Đề Xuất 3/2023 # Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động # Top 6 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các bộ phận chính của máy pha cà phê mà các Barista cần lưu ý khi sử dụng bao gồm:

Nguồn nước.

Boiler.

Máy bơm

Group head.

Filter.

Nguồn nước

Bình chứa nước tích hợp

Bình chứa nước tích hợp sẵn trong máy thường dành cho các dòng máy pha tự động dùng cho quán nhỏ, văn phòng hoặc hội chợ. Ưu điểm lớn nhất của dòng sử dụng bình chứa là nhỏ gọn, dễ lắp đặt và điều chỉnh chất lượng nước. Tuy nhiên ưu điểm cũng tiềm ẩn trong đó nhược điểm. Bình chứa cần được vệ sinh thường xuyên. Trong trường hợp nhu cầu sử dụng tăng cao hơn bình thường thì việc tháo lắp, thêm nước sẽ chiếm dụng không ít thời gian, công sức của bạn.

Máy sử dụng nguồn nước riêng là loại phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt đối với dòng máy pha cà phê công nghiệp, bán tự động. Nhược điểm của loại bình chứa tích hợp sẽ là ưu điểm của loại có nguồn nước riêng. Bạn chỉ việc lắp nguồn nước đâu vào đấy là đã có thể yên tâm pha chế không phải mất công châm thêm nước giữa quá trình sử dụng. Nhược điểm của loại hình này là buộc phải lắp đặt đường ống riêng và bộ lọc. Nhược điểm nhỏ so với công suất và tính năng vượt trội. Đáp ứng tốt nhu cầu chiết xuất hàng trăm ly cà phê mỗi ngày, nên máy vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời đối với các quán cà phê chuyên nghiệp.

Nồi hơi (Boiler) – Trái tim trong mỗi chiếc máy pha cà phê 

Lý do gì nồi hơi được ví như trái tim của máy pha cà phê? Nồi hơi kiểm soát hầu hết quá trình quan trọng, chủ chốt từ nhiệt độ, áp suất chuẩn pha cà phê đến dùng hơi đánh sữa. Kích thước nồi hơi khác nhau có khả năng cung cấp hơi nước và nước nóng khác nhau. Cụ thể máy 1 group sẽ có nồi hơi 1.8 – 5 lít, 2 groups nồi hơi có thể tích 5 – 12 lít, tượng tự 3 groups là 11 – 18 lít,…

Hãy lưu ý khi lựa chọn dung tích nồi hơi. Nếu phải phục vụ lượng khách lớn hằng ngày bạn nên mua máy có nồi hơi công suất lớn. Quan trọng là phải lớn hơn mức nhu cầu một chút. Vì khi chiết xuất lượng cà phê tối đa bằng khả năng chịu đựng của máy mỗi ngày. Điều này liên tục kéo dài thì máy chắc chắn sẽ chóng hỏng. Lúc này bạn phải thay Boiler mới, thậm chí máy mới.

Máy bơm (pump)

Áp suất – là chìa khóa của mỗi cốc Espresso, Để đưa nước qua lớp cà phê nghiền mịn, máy cần có áp lực tương đương 9 bar (9,1kg/1cm2 ). Trong lịch sử hơn 1 thế kỷ, các máy Espresso đời đầu đã chuyển từ từ việc sử dụng áp suất tạo ra bởi hơi nước có sẵn trong nồi hơi. Qua việc sử dụng các đòn bẫy được ép bởi barista. Song, việc ép tay thực sự “tốn công” và thiếu nhất quán nên cuối cùng máy Espresso sử dụng bơm điện đã thống lĩnh. Với hai loại máy bơm chính là: bơm rung (Vibratory pump) và bơm quay (Rotary pump).

Vibratory pump  – Một máy bơm rung, hoạt động theo nguyên lý điện từ. Dòng điện chạy qua cuộn dây khiến nam châm di chuyển piston qua lại, để đẩy nước qua máy.

Rotary pump – Bơm quay, là loại bơm phổ biến mà chúng ta sử dụng tại nhà, cũng như trên nhiều dòng máy Espresso khác. Nhưng với cơ chế bơm phức tạp hơn. Trong đó, động cơ sẽ truyền động đến một đĩa quay đặt bên trong buồn bơm. Khi đĩa quay, lực ly tâm khiến các cánh quạt áp sát vào thành buồn bơm và tạo ra áp lực lên dòng nước.

