Đề Xuất 3/2023 # Cam Thảo Và 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Bạn Cần Biết # Top 6 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Cam Thảo Và 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Bạn Cần Biết # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cam Thảo Và 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Bạn Cần Biết mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cam thảo ở nước ta hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến. Đa số mọi người đều biết cam thảo loại khô có vị ngọt thanh và được dùng làm nước uống giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên chúng còn có rất nhiều các tác dụng như chữa các bệnh về đường hô hấp, giải cảm, tốt cho tim phổi, điều trị loét dạ dày… Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu toàn bộ các thông tin về Cam thảo để bạn đọc nắm được.

Cam thảo là thân hay rễ của cây Cam thảo được phơi khô hay sấy khô. Chúng được sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống và trong đông y và tây y.

Cam thảo được chia làm 3 loại khác nhau: Cam thảo bắc, cam thảo dây và cam thảo nam. Mỗi loại sẽ có các hình dạng cây, cấu trúc và tác dụng khác nhau nên các bạn cần chú ý.

Còn được gọi là bắc Cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão và có tên khoa học là Clycryrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L. Chúng thuộc họ canh bướm Fabaceae ( Papilionaceae). Chúng có xuất xứ từ Uran ( Glycyrrhiza uralensis Fish) hay xuất xứ châu Âu Glycyrrhiza glabra L. Chúng được gọi tên là Cam thảo là do có vị ngọt, thảo là cỏ hay dịch ra là cỏ có vị ngọt.

Cam thảo bắc là loại cây sống lâu năm, chiều cao từ 1 đến 1.5m. Toàn thân có lông mỏng, lá kép lông chim lẻ, hình trứng đầu nhọn. Chiều dai của chúng từ 2-6 cm, chiều rộng từ 1.5-3 cm. Hoa của chúng được nở vào mùa thu hoặc hè có màu tím nhạt hình bướm dày từ 14-22 cm. Quả của chúng dài 3-4 cm rộng khoảng 6-8 cm màu nâu giáp cong hình lưỡi liềm, mặt có nhiều lông. Trong quả có từ 2-8 hạt nhỏ, dẹt, đường kính từ 1.5 đến 2 mm màu xanh đen hoặc xám nâu.

Cam thảo bắc được trông bằng hạt hoặc thân rễ, sau 4-5 năm có thể thu hoạch. Mùa thu hoạch tốt nhất là mùa xuân hoặc đông. Sau khi đào rễ họ sẽ xếp thành đống để cho lên hơn men cho chúng có màu hơi vàng.

Còn có tên gọi là tương tư tử, tương tư đằng, dây chi chi. tương tư đậu… Tên khoa học của Cam thảo dây là Abrus precatorius L, cũng thuộc họ canh bướm Fabaceae.

Cam thảo được dùng từ bộ phận Rễ và lá phơi khô, hạt của chúng cũng được sử dụng.

Cam thảo dây là loại dây leo, cành gầy nhỏ thân có nhiều xơ. Lá cây kép hình lông chim, chiều dài cả cuống từ 15-24 cm gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn. Lá chét hình giống hình chữ nhật dài 5 đến 20 mm, rộng từ 3 đến 8 mm. Hoa cây màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá. Quả thon dài 5cm rộng 12 đến 15mm, dầy từ 7-8 mm. Hạt của chúng hình trứng, vỏ cứng, bóng màu đỏ có 1 điểm đen lớn ( xem hình).

Cam thảo dây được mọc hoang và trồng ở nhiều nơi, ở Hà Nội chúng được bán thành bó dây và lá cam thảo. Rễ và hạt của loài này ít được thấy bầy bán.

Còn được gọi là dã cam thảo, thổ cam thảo, giả cam thảo. Tên khoa học của Cam thảo nam là Seoparia dulcis L thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Cam thảo nam (herba Sceopariae) sử dụng toàn bộ cây tươi hoặc khô ( phơi hoặc sấy).

Cam thảo nam là loại cây mọc thẳng đứng, cao từ 40 đến 80 cm, thân ngắn có rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối, hoặc 1 vòng 3 phiến lá, lá hình trứng lộn ngược hay hình mác rộng 8-12 mm, dài từ 1,5 đến 3 cm. Phía cuống hẹp dần, thành cuống ngắn, ở phần mép lá phía trên có răng cưa to, phía dưới thì bình thường. Hoa mùa trắng mọc ở kẽ lá, hoa thường được nở vào mùa hè, chúng mọc riêng lẻ hoặc thành đôi. Quả nhò hình cầu ở bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Cây được mọc ở khắp Việt Nam có thể thu hái quanh năm, có thể dùng cả khô và tơi để làm các vị thuốc.

