Đề Xuất 3/2023 # Cách Xác Định Thành Phần Cấu Tạo Nguyên Tử Cực Hay, Có Đáp Án # Top 8 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Xác Định Thành Phần Cấu Tạo Nguyên Tử Cực Hay, Có Đáp Án # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Xác Định Thành Phần Cấu Tạo Nguyên Tử Cực Hay, Có Đáp Án mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách xác định thành phần cấu tạo nguyên tử cực hay, có đáp án

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

– Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

– Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.

– Trong nguyên tử số proton (p, điện tích +) bằng số electron (e, điện tích -).

Số p = số e

– Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.

Chẳng hạn sơ đồ sau minh họa thành phần cấu tạo của nguyên tử Na:

Chú ý: Cách giải bài tập xác định thành phần các hạt có trong nguyên tử khi biết tổng, hiệu và tỉ lệ các hạt.

Bước 1: Đặt ẩn:

Gọi các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử lần lượt là p, n và e.

Do nguyên tử trung hòa và điện nên p = e.

Bước 2: Dựa vào dữ kiện đề bài lập các phương trình. Lưu ý:

+) Tổng các hạt trong nguyên tử = p + n + e.

+) Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử = p + n.

+) Tổng các hạt mang điện trong nguyên tử = p + e.

Bước 3: Kết hợp các phương trình, giải ra nghiệm p, n, e và kết luận theo yêu cầu đề bài.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi nguyên tử X có bao nhiêu hạt nơtron?

Hướng dẫn giải:

Gọi các hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40 nên p + n + e = 40 (1)

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e thay vào (1) ta được:

2p + n = 40 (2)

Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 nên:

(p + e) – n = 12 hay 2p – n = 12 (3)

Từ (2) và (3) ta sử dụng máy tính giải hệ phương trình được: p = 13 và n = 14.

Vậy X có 14 nơtron trong nguyên tử.

Chú ý: Trong trường hợp các em học sinh lớp 8 chưa học hệ phương trình, có thể giải như sau:

Lấy (2) + (3) được 4p = 52 → p = 13.

Thay p = 13 vào (2) hoặc (3) được n = 14.

Ví dụ 2: Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa (gọi là hạt dưới nguyên tử), đó là những loại hạt nào? Hãy nêu kí hiệu và điện tích của các loại hạt đó.

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa là proton, nơtron và electron.

– Trong đó:

+ Proton kí hiệu là p, mang điện tích dương.

+ Electron kí hiệu là e, mang điện tích âm.

+ Nơtron kí hiệu là n, không mang điện tích.

Ví dụ 3: Cho sơ đồ minh họa cấu tạo của nguyên tử clo như sau:

Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử clo.

Hướng dẫn giải:

Quan sát vào sơ đồ xác định được:

– Clo có số proton = số electron = 17.

– Clo có 3 lớp electron trong nguyên tử và lớp ngoài cùng có 7 electron.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron.

B. electron và nơtron.

C. proton và nơtron.

D. electron và proton.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron.

B. electron và nơtron.

C. proton và nơtron.

D. electron và proton.

Câu 3: Trong nguyên tử, hạt mang điện là:

A. Electron.

B. Electron và nơtron.

C. Proton và nơton.

D. Proton và electron.

Câu 4: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là:

A. Electron.

B. Proton.

C. Nơtron.

D. Nơtron và electron.

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số hạt proton của X là:

A. 10.

B. 12.

C. 15.

D. 18.

Câu 7: Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử là:

A. 9.

B. 18.

C. 19.

D. 28.

Câu 8: Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. A là:

A. Ar.

B. Ne.

C. F.

D. O.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Theo bài ra có:

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử là

A. 46.

B. 50.

C. 54.

D. 51.

Hiển thị đáp án

Chọn A.

Theo bài ra ta có:

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71% tổng các loại hạt. X là

A. S.

B. N.

C. F.

D. O.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Hay 2p + n = 28 (1).

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

15 Câu Trắc Nghiệm Cấu Tạo Vỏ Nguyên Tử Cực Hay Có Đáp Án.

15 câu trắc nghiệm Cấu tạo vỏ nguyên tử cực hay có đáp án

Câu 1: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s.