Grouphead

Grouphead – E61 là một van ba chiều hoạt động theo nguyên tắc cơ học, nghĩa là Barista phải gạt đòn bẫy bằng tay để kích hoạt bơm. Trong đó sẽ có một van để cho nước từ nồi hơi vào group, một van để di chuyển nước từ group đến portafilter và van thứ ba để giải phóng áp lực từ portafilter.

Với grouphead bán bão hòa (group semi-saturated) nguyên lý hoạt động về cơ bản cũng tương tự, sự khác biệt lớn nhất là thay vì hàn cả grouphead vào nồi hơi, thì khu vực phía trên group lại nằm tách biệt. Điều này cho giúp giảm chi phí gia công group semi-saturated và dễ sửa chữa hơn so với grouphead saturated. Cũng cần nói thêm, khác với group E61 chủ yếu là thủ công, cả grouphead – saturated và semi-saturated hoạt động theo lập trình. Các dòng máy khác nhau sẽ cung cấp chương trình và khả năng điều khiển khác nhau, tùy thuộc vào mức độ “Smart” của chúng.

Về Portafilter

Portafilter được rút ngắn từ “Portable Filter” hay còn gọi là basket, một số barista gọi là “Tay pha”, tuy vậy Portafilter một là một phễu kim loại đục lỗ được đặt bên trong tay cầm. Cà phê nghiền mịn được đưa vào Portafilter, sau đó được nén bằng tamp, trước khi chèn và khóa vào grouphead. Portafilter có nhiều kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại được sử dụng rộng rãi nhất có đường kính 53mm và 58mm (58mm phổ biến hơn).

Message Coffee Nhà Cung cấp cà phê hạt Pha Máy – OEM trong nước, xuất khẩu.

Hotline liên hệ: 0906710293

Facebook: Message Coffee – Cà phê thông điệp

Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của

Để có thể sử dụng máy dò kim loại hiệu quả thì quý khách hàng nhất định cần nắm vững về cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của các dòng thiết bị này. Do vậy sau đây, Yên Phát xin gửi tới quý khách một số thông tin cơ bản về vấn đề này, hy vọng quý khách sẽ nâng cao hiệu suất tìm kiếm kim loại.

Cấu tạo của máy dò kim loại

Cấu tạo chung của tất cả các loại máy dò kim loại

Dù được chia thành nhiều dòng máy khác nhau như: máy dò tìm kim loại cầm tay, máy dò kim loại dưới lòng đất,… nhưng các sản phẩm này đều bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

Máy dò kim loại được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau

– Bộ thăng bằng: có nhiệm vụ giữ cho máy dò luôn ổn định khi ta sử dụng để quét, kiểm tra người hay vật chứa kim loại.

– Hộp điều khiển: có chứa các bộ phận nhỏ như mạch điện, loa, bảng điều khiển, pin và có thể bao gồm cả vi xử lí.

– Cán: là bộ phận kết nối giữa hộp điều khiển máy dò và cuộn dây, thường có thể điều chỉnh dễ dàng để người dùng thoải mái nhất khi sử dụng.

– Cuộn dây dò: còn được gọi bằng những cái tên khác như đầu dò, ăng ten,… là bộ phận thực hiện nhiệm vụ nhận biết sự có mặt của kim loại.

Về cơ bản cấu tạo của máy dò kim loại thực phẩm không khác nhiều so với các loại máy thông thường, một số bộ phận có thêm ở loại máy này đó là:

– Đầu tìm kiếm: Tác dụng của bộ phận này cũng như tên gọi của chúng là để dò quét ra kim loại có trong thực phẩm.

– Đầu xử lý tín hiệu: Bộ phận này có vai trò tiếp nhận mọi thông tin từ dây thu, sau đó phân tích để đưa ra kết luận về mục tiêu.

– Bộ phận loại bỏ tự động: Bộ phận loại bỏ tự động sẽ loại bỏ tất cả các sản phẩm có kim loại bên trong ra khỏi dây chuyển sản xuất.

Ngoài ra cấu tạo máy dò kim loại trong thủy sản cũng tương tự như đối với trong thực phẩm. Quý khách hàng cũng có thể tham khảo những thông tin trên nếu đang thắc mắc về vấn đề này.

Nguyên lý hoạt động của máy dò kim loại

Nguyên lý hoạt động của máy dò kim loại dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Cụ thể là sau khi bật nguồn, người dùng sẽ di chuyển đầu dò của máy trong khu vực tìm kiếm. Máy sử dụng cuộn dây phát để tạo ra trường điện từ và cuộn dây thu để thu trường cảm ứng.

