngoài hoặc đào tạo bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam.
+ Dự tuyển công tác ở các vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số (được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền).
– Điều kiện được miễn môn thi tin học:
Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, toán – tin.
VÒNG 2: THI MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH.
– Nội dung môn thi: chuyên ngành thuế
– Hình thức thi: thi viết.
– Thời gian thi: 180 phút.
3. Cấu trúc đề thi công chức thuế đối với hình thức xét tuyển.
Đối với cấu trúc đề thi công chức thuế theo hình thức xét tuyển được quy định tại khoản 6, Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 12, Điều 13 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:
Cấu trúc đề thi công chức thuế đối với hình thức này cũng bao gồm 2 vòng. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
– Hội đồng xét tuyển căn cứ vào hồ sơ đã nộp của thí sinh để tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí việc làm đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển.
– Trường hơp hồ sơ dự tuyển của thí sinh phù hợp thì được tham dự vòng 2.
– Thời hạn có kết quả vòng 1: Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra hồ sơ dự tuyển của thí sinh tại vòng 1.
Vòng 2: Phỏng vấn.
Hội đồng xét tuyển sẽ tổ chức phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn của thí sinh.
– Thời gian phỏng vấn: 30 phút
– Thang điểm của vòng 2: tính theo thang điểm 100.
– Đối với hình thức này không áp dụng phúc khảo kết quả.
Liên hệ để được tư vấn về khóa ôn thi công chức thuế
Hotline: 0386 348 639 – Ms.Dung.
Công Bố Cấu Trúc Đề Thi Vào Lớp 10 Năm Học 2022
Sáng 8-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Khánh Hòa có văn bản gửi các phòng GD-ĐT về việc thực hiện chương trình năm học 2018-2019 và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2019-2020. Trong đó, nêu rõ cấu trúc, phạm vi đề thi để các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch vừa dạy học, vừa ôn tập cho học sinh lớp 9.
Chủ yếu ra chương trình lớp 9
Theo đó, đề thi sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình cấp THCS, chủ yếu là lớp 9; đồng thời có độ phân hoá phù hợp để học sinh chọn trường đăng ký dự tuyển phù hợp với lực học của mình.
Môn Toán, Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm 10. Môn Tiếng Anh sẽ có 80% trắc nghiệm, 20% tự luận, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm 100 và sẽ được quy đổi sang thang điểm 10 để tính điểm xét tuyển.
Cấu trúc đề thi, phạm vi kiến thức theo từng môn như sau:
Ngữ văn: đọc hiểu 3 điểm, làm văn 7 điểm
Môn Ngữ văn gồm 2 phần, trong đó phần Đọc hiểu chiếm 3,0 điểm; Làm văn chiếm 7,0 điểm.
Phần Đọc hiểu sẽ cho ngữ liệu là 1 văn bản được chọn bất kỳ, có hoặc không có trong chương trình (văn xuôi, thơ, văn bản nhật dụng, văn bản văn học…). Sẽ có từ 3 đến 4 câu hỏi kiểm tra kỹ năng đọc hiểu văn bản, có sự vận dụng các kiến thức đã học về làm văn, tiếng Việt, văn học. Các câu hỏi được tổ chức theo các mức độ tư duy từ dễ đến khó; từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng.
Phần Làm văn gồm 2 câu. Câu 1 Nghị luận xã hội chiếm 2,0 điểm, yêu cầu thí sinh viết 1 đoạn văn có độ dài khoảng 150 – 200 chữ (1 trang giấy thi). Trên cơ sở sử dụng phối hợp các phép lập luận (giải thích, chứng minh…); kiến thức đã được tích lũy và sự trải nghiệm của bản thân, thí sinh trình bày, bàn luận hoặc nêu quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra từ thực tiễn của đời sống, xã hội (tư tưởng, đạo lý; hiện tượng đời sống; vấn đề xã hội…) theo yêu cầu của đề (có thể được dẫn ra từ văn bản của phần đọc hiểu hoặc một vấn đề riêng lẻ, độc lập). Từ đó, rút ra bài học về nhận thức và hành động cho chính bản thân… Phần Làm văn được đánh giá ở mức độ vận dụng.
Câu 2 của phần Làm văn là Nghị luận văn học, chiếm 5,0 điểm, yêu cầu thí sinh biết vận dụng phối hợp các phép lập luận (giải thích, chứng minh…) để phân tích, cảm nhận về một tác phẩm thơ, truyện hoặc làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định đánh giá về văn học… trong chương trình. Từ đó, đặt ra yêu cầu sáng tạo, mở rộng thể hiện qua việc liên hệ, so sánh với một tác phẩm khác và liên hệ thực tế cuộc sống. Mức độ đánh giá là vận dụng cao.
Môn Toán: 60 đến 70% kiến thức cơ bản
Đề thi môn Toán áp dụng kiến thức Toán cấp THCS, trọng tâm là chương trình Toán lớp 9, trong đó kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu chiếm từ 60 đến 70%.
Cấu trúc đề thi môn Toán gồm 5 phần. Phạm vi ra đề ở các phần như sau:
Phần Biểu thức đại số (2,0 điểm): rút gọn biểu thức; tính giá trị của biểu thức khi biết giá trị của biến số.
