Cập nhật nội dung chi tiết về Cẩm Tú Cầu Là Thảo Dược Gì? Công Dụng mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tác giả: Quang Thuận
Tên gốc: Cẩm tú cầu
Tên khoa học: Hydrangea macrophylla
Tên tiếng Anh: Hydrangea
Tên hoạt chất: Thuốc ho Bảo Thanh
Tìm hiểu chung về cẩm tú cầu Cây Cẩm tú cầu là gì?Cẩm tú cầu là một loài hoa đẹp, dạng cây bụi, thân thẳng và ít cành nhánh. Loài hoa này có mặt nhiều ở vùng Bắc Mỹ và các nước châu Á. Hoa cẩm tú cầu có rất nhiều màu sắc như xanh, hồng, hồng tím, trắng… Hoa cẩm tú cầu là loại hoa không có hương thơm.
Ở Việt Nam, những cánh đồng hoa cẩm tú cầu Đà Lạt là địa điểm thu hút rất nhiều du khách.
Cẩm tú cầu dùng để làm gì?
Gốc, thân, rễ cây cẩm tú cầu chứa phytochemical (có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa) cùng các khoáng chất canxi, selen, kẽm và magiê… nên được sử dụng để làm thuốc.
Theo Medicalnewstoday, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng một loại thuốc làm từ rễ của cây cẩm tú cầu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh rối loạn Tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và vẩy nến. Y học hiện đại dùng loại thảo Dược này để điều trị các vấn đề về đường niệu như nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt và sỏi thận. Ngoài ra, nó còn được dùng để trị bệnh Sốt cỏ khô.
Vỏ cây cẩm tú cầu được sử dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân. Lưu ý là lá của loài cây này có chứa các chất độc, bạn không nên sử dụng chúng dưới bất cứ hình thức nào.
Cẩm tú cầu có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của cây cẩm tú cầu như thế nào?
Các hóa chất trong loại thảo dược này có thể có tác dụng lợi tiểu, nên có lợi cho một số vấn đề về đường tiết niệu.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng thuốc.
Các dạng bào chế của cẩm tú cầu là gì?
Cẩm tú cầu có các dạng bào chế sau:
Chiết xuất dạng lỏng: khoảng 2 – 6ml.
Dạng sirô: 1 thìa cà phê/lần, uống 3 lần/ngày.
Dạng khô: không dùng quá 2g thân hoặc rễ/lần.
Tác dụng phụ khi dùng cẩm tú cầu Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cẩm tú cầu?Cẩm tú cầu có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng bằng đường uống chỉ trong vài ngày. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và tức ngực.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y hay bác sĩ.
Thận trọng khi dùng cẩm tú cầu Trước khi dùng cẩm tú cầu, bạn nên biết những gì?Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cẩm tú cầu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cẩm tú cầu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cẩm tú cầu như thế nào?
Loại thảo dược này có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống chỉ trong vài ngày. Lưu ý là không sử dụng cẩm tú cầu nhiều hơn liều khuyến nghị. Việc sử dụng 2g thân hoặc rễ khô loại thảo dược này/lần có thể không an toàn. Cẩm tú cầu cũng có thể không an toàn để sử dụng trong một khoảng thời gian dài.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin về việc sử dụng cẩm tú cầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Tương tác với cẩm tú cầu Cẩm tú cầu có thể tương tác với những gì?Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng cẩm tú cầu.
Lithium có thể tương tác với cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu có tác dụng giống như thuốc lợi tiểu. Dùng cẩm tú cầu có thể làm giảm lượng lithium được loại bỏ khỏi cơ thể, tức là tăng lượng lithium trong cơ thể và gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này nếu bạn đang dùng thuốc có chứa lithium. Bác sĩ có thể thay đổi liều lithium của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Đặc Điểm Của Hoa Cẩm Tú Cầu
1. Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu
Theo kiến thức thực vật học, cẩm tú cầu là loài cây sống lâu năm, thuộc thân gỗ, dạng bụi, cao từ 30cm – 100cm. Loài hoa này thân có rất nhiều nhánh, lúc còn non, nhánh có màu xanh lá, từ từ chuyển thành màu nâu gỗ. Lá cẩm tú cầu có màu xanh đậm, tròn bầu và dẹt dần ở phía đuôi lá.