B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.

C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12.

D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.

Câu 2: Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số electron trên phân lớp s của Z lớn hơn số electron trên phân lớp s của Y.

B. X, Y, Z có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

C. Tổng số electron trên phân lớp s của X và Z bằng nhau.

D. Tổng số electron p của Y là lớn nhất.

Câu 4: Một nguyên tử có 14 electron. Số electron p của nguyên tử này là

A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 5: Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 6: Một nguyên tử có 4 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là

A. 35. B. 25. C. 17. D. 7.

Câu 7: Một nguyên tử có 19 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là

A. 1+. B. 2+ C. 3+. D. 4+.

Câu 10: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MX a có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11: Ứng với lớp M(n = 3) có bao nhiêu phân lớp:

A. 3 B. 4

C.6 D.9

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

a. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz có năng lượng như nhau.

b. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz chỉ khác nhau về định hướng trong không gian.

c. Năng lượng của các electron thuộc các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau.

d. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px là như nhau.

e. Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron.

Các khẳng định đúng là:

A. a, b, c B. b và c

C. a, b, e D. a, b, c, e

Câu 13: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.

Câu 14: Trong các khẳng định sau, khăng định nào đúng

A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp

B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp

C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp

D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp

Câu 15: Các obitan trong cùng một phân lớp electron

A. Có cùng định hướng trong không gian

B. Có cùng mức năng lượng

C. Khác nhau về mức năng lượng

D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Xác Định Thành Phần Cấu Tạo Của Hạt Nhân

Bạn đọc nhớ ký hiệu hạt nhân nguyên tử, bạn đọc sẽ làm rất nhanh dạng bài tập này: xác định được prôtôn, nơtrôn…

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA HẠT NHÂN

1. Hạt nhân: Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt là proton (m p = 1,00728u; q p = +e) và nơtron (m n = 1,00866u; không mang điện tích), gọi chung là nuclon.

Kí hiệu của hạt nhân nguyên tố hóa học X: (_{Z}^{A}textrm{X})

Z: nguyên tử số (số thứ tự trong bảng hệ thống tuần hoàn số proton ở hạt nhân số electron ở vỏ nguyên tử).

A: Số khối tổng số nuclon.

Bán kính hạt nhân : R= (1,2.10^{-15}.A^{frac{1}{3}}m)

2. Đồng vị: Cùng Z nhưng khác A (cùng prôtôn và khác số nơtron)

Vd: Hidro có ba đồng vị:

+ Hidro thường (_{1}^{1}textrm{H}) chiếm 99,99% hidro thiên nhiên

+ Hidro nặng (_{1}^{2}textrm{H}) còn gọi là đơtêri (_{1}^{2}textrm{D}) chiếm 0,015% hidro thiên nhiên

+ Hidro siêu nặng (_{1}^{3}textrm{H}) còn gọi là triti (_{1}^{3}textrm{T})

3. Khối lượng hạt nhân: Khối lượng hn rất lớn so với khối lựơng của êlectron, vì vậy khối lượng nguyên tử gần như tập trung toàn bộ ở hn.

Đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu: u = (frac{1}{12}) khối lượng của đồng vị Cacbon (_{6}^{12}textrm{C})

Vậy khối lượng hạt nhân có 3 đơn vị: u, kg và MeV/c2

4. Lực hạt nhân: Lực tương tác giữa các nuclon gọi là lực hạt nhân. Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn. Lực hạt nhân là lực tương tác mạnh chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (Bán kính tương tác khoảng 10-15 m).

Chú ý: + Số nguyên tử có trong m gam: = (frac{m}{A}.N_{A})

+ Số nơ tron có trong m gam: = (A-Z ) (frac{m}{A}.N_{A})

+ Số prôtôn có trong m gam: = Z. (frac{m}{A}.N_{A})

Câu 1: Khí Clo là hỗn hợp của hai đồng vị bền là (_{17}^{35}textrm{Cl})= 34,969u hàm lượng 75,4% và (_{17}^{37}textrm{Cl})= 36,966u hàm lượng 24,6%. Tính khối lượng của nguyên tử của nguyên tố hóa học Clo.

