Đề Xuất 3/2023 # Bs.ck2 Ngô Thị Cẩm Hoa: Trời Lạnh, Người Bệnh Tim Mạch Cần Lưu Ý Điều Gì? # Top 4 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Bs.ck2 Ngô Thị Cẩm Hoa: Trời Lạnh, Người Bệnh Tim Mạch Cần Lưu Ý Điều Gì? # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bs.ck2 Ngô Thị Cẩm Hoa: Trời Lạnh, Người Bệnh Tim Mạch Cần Lưu Ý Điều Gì? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chiều 1/11, chúng tôi Ngô Thị Cẩm Hoa – Phụ trách khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, BV Nhân dân 115 giải đáp về bệnh nội tim mạch với bạn đọc Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.

Trở lại với chương trình tư vấn trực tuyến, tuần này chúng tôi Ngô Thị Cẩm Hoa – Phụ trách khoa Khám và điều trị theo yêu cầu sẽ giải đáp câu hỏi về các bệnh nội tim mạch, huyết áp, mùa lạnh người bệnh tim mạch cần lưu ý điều gì…

Mời quý bạn đọc tham khảo những câu trả lời của chúng tôi Ngô Thị Cẩm Hoa trong buổi tư vấn kỳ trước, diễn ra vào ngày 9/3/2018:

Chương trình được phối hợp thực hiện bởi Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe chúng tôi và Bệnh viện Nhân dân 115.

NỘI DUNG BUỔI TƯ VẤN

Hoài An – bexiu…@gmail.com

Xin chào AloBacsi,

Em bị cường giáp Basedow đã điều trị nội khoa, hoocmon giáp đã về mức ổn định, hiện tại BS vẫn kê Thyrozol 5mg uống 1/2 viên.

Nhưng dạo gần đây em có bị mất ngủ, em có tìm hiểu và uống Saffron để ngủ ngon hơn, nhưng em cảm thấy có vẻ như mình bị tăng nhịp tim, huyết áp hạ 90/60, và cũng không dễ ngủ như mấy hôm đầu uống nữa.

Vậy do có phải em uống Saffron nên làm tăng nhịp tim và huyết áp giảm không ạ? Bệnh của em có nên uống Saffron không?

Kính mong AloBacsi sớm hồi âm lại cho em, em xin cảm ơn!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào Hoài An,

Vì bạn không ghi nhận nhịp tim là bao nhiêu lần/phút nên không nói được là bạn có tăng nhịp tim hay không.

Huyết áp 90/60 là cận dưới của huyết áp bình thường, chỉ số này không phải là dấu hiệu bệnh lý nếu không có các triệu chứng khác.

Khi uống bất kỳ một loại thuốc gì, bạn nên được tư vấn bởi dược sĩ hay BS thì tốt hơn.

Thân mến!

Phạm Hữu Nghĩa – kspham…@gmail.com

Chào Bác sĩ Cẩm Hoa,

Tôi 34 tuổi, tiền sử gia đình có bệnh tăng huyết áp, đi khám làm tất cả các xét nghiệm cách đây 1,5 năm, BS kết luận là tăng huyết áp vô căn, và bình thường.

Hiện tôi đang dùng thuốc Micardis 40/12.5mg + Nebicard 5mg. Tôi đo bằng thiết bị máy Omron (đo bắp tay tư thế ngồi).

Huyết áp dao động buổi sáng sớm khi chưa dùng thuốc là 130/90-95 mmHg và dùng thuốc lúc 7h sáng thì huyết áp giảm dần về chiều và tối là 120/80mmHg và 110/75 mmHg và trở lại mức huyết áp 130/90-95mmHg vào buổi sáng hôm áp của bạn khi đang uống thuốc như vậy là dao động trong giới hạn cho phép, vì huyết áp trong ngày sẽ không cố định ở 1 chỉ số.

Khoảng cách huyết áp tâm thu và tâm trương của bạn là trong giới hạn bình thường, tuy nhiên huyết áp tâm trương vào buổi sáng của bạn hơi cao.

Hiện tại bạn tiếp tục uống thuốc như trên và nên tái khám lại BS chuyên khoa Tim mạch để xác định chỉ số huyết áp chính xác, và tìm thêm những yếu tố nguy cơ bệnh lý đi kèm để BS chỉ định thuốc cho phù hợp.

Tấn Quý – Biên Hòa, Đồng Nai

Thưa BS,

Tôi 45 tuổi, đang bị cao huyết áp và run vô căn có thể dùng Propanolol 40 mg sáng 1/2 viên chiều 1/2 viên có thể dùng lâu dài được không ạ? Huyết áp của tôi hiện tại có khi là 160/100, bình thường là 140/90.

Cám ơn BS rất nhiều!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào anh Quý,

Anh bị 2 bệnh tăng huyết áp và run vô căn.