Thành phần hóa học của Cam thảo

Phân tích cho thấy thành phần hóa học trong Cam thảo bắc bao gồm : 25-30 % tinh bột, 11 – 30 mg vitaminC, 2.4 – 6.5% sacaroza, 3- 8 % glucoza, 0.3 – 0.35% tinh dầu và các chất anbuyminoit, gôm, nhựa.. Hoạt tính chính trong Cam thảo là glyxyridin ( glycyrrhizin) khoảng từ 6-14% có khi tới tận 24%. Glyxyrizic là muối của kali và canxi của muối glyxyric được các nhà bác học người Đức nghiên cứu và chiết suất từ năm 1819. Axit Glyxyretic không có vị ngọt tuy nhiên glyxyrizin và glyxyrizin kết hợp kiềm thổ hoặc amoniac thì ngọt hơn.

Lá và rễ của chú có chứa chất ngọt tương tự như Glyxyrizin trong rễ của Cam thảo bắc. Độ ngọt của chúng ít hơn và có một vị hơi nhặng đắng, tỉ lệ chất này khoảng 1-2 %. Hạt của chúng cứa chất protit độc là abrin C12H14N2O2, chất abralin H13H14O7 là gucozit có tinh thể men tiêu hóa và chất béo lipaza gồm 2.5% chất béo. Chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.

Trong cây có thành phần ancaloit và 1 loại chất đắng, trong cây còn có thành phần axit xilixic và chất amelin. Cây có vị ngọt nhưng ko có thành phần giống Cam thảo bắc.

Tác dụng của cây Cam thảo

Cam thảo trong tây y như một vị thuốc phụ trợ, để làm cho thuốc dễ uống nhưng trong đông y Cam thảo là thành phần của các đơn thuốc chữa rất nhiều bệnh. Chúng là thành phần vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng đã qua kinh nghiệm của dân gian.

2. Trị đau dạ dày, loét dạ dày

Cam thảo giúp đẩy nay quá trình làm lành vết loét dạ dày, nó được sử dụng như một thảo dược riêng biệt để trị bệnh tá tràng, loét dạ dày lâu năm. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy Cam thảo deglycyrthizinate kết hợ với các kháng chất của acid giúp chữa lành các vết loét dạ dày. Các nhà khoa học cho rằng Cam thảo có thể bảo vệ được thành niêm mạc dạ dày bằng quá trình thúc đẩy các hoạt động của tế bào tiết dịch dạ dày. Nó bảo vệ niêm mạc dạ dày tiếp xúc với axit của dạ dày để có thể đẩy nhanh việc làm lành vết loét. Chất Flavonoid được chiết xuất từ Cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hellicoacter pylori loại vi khuẩn làm loét dạ dầy.

3. Ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, virus

Cam thảo có khả năng làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách kích hoạt interferon trong cơ thể. Đây là loại protein do cơ thể sinh ra khi virus tấn công, chúng ngăn chặn sự phát triển của các loại viru này. Do đó Cam thảo có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng khả năng phòng ngừa các loại virus, đặc biết là herpes sinh dục và herpes môi do virus herpes simplex gây ra. Cam thảo còn là thành phần ddeer điều chị viêm gan siêu vi chủ yếu là viêm gan B và C.

4. Bảo vệ tim

Cam thảo có khả năng kiểm soát cholesterol bằng cách tăng thành phần mật trong cơ thể. Acid mật là thành phần để loại bỏ cholesterol thừa trong cơ thể. Chúng còn có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol gây hại LDL đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch

5. Làm da mềm, đẹp

Cam thảo có tác dụng làm đẹp cho da, giúp da mềm mại, chúng còn được sử dụng để chữa các bệnh về da. Cam thảo có tính khàng viêm nên được dùng để điều trị một số loại bệnh về da như: khô da, ngứa, vảy nến, viêm da, dị ứng.

6. Giảm các triệu trứng giai đoạn mãn kinh

Cam thảo có chứa estrogen và flavonoid và các kích thíc tố nữ. Các chết này có tác dụng làm giảm các triệu trứng khó chịu trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Chúng có thể giúp giảm đau trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Các bài thuốc từ Cam thảo

1. Trị bệnh viêm nhiễm như: u nhọt, sưng tấy, sưng họng, viêm tuyến vú, chàm lở, lở mồm

Dùng Sinh cam thảo kết hợp với một số loại thuốc thanh nhiện giải độc trị ung nhọt. Một số loại kết hợp như Liên kiều, Kim ngân hoa, Bồ công anh

2. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Uống cao lỏng cao thảo khoảng 15ml, ngày 4 lần liên tục trong 6 tuần.