A. 31,46u. B. 32,46u. C. 35,46u. D. 34,46u.

Câu 2: Biết N A = 6,02.10 23mol-1. Tính số nơtron trong 59,5g (_{92}^{238}textrm{U}).

A. 219,73.10 21 hạt B. 219,73.10 22 hạt C. 219,73.10 23 hạt D. 219,73.10 24 hạt

Câu 3: Hạt nhân (_{27}^{60}textrm{Co}) có cấu tạo gồm:

A. 33 prôton và 27 nơtron; B. 27 prôton và 60 nơtron

C. 27 prôton và 33 nơtron; D. 33 prôton và 27 nơtron

Câu 4: Biết số Avôgađrô là 6,02.10 23mol­-1, khối lượng mol của hạt nhân urani (_{92}^{238}textrm{U}) là 238 gam/mol. Số nơtron trong 119 gam (_{92}^{238}textrm{U}) là

Câu 5:Cho N A = 6,02.10 23 mol­-1. Số nguyên tử có trong 100g (_{52}^{131}textrm{I}) là

A. (frac{1}{12}) lần. B. (frac{1}{6}) lần. C. 6 lần. D. 12 lần.

Câu 7: Hạt nhân (_{11}^{23}textrm{Na}) có

A. 23 prôtôn và 11 nơtron. B. 11 prôtôn và 12 nơtron.

C. 2 prôtôn và 11 nơtron. D. 11 prôtôn và 23 nơtron.

Câu 8: Hạt nhân nào sau đây có 125 nơtron ?

A. (_{11}^{23}textrm{Na}) . B. (_{92}^{238}textrm{U}) . C. (_{86}^{222}textrm{Ra}) . D. (_{84}^{209}textrm{Po}).

A. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng số khối khác nhau.

B. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nơtron nhưng số khối khác nhau.

C. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nôtron nhưng số prôtôn khác nhau.

D. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nuclôn nhưng khác khối lượng.

Câu 10: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có

A. cùng số prôtôn. B. cùng số nơtron.

C. cùng khối lượng. D. cùng số nuclôn.

A. 8 prôtôn và 6 nơtron. B. 6 prôtôn và 14 nơtron.

C. 6 prôtôn và 8 nơtron. D. 6 prôtôn và 8 electron.

Câu 12: Nguyên tử của đồng vị phóng xạ (_{92}^{235}textrm{U}) có :

A. 92 electron và tổng số prôton và electron bằng 235

B. 92 prôton và tổng số nơtron và electron bằng 235

C. 92 prôton và tổng số prôton và nơtron bằng 235

D. 92 nơtron và tổng số prôton và electron bằng 235

Câu 13: Các hạt nhân đồng vị là các hạt nhân có

A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.

B. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.

C. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.

D. cùng só nuclôn nhưng khác số nơtron.

Câu 14: Trong hạt nhân nguyên tử (_{84}^{210}textrm{Po}) có

A. 84 prôtôn và 210 nơtron. B. 126 prôtôn và 84 nơtron.

C. 84 prôtôn và 126 nơtron. D. 210 prôtôn và 84 nơtron.

Câu 15: So với hạt nhân (_{14}^{29}textrm{Si}), hạt nhân (_{20}^{40}textrm{Ca}) có nhiều hơn

A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn. B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.

C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn. D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

A. Trong ion đơn nguyên tử số proton bằng số electron

B. Trong hạt nhân nguyên tử số proton phải bằng số nơtron

C. Lực hạt nhân có bàn kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử

D. Trong hạt nhân nguyên tử số proton bằng hoặc khác số nơtron

Câu 17: Chọn câu đúng đối với hạt nhân nguyên tử

A. Khối lượng hạt nhân xem như khối lượng nguyên tử

B. Bán kính hạt nhân xem như bán kính nguyên tử

C. Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và electron

D. Lực tĩnh điện liên kết các nucleon trong hạt nhân

Câu 18: Chọn câu đúng. Lực hạt nhân là:

A. Lực liên giữa các nuclon B. Lực tĩnh điện.

C. Lực liên giữa các nơtron. D. Lực liên giữa các prôtôn.

Câu 19: Sử dụng công thức về bán kính hạt nhân với =1,23fm, hãy cho biết bán kính hạt nhân(_{82}^{207}textrm{Pb}) lớn hơn bán kính hạt nhân (_{13}^{27}textrm{Al}) bao nhiêu lần?