Về run vô căn, BS cho anh uống Propanolol là đúng chỉ định, tuy nhiên liều lượng uống và thời gian dùng anh nên đi khám BS chuyên khoa Tim mạch để quyết định thích hợp.

Về huyết áp dao động từ 140/90 đến 160/100 là cao, anh nên đi đến BS tim mạch khám, kiểm tra các yếu tố nguy cơ để được điều trị thuốc phù hợp.

Thân mến!

Trần Văn Tiến – Thái Nguyên

BS cho cháu hỏi,

Cháu 20 tuổi, huyết áp là 140/80 thì có phải bị cao huyết áp không ạ? Nếu đúng thì cháu nên làm gì ạ? Xin cảm ơn và mong sớm được trả lời!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào cháu,

Cháu 20 tuổi, huyết áp 140/80, ở tuổi này cháu nên hết sức thận trọng và xem xét có thực sự tăng huyết áp hay không. Cháu cần đi đến BS tim mạch khám để xác định chính xác và sẽ được tư vấn điều trị.

Kim Ngọc – Thừa Thiên Huế

Chào BS,

Xin tư vấn giùm em như sau:

Con em được 7 tuần tuổi đi siêu âm tim các chỉ số như sau nhưng không có ghi phần kết luận nên em không biết con em bị gì, BS khám chỉ nói bị tim bẩm sinh thôi nên em nhờ BS nói rõ bệnh con em giùm em.

LVDd: 23mm, LVDs:15mm, EF:65%

CIV dưới VAo =7mm

SP valvulaire:Gradient max = 26mmHg dính các VP

-FO

-OG,VG giãn

-Không có dịch màng ngoài tim

-it bé hơn 1/4

Chức năng VG bình thường:EF=65%

Trên phiếu siêu âm ghi như vậy xin BS tư vấn giùm em, em xin chân thành cảm ơn.

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào bạn,

Kết quả siêu âm tim của con bạn như sau: thông liên thất dưới van động mạch chủ đường kính 7mm, dãn buồng tim trái. Bé nên được khám bởi BS tim mạch nhi để được tư vấn cụ thể hơn.

FB Sen Nguyễn

Chào BS,

Bà em 73 tuổi, có đặt stent tim, có uống thuốc chống đông máu. BS cho em hỏi bà em có được phép sử dụng tinh bột nghệ, củ nghệ được hay không ạ?

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào em,

Theo tôi nghĩ, có thể em lo lắng bà em bị đau dạ dày (viêm dạ dày) khi uống thuốc chống đông máu.

Tinh bột nghệ hay củ nghệ chỉ sử dụng khi có chỉ định. Bà em cần đi khám BS để xem có thật sự bị đau dạ dày và cần uống thuốc điều trị hay không, không nên uống khi chưa có chẩn đoán.

FB Ng Hiệp

Chào bác sĩ ạ,

BS cho em hỏi thuốc hạ huyết áp Nifedipin có nên dùng lâu dài không ạ?

BS có thể giới thiệu cho em thuốc hạ huyết áp nào mà sử dụng an toàn và lâu dài được ạ?

Rất mong được BS tư vấn vì mẹ em ở quê, ít được chăm sóc sức khỏe bài bản. Hiện giờ gan nhiễm mỡ độ 3, huyết áp cao 180, máu nhiễm mỡ TRI 19.2 cơ ạ.

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào em,

Mẹ em có huyết áp cao 180, TRI 19.2, gan nhiễm mỡ độ 3. Mẹ em bị tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu (tăng TRI).

Tạm thời mẹ em điều trị thuốc hạ áp Nifedipin hiện có để làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, không nên dùng lâu dài mà nên đi khám sớm BS chuyên khoa Tim mạch để đánh giá lại các yếu tố nguy cơ kèm theo và được tư vấn điều trị thích hợp.

Bạn đọc Mai – TPHCM

Thưa bác sĩ,

Chồng tôi 58 tuổi, vừa rồi ông ấy có đặt 1 stent, có bệnh mãn tính khác là cao huyết áp và tiểu đường.

Tôi nghe nói Fucoidan có tác dụng ổn định chỉ số đường huyết và huyết áp, giúp ăn ngon ngủ ngon,… với tình trạng của chồng tôi, có nên uống không (dạng bột, pha với nước)? Cám ơn BS!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào chị Mai,

Chồng chị vừa đặt một stent và có bệnh kèm theo: tăng huyết áp và tiểu đường, chồng chị phải theo dõi và điều trị chặt chẽ theo y lệnh của BS tim mạch và BS nội tiết. Do đó việc dùng thêm bất cứ sản phẩm nào để hỗ trợ cũng cần có ý kiến của BS điều trị trực tiếp.

Thân mến!