3. Trị lao phổi

Cam thảo 18 gam, sắc còn 150ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 1-3 tháng kết hợp với thuốc chống lao.

4. Trị viêm gan

Dùng viên Cam thảo Glycyricin làm giảm hoại tử tế bào gan, giảm thoái hóa gan. Tăng tế bào gan tái sinh, hẹn chế sự tăng sinh của tố chức liên kết, do đó làm giảm sơ gan.

5. Trị rối loạn nhịp đập tim

Dùng Cam thảo sắc 30 gam mỗi ngày 1 tháng, sắc chia rang sáng tối. Trường hợp ra mồ hôi, mất ngủ, bứt rứt, nóng lạnh thất thường nên uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang, rồi mới uống thang này.

6. Trị lưng, chân đau

Châm huyệt vùng đau bằng dịch cam thảo 300% 4ml. Cách 4-7 ngày làm một lần đối với bệnh cấp 1 liệu trình.

7. Trị xuất huyết tiểu cầu

Cam thảo 30gam sắc uống chia 3 mỗi ngày, dùng liền trong 2-3 tuần.

8. Trị nhiễm độc thức ăn

Cam thảo sinh 9-15 gam, sắc nước chia 3 đến 4 lần uống trong 2 giờ. Trường hợp nặng hơn dùng 30 gam sắc cô còn 300ml, khoảng 3-4 giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dày.

9. Trị đái nhạt

Uống bột cam thảo, ngày uống 4 lần.

10. Trị viêm học mạn

Cam thảo sống 10gam ngâm nước sôi uống như nướ tra, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục đến khi hết bị. Kiên các loại thực phầm như cá, ớt đường. Bệnh nhẹ uống 1-2 tháng, nặng uống 3 đến 5 tháng.

11. Trị viêm tuyến vú

Cam thảo, xích dược mỗi loại 30 gam. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống từ 1 đến 3 thang.

12. Trị viêm tắc tính mạch

Cam thảo cô 15ml mỗi ngày hoặc cam thảo 50 gam sắc phân uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.

13. Trị chứng nứt da

Cam thảo 50 gam ngâm cồn 75% 200ml, sau 24h bỏ xác cho glycerin 200ml. Rửa sạch vết nứt rồi bôi thuốc vào.

Chú ý khi sử dụng Cam thảo

Khi sử dụng cam thảo cần chú không được sử dụng quá liều lượng, do chứa glycyrthizin nên gây ra nhiều tác dụng phụ và có hại cho sức khỏe như:

Cao huyết áp

Hạ kali máu

Tiêu chảy và vấn đề về hệ tiêu hóa

Phù, giữ nước

Sử dụng nhiều Cam thảo cũng gây hại cho hệ thống tim và gan, chúng còn được chống chỉ định cho một số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, gan thận… Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng lại dược phẩm này.

Cam thảo cũng có thể phản ứng với một số các thành phần khác gây tác dụng không mong muốn. Một số chất không nên kết hớp:

Thuốc lợi tiểu

Warfari

Thuốc uống tránh thai

Thuốc trầm cảm

Thuốc cao huyết áp

Corticosteroid

Cam Thảo: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết

Cam thảo là loại thuốc cổ xưa được chứng minh mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe như giúp giúp trị viêm họng, viêm da hoặc nhiễm trùng,… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên thận trọng bởi vị thuốc tự nhiên này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi.

– Tên khác: Sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão

– Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch

– Họ: Họ Cánh Bướm hoặc họ Đậu với tên danh pháp khoa học là Fabaceae

I. Mô tả về cây cam thảo

– Đặc điểm của cây cam thảo + Đối với cam thảo sống lâu năm:

Cây có chiều cao trung bình từ 30 – 100 cm. Có thể nhận dạng vị thuốc tự nhiên này thông qua những đặc điểm sau:

Rễ có màu vàng nhạt

Toàn thân cây cam thảo có lông nhỏ

Lá kép lông chim lẻ, dài 2 – 5,5 cm

Quả cong hình lưỡi liềm với chiều dài 3 – 4 cm và rộng 6 – 8 cm. Đặc biệt, quả có màu nâu đen và bề mặt quả có nhiều lông. Trong mỗi quả cam thảo có khoảng 2 đến 8 hạt nhỏ dẹt, mặt bóng thường có màu xanh đen hoặc xám nâu.

+ Cam thảo nhẵn (Glycyrrhiza glabra L.):

Cây cao 1 – 1,5 m

Rễ màu vàng nhạt

Lá kép lông chim và cũng có lá chét nguyên, hình trái xoan tù

Hoa nhỏ hợp thành từng chùm và có màu tím

Quả dẹp, thẳng hoặc hơi cong và bề mặt quả không có lông. Mỗi quả chỉ chứa 2 – 4 hạt tròn

– Phân bố

Cây cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành như Triệu Châu, Khánh Dương, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang,… Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều ở các tỉnh nước ta như Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hải Hưng và Hà Nội.

