Cập nhật nội dung chi tiết về Các Tác Dụng Phụ Của Kháng Sinh mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có thể chia các tác dụng phụ này thành 3 loại chính: tác dụng phụ về mặt vi trùng học, phản ứng dị ứng, và tai biến do độc tính của kháng sinh.
Các rối loạn hệ vi khuẩn bình thường của người bệnh thường gặp sau khi dùng những kháng sinh phổ rộng, nhất là khi dùng qua đường uống (chloramphenicol). Các kháng sinh này tiêu hủy hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột bệnh nhân, làm cho hệ vi khuẩn bình thường này bị thay thế bởi những vi khuẩn kháng thuốc (tụ cầu khuẩn, enterobacter, trực khuẩn mủ xanh) và nấm. Một số kháng sinh được thải qua mật, nên dù đã được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch vẫn có thể gây ra rối loạn hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột, ví dụ kháng sinh ceftriaxone, các kháng sinh nhóm lincosamid. Sự thay thế hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột bởi những vi khuẩn kháng thuốc và nấm có thể dẫn đến những hậu quả như sau:
– Tiêu chảy kéo dài, đôi khi rất nặng nếu do tụ cầu khuẩn gây viêm ruột dạng lỵ hay do clostridium difficile gây viêm đại tràng màng giả.
– Bệnh nấm candida đường ruột.
– Thiếu vitamin nhóm B, vitamin K.
Để đề phòng tác dụng phụ này thì nên cho bệnh nhân dùng thuốc tái tạo hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột như: antibio, biosubtyl, enterogermina sau một đợt trị liệu kháng sinh.
Tai biến do sự phóng thích một lượng lớn nội độc tố từ sự phân hủy một lượng lớn vi khuẩn sau một liều kháng sinh cao. Điển hình là: (1) phản ứng Jarisch-Herxheimer(sốt, lạnh run, nhức đầu, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp nhẹ) khi điều trị giang mai; (2) phản ứng truỵ mạch khi dùng một liều chloramphenicol cao để điều trị bệnh thương hàn. Để đề phòng tai biến này là bắt đầu điều trị với liều kháng sinh thấp và tăng lên từ từ.
Phản ứng sốt, thường lầm với sốt do nhiễm trùng gây ra
Phản ứng dị ứng
Bao gồm:
– Nổi mẩn ở da, đôi khi ở cả màng nhầy, có thể đi từ dạng nhẹ như ban đỏ, mày đay cho đến dạng rất nặng như hội chứng Lyell (sốt cao, da nổi bọng nước, viêm loét giác mạc).
– Phản ứng sốt, thường lầm với sốt do nhiễm trùng gây ra.
– Những phản ứng giống trong bệnh huyết thanh (sốt, nổi mẩn ở da, đau khớp, nổi hạch, khó thở, tiểu ra máu).
– Sốc phản vệ (nổi mày đay, mạch nhanh, huyết áp tụt kẹp, có thể tử vong).
– Tăng bạch cầu ưa toan trong máu.
Nguyên nhân là do sự mẫn cảm cao ở một số người bệnh. Sự xuất hiện các phản ứng này không phụ thuộc vào liều lượng kháng sinh được dùng. Các kháng sinh thường gây ra các phản ứng dị ứng là các penicillin và các sulfamide.
Tai biến do độc tính của kháng sinh
Các tai biến này đặc trưng cho một số kháng sinh. Chúng xuất hiện do kháng sinh tác động lên một số cấu trúc tế bào hoặc một số men của tế bào.Tần suất xuất hiện các tai biến do độc tính và mức độ nặng nhẹ của chúng phụ thuộc vào khoảng thời gian dùng kháng sinh và liều kháng sinh được dùng. Dùng kháng sinh liều cao và trong một khoảng thời gian dài thì khả năng xuất hiện tai biến cao và tai biến thường nặng. Các tai biến này bao gồm:
– Tai biến thận: viêm thận, suy thận. Hay gặp khi dùng sulfamide, aminoside, vancomycin.
– Tai biến ốc tai tiền đình (chóng mặt, giảm thính lực): do aminoside, vancomycin.
– Tai biến huyết học: thiếu máu do chloramphenicol, giảm bạch cầu hạt (sốt liên tục, nhiễm trùng) do các sulfamide.
– Tai biến gan (viêm gan, tăng men gan, hiếm gặp): khi dùng rifampicine, các sulfamide.
