Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Ngâm Hà Thủ Ô Với Mật Ong Đúng Chuẩn Đông Y mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nổi tiếng với cái tên huyền thoại, Hà thủ ô xuất phát từ câu chuyện Trung Quốc xa xưa của của ông lão họ Hồ tuổi cao mà mái tóc vẫn xanh, sức khỏe dồi dào, đông con đông cháu. Hà thủ ô đỏ vốn được xem là một vị thuốc quý với tác dụng bổ thận, bổ máu, tăng cường sinh lực. Đây là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ. Người ta thu hoạch lấy củ chế biến làm thuốc chữa bệnh.
Tác dụng của Hà thủ ô và Mật ong
Theo y học cổ truyền
Hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận,mạnh gân xương, ích tinh huyết, nhuận tràng. Được dùng để bổ máu, chữa gan yếu, thận suy, thần kinh suy nhược, ngủ kém, đau lưng mỏi gối, táo bón…
Mật ong có vị ngọt tính bình. Đặc biệt mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Chính vì thế mật ong hay được thêm vào để gia giảm vị đắng của thuốc đông y.
Theo y học hiện đại
Hà thủ ô có tác dụng như: Trị suy nhược thần kinh, cải thiện nhận thức và trí nhớ, hạ mỡ máu, bổ máu, hoạt huyết, bổ gan, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, nhuận tràng, chống ung thư.
Tuy nhiên, tác dụng nổi bật của Hà thủ ô mà mọi người hay nhắc đến là làm đen râu tóc, tốt cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ.
Kết hợp Hà thủ ô và mật ong sẽ vừa giúp giảm bớt vị đắng của Hà thủ ô đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa sẽ giúp bạn dễ ăn và hấp thụ tốt hơn.
Ngâm Hà thủ ô thì cần dùng Hà thủ ô chế để đảm bảo đúng vị, và tăng cường các đặc tính của hà thủ ô đồng thời loại bỏ các độc tố.
Sơ chế Hà thủ ô
Theo kinh nghiệm dân gian Hà thủ ô đỏ trước khi dùng làm thuốc cần phải được sơ chế qua như sau:
Hà thủ ô mới thu hoạch về còn bám nhiều đất, ngâm qua nước cho bở đất cát rồi xối rửa sạch đất bám.
Đem Hà thủ ô cạo vỏ rồi ngâm với nước vo gạo cho mềm ra rồi thái thành miếng.
Các miếng lát Hà thủ ô này lại tiếp tục ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm.
Tiến hành hấp hà thủ ô cùng đỗ đen theo phương pháp cửu chưng cửu sái tức 9 lần chưng, 9 lần phơi. Chưng hà thủ ô cùng đỗ đen như đồ xôi, sau chưng thì đem Hà thủ ô ra phơi nắng hoặc sấy khô. Miếng hà thủ ô sau khi khô này lại đem tiếp tục chưng với đỗ đen lần nữa, Sau chưng lại phơi khô. Cứ thế lặp lại 9 lần chưng 9 lần phơi liên tiếp đảo vòng.
Miếng Hà thủ ô thành phẩm là miếng hà thủ ô chế có màu sậm hơn ban đầu, chất lượng hơn và cũng loại bỏ được độc tố.
Nếu bạn mua miếng Hà thủ ô đã sơ chế thì bỏ qua bước sơ chế mà thục hiện luôn bước ngâm Hà thủ ô cùng mật ong.