Nguyên lý hoạt động của máy dò kim loại

Nếu không có dị vật kim loại trong khu vực thăm dò, cuộn dây thu sẽ chỉ thu được trường bình thường. Còn nếu có vật kim loại dẫn điện ở khu vực này thì sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng và làm lệch trường ở cuộn dây thu. Mức lệch trường sẽ phụ thuộc vào độ dẫn điện, độ lớn của vật thể kim loại và khoảng cách đến đầu dò.

Cụ thể là nếu có một mảnh kim loại ở trong khu vực thăm dò của máy dò kim loại thì khi điện từ trường biến đổi sẽ sinh ra dòng cảm ứng, đưa tín hiệu phản hồi về máy. Khi đó, người sử dụng có thể phát hiện được vàng bạc, kho báu, các đồ dùng kim loại bị thất lạc, bom hay các loại vũ khí khác.

Các loại máy dò có kiểu phát trường phức tạp và xử lý tín hiệu thu đặc biệt thì có độ nhạy cao hơn và dễ sử dụng hơn. Nhiều dòng máy dò kim loại nhập khẩu sử dụng công nghệ hiện đại còn có thể hiển thị được loại kim loại và độ sâu của đối tượng dưới lòng đất.

Nhìn chung nguyên lý máy dò kim loại thực phẩm hay bất kỳ một loại máy dò khác thì cũng có chung một nguyên lý hoạt động như trên. Đó là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện để phát hiện ra kim loại.

Cấu Tạo Thang Máy Và Nguyên Lý Hoạt Động

Ngày nay khi nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng tăng cao thì nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng. Đầu tiên đó chính là sự tiện nghi trong ngôi nhà của bạn đây là nơi mỗi khi tan làm bạn thường nghxi sẽ về nhà nơi có bố mẹ, các con của bạn…. Quỹ đất hiện nay có hạn nên hầu như ngôi nhà nào cũng sẽ có cấu trúc cao từ 3 tầng trở nên chính vì vậy việc lựa chọn sử dụng thang máy luôn được các gia đình đặt lên hàng đầu ( đặc biệt gia đình có người già, trẻ nhỏ, người bị bệnh xương khớp). Thang máy chính là giải pháp cho mọi lỗi lo của bạn.

A. PHẦN ĐỘNG CƠ THANG MÁY bao gồm:

1. Hệ thống điều khiển thang máy ( Control Paned)

Là các thiết bị điện, điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu. Thang máy chở người thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả khi thang dừng và khi chuyển động). Các nút ấn trong cabin cho phép thực hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Các nút ấn ở cửa tầng cho phép hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng. Các đèn tín hiệu ở cửa tầng và trong cabin cho biết trạng thái làm việc của thang máy và vị trí của cabin.

Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).

– Vị trí: thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở Hố thang). Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống.

– Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi Motor kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang. Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động của thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển điện tử ở Tủ điều khiển (Control Panel). Trên còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng. Khối tác động là hai má phanh kẹp lấy tang phanh. Tang phanh gắn đồng trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của đông cơ.

Bộ hạn chế tốc độ hay còn gọi là Thắng cơ. Bộ phận này có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng khi cabin di chuyển quá tốc độ cho phép.liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ Hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ . Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puli do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động lên bộ Hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các Ray dẫn hướng trong giếng thang. Ở một số thang máy, bộ Hãm bảo hiểm và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả Đối trọng.

Vị trí: Được đặt ở trên mortor kéo

Chức năng: Giúp cabin đứng yên khi dừng tầng

Là thiết bị được thiết kế ở dưới hố pit. Bộ phận này có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cabin khi các hệ thống đảm bảo an toàn khác đều không hoạt động.được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới, vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng. Giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được uy định trong tiêu chuẩn; đồng thời đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa.

– Được thiết kế mở ra đóng vào trơn tru nhất. Ngoài ra còn được tích hợp hệ thống chống kẹt cửa Photocell để đảm bảo an toàn trong trường hợp có vật cản khi cửa thang hoặc cửa tầng đang đóng.thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi Cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa (Động cơ mở cửa) đặt trên nóc Cabin. Cửa Cabin và Cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động.

– Cabin: là thiết bị chính trong thang máy đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý muốn.Cabin phải đảm bảo có kích thước phù hợp, tính thẩm mỹ cao và các tiện nghi như ánh sáng, quạt gió, điều hoà, âm thanh, panel vận hành … gây cảm giác dễ chịu, thuận tiện cho khách khi ở trong cabin. Các thiết bị phụ khác như quạt gió, chuông, điện thoại liên lạc, các chỉ thị số báo chiều chuyển động, panel vận hành… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác dễ chịu khi đi thang máy.