– Tai biến thần kinh (co giật): khi dùng penicillin liều cao, nhất là ở bệnh nhân suy thận.
– Tai biến cho thai nhi: nếu cho phụ nữ có thai dùng các kháng sinh có độc tính và có thể đi qua nhau thai được (aminoside, chloramphenicol, sulfamide) thì có nguy cơ làm hư hại các cơ quan của thai nhi.
– Tai biến cho trẻ sơ sinh: ở trẻ sơ sinh nhiều chức năng của cơ thể còn chưa hoàn chỉnh nên sự chuyển hóa các thuốc nói chung cũng như kháng sinh nói riêng không giống như ở người lớn. Vì vậy, phải tránh dùng một số kháng sinh như: các sulfamide (nguy cơ vàng da), chloramphenicol (hội chứng gray), quinolon (nguy cơ toan máu).
BS. NGÔ VĂN TUẤN
Để tránh các tác dụng phụ của kháng sinh, cần phải:– Nắm vững các chống chỉ định của từng kháng sinh.– Điều chỉnh liều lượng ở người suy thận, suy gan để tránh sự tích tụ thuốc làm tăng độc tính.– Theo dõi thường xuyên không chỉ hiệu quả của kháng sinh mà cả khả năng xuất hiện các tác dụng phụ.– Biết cách xử trí khi xảy ra các tác dụng phụ của kháng sinh.
Tác Dụng Phụ Của Kháng Sinh Erythromycin
Erythromycin là thuốc có mặt ở hầu khắp các hiệu thuốc, được dùng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn trong hô hấp (như viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi), các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (mụn trứng cá), điều trị hoặc phòng các bệnh nhiễm khuẩn về mắt (viêm kết mạc, đặc biệt là viêm kết mạc của trẻ sơ sinh)… Đây cũng là thuốc hay được người bệnh tự mua về sử dụng.
Tác dụng chính của erythromycin là kìm khuẩn nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng vi khuẩn rất nhạy cảm. Thuốc có nhiều dạng, mỗi dạng lại có cách sử dụng, thời điểm dùng thuốc khác nhau. Ví dụ: dạng viên nén bao phim dễ mất hoạt tính bởi dịch vị của dạ dày, tốt nhất nên uống vào lúc đói. Dạng viên bao tan trong ruột vững bền với acid của dạ dày nên có thể uống bất kỳ lúc nào. Đối với dạng dung dịch dùng để bôi ngoài da, thuốc tra mắt dùng để nhỏ mắt…
Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Với những trường hợp bị dị ứng với thuốc, hoặc người bệnh trước đây đã dùng erythromycin mà có rối loạn về gan, người bệnh có tiền sử bị điếc… thì không nên dùng erythromycin. Đối với người bệnh đang có bệnh gan hoặc suy gan, người bệnh loạn nhịp và có các bệnh khác về tim, khi dùng thuốc phải rất thận trọng. Dùng liều cao erythromycin với các thuốc có độc tính với tai ở người bệnh suy thận có thể làm tăng tiềm năng độc tính với tai của những thuốc này.
Trên thực tế cho thấy, có khoảng 5-15% người bệnh trong quá trình dùng erythromycin gặp các tác dụng không mong muốn do thuốc gây nên. Phổ biến nhất là các vấn đề ở đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đặc biệt là khi dùng liều cao. Ở da (có thể phát ban). Đối với đường tiêm truyền có thể gây viêm tĩnh mạch và đau ở chỗ tiêm. Các biểu hiện như loạn nhịp tim, phản ứng phản vệ, điếc (có hồi phục)… thì hiếm gặp hơn. Vì thế khi dùng thuốc người bệnh thấy xuất hiện một trong các triệu chứng trên phải nghĩ ngay tới khả năng xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc. Đối với một số tác dụng không mong muốn có hồi phục, cách xử trí là ngừng thuốc.
DS. Hoàng Thu thủy
Thuốc Kháng Sinh Zinnat: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ
Zinnat là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, thường được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng,…
I. Zinnat được chỉ định điều trị những bệnh lý nào?
Thuốc Zinnat được chỉ định để điều trị một số bệnh nhiễm trùng sau đây:
Viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn.
Nhiễm trùng da và các mô mềm không gây biến chứng.
Viêm xoang cấp tính do nhiễm khuẩn.
Viêm bể thận.