Trương Nương – Thủ Đức

Xin chào BS,

Ba em năm nay 77 tuổi, cân nặng 57 kg, cao 1m65. Theo kết quả siêu âm mới nhất ở BV 115, ĐMC lên dãn lớn d = 49, 50,55 mm (3 lần siêu âm).

Thất trái: – dày đồng tâm, giãn, không huyết khối

– Không rối loạn vận động vùng

– Chức năng tâm thu thất trái tốt

– Không rối loạn thu giãn thất trái

– Hở van hai lá 3/4, VC = 7mm, type IIA2, van dày nhẹ.

– Hở van DMC 4/4 type 1, van 3 mảnh, dãn.

– Hở van ba la 3/4, áp lực động mạch phổi tăng (PAPs = 55 mmHg).

– ĐMC lên dãn d = 55mm, không bóc tách

– Không tràn dịch màng ngoài tim.

Em xin hỏi, mức độ dãn ĐMC này nguy hiểm ra sao? Nếu ba em phẫu thuật thì theo phương pháp nào? Tuổi ba em có chịu nổi để làm phẫu thuật không? Em xin cám ơn BS.

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào bạn,

Vì ba bạn có nhiều bệnh van tim cùng tồn tại, hở van động mạch chủ nặng, hở van 2 lá trung bình đến nặng, có biểu hiện dày dãn thất trái và suy tim kèm theo.

Dãn động mạch chủ trên bệnh cảnh này là tiên lượng nặng, do đó ba bạn nên được khám và đánh giá bởi BS phẫu thuật tim. Quyết định mổ và phương pháp mổ như thế nào, tiên lượng ra sao sẽ được BS phẫu thuật tim khám, đánh giá và tư vấn cho bạn cụ thể hơn.

Vũ Ngọc Long – vungoc…@gmail.com

Chào bác sĩ Cẩm Hoa,

Tôi là nam, 59 tuổi. Điện tâm đồ có ghi thiếu máu cơ tim, kết qủa chụp CT640 hệ mạch vành có cản quang cho thấy hẹp 30% RCA II (xơ vữa không vôi hóa).

Xin cho hỏi hướng điều trị thế nào ạ?

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào anh Long,

Dù kết quả điện tâm đồ có ghi nhận là thiếu máu cơ tim nhưng kết qủa chụp CT640 hệ mạch vành có cản quang cho thấy có hẹp 30% RCA II (xơ vữa không vôi hóa), mức độ hẹp này không có chỉ định can thiệp mạch vành.

Anh nên đến BS tim mạch khám và tìm xem các yếu tố nguy cơ, bệnh lý kèm theo để có hướng điều trị thích hợp và lâu dài.

H. T. Thu Thơ – thutho…@gmail.com

Thưa bác sĩ,

Em 28 tuổi em bị bệnh tim nhịp nhanh kịch phát trên thất khi mang thai tháng thứ 7 cách đây 5 năm. Em mới mổ 1 năm nay. Nhưng mấy tháng nay em hay bị đau đầu vùng sau cổ và chân tóc ạ.

Hôm nay em đo thử huyết áp và thấy 147. Em lên mạng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh cao huyết áp thì thấy em hay bị các triệu chứng đó lắm ạ.

BS cho em hỏi em có phải bị bệnh cao huyết áp không, em phải chữa như thế nào ạ?

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào em,

Tôi cần thêm thông tin, dữ liệu về quá trình bệnh lý cụ thể của em mới tư vấn được kỹ hơn. Chẳng hạn bệnh tim nhịp nhanh kịch phát trên thất em có được theo dõi và điều trị bởi BS tim mạch không? Nếu có, thuốc đang dùng là gì? Em đã mổ 1 năm nay là phẫu thuật gì?

Việc đau vùng cổ và chân tóc mấy tháng nay thì em nên đến BS khám để xác định bệnh lý cụ thể và điều trị. Có thể khi em bị đau sẽ làm cho huyết áp tăng, vì vậy em nên đến BS tim mạch khám thêm để xác định chắc chắn có bị huyết áp cao hay không để điều trị thích hợp.

Thân ái.

Nguyễn Thị Hà, 20 tuổi – Đồng Nai

Bác sĩ ơi,

Cháu khám sức khỏe công ty, nghe BS bảo cháu bị yếu van tim. Cháu đang sống một mình trong Nam nên chưa đi khám.

BS cho cháu hỏi yếu van tim là gì vậy ạ? Có nguy hại lớn không ạ? Cảm ơn BS!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào em,

Trong thuật ngữ y khoa, không có từ “yếu van tim”, mà là hẹp/hở van tim. Nếu em nghi ngờ có bệnh lý van tim, em nên đến gặp BS và đề nghị làm siêu âm tim kiểm tra, sẽ cho kết quả chính xác.

T. Đình Điền – thieud…@gmail.com

BS cho em hỏi,

Bệnh nhịp xoang trục trái là bệnh gì vậy, có nguy hiểm không ạ? Và bị bệnh này có thể xuất khẩu lao động không ạ?