– Bộ phận dùng

Rễ và thân của cây cam thảo là bộ phận thường được sử dụng để làm dược liệu.

– Thu hái – Sơ chế

Cam thảo thường được thu hái từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Đây là thời điểm rễ cây chứa nhiều bột và có chất lượng tốt nhất.

Thông thường, rễ cây cam thảo sau khi được thu hoạch sẽ được rửa sạch và thái thành từng lát mỏng khoảng 2 mm. Sau đó sẽ đem phơi hoặc sấy khô.

– Bào chế

Cam thảo thường được dùng dưới 3 dạng chính đó là bột cam thảo, sinh thảo và chích thảo. Tùy thuộc vào dạng dùng mà cách chế biến thường khác nhau. Cụ thể:

Sinh thảo: Rễ cây được rửa nhanh rồi đồ mềm và thái thành miếng mỏng 2 mm. Cuối cùng phơi hoặc sấy khô.

Bột cam thảo: Cạo bỏ lớp vỏ ngoài của rễ cam thảo. Sau đó, thái thành từng miếng tròn, sấy khô rồi tán thành bột cho vào lọ thủy tinh, bảo quản và dùng dần.

Chích thảo: Cam thảo sau khi sấy khô đem tẩm mật. Cứ 1 kg cam thảo tẩm với 200 gram mật pha với 200 ml nước đun sôi. Sau đó, đem sao vàng cho đến khô.

– Bảo quản

Bảo quản cam thảo ở nhiệt độ phòng, nơi thông thoáng, kín gió và tránh ẩm ướt.

– Thành phần hóa học

Cây cam thảo chứa các thành phần hóa học như

Glycyrrhizin

Neo-liquiritin

Isoliquiritigenin

Liquiritin

Isoliquiritin

Licurazid

Liquiritigenin

– Tính vị

Cam thảo có tính bình và vị ngọt

– Quy kinh

Tác dụng vào kinh tỳ vị, tâm và phế. Cụ thể:

Theo ghi chép của Lôi Công Bào Chích Luận: Cam thảo tác dụng vào kinh tâm

Theo Thang Dịch Bản Thảo: Thuốc tác dụng vào kinh túc Thái âm, Quyết âm Can và túc Thiếu âm Thận

Theo tài liệu ghi chép của sách cổ Bản Thảo Kinh Giải: Cam thảo tác dụng vào túc Thái âm và kinh thủ Thái âm Phế

– Tác dụng dược lý + Theo Y học cổ truyền:

Cam thảo có vị ngọt, tính bình và không chứa độc có tác dụng:

Giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục

Lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung và thông kinh mạch

Định phách, dưỡng khí, ích tinh, thông cửu khiếu, lợi bách mạch và an hồn

Ích khí, nhuận phế, thông hành 12 kinh và hoãn cấp

Chỉ thống, chỉ khai và thanh nhiệt

+ Theo nghiên cứu y học hiện đại:

Theo một số nghiên cứu lâm sàng, cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Chính vì vậy, cây mang lại nhiều lợi ích tuyệt đối với sức khỏe như:

Điều trị viêm da và nhiễm trùng: Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Iran, hoạt chất Glycyrrhiza glabra được chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus của cây cam thảo, giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông và viêm mô tế bào.

Chữa viêm loét dạ dày: Hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabrene có trong rễ cam thảo có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, chúng còn có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, ợ nóng do đau dạ dày gây ra. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, chiết xuất từ cây cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.

Điều trị viêm gan C: Glycyrrhizin có trong cây cam thảo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm có thể giúp điều trị viêm gan C. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng giải độc và bảo vệ gan khỏi sự phá hủy của Carbon tetrachloride.

Chữa sâu răng: Cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.

Điều trị viêm họng và chỉ khát hóa đờm: Một vài thành phần hóa học chứa trong cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng.

Tác dụng nội tiết tố

Chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa

– Cách dùng và liều lượng

Người bệnh có thể sử dụng cam thảo bằng cách sắc thuốc uống, nhai trực tiếp, dùng cao lỏng hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa vị thuốc này như kẹo cam thảo, trà cam thảo.

Tùy thuộc vào tình trạng cần điều trị mà liều lượng cam thảo sẽ được sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong một ngày. Tốt nhất nên dùng ở mức quy định từ 4 – 80 g/ ngày.