3. Cabin và đối trọng thang máy

Đối trọng là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên hoặc đi xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng.

Hố thang máy: Được đặt dọc theo chiều cao của tòa nhà, xuyên suốt từ trên xuống dưới.Hố thang quyết định đến kích thước kiểu dáng và tính thẩm của một cây thang, để thang máy đẹp và sang trọng thì hố thang cần được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn của bên xây dựng và bên thang máy. Do đó mà chủ nhà cần phải tìm hiểu kĩ để việc xây dựng hố thang vừa hợp lý và vừa tiết kiệm chi phí.

Phòng máy thang máy: Đối với thang máy có phòng máy, thì phòng máy được bố trí trên đỉnh của giếng thang. Đây là nơi đặt hệ thống máy kéo, tủ điện và một số thiết bị an toàn khác.

Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Rơ

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ-le tự ngắt máy rửa xe

Hầu hết, các dòng máy rửa xe hiện nay đều trang bị hệ thống rơ – le tự ngắt nhằm tiết kiệm nước. Nhưng không phải ai cũng biết hệ thống rơ-le này là gì, có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này giúp người đọc.

Rơ-le tự ngắt ở máy rửa xe là gì?

Rơ-le tự ngắt ở máy rửa xe cao áp là thiết bị điều chỉnh tự động trạng thái khi: tín hiệu ở nơi đầu vào đạt giá trị nào đó thì tín hiệu báo ở đầu ra sẽ bắt đầu thay đổi, nhảy cấp. Nguyên lý hoạt động của rơ-le chính là bộ phận để đóng, tắt mạch điều khiển. Chúng có chức năng bảo vệ, duy trì và điều khiển mạch điện động lực làm việc.

Cấu tạo rơ-le máy rửa xe cao áp

Rơ-le  máy rửa xe được cấu thành từ các bộ phận sau: Các cuộn dây, nam châm điện, tiếp điểm. Trong đó:

-Các cuộn dây (khối tiếp thu): Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ khối tiếp thu, sau đó chuyển thành đại lượng đủ cho sự vận động của khối trung gian.

-Nam châm điện (khối trung gian): Làm nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu bởi khối tiếp thu truyền đến, biến thành những đại lượng đủ cho sự hoạt động. 

-Tiếp điểm (khối chấp hành): Có tác dụng giúp mạch điều khiển phát đi tín hiệu.

Nguyên lý làm việc của rơ-le tự ngắt của máy rửa xe

Nguyên lý hoạt động của rơ-le tự ngắt dựa vào sức ép từ máy rửa xe tạo ra cùng chỉ số áp lực. Điều này được người dùng cài đặt trên rơ-le nhằm để máy rửa xe áp lực vận hành hoặc dừng theo mong muốn của mình. Nhờ đó, vừa tiết kiệm được nước, điện sử dụng mà còn bảo vệ cho máy bền hơn.

Rơ-le tự ngắt máy rửa xe áp lực cao trục trặc

-Kiểm tra rơ-le: Tiến hành kiểm tra rơ-le bằng mắt thường. Nếu không có gì bất thường thì bắt đầu cắm nguồn và xả nước với lưu lượng thấp. Sau đó, dùng tua vít vặn ngược lại theo chiều kim đồng hồ. Khi nào máy hoạt động ổn định, đều và không tự dưng đóng, ngắt đột ngột là được. Sau khoảng 2 giây, máy tự dừng và ngắt điện có nghĩa là máy đã trở lại hoạt động bình thường.

-Thay rơ-le mới: Nếu cách làm như trên không mang lại hiệu quả. Khi đã khóa ống mà má vẫn chưa tự động dừng, cần tiếp tục điều chỉnh rơ-le. Thử lại 1-2 lần, nếu vẫn không được thì chứng tỏ rơ-le đã hỏng. Cần thay rơ-le mới cho máy.

Như vậy, qua bài viết này người đọc đã có thêm hiểu biết về rơ-le tự ngắt ở máy rửa xe. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong vận hành của máy. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra bộ phận này nếu máy có dấu hiệu trục trặc. Đồng thời nên đem máy đi bảo dưỡng thường xuyên để tìm ra lỗi và khắc phục kịp thời.

Mong rằng, với những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với người đọc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!