Viêm tai giữa cấp tính.
Viêm bàng quang.
Viêm phế quản mãn tính.
Bệnh Lyme (một bệnh lây lan do ký sinh trùng gây nên)
II. Không dùng Zinnat trong trường hợp nào?
Người bệnh bị dị ứng với axetil cefuroxime, thành phần của thuốc kháng sinh cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào có trong Zinnat, tốt nhất không nên dùng thuốc để điều trị bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất cứ loại kháng sinh betalactam nào như carbapenems, penicillin và monobactam,… tuyệt đối không được dùng thuốc.
Ngoài các trường hợp nêu trên, để an tâm hơn bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể về những trường hợp cần tránh sử dụng thuốc Zinnat.
III. Liều dùng Zinnat dành cho người lớn và trẻ em như thế nào?
1/ Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 40kg
Viêm amidan cấp tính và viêm họng, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 250 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm tai giữa cấp: 500 mg hai lần mỗi ngày.
Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm bể thận: 250 mg hai lần mỗi ngày.
Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm bàng quang: 250 mg hai lần mỗi ngày.
Bệnh Lyme: 500 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (khoảng 10 đến 21 ngày).
Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 250 mg hai lần mỗi ngày.
2/ Liều dùng thông thường dành cho trẻ dưới 40kg
Viêm amidan cấp tính, viêm xoang cấp tính và viêm họng do vi khuẩn: 10 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 125 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm bàng quang: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
Trẻ em từ hai tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
Bệnh Lyme: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (10 đến 21 ngày).
Viêm bể thận: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.
Lưu ý: Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng Zinnat để điều trị bệnh.
(*) Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng quá liều?
Sử dụng thuốc Zinnat quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh như bệnh não, hôn mê và co giật, động kinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị suy thận, quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
(*) Người bị gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?
Người bị gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bởi cefuroxime có trong Zinnat chủ yếu được đào thải qua thận. Do đó, thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan.
(*) Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?
Có một số tài liệu khuyến cáo nên hạn chế sử dụng cefuroxime ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dựa trên một số nghiện cứu động vật cho thấy, thuốc không gây tác dụng có hại nào đối với sự phát triển của thai kỳ. Nhưng Zinnat chỉ được chỉ định sử dụng ở thai phụ khi bác sĩ nhận thấy lợi ích do thuốc mang lại vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra.
(*) Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?
Hoạt chất Cefuroxime được bài tiết qua sữa mẹ với số lượng nhỏ và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con như gây tiêu chảy. Do đó, mẹ không nên dùng Zinnat để điều trị bệnh, tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ. Nếu mẹ đã sử dụng thuốc, tốt nhất, nên ngưng cho con bú một thời gian.
(*) Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?
Thuốc Zinnat không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe của người sử dụng. Tuy nhiên, vì thuốc có thể gây chóng mặt và khiến bạn kém tập trung. Do đó, người bệnh nên thận trọng, nếu dùng thuốc, bạn không nên lái xe.
IV. Tác dụng phụ của thuốc Zinnat
Giống như các loại thuốc khác, Zinnat cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai thuốc cũng gây tác dụng phụ giống nhau. Do đó, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến viện để được bác sĩ kiểm tra, từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Thuốc Zinnat có thể gây ra một vài phản ứng phụ như:
1/ Dị ứng da
Một số trường hợp gây dị ứng da nghiêm trọng như:
Da bị ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng, đôi khi biểu hiện này xuất hiện ở mặt và miệng gây khó thở.
Phát ban da có thể gây phồng rộp.
Phát ban lan rộng với các mụn nước gây bong tróc và đau nhức. Có thể đây là dấu hiệu của hoại tử biểu bì độc hại hoặc hội chứng Stevens – Johnson.
2/ Nhiễm nấm
Thuốc Zinnat có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển quá mức của nấm men Candida trong cơ thể dẫn đến nhiễm nấm ở miệng, còn gọi là tình trạng tưa miệng. Tác dụng phụ này xuất hiện có thể là do người bệnh dùng thuốc Zinnat trong một thời gian dài.