– Tác dụng phụ

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, việc tiêu thụ quá nhiều cam thảo có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống và gây nên các vấn đề sức khỏe như:

Huyết áp cao

Suy tim sung huyết

Nhịp tim bất thường

Xuất hiện hội chứng co giật

III. Bài thuốc điều trị bằng cam thảo

+ Trị viêm loét dạ dày

Sử dụng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo thêm vào đồ uống và uống nóng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15 ml. Điều trị liên tục trong 6 ngày, giúp cải thiện bệnh đáng kể.

+ Điều trị ho lao, ho lâu ngày

Dùng cam thảo nướng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

+ Trị trẻ em cấm khẩu

Dùng 10 gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thi nhỏ vào miệng con ít sữa.

+ Chữa ngộ độc, mụn nhọt

Dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày uống 1 – 2 thìa cà phê. Sử dụng vài ngày, giúp giải độc và giảm sưng ở mụn.

+ Trị chứng khó thở, tâm phế suy nhược

Sử dụng 12 gram cam thảo kết hợp với 8 gram nhị sâm và 10 gram đương quy, đem sấy khô, tán thành bột và bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4 gram bột hòa tan với nước ấm rồi uống. Ngày uống 3 – 4 lần.

+ Chữa viêm họng

Dùng 10 gram cam thảo sống hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

+ Điều trị viêm tắc tĩnh mạch

Sử dụng 50 gram cam thảo tươi sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 15 – 20 phút.

– Đối tượng không nên sử dụng cam thảo?

Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ cam thảo hoặc lấy rễ cây cam thảo để làm chất bổ sung. Bởi theo một số nghiên cứu, hoạt chất glycyrrhiza có trong cây cam thảo có thể gây hại đến não bộ đang phát triển của thai nhi. Từ đó, làm ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức của trẻ sau này.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu về cam thảo được đăng tải trên tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ vào năm 2002 chỉ ra, việc tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng sinh non. Do đó, phụ nữ mang thai nếu muốn sử dụng cam thảo để điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài đối tượng đang mang thai, người bị lợi tiểu trừ thấp, bụng đầy hơi hoặc phù trướng,… không nên sử dụng cam thảo, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

– Cam thảo tương tác với thuốc gì?

Cam thảo có thể tương tác với một số loại thuốc sau đây:

Thuốc hạ kali

Thuốc nhịp tim

Thuốc lợi tiểu, bao gồm chlorothiazide và hydrochlorothiazide

Thuốc điều trị tăng huyết áp như captopril, valsartan, amlodipine, furosemide và hydrochlorothiazide

Chất làm loãng máu Coumadin®

Thuốc ngừa thai

Nhóm thuốc trị viêm Corticosteroid như methylprednisolone, dexamethasone và prednisone

Nhóm thuốc hormone nội tiết như estrogen, estradiol và ethinyl estradiol

Nhìn chung, cam thảo có tác dụng hữu ích trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc có chuyên môn, tránh trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng sai cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bạn Đã Biết 20 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Dấm Táo Là Gì Chưa?

1. “Khởi động” lại gan của bạn

Sau một quá nhiều đồ ăn có hại và các loại rượu bia, gan của bạn có thể đang trong tình trạng “xin được nghỉ ngơi”. Hãy trộn một muỗng canh dấm táo vào một cốc nước ấm hoặc trà và uống vào buổi sáng để giúp làm sạch gan của bạn.

2. Giết bọ chét cho thú cưng của bạn

Ai biết rằng một chút giấm táo có thể tránh bọ chét gây rối? Pha một muỗng canh dấm táo vào nước và chà lên da con vật cưng của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng nó để đẩy lùi những con bọ chét từ đồ nội thất và thảm trong nhà của bạn. Chỉ cần thêm kết hợp với tỷ lệ 1:1 giữa giấm táo với nước, cho vào một bình xịt rỗng và nhẹ nhàng phun lên đồ nội thất của bạn.

3. Làm mềm đồ giặt ủi của bạn

Hãy bỏ là khô và né tránh các hoá chất làm mềm quần áo, và thực hiện công việc này đơn giản bằng cách sử dụng 1/2 chén giấm táo trong khi giặt đồ để giúp làm mềm quần áo của bạn.

4. Nướng bánh

5. Đánh bay gàu

Bạn có thể làm giảm gàu bằng cách pha loãng hai phần nước với một phần giấm táo và sử dụng nó để gột sạch tóc và da đầu của bạn. Mái tóc của bạn sẽ đi ra sáng bóng và sạch đẹp mà không cần ra tiệm!

6. Khử mùi tay của bạn

Nếu bạn bóc vỏ tỏi hoặc chế biến một số loài cá, bàn tay của bạn có thể bắt mùi. Để thoát khỏi những mùi này, hãy đổ một hoặc hai muỗng canh dấm táo trên tay của bạn khi bạn rửa chúng với nước.