Phần Hàm số và đồ thị (1,0 điểm): đồ thị hàm số bậc nhất hoặc bậc hai; giao điểm của hai đồ thị.
Phần Phương trình, hệ phương trình (3,0 điểm): giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình; giải hệ phương trình; phương trình bậc hai, phương trình quy về bậc hai; hệ thức Vi-ét và ứng dụng; bài toán thực tế.
Phần dành cho học sinh khá, giỏi (chiếm 1,0 điểm): bất đẳng thức; giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức đại số.
Môn Tiếng Anh: trắc nghiệm 80%, tự luận 20%
Phần trắc nghiệm (Multiple Choice) (80 điểm) có tổng cộng 40 câu hỏi (2 điểm/câu). Phạm vi kiến thức như sau:
Phonetics: Stress, Pronunciation.
Lexical – grammar: Vocabulary; Word form; Passive Voice; Reported Speech; Participles; Compound words; Gerund and (to) infinitive; Tenses; Comparison; Wish clause; Adverb; clauses of reasons: as/because/since ; Conditional sentences: Type 1,2 ; Tag questions; Connectives; Phrasal verbs; Speaking; Relative clauses; Adverb clauses of concession; Error Identification; Prepositions.
Reading: Cloze test: Gap – fill; Reading Comprehension.
Phần tự luận (Writing/Written test) chiếm 20 điểm, với tổng cộng 10 câu hỏi (2 điểm/câu). Hình thức câu hỏi: Building sentences; Sentence transformation; Complete the sentences.
Đề thi minh họa sẽ có trước ngày 10-4
Sở GD-ĐT cho biết, trước ngày 10-4-2019, sở sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10 để học sinh tham khảo.
Sở yêu cầu các trường tổ chức tốt hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên; tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh; hoàn thành chương trình giáo dục phù hợp với khung kế hoạch thời gian năm học, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập năm học 2018-2019 phù hợp với đơn vị và từng nhóm đối tượng, không gây quá tải, đảm bảo sức khỏe của học sinh.
Các trường cũng phải thực hiện nghiêm túc việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh trong Học kỳ II và cả năm học theo đúng Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh.
* Sau 6 năm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập, năm học 2019-2020, tỉnh sẽ áp dụng phương thức thi tuyển đối với hầu hết các trường (chỉ xét tuyển với các trường THPT ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh). Học sinh sẽ phải dự thi 3 môn: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. 2 môn Toán, Ngữ văn tính hệ số 2, môn Tiếng Anh tính hệ số 1.
H.NGÂN
Cấu Trúc Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Toán Năm 2022
Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2016 – 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Toán
Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán
Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2016 – 2017 dành cho các bạn học sinh lớp 9 nghiên cứu, hệ thống củng cố kiến thức Toán 9 cũng như luyện đề, bài tập nhằm có các cách giải toán được nhanh nhất, thông minh nhất, giúp các bạn ôn thi môn Toán vào lớp 10 được hiệu quả cao.
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán Tổng hợp đề thi vào lớp 10 được tải nhiều nhất Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2016 – 2017
Học kỳ 2 năm học 2015 – 2016 sắp kết thúc, các em học sinh cuối cấp THCS đang gấp rút ôn thi cuối kỳ và chuẩn bị thi đầu cấp THPT. Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2016 về cơ bản sẽ không có nhiều thay đổi so với năm ngoái.
Các dạng bài trong cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán
Đề thi năm nay sẽ có khoảng 6,5 điểm thuộc nội dung đại số; 3,5 điểm thuộc nội dung hình học với kiến thức rải đều trong chương trình THCS nhưng chủ yếu tập trung ở chương trình lớp 9. Đa số câu hỏi thuộc dạng kiến thức cơ bản nhưng thí sinh phải tư duy, hiểu bài mới làm được, những câu hỏi khó chủ yếu tập trung ở phần đại số chiếm 1 điểm, phần hình học chiếm khoảng 2,5 đến 3 điểm của đề thi.
Đề thi môn Toán thường xoay quanh 5 dạng bài sau:
Rút gọn biểu thức
Giải phương trình – hệ phương trình
Hàm số và đồ thị
Giải các bài toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình
Bài toán ứng dụng thực tế, dạng bài toán lãi suất
Câu hỏi khó thường nằm ở các dạng bài sau: Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán sẽ tăng cường câu hỏi vận dụng
Chủ trương đổi mới nội dung đề thi sẽ thể hiện rõ nhất ở câu hỏi yêu cầu thí sinh phải vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn. Cụ thể, câu hỏi về biểu thức sẽ không ra một biểu thức có sẵn mà thí sinh phải biết biến đổi biểu thức rồi mới giải. Đây là câu hỏi có vận dụng tư duy nhưng chỉ ở dạng đơn giản. Câu hỏi này chiếm tỉ trọng không lớn trong đề thi, nhưng tối thiểu khoảng 0,75 điểm toàn bài thi.
Nếu các em học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của môn học, giải bài tập một cách nhuần nhuyễn thì sẽ làm tốt bài thi và dễ dàng đạt điểm trên trung bình, nếu tư duy tốt sẽ đạt điểm khá giỏi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Trúc Đề Thi Công Chức Năm 2022 trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!