A. hơn 2,5 lần B. hơn 2 lần C. gần 2 lần D. 1,5 lần

A. 13. B. 14. C. 27. D. 40.

A. 11 prôtôn. B. 11 prôtôn và 12 nơtrôn.

C. 12 nơtrôn. D. 12 prôtôn và 11 nơtrôn.

A. có cùng khối lượng. B. cùng số Z, khác số A.

C. cùng số Z, cùng số A. D. cùng số A

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. 1u = (frac{1}{12}) khối lượng của đồng vị (_{6}^{12}textrm{C}) . B. 1u = 1,66055.10 -27 kg.

C. 1u = 931,5 MeV/c 2 D. Tất cả đều sai.

Câu 25: Lực hạt nhân là lực nào sau đây?

A. lực điện. B. lực tương tác giữa các nuclôn.

C. lực từ. D. lực tương tác giữa Prôtôn và êléctron

Câu 26: Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là

A. lực tĩnh điện B. lực hấp dẫn

C. lực từ D. lực tương tác mạnh

Cách Giải Bài Tập Về Cấu Tạo Chất: Nguyên Tử, Phân Tử Cực Hay.

Học sinh cần nắm được kiến thức cơ bản về nguyên tử, phân tử và hiện tượng khuếch tán

1. Cấu tạo chất

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử và phân tử.

– Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

– Phân tử là một nguyên tử hoặc nhóm các nguyên tử kết hợp lại thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

2. Tính chất của nguyên tử và phân tử

– Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

– Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chuyển động của nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt.

3. Hiện tượng khuếch tán

– Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử.

– Hiện tượng khuếch tán xảy ra cả đối với chất rắn, chất lỏng và chất khí.

– Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi có sự chênh lệch mật độ nguyên tử ở các điểm khác nhau. Hiện tượng khuếch tán xảy ra ngay cả ở nhiệt độ thường

B. Ví dụ minh họa

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Lời giải: Đáp án: C

Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Chúng luôn chuyển động và không có lúc nào đứng yên.

Ví dụ 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

D. Cát được trộn lẫn với ngô.

Lời giải: Đáp án: D

Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử. khi trộn cát với ngô thì đã có sự can thiệp bên ngoài, không phải các chất tự hòa lẫn.

Ví dụ 3: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra chậm hơn.

B. Xảy ra nhanh hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Lời giải: Đáp án: A

– Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa tan lẫn vào nhau do sự chuyển động không ngừng cuả các phân tử. Hiện tượng này xảy ra chậm hơn khi nhiệt độ giảm.

– Vì nhiệt độ càng thấp thì các phân tử chuyển động càng chậm nên quá trình khuếch tán diễn ra chậm hơn.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên đường dễ hòa tan hơn.

C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 2: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong các chất khí là:

A. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

B. Khối khí được nung nóng.

C. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.

D. Nồng độ phân tử các khí không như nhau.

A. Nhiệt độ của vật.

B. Trọng lượng riêng của vật

C. Khối lượng của vật.

D. Thể tích của vật.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng.

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn.

B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động.

C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D. Các vật được cấu tạo liền một khối.

Câu 5: Khi đổ 300 cm 3 giấm ăn vào 300 cm 3 nước thì thu được bao nhiêu cm 3 hỗn hợp?

C. Thể tích lớn hơn 600 cm 3.

D. Thể tích nhỏ hơn 600 cm 3.

Câu 6: Tại sao các chất nhìn có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt?

Câu 7: Tại sao quả bóng bay được bơm căng sau một thời gian sẽ bị xẹp xuống?

Câu 8: Tại sao những cá và một số sinh vật khác vẫn sống được ở dưới nước mà không cần ngoi lên bờ để thở? Chúng lấy oxi từ đâu?

Câu 9: Tại sao nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh hơn?

Câu 10: Tại sao trong các bể cá cảnh người ta thường phải dùng những máy bơm khí nhỏ?

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Xác Định Thành Phần Cấu Tạo Nguyên Tử Cực Hay, Có Đáp Án trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!