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào em,

Nhịp xoang trục trái là 1 khái niệm khi BS đọc điện tâm đồ.

Theo định nghĩa, nhịp xoang là nhịp tim bình thường của con người. Trục trái là thể hiện trục điện tim của em lệch trái. Điều này không có ý nghĩa bệnh lý nếu không có các triệu chứng tim mạch hay bệnh lý tim mạch đi kèm.

Việc đi xuất khẩu lao động được hay không thì em nên đi đến BS tim mạch khám và làm thêm 1 số xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tim, để xác định em có bệnh lý tim mạch hay không và sẽ được tư vấn cụ thể.

Đoàn Văn Công – doanc…@gmail.com

BS cho tôi hỏi,

Tôi bị thông liên nhĩ 17mm hở van ba lá 2/4 giãn buồng tim phải, vậy có bít dù được không ạ?

Hiện tại tôi thường xuyên tức ngực, mệt mỏi, thỉnh thoảng có đau nhói và đau đầu chóng mặt…

Cảm ơn BS!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào bạn,

Bạn bị thông liên nhĩ 17mm hở van ba lá 2/4 dãn buồng tim phải, có 2 phương pháp điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ:

– Đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ (bít dù) qua da.

– Đóng lỗ thông liên nhĩ bằng phương pháp phẫu thuật đóng thông liên nhĩ bằng màng ngoài tim.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị nào thì bạn phải làm thêm ETO (siêu âm tim qua thực quản), từ đó BS tim mạch sẽ tư vấn cụ thể hơn tùy theo kết quả siêu âm.

FB Tr. Loan

Dạ chào BS.

Dạo gần đây em cảm thấy chóng mặt, khó thở, buồn nôn, hay bị xây xẩm khi khom người xuống hoặc đứng lên bất chợt.

Không biết triệu chứng đó là do bệnh gì gây ra, và đến đâu để thăm khám được ạ? Cảm ơn BS!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào em,

Các triệu chứng như em mô tả có thể do thay đổi tưới máu não khi thay đổi tư thế hoặc rối loạn hệ thống tiền đình ốc tai. Để được chẩn đoán chính xác, bạn nên khám BS nội thần kinh hoặc Tai mũi họng.

FB L. Kim Phụng

Xin chào BS,

Cho tôi hỏi trời lạnh thì có nguy cơ gì đối với người bệnh tim? Có phải trời lạnh dễ làm cho người ta bị nhồi máu cơ tim hay không? Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì ạ?

Tôi vừa bị tiểu đường, vừa bị cao huyết áp, mà trời thì trở lạnh nên có đôi chút lo lắng. Mong BS tư vấn giúp tôi.

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào anh/chị,

Theo ghi nhận trong y văn, có thể có nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim khi trời lạnh, đặc biệt là nửa đêm về sáng. Điều này được giải thích là do cơ chế co mạch khi cơ thể gặp thời tiết lạnh.

Dấu hiệu cấp cứu tim mạch: huyết áp tăng cao (trên 180mmHg), đau ngực trái dữ dội (như dao đâm, cảm giác đè nén,…) kèm theo vã mồ hôi, rối loạn tri giác đột ngột,…

Anh/chị vừa bị tiểu đường, vừa bị cao huyết áp, nên được kiểm soát chặt chẽ và theo dõi bởi BS tim mạch và nội tiết, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, anh/chị nên giữ ấm để phòng ngừa biến cố có thể xảy ra bất chợt.

Huỳnh Thị Tín – tinhuynh…@gmail.com

Chào chương trình tư vấn,

Ba tôi 67 tuổi, bị cao huyết áp, tiền sử hút thuốc hơn 30 năm. Gần đây ông nói hay bị đau thắt ngực, như có ai bóp tim, đau khoảng hơn 1 phút thì hết. Có khi đau lan ra tay trái, xuống bụng kèm đổ mồ hôi, buồn nôn.

Xin BS cho biết ba tôi có thể bị bệnh gì, cần làm những xét nghiệm gì khi đi khám bệnh ạ? Chế độ ăn uống có cần kiêng cữ gì không? Có nên tiếp tục tập thể dục vào sáng sớm không? Cảm ơn BS!

BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa

Chào bạn,

Theo như bạn mô tả, ba bạn có các triệu chứng của cơn đau thắt ngực, đây là bệnh lý hẹp mạch máu nuôi tim, tình trạng này đáng lo ngại. Ba bạn cần nhanh chóng đi khám BS tim mạch để xác định bệnh lý cụ thể và điều trị kịp thời.

Ba bạn cần ngưng hút thuốc lá càng sớm càng tốt, ăn nhạt, kiêng cữ dầu mỡ, nên tập thể dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chỉ thật sự yên tâm tập luyện sau khi khám BS tim mạch và được tư vấn cụ thể.