Ngâm Hà thủ ô với mật ong dùng dung môi rượu
Có nhiều cách kết hợp Hà thủ ô với mật ong nhưng cách ngâm Hà thủ ô với mật ong là một lựa chọn hay dùng mà hiệu quả. Tuy vậy cách gọi ngâm Hà thủ ô với mật ong cũng chưa hẳn là đúng vì thực tế Hà thủ ô cần phải sơ chế mới dùng được chứ không dùng Hà thủ ô tươi. Mà Hà thủ ô chế là miếng khô, ngâm mật ong sẽ khó chiết xuất được dược chất được trọn vẹn mà phải cần đến rượu. Do vậy mà cách gọi đúng là ngâm Hà thủ ô với mật ong dùng dung môi rượu. Hay là ngâm rượu Hà thủ ô thêm mật ong. Cách ngâm thì đơn giản như sau:
Nguyên liệu: Cách làm:
Đem Hà thủ ô chế cho vào bình rượu. Đổ đầy rượu trắng vào sau đó thêm mật ong. Ngâm tầm 1 tháng là có thể dùng được.
Bạn nên chọn bình rượu là bình sứ hoặc thủy tinh để ngâm. Một số nơi cho thêm đinh hương, long nhãn và kỉ tử vào kết hợp ngâm cùng.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống tầm 15 – 20g.
Rượu Hà thủ ô ngâm mật ong có vị ngọt dịu của mật ong kết hợp với vị đắng của Hà Thủ ô. Rượu giúp Hà thủ ô chiết xuất các hoạt chất dễ dàng và tăng tác dụng.
Cách dùng Hà thủ ô mật ong này đơn giản, tiện lợi, dùng được lâu. Để càng lâu rượu Hà thủ ô càng tốt. Tuy vậy, cách này chỉ áp dụng với người uống được rượu. Không phải kiêng rượu. Nếu cần kiêng thì nên áp dụng các cách dùng Hà thủ ô mật ong khác.
“Ngâm” Hà thủ ô với mật ong cùng vừng đen
Một số người gan yếu, cần phải kiêng rượu thì sẽ không dùng được rượu Hà thủ ô mật ong. Để kết hợp Hà thủ ô với mật ong thì bạn nên tán bột miếng Hà thủ ô chế để trọn cùng mật ong và vừng đen. Theo một số người gọi là “ngâm” Hà thủ ô với mật ong cùng vừng đen, nhưng thực chất theo đông y gọi đây là viên hoàn Hà thủ ô. Cách làm như sau:
Nguyên liệu: Cách làm:
Với cách làm như sau Hà thủ ô chế mua về đem tán bột hoặc nhờ bên nhà thuốc đông y tán bột sẵn
Vừng đen rang chín cũng đem tán nhỏ.
Trộn đều tỉ lệ 1:1 trộn cùng mật ong vo viên , mỗi viên tầm 10-15g cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách dùng:
Mỗi ngày ăn 1 đến 2 viên. Hà thủ ô kết hợp mật ong có vị đắng đắng ngọt ngọt thêm mùi vị thơm thơm của vừng đen rất dễ ăn. Vừng đen cũng làm gia tăng tác dụng của Hà thủ ô.
Lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô với mật ong
Khi dùng Hà thủ ô cần kiêng ăn huyết động vật, hành tỏi và củ cải.
Dùng Hà thủ ô để có kết quả thì cần kiên trì dùng từ 6 tháng trở lên. Vì Hà thủ ô là tác dụng bổ máu, thông kinh hoạt huyết, không thể ngày sớm ngày hai được. Tuy nhiên đã nhận thấy hiệu quả thì sẽ rất rõ ổn định và lâu dài.
Bài viết là tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn cũng như kinh nghiệm lâu năm của nhà thuốc Đông y Phú vân. Mọi thắc mắc xin liên hệ nhà thuốc..
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Hà thủ ô hãy vào link sản phẩm của nhà thuốc đông y Phú Vân để mua hàng:
Cách Ngâm Rượu Hà Thủ Ô Đỏ Chuẩn Nhất
Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb.
Tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.
Họ: Rau răm Polygonaceae.
Tên nước ngoài: Many – flowered knotweed, multiflorous knotweed (Anh); renouée multiflorée (Pháp)
Mô tả hình ảnh
Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống củ khoai lang. Lá mọc theo kểu so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.