7. Chiến đấu với bọn ruồi trong bếp

Thoát khỏi ruồi gây phiền nhiễu bay chỉ một lần ngay lập tức ? Cho thêm một chút giấm táo vào một hộp nhựa, đục một vài lỗ, và để nó trên kệ bếp của bạn (hoặc bất cứ nơi nào ruồi thích lượn lờ). Bây giờ tất cả bạn phải làm là xem những con ruồi phiền phức “chết đuối” trong hộp.

8. Tắt nấc cục

Có rất nhiều loại huyền thoại về làm thế nào để thoát khỏi nấc. Tuy nhiên một trong những cách thực sự hoạt động đơn giản là nuốt một thìa giấm táo.

9. Làm Toner dưỡng da

Dấm rượu táo là một toner tuyệt vời cho da bạn. Chỉ cần làm ẩm một miếng bông với ít dấm rượu táo và thoa trên khuôn mặt của bạn.

10. Làm kẹo caramel

Thưởng thức những kẹo caramel kem ngọt ngào và cay nhẹ bằng cách bổ sung thêm dấm táo cho công thức nấu ăn tuyệt vời này.

11. Cho làn da cháy nắng

Làm giảm tác hại xấu của ánh nắng mặt trời thiêu đốt da bạn bằng cách thêm một tách giấm táo vào bồn tắm và ngâm làn da của bạn ít nhất 10 phút.

12. Làm trắng răng

Làm cho răng của bạn trắng sáng hơn. Đơn giản chỉ cần súc miệng giấm táo sau khi bạn đánh răng. Phần thưởng cho bạn: axit trong dấm táo có thể giúp phá vỡ mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây ra bệnh hôi miệng đấy!

13. Làm sạch và khử mùi nhà vệ sinh của bạn

Cho thêm một chút giấm táo trong toilet của bạn và quết dấm lên bệ ngồi, để nó qua đêm. Chỉ cần chà xát bệ ngồi và xối sạch nước vào ngày hôm sau, bạn đã làm sạch phòng vệ sinh đơn giản mà không hề mất thời gian!

14. Đẩy lùi mụn cóc

Không cần phải than phiền rằng bạn trông giống như một mụ phù thủy. Hãy ngâm một quả bóng bông trong giấm táo và đặt trực tiếp lên mụn cóc. Che lại bằng băng hoặc băng y tế và để nó qua đêm. Lặp lại quá trình này hàng ngày cho đến khi mụn cóc rơi xuống và sau đó tiếp tục cho thêm một vài ngày để chắc chắn rằng nó không trở lại.

15 . Chữa nhiễm trùng xoang

Dấm rượu táo có thể giúp điều trị nhiễm trùng xoang. Để “cứu trợ” xoang, thêm một chút dấm táo vào máy làm ẩm để tạo độ ẩm cần thiết, do đó bạn có thể hít thở và cách này hiệu quả khi bạn cố gắng hít thở nó vào qua mũi của bạn.

16. Khử mùi hôi nách

Mặc dù nó không phải là một chất chống mồ hôi, giấm táo sẽ giúp bạn đánh bay mùi nách hôi nách mà không cần sử dụng các hóa chất mạnh có thể độc hại được tìm thấy trong chất khử mùi thông thường. Chỉ cần kẹp vào nách của bạn một quả bóng bông thấm chút dấm táo. Đừng nản lòng bởi mùi hương mạnh lúc đầu, nó sẽ biến mất nhanh chóng và bạn sẽ không còn mùi khó chịu!

17. Tăng hương vị món nướng BBQ

Hãy thử công thức thơm ngon này khi sử dụng một ít giấm táo và nướng thức ăn trên vỉ nướng của gia đình!

18. Tránh ợ nóng

Nếu bạn đang ăn quá nhiều axit và ợ nóng thực phẩm xẩy ra, giấm táo có thể được sử dụng để trung hòa axit hiệu quả trong dạ dày của bạn!

19. Giúp bạn tỉnh táo

Một trong những ứng dụng hữu ích nhất của rượu táo là tăng cường năng lượng tự nhiên cho cơ thể. Đây là phương pháp hoàn hảo để giúp bạn vượt qua khủng hoảng một buổi trưa căng thẳng và tiếp tục vòng quay công việc.

20. Tẩy sạch hầu như bất cứ thứ gì!

Dấm rượu táo có lẽ là một trong những chất tẩy tốt nhất mà không độc hại. Các tính chất kháng khuẩn trong giấm táo làm cho nó trở thành một chất khử trùng tự nhiên tuyệt vời. Chỉ cần trộn ½ chén giấm táo với 1 cốc nước trong một bình xịt. Sau đó bạn có thể làm sạch: bàn, sàn nhà, bếp, tủ lạnh, bồn rửa, bồn tắm và thậm chí cả cơ thể của bạn!