3/ Gây ảnh hưởng hệ đường ruột
Thuốc Zinnat có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hay còn gọi là viêm đại tràng giả mạc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây đau dạ dày, viêm đại tràng,…
4/ Phản ứng của Jarisch-Herxheimer
Trong một số trường hợp, thuốc Zinnat gây phản ứng Jarisch-Herxheimer. Người bệnh có thể bị sốt cao, cơ thể cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, đau cơ kèm theo sốt phát ban. Phản ứng này xảy ra khi người bệnh sử dụng Zinnat điều trị bệnh Lyme. Các triệu chứng thường kết thúc sau đó vài giờ hoặc cũng có thể kéo dài vài ngày.
V. Cách bảo quản thuốc Zinnat
Thuốc Zinnat cần được bảo quản ở nơi khô ráo, dưới 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời.
Để thuốc khỏi tầm nhìn và xa tầm ray trẻ em.
Không sử dụng thuốc Zinnat nếu thuốc đã hết hạn sử dụng.
Nếu có bất cứ thông tin về thuốc Zinnat, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Dược Sĩ Tư Vấn Cách Hạn Chế Tác Dụng Phụ Của Thuốc Kháng Sinh?
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh đem đến là vô cùng nguy hiểm từ việc lạm dụng thuốc kháng sinh, dùng không đúng cách. Trung cấp Dược sĩ tư vấn cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh?
Dược sĩ Trung cấp nói về những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Kháng sinh có thể gây ra 3 dạng tác dụng phụ theo nhiều cấp độ khác nhau: Dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng do kháng sinh có thể được biểu hiện nhẹ dưới dạng nổi mẩn, ngứa, phát ban. Nếu bị dị ứng nặng dẫn đến sốc phản vệ có thể dẫn tới tử vong.
Khi dùng kháng sinh không đúng cách cũng có thể gây nhiễm độc các cơ quan, bao gồm nhiễm độc gan, thận, tế bào máu, thần kinh thính giác và xương, răng.
Ngoài các tác dụng phụ kể trên, nếu sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể khiến các vi khuẩn bị nhờn thuốc và phải dùng liều cao. Nếu bệnh tái phát, bệnh nhân sẽ phải sử dụng một loại kháng sinh mạnh hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi trong cộng đồng có thể khiến cho các loại vi khuẩn phát triển thành các chủng vi khuẩn mới mạnh hơn, độc tính cao hơn. Do vậy, nếu lần sau bị bệnh, lại cần phải dùng một loại kháng sinh mới mạnh hơn.
Muốn dùng kháng sinh cho đúng, cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn: Các tác nhân gây bệnh không phải chỉ có vi khuẩn mà còn có thể là virut, nấm, ký sinh trùng… Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn, hầu như không có tác dụng đối với virut, nấm và ký sinh trùng. Hơn nữa, mỗi loại kháng sinh lại chỉ có tác dụng đối với những chủng loại vi khuẩn nhất định chứ không phải với tất cả các loại vi khuẩn.
Đối với bệnh ở đường hô hấp, nguyên nhân rất phổ biến là do các loại virut. Trong những trường hợp này, việc dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng diệt được virut mà làm cho bệnh nhân mệt mỏi và tốn kém hơn.
Đối với môi trường bệnh viện, việc dùng kháng sinh hợp lý nhất là theo kháng sinh đồ, nghĩa là phải tiến hành cấy để tìm loại vi khuẩn gây bệnh, sau đó thử xem loại kháng sinh nào có tác dụng tốt nhất để diệt vi khuẩn. Trên cơ sở đó sẽ chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất.
Phải lựa chọn kháng sinh hợp lý: Việc lựa chọn này phải căn cứ vào một số yếu tố: độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh và vị trí của ổ nhiễm khuẩn. Căn cứ tốt nhất là làm kháng sinh đồ hoặc bác sĩ sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình đối với từng loại nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác nhau để cho bệnh nhân dùng loại kháng sinh phù hợp nhất.
Lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh nhân: Cần phải xem xét cơ địa của bệnh nhân để chọn lựa loại kháng sinh thích hợp, tránh một số loại mà cơ thể có phản ứng.
Phối hợp thuốc: nếu phối hợp đúng sẽ làm tăng cường tác dụng của thuốc; nếu phối hợp sai sẽ dẫn đến giảm mất tác dụng hoặc gây độc hại cho cơ thể.
Dùng thuốc kháng sinh phải đủ thời gian.
Như vậy, với các nguyên tắc sử dụng kháng sinh đã nêu, cách tốt và an toàn nhất là bệnh nhân cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc tránh gây hại cho bản thân và cho cộng đồng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Tác Dụng Phụ Của Kháng Sinh trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!