Theo Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn

Bs.ck2 Nguyễn Ngọc Anh: U Lành Tính Có Đáng Ngại?

Một số bạn đọc AloBacsi được chẩn đoán u lành tính nhưng vẫn cảm thấy nó như quả bom nổ chậm. Vậy u lành tính là gì, có đáng ngại không? chúng tôi Nguyễn Ngọc Anh – nguyên trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

1. Khối u lành tính khác khối ác tính như thế nào, thưa BS?

Như chúng ta đã biết, không phải mọi khối u đều ung thư và có những khối u không phải là ung thư và có những loại ung thư mà không có khối u. Những khối u không phải ung thư là những khối u lành tính. Ví dụ chúng ta có thể thấy những khối u lành tính ở tử cung, buồng trứng, mỡ, ngoài da, đó là những khối u mà thường gặp; nhưng cũng có những ung thư mà không có u như ung thư hệ tạo huyết, ung thư bạch cầu,…

Như vậy giữa việc phân biệt u lành tính và u ác tính thì cần phải có những thầy thuốc chuyên khoa và phải có sự kết hợp của rất nhiều phương pháp từ khám bệnh, tiếp cận bệnh nhân đến chẩn đoán, tế bào học…

Chúng ta cần phải hiểu “lành” ở đây có nghĩa như thế nào. Khối u lành tính là khi có tế bào không phải tế bào ung thư, không xâm lấn vào các mô xung quanh, không lan tỏa đến các tổ chức mô xung quanh, và một khối u lành tính không gây ra di căn, chèn ép các tạng và cấu trúc xung quanh.

Tóm lại, khối u lành tính thường có bề mặt trơn láng, ranh giới của bướu rất rõ ràng và điều đặc thù nhất là những khối u này không xâm lấn qua tạng hoặc những loại mô xung quanh của vùng có khối u.

2. U lành thường được cấu tạo như thế nào ạ? BS có thể cho biết sự phân chia tế bào của u lành khác với u ác tính ở điểm nào?

Bản chất như chúng ta đã biết, u lành tính là xuất phát của những tế bào phát triển một cách bất bình thường và gây ra những u/ bướu.

Sự phân chia của tế bào u lành là sự phát triển của các tế bào mang tính loạn sản, nghịch sản, quá phát và các tế bào cứ nhân đôi để phát triển nhưng bản chất ADN, các sắc tổ của tế bào không thay đổi. Đó là những cơ bản trong giải phẫu bệnh lý khi chúng ta đọc đâu là tế bào ác tính và đâu là tế bào lành tính.

Đặc biệt đối với những tế bào lành tính có thể phát triển mỗi ngày tuy nhiên cách phát triển của những tế bào này tương đối chậm. Còn đối với những khối u ác tính, đó là một sự phát triển một cách quá phát, vô tổ chức của một loại tế bào. Và bản chất của những tế bào ác tính là sự thay đổi lớn về các ADN, nhiễm sắc thể, nhân tế bào. Đó là sự phân biệt rất rõ đâu là khối u ác tính và đâu là khối u lành tính trên giải phẫu bệnh lý.

Và tốt nhất là những khối u này cần phải được loại bỏ để chúng ta có những chẩn đoán lâm sàng, giải phẫu bệnh chính xác để không chủ quan cho rằng đó là u lành tính nhưng sự thật lại ra u ác tính, như vậy sẽ trễ mất thời gian vàng để điều trị tốt nếu không may đây là u ác tính.

3. Được biết còn có trường hợp u lành nhưng vị trí ác tính, nhờ BS giải thích rõ hơn và đưa ví dụ về trường hợp này ạ?

Không có vị trí nào ở trong cơ thể lành tính và không có vị trí nào trong cơ thể chúng ta có thể nói ở vị trí ác tính. U ác tính có thể nằm mọi nơi, cũng như u lành tính cũng có thể nằm ở nhiều nơi trong các cơ quan trong cơ thể.

Có những u lành xuất hiện ở vùng mà chúng ta hay sợ là ác tính, ví dụ u ở vú, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh hay xuất hiện ở u ở vú và những u này không phải là những u ác tính mà có thể là một sự xơ hóa của tuyến vú. Hoặc u xơ tử cung cũng là những loại u thường bắt gặp ở những phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh.

4. Để chẩn đoán một khối u, chúng ta có những phương tiện nào, thưa BS?

Như chúng tôi đã nói về đặc tính của u lành tính và ác tính, khi chúng ta phát hiện một khối u bất thường nào trên cơ thể mà u này có sức phát triển nhanh và có sức xâm lấn xung quanh, hoặc khối u này có thể có rất từ lâu nhưng gần đây phát hiện khối u phát triển một cách khá bất thường thì tốt nhất là nên đi đến các bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được chúng tôi hướng dẫn từ vấn chẩn đoán, xử lý để làm sao chúng ta phát hiện được khối u ác tính ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.