Hình ảnh cận cảnh của hoa cẩm tú cầu màu xanh lá.
Cẩm tú cầu là một loài hoa có hình dáng rất đặc biệt. Một đoá hoa cẩm tú cầu là sự kết hợp của vô vàn cánh hoa nhỏ như cánh bướm. Thông thường, cẩm tú cầu sẽ có ba màu chính thuộc tông màu pastel: hồng phấn, xanh dương nhạt và màu trắng. Một điểm khá thú vị ở loài cây này chính là màu sắc hoa phụ thuộc vào độ pH của đất.
Màu hoa của cẩm tú cầu ảnh hưởng nhiều từ độ pH của đất.
Cẩm tú cầu ra hoa quanh năm nhưng nhiều nhất và sai hoa nhất chính là thời điểm xuân hè (tháng 3 – tháng 5). Cẩm tú cầu rất phù hợp với thời tiết se se lạnh, mát mẻ, nên ở các vùng cao như Đà Lạt, Sapa bạn thấy loại hoa này được trồng rất nhiều.
Loại đất lý tưởng để trồng cẩm tú cầu là loại đất nhiều mùn, có khả năng thoát nước tốt. Tuy nhiên, đây cũng có thể xem là một loài hoa “dễ tính”, cẩm tú cầu còn có thể sống trên đất trung tính, chua, đất kiềm,… Để hoa phát triển tốt hơn, cho nhiều hoa hơn, bạn nên bón phân vào giai đoạn hoa đang tăng trưởng và giai đoạn cuối đông – đầu xuân.
Cẩm tú cầu thích hợp với thời tiết mát mẻ của Đà Lạt, Sapa.
2. Cách điều chỉnh màu hoa cẩm tú cầu
Các chuyên gia nông nghiệp cho đã đánh giá cẩm tú cầu là loài hoa đặc biệt. Mặc dù cẩm tú cầu kén chọn thời tiết nhưng khá dễ trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Hoa có thể phát triển ở cả đất trung tính, đất chua, thậm chí là đất có tính vôi.
Ở mỗi loại đất có độ pH khác nhau, cẩm tú cầu sẽ cho một màu sắc hoa khác nhau cụ thể như sau:
Hoa cẩm tú cầu màu xanh – Đất có tính axit (pH <=5)
Để đổi hoa cẩm tú cầu có màu xanh lam hay màu hoa cà thành màu xanh, bạn hãy tưới giấm hoặc nước mưa vào đất. Bên cạnh đó, khi bón Nhôm Sunfat, cẩm tú cầu cũng sẽ có xu hướng đổi màu thành sắc xanh đặc trưng.
Hoa cẩm tú cầu màu tím, hồng hoặc đồ (7.5 <= pH < 10)
Nếu muốn hoa cẩm tú cầu có màu tím, hồng hoặc đổ, bạn hãy lựa thời gian ra Tết, bón thêm vào đất Canxi Cacbonat (vôi). Nếu không có loại phân bón này, bạn cũng có thể dùng tro trấu (Kali) để tăng tính kiềm của đất.
Hoa cẩm tú cầu trắng với đất trung tính (pH = 7)
Đối với các loại hoa cẩm tú cầu màu hoa thay đổi theo độ pH thì độ pH = 7 sẽ cho ra màu trắng.Nếu ban đầu, hoa của bạn là giống có màu trắng sữa thì dù bạn có bón phân để tăng hoặc giảm chỉ số pH, hoa vẫn sẽ không đổi màu.
Các phương pháp đổi màu sắc ở hoa cẩm tú cầu chỉ có tác dụng theo thời vụ, hoa chỉ đổi được trong một mùa, qua mùa sau, có thể hoa của bạn sẽ không còn màu của mùa trước nữa. Phương pháp làm đổi màu hoa ở cẩm tú cầu sẽ không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cũng như kích thước của những bông hoa.