Có mấy loại hà thủ ô
Có 2 loại hà thủ ô là: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng nhưng chỉ có hà thủ ô đỏ được coi là vị đúng, vị chính thức dùng trong Đông y ( hà thủ ô trắng còn được gọi là nam hà thủ ô để phân biệt ). Hà thủ ô đỏ phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….
Theo đông y, hà thủ ô đỏ có nhiều công dụng như sau:
Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, có tác dụng chữa thận suy, gan yếu, di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa).
máu: Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu và các bệnh về máu khác.
Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch: Hà thủ ô có công dụng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Trị tóc bạc sớm, làm đen tóc: Rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và khi hà thủ ô kết hợp với 1 số loại dược liệu khác còn có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm.
giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm favut ở chân, các chứng viêm và tăng lipid máu.
Kháng khuẩn, nhuận tràng, chậm lão hóa Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, tăng khả năng chống rét của cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và giúp trẻ hóa da.
Sử dụng rượu hà thủ ô điều độ có thể điều chỉnh rối loạn Lipid máu, hạ Cholesterol trong huyết thanh, bảo vệ gan, giảm nhịp tim, tăng cường lưu thông máu.
Rượu hà thủ ô còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, sức chịu đựng của cơ thể đồng thời làm chậm quá trình lão hóa, giúp trẻ hóa làn da, giảm tỉ lệ teo tuyến ức ở người cao tuổi, đồng thời cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Do thành phần Oxymethylanthraquinone trong rượu hà thủ ô rất nhiều nên có tác dụng nhuận tràng, ức chế các loại vi khuẩn, virus, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường sinh lí nam nữ…
Rượu hà thủ ô đỏ ngâm với đỗ đen giúp tăng cường sức khỏe, trị tóc bạc sớm
Ngâm rượu hà thủ ô với đỗ đen
Chuẩn bị:
Hà thủ ô khô: 1,5 kg
Đỗ đen xanh lòng: 0,5 kg
Rượu trắng 40ο ( muốn ngon hơn nên dùng rượu nếp ): 6-8 lít
Nước vo gạo
Bình thủy tinh ngâm rượu.
Cách làm:
Đầu tiên, hà thủ ô đỏ tươi khi mua hoặc lấy về, bạn phải rửa thật sạch lớp đất. Có thể ngâm hà thủ ô trong nước khoảng 10 phút cho đất bở ra sẽ làm sạch nhanh hơn rồi gọt bỏ phân vỏ, bỏ lõi cứng bên trong và thái thành những lát mỏng.
Sau khi ngâm khoảng 1-2 ngày bạn vớt hà thủ ô ra, để ráo rồi đem phơi khô và sấy thơm để làm cô đọng lecithin – chất giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
Rang đỗ đen xanh lòng với lửa nhỏ cho thơm, đảo đều tay để tránh bị cháy.
Cuối cùng, bạn cho hà thủ ô đỏ khô và đỗ đen đã rang vào bình ngâm ( bình thuỷ tinh ) và đổ rượu vào rồi đậy kín nắp lại, ngâm khoảng 3 – 6 tháng là có thể dùng được.
Hướng dẫn cách dùng:
Mỗi ngày vào bữa cơm bạn uống 1-2 chén nhỏ.
Ngâm rượu hà thủ ô đỏ kết hợp với đường phèn.
Hà thủ ô: 1,5kg
Rượu trắng 40o (muốn ngon hơn nên dùng rượu nếp): 6-8lit
Nước vo gạo
Bình thủy tinh ngâm rượu.
Đường phèn: 0,5kg
Cách làm:
Đầu tiên, hà thủ ô đỏ tươi khi mua hoặc lấy về, bạn phải rửa thật sạch lớp đất. Có thể ngâm hà thủ ô trong nước khoảng 10 phút cho đất bở ra sẽ làm sạch nhanh hơn rồi gọt bỏ phân vỏ, bỏ lõi cứng bên trong và thái thành những lát mỏng.