Thậm chí còn có vô số cách sử dụng khác nữa giúp cuộc sống của bạn thú vị và đơn giản hơn với giấm táo! Vì vậy, hãy “trang bị’ cho căn bếp gia đình bạn một chai dấm táo.

T.N (Theo Lifehack)

Một số thuốc khắc tinh với dấm táo

Rau Mầm: 13 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Rau Mầm Bạn Cần Biết

Chắc hẳn các mẹ nội trợ đã không còn xa lạ gì với rau mầm phải không nào. Từ chợ đến các cửa hàng rau sạch, siêu thị đều có bày bán. Rau mầm là loại rau cao cấp, được sản xuất trong môi trường sạch, an toàn từ hạt , rau củ và nguồn dinh dưỡng mà nó mang đến là cực kì dồi dào. Vậy còn chờ gì mà chúng ta không cùng nhau khám phá 13 Tác dụng khi sử dụng rau mầm hàng ngày nha.

1. Rau mầm giúp ngăn ngừa ung thư

Rau mầm có khả năng làm giảm lượng axit trong cơ thể vì chúng có tính kiềm (đây là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư).

Đồng thời, trong tất cả các loại rau mầm đều có chứa chất glucosinonates (GSL), khi chúng ta nhai rau mầm trong miệng, chất này sẽ biến đổi thành isothiocyanates (ITC) có tác dụng giúp chơ thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.

Nên sử dụng rau mầm thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo không mắc phải các chứng bệnh ung thư nguy hiểm.

Ngừa ung thư hiệu quả nhờ rau mầm

2. Rau mầm kích thích mọc tóc

Thời gian gần đây do công việc bận rộn kèm theo lối sống hối hả đã khiến không ít người bị stress và dẫn đến tình trạng rụng tóc không hồi kết. Đây là điều khiến cho cả chị em và cánh đàn ông đều mất tự tin khi giap tiếp ngoài xã hội.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rụng tóclà do các tế bào gốc trong cơ thể sản sinh khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dùng rau mầm để tình trạng này giảm dần. trong rau mầm có tác dụng phá hủy các tế bào gốc tự do này,ngăn chặn rụng tóc và kích thích tóc mọc nhiều hơn, đều hơn.

3. Rau mầm giúp tăng cường tuần hoàn máu

Quá trình tuần hoàn máu rất quan trọng trong cơ thể, nó giúp lưu thông máu đến não, tim và các cơ quan khác để cơ thể hoạt động.

Ăn rau mầm thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp cung cấp máu đến não, tim… nhanh chóng mà không gặp phải bất kì trở ngại nào. Từ đó, giúp tăng năng suất làm việc của cơ thể và sự phát triển của các tế bào.

4. Rau mầm cực kì có lợi cho da

Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể

Vấn đề lão hóa da luôn là nổi lo lắng trong lòng các chị em phụ nữ, tuổi càng lớn da ngày càng xấu đi.

Tuy nhiên, rau mầm sẽ giúp loại trừ đi nỗi lo này. Rau mầm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp da thúc đẩy sản sinh , tăng độ đàn hồi da, tiêu diệt các tế bào gốc tự do giúp da trẻ trung hơn. Đặc biệt, rau mầm còn ngăn ngừa được bệnh ung thư da nữa.

Nguồn dồi dào còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, cực có lợi cho chị em phụ nữ.

5. Rau mầm chứa nhiều protein

Rau mầm vốn được sản xuất từ hạt củacác loại đậu, ngũ cốc hoặc rau xanh, mà protein từ các loại hạt này vốn đã rất dồi dào. Sau khi trải qua quá trình ngâm và nảy mầm thành rau mầm thì protein này được cải thiện hơn, mang đến lượng dinh dưỡng dồi dào hơn, tốt hơn rất nhiều.

Rau mầm chống lão hóa da

Những khi cơ bắp mệt mỏi, không hoạt động được chỉ cần ăn rau mầm thì protein sẽ giúp hình thành và phục hồi lại lượng cơ bắp đã mất.

6. Rau mầm giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Các nhà khoa học đã chứng minh, trong rau mầm có chất chống oxi hóa sulphoraphanes có tác dụng làm giảm insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc loại 2.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người tiêu thụ 10g rau mầm mỗi ngày trong vòng 4 tuần có lượng insulin giảm đáng kể.