Các phương tiện, phương pháp để xét nghiệm, chẩn đoán một khối u/bướu hiện nay rất phong phú: xét nghiệm máu, Xquang, siêu âm, nội soi, CT, MRI, PET/CT, sinh thiết… tùy theo tình trạng khối u/bướu của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân.

5. Nhiều bạn đọc AloBacsi chia sẻ là mặc dù có kết luận u lành tính nhưng họ vẫn cảm thấy nó như một trái bom nổ chậm. Theo BS, chúng ta nên có thái độ thế nào với u lành tính?

Đứng về mặt nguyên lý khoa học mà nói, u lành tính không bao giờ chuyển thành u ác tính. Tuy nhiên, u lành tính bị kích thích bởi nhiều tác nhân như các tia phóng xạ, các yếu tố về môi trường hoặc chà xát thì đôi khi những khối u lành tính này có thể trở thành u ác tính, vì lúc này về mặt cấu trúc ADN của tế bào có thể bị thay đổi và chính vì sự thay đổi về cấu trúc tế bào ADN thì người ta có thể phát hiện được đây là khối u ác tính.

Đối với khối u lành tính, thông thường chúng ta có thể sống hòa bình với khối u này nếu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống nhưng có một số loại u có thể gây ra ảnh hưởng trong cuộc sống như u xơ tử cung gây ra rong kinh, rong huyết,… làm cho bệnh nhân đau và đôi khi u xơ tử cung có bản chất là lành tính nhưng chúng ta vẫn phải xử lý.

Đối với tất cả các loại u ác tính dù nằm ở bất kỳ vị trí nào ở trên cơ thể thì chúng ta phải luôn luôn hướng đến việc lấy được tế bào đem xét nghiệm để có hướng giải quyết kịp thời.

Đôi khi trong cuộc sống, có rất nhiều bạn mang khối u lành tính suốt cuộc đời nhưng chúng ta không cần đi đến bác sĩ vì những khối u này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuy nhiên cũng có những bạn rất chủ quan, thấy một vài khối u nhỏ, không đau nhưng nghĩ đó là u lành tính nhưng đến một lúc nào đó khối u phát triển quá trình và phải đến các bác sĩ chuyên khoa thì lúc đó phát hiện đây là khối u ác tính ở trong giai đoạn muộn thì đây cũng là điều đáng tiếc.

Do đó chúng ta cần phải hết sức cảnh giác, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo khi có những khối u bất thường trên cơ thể, chúng ta có thể phát hiện sớm và điều trị sớm.

1/3 ung thư chúng ta có thể phòng ngừa được, 1/3 ung thư có thể chữa khỏi được trong những giai đoạn đầu. Đáng tiếc hơn, 1/3 ung thư còn lại chúng ta chỉ chạy chữa để mang lại cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân.

Chúng ta không đi tầm soát thường xuyên, để những khối u ác tính bị phát hiện trong giai đoạn trễ, di căn và toàn phát gây ra khó khăn trong điều trị. Đây chính là điều đáng tiếc đối với ung thư tại Việt Nam và thế giới nói chung.

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh

6. Xin BS cho biết u lành tính khi nào cần can thiệp để loại bỏ ạ?

Có một số loại u như u lành tính trên não có thể chèn ép vào trong các hệ thống thần kinh và người bệnh phải đến bác sĩ. Đối với những khối u như u xơ tử cung có thể lớn, chèn ép, căng tức đau vùng bụng hoặc gây xuất huyết mỗi một chu kỳ, hoặc những lipoma (u mỡ) ở da có thể chèn ép đường đi của dây thần kinh nào đó. Tuy bản chất của những khối u này là lành tính nhưng nó chèn ép, gây các triệu chứng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống… nếu có thể loại bỏ được thì chúng ta sẽ cần phải loại bỏ đi.

Và nếu khối u không cần thiết phải gỡ bỏ do nằm ở các vị trí quá nguy hiểm với mạng sống của bệnh nhân thì chúng ta có thể chung sống hòa bình với nó.

Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh dù u lành hay u ác tính, chúng ta phải đi thăm khám đến những bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, ít nhất là chúng ta không bỏ sót đây là u ác tính và quan trọng nhất là chúng ta cũng không mang một tảng đá, gánh nặng, áp lực về tinh thần khi không biết khối u là lành tính hay ác tính. Nỗi lo như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều về cuộc sống, tinh thần, thể xác của chúng ta. Tốt nhất dù u lành tính hay ác tính khi phát hiện thì chúng ta phải đi đến bác sĩ để điều trị từ những giai đoạn ban đầu.