Sau khi ngâm khoảng 1-2 ngày bạn vớt hà thủ ô ra, để ráo rồi đem phơi khô và sấy thơm để làm cô đọng lecithin – chất giúp hệ thần kinh khỏe mạnh .
Đem hà thủ ô đã chuẩn bị ở trên cho vào bình thủ tinh cùng đường phèn, ngâm cùng rượu trắng khoảng 2 tháng trở ra là có thể dùng được
Hướng dẫn cách dùng:
Uống mỗi ngày khoảng 2-3 ly nhỏ vào mỗi bữa ăn.
Lưu ý khi dùng rượu hà thủ ô đỏ
Theo các nghiên cứu đông y, khi dùng hà thủ ô bạn nên kiêng ăn ba loại thực phẩm là củ cải, tỏi và hành. Những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây cũng nên kiên khi dùng hà thủ ô đỏ.
Rượu hà thủ ô tuy rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Những người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng rượu hà thủ ô vì có thể khiến bệnh của mình xấu đi.
Lạm dụng rượu hà thủ ô đỏ có thể gây phản tác dụng, do đó, bạn nên dùng một cách điều độ và với đúng liều lượng.
Hà Thủ Ô Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì ? Cách Ngâm Rượu Hà Thủ Ô.
Chắc hẳn bạn cũng đã biết Hà Thủ Ô là một thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi, nuôi dưỡng và giúp tóc chắc khỏe hơn. Tuy nhiên ngoài tác dụng giúp chăm sóc tóc, Hà Thủ Ô còn có rất nhiều tác dụng khác, bài viết này mình sẽ chia sẻ Hà thủ Ô ngâm rượu có tác dụng gì ? Đầu tiên mình sẽ nói rõ hơn một chút về các công dụng của Hà Thủ Ô.
Trong Đông Y Hà Thủ ô có tính ấm, vị hơi chát, ngọt. Bệnh cạnh những tác dụng chăm sóc tóc, Hà Thủ Ô còn có tác dụng giúp an thần, bổ máu, nhuận tràng…
Trong Tây Y, Hà Thủ Ô có khả năng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh, bổ tim, có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện dinh dưỡng. Ngoài ra Hà Thủ Ô đổ còn có tác dụng làm ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn lao.
Trong dân gian: từ xa xưa các cụ đã sử dụng Hà Thủ Ô để làm thuốc bổ, giúp chữa các bệnh về suy nhược thần kinh, ích huyết, giúp sống lâu, làm đen râu, tóc.
Ngoài việc dùng để sắc nước uống, Hà Thủ Ô còn được dùng để ngâm rượu.
Vậy Hà Thủ Ô ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm như thế nào ?
Khi dùng Hà Thủ Ô để ngâm rượu thì việc sơ chế Hà Thủ Ô rất quan trọng, lý do là bởi nếu dùng Hà Thủ Ô trong thời gian dài mà không qua sơ chế sẽ ảnh hưởng không tốt đến thận, có thể dẫn đến viêm thận, bí tiểu. Cách sơ chế rễ Hà Thủ Ô như sau:
Sau khi đào rễ lên, cần rửa sạch đất, sau đó để ráo nước, gọt lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành những lát mỏng. Phần lõi cứng bên trong sẽ được bỏ đi.
Để Hà Thủ Ô bớt vị chát và nóng thì cần mang Hà Thủ Ô ngâm trong nước vo gạo từ 1 đến 2 ngày. Lưu ý phải thường xuyên thay nước vo gạo khoảng 2 lần/ngày.
Cách ngâm rượu Hà Thủ Ô.
Nguyên liệu: 1,5kg Hà Thủ Ô đỏ, 0,5kg đỗ đen.
Nước vo gạo.
Bình ngâm rượu, nên sử dụng bình ngâm rượu bằng sành hoặc thủy tinh.
Cách ngâm: Đỗ đen mang rang với lửa nhỏ đến khi có mùi thơm, sau đó cho đỗ đen và Hà Thủ Ô vào trong bình rượu, đổ đầy rượu lên trên. Đậy kín nắp, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm: Hà Thủ Ô ngâm rượu từ 3 đến 6 tháng là đã có thể dùng được. Cách dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn.