3. Cách bảo quản hoa cẩm tú cầu
Đầu tiên, bạn dùng kéo cắt chéo cuống hoa cẩm tú cầu, để tránh làm tổn thương đầu cuống hoa. Bạn nên đặt hoa trong nước ấm rồi cắt cuống hoa để ngăn ngừa việc không khí vào làm tổn hại các cánh hoa.
Sau khi đã cắt xong cuống hoa, hãy cho một ít bột phèn ra dĩa, dày khoảng 1cm rồi nhúng từng cuống hoa đã cắt vào, sau đó cắm vào bình. Cách làm này sẽ giúp giữ được độ tươi mới cho hoa.
Khi hoa của bạn bắt đầu có dấu hiệu héo đi, bạn cho hoa vào chậu nước ấm ngâm khoảng 30 phút và hãy nhớ cẩn thận khi lấy hoa ra (vì lúc này hoa sẽ khá nặng). Với cách này, bạn có thể giúp hồi sinh các cánh hoa tươi đẹp của mình đấy.
Hoa cẩm tú cầu có thể mix các loại hoa khác để trang trí nhà cửa. Thiết kế cẩm tú cầu dạng bó thích hợp để tặng hoặc giữ lại để trang trí không gian căn phòng của bạn. Sự kết hợp hoàn hảo của cẩm tú cầu, hướng dương và hoa hồng phấn mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Cần chú ý cách cắt cuống hoa cẩm tú cầu để bảo quản hoa tươi khi cắm vào lẵng. Thiết kế hoa cẩm tú cầu được thực hiện bởi nghệ nhân của Hoa Online 24/7 mang đến vẻ đẹp đặc biệt cho không gian nhà bạn.
Hy vọng, qua bài viết này, Hoa Online 24/7 đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về đặc điểm của hoa cẩm tú cầu và cách bảo quản loài hoa này. Hoa Online 24/7 là địa chỉ cung cấp hoa tươi uy tín, hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những sản phẩm mới nhất, độc đáo nhất.
Atiso Là Thảo Dược Gì? Công Dụng
Tác giả: Quang Thuận
TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Thương hiệu:thuoc-ho-Bao-Thanh, thuoc-ho-bao-thanh, thuoc_ho_bao_thanh và Thuốc ho Bảo Thanh.
Tìm hiểu chungAtiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì loại hoa này không những thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hoa atiso dễ tìm mua ở Việt Nam, được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành như Đà Lạt, Sapa, Hà Giang, Sơn La, Tam Đảo. Loại hoa này có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch cũng như cung cấp vitamin cho cơ thể.
Tác dụng của atiso
Atiso có nhiều công dụng y học và gần như không có tác dụng phụ. Nó thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan. Người ta cho rằng tác dụng này sẽ giúp giảm triệu chứng ợ nóng và xây xẩm sau khi say xỉn.
Không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, tác dụng của atiso còn mở rộng sang phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu.
Atiso có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, giúp hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Nó còn có tính năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Các tác dụng của atiso về mặt y tế bao gồm:
Điều trị cholesterol cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật
Thiếu máu, hạ huyết áp
Giữ nước (phù)
Viêm khớp
Nhiễm trùng bàng quang, giúp lợi tiểu
Các vấn đề về gan
Trị rắn cắn
Dùng như nước dưỡng da hoặc kích thích làm lành da.
Khả năng giảm chất béo, chẳng hạn như giảm cholesterol trong máu của atiso, là nhờ hai thành phần cynarin và luteolin của loại hoa này.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của hoa aitiso. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Hai tính năng bảo vệ gan và trị các chứng khó tiêu ở hệ tiêu hóa của atiso đang được nghiên cứu.