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh – nguyên trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện 115

7. Nhờ BS điểm danh các loại u lành tính ở: phổi, gan, thận, tụy, phụ khoa, bề mặt da?

Một số ví dụ về u lành tính:

– Phổi: Không phải u nào ở phối cũng là u ác tính như u lao hoặc những u phát triển ở tiền phế quản, phế quản cũng là một dạng của u lành tính. Tuy nhiên những trường hợp này phải có những chẩn đoán về giải phẫu bệnh lý.

– Gan: u máu, u bẩm sinh,…

– Thận: u của thận lành tính, u tuyến thận lành tính

– Tụy: u insulinoma là những u tiết ra tế bào insulin hoặc những nang, tụy mà khi chúng ta chụp phát hiện đó là khối u nhưng bản chất của chúng là nang và nang đó là nang lành tính. Tình trạng này có thể xảy ra qua các giai đoạn của bệnh nhân bị viêm tụy, xuất huyết và tạo thành nang, sau này nó ở trong tụy và tạo thành khối u. Tuy nhiên bản chất của nó vẫn là lành tính.

– Phụ khoa: rất nhiều u lành tính nằm ở vị trí này như u vú, u tử cung, u buồng trứng,…

– Bề mặt da: rất nhiều u lành tính như u thần kinh, u mỡ, u tuyến bã… Hay những nốt ruồi do sự biến đổi sắc tố dưới da nhưng bản chất của nốt ruồi là melanoma vẫn là lành tính, nhưng tới 1 lúc nào đó, nốt ruồi phát triển một cách bất thường như to hơn, kèm rỉ máu hay chảy nước có thể nốt ruồi đã chuyển hóa thành ung thư và cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

~~~~~~~~Qua những chia sẻ của BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh – Nguyên trưởng khoa ung bướu và y học hạt nhân – Bệnh viện Nhân dân 115, mong rằng quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về u lành tính, u ác tính để chúng ta có thái độ phù hợp với những loại u này, không hoang mang và cũng không chủ quan. Thay mặt bạn đọc, xin chân thành cảm ơn bác sĩ!.

Chương trình được phối hợp thực hiện bởi Bệnh viện Nhân dân 115 và Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.com.

Vì Sao Rượu Nếp Cẩm Lại Tốt Cho Sức Khỏe Và Người Bệnh Tim Mạch?

Nếp cẩm, bạn đã biết đến giá trị dinh dưỡng của loại gạo nếp này chưa?

Vì sự ưa chuộng dùng nếp cẩm và xem nếp cẩm như 1 loại siêu thực phẩm ở các nước châu Á. Các nhà khoa học Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu và loại gạo nếp có màu đặc biệt này.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở đại học bang Louisaiana đã phân tích một mẫu cám của gạo nếp cẩm và nhận thấy rằng có 1 lượng lớn chất chống oxy hóa anthocyanin. Chất chống oxy hóa này có tác dụng đẩy lùi các gốc tự do và các phân tử gây hại, giúp hạn chế các tổn thương AND nhờ đó chặn đứng sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời bảo vệ thành động mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên các bệnh nhân bị cao huyết áp không thể dùng thuốc do bị dị ứng, sau một thời gian dùng rượu nếp cẩm thì nhận thấy rằng, rượu nếp cẩm giúp làm hạ cholesterol trong máu của nhóm bệnh nhân này. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm được cho dùng rượu nếp cẩm thay thế thuốc huyết áp, còn nhóm còn lại thì vẫn dùng thuốc bình thường. Song song đó, cả 2 nhóm người bệnh này vẫn được áp dụng chương trình điều trị thay đổi lối sống. Kết quả nghiên cứu sau 12 tuần và 24 tuần cho thấy, hàm lượng cholesterol có hại trong máu và tổng lượng cholesterol của nhóm bệnh nhân dùng rượu nếp cẩm giảm nhiều hơn và tình trạng sức khỏe tốt hơn.

1. Giá trị dinh dưỡng của nếp cẩm và rượu nếp cẩm

Nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng rất cao. So với các loại gạo thường khác, protein hơn hẳn đến 6,8%, chất béo tốt cho cơ thể cao hơn 20%. Trong nếp cẩm còn chứa đến 8 loại axit amin khác nhau cùng các cartotene và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người.

Phân tích trong 1 một hạt nếp cẩm cho thấy: 0% gluten, không có tinh đường, đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, 200gr cơm rượu nếp cẩm chứa 169 calo, 3,5 gam protein, 1,7 gam chất xơ, 37 carbohydrate, 9,7 cmg selenium và 0,33 gam chất béo giúp bồi bổ máu huyết rất tốt.

Cơm nếp cẩm với giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào hàng siêu thực phẩm