Hà Thủ Ô ngâm rượu có tác dụng gì hơn so với việc sắc thuốc thông thường.,
Việc ngâm Hà Thủ Ô với rượu trong thời gian dài sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của Hà Thủ Ô. Và giúp Hà Thủ Ô để được lâu hơn. Hơn nữa đối với một số người, khi uống Hà Thủ Ô ngâm rượu sẽ dễ dàng hơn là đem sắc thông thường.
Những Tác Dụng Của Hà Thủ Ô Mật Ong Với Sức Khỏe
Tác dụng của hà thủ ô mật ong
Muốn biết hà thủ ô mật ong có tác dụng như thế nào thì bạn cần biết hà thủ ô là gì?
Hà thủ ô là một loại dây leo có thân quấn và mọc xoắn vào nhau. Phần rễ cây phình ra thành củ nên được dùng làm thuốc. Còn phần lá và ngọn được dùng như một loại rau.
Củ hà thủ ô có vị ngọt và đắng chát. Loại củ này có tính ấm, rất nhiều các loại vitamin và dưỡng chất nên rất tốt cho gan, thận, gân, xương,…
Cách ngâm hà thủ ông mật ong
Bạn muốn ngâm hà thủ ô mật ong để sử dụng thì bạn cần phải xem mục đích sử dụng của mình là gì. Hà thủ ô mật ong có 2 cách ngâm phổ biến, được nhiều người dùng nhất là:
Cách 1: Dùng để chữa bệnh
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Cách làm:
Hà thủ ô cạo vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào nước vo gạo ngâm 3 ngày, 3 đêm. Nhớ thay nước vo gạo hàng ngày để hà thủ ô không bị thiu. Sau khi ngâm xong thì rửa sạch lại hà thủ ô, phơi dưới nắng cho hà thủ ô thật khô.
Nấu đậu đen lấy nước, tỷ lệ tốt nhất giữa nước đậu đen và hà thủ ô là 10:3.
Hà thủ ô sau khi phơi khô cho lên hấp cách thủy với nước đậu đen. Hấp cho đến khi nước đậu đen cạn thì tiếp tục phơi khô hà thủ ô. Phần nước đậu cạn sền sệt dưới đáy nồi bạn có thể quệt lên miếng hà thủ ô.
Tiếp tục nấu nước đậu đen và hấp cách thủy hà thủ ô. Lặp lại liên tục 9 lần.
Cuối cùng hà thủ ô đã phơi khô thì tán bột.
Trộn bột hà thủ ô với mật ong và vo thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay.
Cách dùng: Dùng bột hà thủ ô mật ong trước bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ, mỗi ngày 2 lần.
Cách 2: Dùng để tăng cường sức khỏe
Bạn chuẩn bị nguyên liệu sau:
Cách làm:
Hà thủ ô cạo vỏ, rửa sạch chưng khoảng 5 tiếng thì đưa ra đập nhỏ, bỏ lõi.
Vừng đen rang lên rồi xay nhỏ.
Trộn hà thủ ông và vừng đen với mật ong.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 lượng nhỏ, duy trì đều đặn.
Lưu ý khi dùng hà thủ ô mật ong
Khi sử dụng hà thủ ô mật ong nên lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên sử dụng trước 7 giờ sáng, nhất là khi bụng rỗng vì dễ kích thích đường ruột.
Không sử dụng hà thủ ô mật ong khi bị tiêu chảy.
Khi đang dùng hà thủ ô mật ong nên kiêng ăn tiết động vật, thực phẩm sống, tanh.
Hạn chế ăn hành, gừng, tỏi khi đang dùng hà thủ ô.
Không dùng hà thủ ô mật ong cho người bị viêm gan.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Ngâm Hà Thủ Ô Với Mật Ong Đúng Chuẩn Đông Y trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!