Thành phần dưỡng chất trong atiso
120g atiso khi luộc chứa các dưỡng chất sau:
64 calo
14,3g carbohydrate
3,5g protein
0,4g chất béo
10,3g chất xơ
10,7mcg vitamin B12
17,8mcg vitamin K
8,9mg vitamin C
50,4mg magie
0,3mg mangan
343mg kali
87,6mg photpho
0,2mg đồng
1,3mg niaci
0,1mg riboflavin
0,1mg vitamin B6
0,7mg sắt
0,1mg thiamin
0,3mg axit pantothenic
0,5mg kẽm
Phân biệt atiso xanh và atiso đỏ
1. Hoa atiso xanh
Hoa atiso xanh tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ nhà cúc. Bông mọc ra có lông tơ mềm bao phủ, cây cao từ 1-2m. Ở Việt Nam có hai vùng trồng atiso xanh nổi tiếng là Đà Lạt và Sapa.
Tác dụng của atiso xanh với cơ thể bao gồm:
– Kích thích sự điều tiết và lưu thông tuyến mật.
– Giúp gan đào thải chất độc.
– Giảm chứng buồn nôn.
– Đánh tan cholesterol xấu.
– Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
– Chống lại quá trình oxy hóa.
– Cải tạo và làm đẹp da.
– Bổ sung chất xơ cho cơ thể.
– Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
– Ngăn ngừa sự hình thành khối u ung thư.
2. Hoa atiso đỏ
Hoa atiso đỏ có tên khoa học là Hibiscus Sabdariffa, thuộc họ nhà cẩm quỳ. Cây cao từ 1,5-2m, hoa màu đỏ và có nguồn gốc từ Tây Phi. Hoa atiso đỏ đã du nhập vào nước ta từ những năm 1970 của thế kỉ trước và không có họ hàng gì với hoa atiso xanh họ cúc.
Hoa atiso đỏ hay còn gọi là bụp giấm có một số tác dụng sau:
– Ngăn ngừa và trị ho, ngăn ngừa viêm họng và cảm cúm.
– Lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt, hạ huyết áp, giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột.
– Chống nấm và bệnh ngoài da.
– Điều hòa cholesterol trong máu.
– Chống co thắt, tẩy ký sinh trùng đường ruột và kháng khuẩn. (Sharaf, 1962)
– Ức chế men amylase, làm giảm sự hấp thu đường và tinh bột, từ đó góp phần giảm cân.
– Chống cảm lạnh, cúm.
– Kháng khuẩn, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hoạt động hệ miễn dịch.
googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1556806654315-0’); }); googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1556806741740-0’); });
Liều dùng Liều dùng thông thường của atiso là gì?Để chữa chứng ợ hơi, bạn có thể dùng 320-640 mg chiết xuất từ lá atiso ba lần mỗi ngày.
Để làm giảm lượng cholesterol, bạn nên dùng 1.800-19.320 mg chiết xuất atiso từ 2-3 lần/ngày. Một số sản phẩm từ atiso được bào chế để chỉ giữ lại chất cynarin. Nếu dùng sản phẩm cynarin, bạn nên dùng từ 60-1.500 mg mỗi ngày.
Dạng bào chế của atiso là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Cách dùng atiso Cách nấu atisoBạn cần loại bỏ hết các cánh hoa, bào phần lõi cho tới khi bạn có phần tim hoa màu xanh lá sáng. Bạn có thể nặn một chút nước chanh vào phần tim hoa này để hoa không bị thâm.
Bạn cũng đừng bỏ qua hoa atiso non vì hoa này ngọt và mềm, phù hợp với nhiều món ăn đấy.
Cách ngâm hoa atiso
Bạn có thể ngâm hoa atiso đỏ với đường để tạo một loại nước uống ngon và bổ dưỡng. Bạn có thể áp dụng cách ngâm hoa atiso như sau:
Chuẩn bị Cách thực hiện
* Bước 1: Bạn rửa kỹ hoa atiso đỏ từ 2-3 lần với nước rồi để ráo.
* Bước 2: Bạn hãy cắt phần đế hoa rồi lấy đũa đẩy nhụy hoa lên trên để tách nhụy khỏi cách hoa. Nhụy này các bạn không đem ngâm đường, tuy nhiên vẫn có thể tận dụng để ngâm rượu hoặc phơi khô hãm nước uống.