Vì vậy, người bị tiểu đường nên dùng rau mầm thường xuyên. Những ai không mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn rau mầm hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

7. Rau mầm giúp điều chỉnh mất cân bằng hormon

Phụ nữ rất hay gặp tình trạng mất cân bằng hormon. Do vậy, sử dụng thường xuyên rau mầm sẽ giúp điều trị vấn đề hormon không cân bằng và ngừa chứng rụng tóc ở nữ.

Đồng thời, rau mầm cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn của cơ thể nam giới như nữ hóa tuyến vú (tình trạng vú phù to như ở nữ).

Tác Dụng Của Rau Mầm

8. Rau mầm tốt cho hệ tiêu hóa

khỏe mạnh thì cơ thể mới có thể hấp thu hết được chất dinh dưỡng. Trong rau mầm lại có hàm lượng chất xơ cao nên khi ăn nhiều rau mầm giúp nhu ruột hoạt động tốt hơn, dạ dày co thắt tốt dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn không gặp trở ngại.

Ngoài ra, ăn rau mầm còn có tác dụng giảm cânhiệu quả.

Rau mầm giúp cân bằng hormon ở nữ giới

9. Rau mầm chứa nhiều khoáng chất

Các loại khoáng chất như sắt, kẽm, canxi… có rất nhiều trong rau mầm. Mỗi ngày dùng rau mầm lượng vừa đủ đã giúp cơ thể bổ sung các chất khoáng cần thiết.

Trong đó, sắt quan trọng vì nó làm tăng khả năng vận chuyển oxi của máu đến các cơ quan, giúp cơ thể hoạt động, kẽm có tác dụng làm tăng ham muốn ở cả nam giới và nữa giới, canxi thì giúp xương chắc khỏe, dẻo dai,.

10. Rau mầm dồi dào chất béo thiết yếu

Lượng axit béo omega-3 của rau mầm rất dồi dào. Đây là một loại axit cực kì quan trọng để duy trì hoạt động của tim và các cơ quan tim mạch khác của cơ thể. Không chỉ vậy omega-3 còn có tác dụng duy trì chức năng của nang tóc, hạn chế tình trạng tóc hư tổn nặng.

Rau mầm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Đặc biệt, omega-3 còn giúp ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch, giúp hạ huyết áp, tốt cho bà bầu, chống mệt mỏi, giúp sáng mắt.

11. Rau mầm có men giúp cơ thể tăng trưởng

Trong rau mầm có chứa nhiều loại men giúp kích thích cơ thể phát triển, nếu trẻ em ăn nhiều rau mầm sẽ mau lớn hơn, trí não cũng phát triển hơn.

Đồng thời, rau mầm còn giúp tăng sức đề kháng , chống lại các bệnh cảm cúm.

12. Rau mầm dồi dào vitamin thiết yếu

Vốn được hình thành từ hạt của các loại đậu và rau khác nên rau mầm luôn rất giàu các loại vitamin như biotin, vitamin K, axit amin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Cứ 50g rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng tương đương 200g rau bình thường. Có thể thấy, ăn rau mầm mang lại nhiều lợi ích như thế nào cho cơ thể.

13. Rau mầm giúp tránh chất phóng xạ

Cơ thể phát triển tốt khi ăn nhiều rau mầm

Có thể bạn sẽ không ngờ đến ngoài công dụng dinh dưỡng, rau mầm còn dồi dào chất antioxidants giúp tránh khỏi hóa chất phóng xạ độc hại từ môi trường. Rau mầm có thể coi là anh hùng cho lá gan của bạn.

Mỗi ngày chỉ cần nạp vào cơ thể một lượng vừa đủ khoảng 50g rau mầm là bạn đã không còn lo lắng gì với những chất độc hại từ bên ngoài rồi.

Tuy nhiên, có một số loại rau mầm bạn không nên ăn như rau mầm cây sắn, rau mầm khoai tây, rau mầm đậu ván, rau mầm các loại dưa và rau mầm trứng chim vì chúng có chứa lượng lớn glucozid sinh ra axit cyanhydric khiến cơ thể chúng ta bị nhiễm độc.

Bạn chỉ nên ăn những loại rau mầm từ giá đỗ, bông cả xanh, củ cải trắng, các loại đậu, các loại hạt từ rau xanh… vì chúng không có độc và cực tốt cho sức khỏe. Như vậy, bạn có thể nấu thêm những món ngon từ rau mầm để bổ sung chất dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình…

Các vitamin cần thiết như A, C, E… đều có trong rau mầm

Cooky hi vọng những thông tin trên về Tác Dụng Của Rau Mầm giúp ích cho bạn và gia đình.

Cung cấp rau mầm trong bữa ăn hàng ngày giúp đẩy lùi các chất độc hại từ môi trường

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cam Thảo Và 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Bạn Cần Biết trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!