Cũng vì vậy mà rượu nếp cẩm cũng có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Rượu nếp cẩm được lên men hoàn toàn từ gạo nếp cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và bảo toàn lớp cám nên các chất dinh dưỡng vẫn được giữ nguyên, bao gồm cả protein, vitamin, lipid và các nguyên tốt vi lượng. Dùng rượu nếp cẩm hằng ngày giúp ăn uống ngon miệng, kích thích tiêu hóa, bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.

Bên cạnh đó, loại men làm nên rượu nếp cẩm cũng góp phần không nhỏ giúp tăng giá trị dinh dưỡng của loại rượu này. Men sử dụng làm rượu phải là men được bào chế từ nhiều loại thảo dược có tính cay, nóng tạo nên hỗn hợp gồm số lượng lớn các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bộ và lớp cám của nếp cẩm thành dịch đường rồi chuyển thành dịch rượu. Mỗi địa phương khác nhau đều có những bí quyết riêng để bào chế ra loại men khác nhau với hương rượu nếp cẩm riêng. Trong đó rượu nếp cẩm ở vùng Tây Bắc, Điện Biên Việt Nam được đánh giá là ngon và đặc biệt nhất.

2. Rượu nếp cẩm – món quà sức khỏe cho người bệnh tim mạch

Ngoài những nghiên cứu về nếp cẩm đã kể trên, một nghiên cứu mới đây đã khẳng định rằng: rượu nếp cẩm có tác dụng trong phòng bệnh tim mạch, ngăn chặn đột qụy và hỗ trợ chữa cao huyết áp hiệu quả. Bởi dùng rượu nếp cẩm giúp giảm cholesterol xấu, hơn thế nữa trong men rượu nếp cẩm có chứa 2 chất lovastaine và ergosterol giúp tái tạo thành mạch máu, rất tốt cho bệnh nhân tim mạch.

(hình sản phẩm nếu có)

Nếu như phương Tây có rượu vang nổi tiếng, tinh tế và dinh dưỡng cao thì phương Đông chúng ta có rượu gạo, mà nổi bậc trong đó là rượu nếp cẩm. Đây cũng có thể xem như là một loại rượu truyền thống của Việt Nam, bất kỳ ai đều dùng được, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Dùng rượu nếp cẩm đúng cách, đó sẽ là một bài thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và duy trì tuổi trẻ. Vì vậy, ngoài việc dùng loại rượu này như một loại rượu hay một bài thuốc thì hoàn toàn có thể dùng rượu nếp cẩm như một món quà biếu thay lời chúc sức khỏe và an lành trong các dịp lễ tết, đặc biệt là tết âm lịch sắp đến đây.

Hotline: 0888.529.838; 0916.116.685

Nếp cẩm Dưỡng Sinh

Những Điều Cần Lưu Ý Với Câu Điều Kiện

Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả.

Ví dụ: If it rains, I will stay at home.

You will pass the exam if you work hard.

Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ được cho nhau

Ví dụ: You will pass the exam if you work hard.

II- Các loại câu điều kiện: Type 1: Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. If + S + Simple Present, S + will/ Simple Present/ modal Verb.

Ví dụ: If I have enough money, I will buy a new car.

(Simple present + simple Future)

Diễn tả 1 sự thật luôn luôn đúng ở quá khứ. Ta có cấu trúc:If + S + Simple Past, S+ Simple Past. VD: We went home early if it was foggy.

Type 2: Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai -ước muốn ở hiện tại. (Nhưng thực tế khổng thể xảy ra được). If + S + Simple Past ( Past subjunctive), S + would + V

Ví dụ: If I had millions of US dollars now, I would give you a half. (Nếu giờ tôi có hàng một triệu Đô-la, tôi sẽ cho bạn một nửa.)

( I have some money only now)(Giờ tôi chỉ có một chút tiền.) If I were the president, I would build more hospitals.

(Simple present + future Future (would)

Chú ý: Ở câu điều kiện loại 2 (Type 2), trong vế “IF”, to be của các ngôi chia giống nhau và là từ “were”, chứ không phải “was”.

Type 3: Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ – mang tính ước muốn trong quá khứ. (nhưng thực tế khổng thể xảy ra được). If + S + Past Perfect, S + would have + Past Participle

Ví dụ: If they had had enough money, they would have bought that villa.(Nếu họ đã có đủ tiền, họ sẽ mua biệt thự.)

[Past Perfect + Perfect Conditional]

If we had found him earlier, we might/could saved his life. Type 4: Câu điều kiện Hỗn hợp:

Trong tiếng Anh có nhiều cách khác nhau được dùng diễn tả điều kiện trong mệnh đề chỉ điều kiện với “If”. Ngoài 3 loại chính nêu trên, một số loại sau cũng được sử dụng trong giao tiếp và ngôn ngữ viết:

1- Type 3 + Type 2:

Ví dụ: If he worked harder at school, he would be a student now.

(He is not a student now)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bs.ck2 Ngô Thị Cẩm Hoa: Trời Lạnh, Người Bệnh Tim Mạch Cần Lưu Ý Điều Gì? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!