* Bước 3: Bạn hãy ngâm atiso đỏ vào nước ấm pha muối 30 phút rồi vớt ra, rửa lại bằng nước và để ráo.
* Bước 4: Bạn tiến hành ngâm hoa atiso vào đường. Bạn rải đều lần lượt một lớp đường rồi một lớp hoa atiso cho tới đầy lọ.
* Bước 5: Sau khoảng từ 4 đến 6 ngày, nước cốt atiso sẽ ra gần hết, hòa tan lượng đường trong lọ. Bạn có thể uống không, hòa với nước, thêm đá hay đun lên thành sirô uống đều ngon.
Tác dụng phụ Các tác dụng phụ của atisoAtiso là một loại thực phẩm được dùng nhiều trong các gia đình và có rất ít tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ của atiso là có thể gây đói và làm người dùng cảm thấy yếu sức. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hoa atiso này cũng có công dụng làm tăng sự thèm ăn.
Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị dị ứng với atiso. Những người dễ bị dị ứng với atiso có thể cũng dị ứng với cây hoa cúc và các loại cây thuộc họ cúc.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ của atiso như trên và có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Điều cần thận trọng Trước khi dùng atiso, bạn nên biết những gì?Ban nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên nếu bạn dùng atiso trong thời gian dài để chữa bệnh mỡ trong máu. Bạn cũng nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo.
Khi dùng atiso dưới dạng chiết xuất hoặc ngâm trà, bạn nên pha với một ít nước.
Những quy định cho atiso ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng atiso nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của atiso như thế nào?
Không nên dùng atiso cho những người bị tắc ống mật, bị sỏi mật hoặc dị ứng với atiso. Nếu bạn đang được điều trị bổ sung muối sắt, không nên dùng atiso vì atiso có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt. Những người bị bệnh gan hoặc thận cũng nên cẩn thận khi dùng atiso.
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của atiso với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, bạn nên tránh dùng atiso cho những đối tượng này.
Atiso có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng atiso.
Atiso có thể ngăn chặn hấp thụ các thuốc bổ sung muối sắt.
Atiso có thể làm giảm lượng đường trong máu, do đó ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Ý Nghĩa Hoa Cẩm Tú Cầu Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Sai Hoa, Nhiều Màu
Cẩm tú cầulà loài hoa đẹp, được xem là biểu tượng nổi tiếng của xứ hoa Đà Lạt. Với màu sắc biến hóa diệu kỳ từ xanh đến hồng, trắng đến tím… Loài hoa này thường được ưa chuộng làm hoa cưới, hoa trang trí nội thất… Tuy nhiên, ít ai biết rằng từ lá, hoa đến nụ của tú cầu đều chứa đầy chất độc có thể gây tử vong cho người.
Cẩm tú cầu còn có nhiều tên gọi ngọt ngào khác như dương tú cầu, tử dương… Loài hoa này có nguồn gốc từ Châu Á, mọc nhiều ở Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc), Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và Châu Mỹ…
Màu của hoa có thể “biến hóa như tắc kè”
Tại Việt Nam, Cẩm tú cầu được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, Sapa. Loài hoa này có lá rất to, được phủ một lớp lông hơi ráp. Hoa của chúng được kết hợp từ nhiều bông hoa nhỏ nhắn, tạo thành từng chùm lớn rất đẹp. Màu sắc của tử dương thay đổi từ màu hồng trắng, tím phớt, xanh dương, xanh cốm… Hiện nay, trên thị trường thị trường có nhiều giống hoa tú cầu với đa dạng màu sắc và kích thước khác nhau. Còn ở Việt Nam phổ biến nhất là cẩm tú cầu đổi màu từ trắng, xanh dương nhạt, tím hồng, hồng, xanh lục nhạt… Hoa có thể đổi màu trong quá trình từ lúc đơm nụ đến khi tàn, tạo nên những dải màu đặc sắc, bắt mắt.
Cẩm tú cầu đổi màu hoàn toàn là tự nhiên không có can thiệp của hóa chất nhân tạo. Màu hoa phụ thuộc vào độ pH của đất.
Đất chua có độ pH <7 hoa sẽ có màu lam.
Đất có độ pH = 7, hoa có màu trắng tinh khiết.
Mỗi màu sắc của hoa mang một ý nghĩa, thông điệp gửi gắm riêng. Do vậy mà ngày nay người trồng đã can thiệp vào việc làm thay đổi màu sắc hoa theo ý muốn. Nếu chôn đinh gỉ vào gốc cây hoặc bón clorua sắt cây sẽ cho hoa màu lam. Ngoài ra, để hoa có màu lam đậm và sáng hơn thì chôn nhôm clorua (AICI3), magie clorua (MgCI2). Còn nếu bạn thích màu hồng thì chỉ cần cần bón vào đất một ít vôi bột là được.
Lúc mới đơm nụ, chùm hoa có màu trắng hoặc xanh/hồng rất nhạt, sau biến dần thành màu lam hay màu hồng. Chính vì sự “thay lòng” này nên ý nghĩa của Cẩm tú cầu còn có nghĩa là sự đổi thay, phản bội, không chung thủy… Nhưng bất chấp những ý nghĩa không mấy hay này, loài hoa này vẫn xuất hiện rất nhiều trong các bó hoa cưới, trang trí sảnh tiệc…
Cẩm tú cầu với những cánh hoa mong manh, đan xen vào nhau tạo nên từng “khối cầu” tròn viên mãn. Do đó nhiều người cho rằng cũng giống như hoa mộc lan, loài hoa này là biểu tượng của sự đoàn kết, chân thành, lòng biết ơn, hiếu thảo và hướng về gia đình…
Kỹ thuật chăm sóc hoa cẩm tú cầu sai hoa
Thời gian tưới nước
Hoa cẩm tú cầu ưa đất ẩm và thoát nước tốt, khi trồng trong chậu đất mặt hầu như luôn bị khô đặc biệt vào mùa hè. Vậy nên cần tưới nước 2 lần mỗi ngày để đảm đất luôn đủ độ ẩm để cây phát triển thích hợp.
Cách bón phân
Thời gian thích hợp để bón phân cho hoa cẩm tú là vào mùa đông và sau mỗi vụ hoa nở. Bón vào mùa đông nhằm giúp có đủ lượng dinh dưỡng nhằm phát triển chồi lá vào mùa xuân để hoa nở nở đẹp. Từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 2 bón phân dạng giải phóng chậm, đào hố và lấp.
Bạn cũng có thể sử dụng phân bón đặc hiệu dành cho hoa cẩm tú cầu với mỗi màu hoa riêng biệt.
Phân bón sau khi ra hoa là phân bón cho mầm phát triển. Khoảng một tháng sau khi hoa tàn bón phân chuồng đã ủ mục hoặc phân hóa học dạng giải phóng chậm. Hoặc bạn cũng có thể bón phân dạng dung dịch 10 ngày 1 lần cho cây.
Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu là không nở bung hết các cánh nên rất khó để phân biệt được bông nào đã nở rộ hay chưa. Dù trông vẫn đẹp nhưng nếu bông không nở rộ thì vụ sau cành đó sẽ không cho hoa nữa. Khi một bông đã nở hoàn toàn và bắt đầu tàn thì bạn nên cắt bỏ nó đi. Nhằm giúp cây dưỡng sức cho vụ hoa tiếp theo.
Thời gian và phương pháp thay chậu
Hoa cẩm tú cầu trồng chậu hay bị tắc rễ vì vậy cứ 2 đến 3 năm cần sang chậu một lần, thời gian thay chậu thích hợp là từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.
Phương pháp thay chậu:
Bước 1: Cắt toàn bộ hoa đã tàn và cành già cỗi, sâu bệnh.
Bước 2: Chuẩn bị đất và chậu
Chuẩn bị chậu có kích thước lớn, lót một tấm lưới dưới đáy chậu, lót thêm một lớp đá, trộn đều các loại đất (đất thịt, phân hữu cơ, xơ dừa, xỉ than …)
Bước 3: Lột bầu: Lấy cây con ra khỏi chậu, cắt tỉa bầu rễ, lưu ý dụng cắt phải bén và vô khuẩn.
Bước 4: Trồng cây
Cho một ít đất vào chậu mới (đất cao đến khoảng 40% độ sâu của chậu), đặt cây con vào và lấp đất đến 80% chậu, dùng que nén để đất chặt hơn, giúp cây phát triển tốt.
Bước 5: Tưới nước: Tưới ngập nước 1 lần cho đến khi nước chảy ra từ đáy châu, nhằm giúp ổn định bộ rễ trong bầu đất.
Cắt tỉa hoa cẩm tú cầu khi nào và như thế nào?
Điều quan trọng nhất khi trồng hoa cẩm tú cầu là “tỉa cành sau khi hoa nở.” Cành đã cho hoa năm nay thì năm sau chúng sẽ không cho hoa, vì vậy cần cắt tỉa cành để cây đâm chồi mới.
Phương pháp cắt tỉa
Ở mỗi cành nên để lại từ một đến hai mắt lá, cần cắt bỏ hoàn toàn cành đã già hoặc sâu bệnh. Thời điểm thích hợp để cắt tỉa cành là vào mùa đông, sau khi bón phân.
Sâu bệnh hại ở cây cẩm tú cầu
Bệnh mốc xám
Do một loại vi khuẩn có tên là Botrytis cinerea gây ra, làm cho hoa và lá chuyển sang màu nâu, mốc xám, mọc dày đặc, thường gặp ở những nơi không thông thoáng, ẩm ướt. Vệ sinh không gian xung quanh được thông thoáng, cắt bỏ ngay phần bị bệnh để tránh lây nhiễm sang cành xung quanh.
Do nấm sợi thán thư gây ra, xung quanh tâm xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu xám, tím và nâu sẫm. Biện pháp phun thuốc đặc trị kết hợp cắt cành để xử lý.
Do nấm phấn trắng gây ra, dấu hiệu cây bị nấm mốc như bột trắng rắc trên lá và thân. Đây là bệnh thường xuất hiện ở nơi có độ ẩm cao.
Các loại côn trùng hút nhựa cây ẩn nấp ở mặt sau của lá. Lá bị mất màu thành đốm trắng, thậm chí bị héo. Vì ấu trùng nhện ưa khô ở nhiệt độ cao, nên đặc biệt chú ý vào mùa hè. Phun thuốc đặc trị vào mặt sau của lá ở giai đoạn đầu của mầm bệnh.
Cẩm tú cầu có thể gây chết người
Theo bác sĩ Trần Văn Năm, lá và nụ hoa Cẩm tú cầu có chứa chất Hydragin nhiều nhất. Nếu ăn phải thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, mệt mỏi, khó thở. Nếu ăn với lượng lớn sẽ dẫn đến hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu. Tương truyền, nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập đã từng ép người hầu tự tử bằng loài hoa này.
Cẩm tú cầu còn có thể gây viêm da, ngứa da với những người có cơ địa dễ dị ứng. Đặc biệt là khi chạm tay trần vào cây, lá, hoa. Nguyên nhân là những hạt phấn nhỏ của loài hoa này sẽ phát tán ra tiếp xúc với da người. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn quá yêu thích loài hoa này, nên đặc biệt chú ý không nên chạm vào hoa, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Chỉ nên cầm hoa khi chúng được gói, bọc lại kín đáo.
Hiện độc tố từ Cẩm tú cầu chưa có thuốc giải đặc trị. Loại độc này nếu tiếp xúc với lượng ít sẽ không gây tử vong, chỉ gây các triệu chứng ngộ độc, tiêu chảy, nôn ói, tê lưỡi, dị ứng, sưng phồng… Nhưng nếu với liều lượng nhiều hơn sẽ khiến nạn nhân tử vong. Do đó, mọi người nên hết sức thận trọng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cẩm Tú Cầu Là Thảo Dược Gì? Công Dụng trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!