Đề Xuất 5/2023 # Bật Mí Cấu Trúc Đề Thi Môn Khoa Học Tự Nhiên Và Khoa Học Xã Hội 2022 # Top 7 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 5/2023 # Bật Mí Cấu Trúc Đề Thi Môn Khoa Học Tự Nhiên Và Khoa Học Xã Hội 2022 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bật Mí Cấu Trúc Đề Thi Môn Khoa Học Tự Nhiên Và Khoa Học Xã Hội 2022 mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sự “góp mặt” đột ngột của 2 môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã khiến nhiều thí sinh lúng túng.

Theo dự thảo phương án dự kiến kỳ thi THPT quốc gia 2017 thì trong năm tới, các thí sinh sẽ phải làm bài thi tổ hợp 2 môn Khoa học Tự nhiên (Sinh, Lý, Hóa) và Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục Công dân) thay cho từng môn theo truyền thống trước đó. Bởi đây là một quyết định khá bất ngờ nên hầu như thí sinh nào cũng cảm thấy băn khoăn về cấu trúc đề thi tích hợp.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, bài thi tổ hợp gồm có 60 câu hỏi trắc nghiệm chia làm 3 phần riêng biệt, mỗi môn trong tổ hợp có 20 câu hỏi. Điểm bài thi bao gồm cả điểm tổng hợp của bài và điểm của từng môn cấu phần nên môn.

Do đó, cấu trúc đề thi môn Khoa học Tự nhiên sẽ bao gồm 20 câu hỏi Hóa học, 20 câu hỏi Vật lý và 20 câu hỏi Sinh học. Cấu trúc đề môn Khoa học Xã hội gồm 20 câu Lịch sử, 20 câu Địa lý và 20 câu Giáo dục Công dân. Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình học lớp 12, phần ít nằm trong lớp 10 và 11.

Khi xét tốt nghiệp, 2 môn tổ hợp này được tính tổng điểm cả bài thi (tổng điểm từng môn cấu thành). Còn khi áp dụng xét tuyển đại học, cao đẳng thì các trường có thể dùng điểm của từng phần (môn cấu thành) để xét tổ hợp hoặc cũng có thể xét điểm cả bài rồi kết hợp với môn thi khác để xây dựng tổ hợp xét tuyển riêng phù hợp.

Bởi vậy, nếu trường xét tuyển điểm cả bài thi tổ hợp thì thí sinh nên hoàn thành tất cả các phần còn nếu chỉ áp dụng xét theo môn riêng thì các em cũng có thể chỉ cần làm các môn trong tổ hợp là được. Quy định về điểm liệt của các môn này vẫn đang được xem xét. Dự kiến điểm liệt tính theo cả bài chứ không chia theo phần (môn cấu thành).

Theo kế hoạch, Bộ sẽ yêu cầu các trường phải công bố phương án xét tuyển ngay trong đầu năm học để thí sinh biết và chuẩn bị trước.

Comments

Công Bố Cấu Trúc Đề Thi Thpt Quốc Gia 2022 Môn Văn Và Khoa Học Xã Hội

Vào ngày 6/12 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Bộ đề thi tham khảo các môn thi THPT Quốc gia. Trường trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam đã tổng hợp lại cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Văn và Khoa học Xã hội để thí sinh có thể nắm bắt được những phần cần chú trọng ôn tập. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Văn và Khoa học Xã hội

1. Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn Ngữ văn

So với đề thi THPT Quốc gia năm 2018 thì đề thi tham khảo môn Ngữ văn không có sự thay đổi nào về câu trúc đề thi cũng như thời gian làm bài và hình thức thi. Cấu trúc này vẫn được duy trì giống với kỳ thi THPT Quốc gia từ năm 2017 cho đến nay. Cụ thể cấu trúc đề thi môn Văn năm 2019 với thời gian làm bài là 120 phút như sau:

Phần làm văn (7 điểm): Phần này sẽ bao gồm

Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm)

Viết bài văn nghị luận văn học (5 điểm)

So với đề thi năm 2018 thì đề thi THPT Quốc gia năm 2019 vẫn giữ nguyên cấu trúc đề thi và chỉ thay đổi trong nội dung của từng câu hỏi. Các câu hỏi sẽ dựa trên tổng quan về phạm vị kiến thức đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo chính thức.

Theo như đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không có nội dung kiến thức của chương trình lớp 11 và lớp 10 nhưng các bạn vẫn nên lưu ý ôn tập những phần kiến thức quan trọng để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

3. Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn Địa lý

Theo đề thi tham khảo môn Địa lý mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thì đề thi bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài là 50 phút. Nội dung trong đề thi sẽ bao gồm cả kiến thức lớp 11 và kiến thức lớp 12. Tỷ lệ câu hỏi phần kiến thức lớp 12 chiếm tới 90% (23 câu lý thuyết + 13 câu thực hành), kiến thức lớp 11 chiếm 10% (2 câu lý thuyết + 2 câu thực hành). Cấu trúc đề thi cụ thể như sau:

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa lý

4. Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn Lịch sử

Theo đánh giá của các giáo viên thì đề thi thử môn Lịch sử năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo không đánh đố thí sinh và có xu hướng an toàn. Tỷ lệ câu hỏi nằm trong phần kiến thức lớp 11 chiếm 12.5%, 87.5% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và không có nội dung kiến thức chương trình lớp 10.

Các câu hỏi thuộc chương trình kiến thức lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng và không có câu hỏi Vận dụng cao. Nội dung chủ yếu của các câu hỏi xuất hiện ở chuyên đề Việt Nam (1858 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Các câu hỏi trong đề thi vẫn được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng các câu hỏi khó cũng chỉ ở mức tương đối. Từ câu 35 đến câu 40 là những câu hỏi cực khó để phân loại thí sinh.

Đề thi thử năm 2019 có xu hướng an toàn hơn so với đề thi THPT Quốc gia năm 2018, tỷ lệ các câu hỏi khó đã giảm hẳn 15% (6 câu). Trong đề thi tham khảo cũng không xuất hiện những câu hỏi lạ và những câu hỏi liên hệ đến thực tiễn. Điểm giống nhau giữa 2 đề thi chính là không có kiến thức chương trình lớp 10 và loại bỏ hẳn dạng bài yêu cầu ghi nhớ máy móc mốc thời gian, sự kiện lịch sử.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân

4. Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn giáo dục công dân

Theo đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Giáo dục công dân thì nội dung thi chủ yếu sẽ nằm trong phần kiến thức lớp 11 và lớp 12 theo tỉ lệ là 90% kiến thức lớp 12 (36 câu) và 10% kiến thức lớp 11 (4 câu).

So với đề thi THPT Quốc gia năm 2018 thì đề thi thử năm 2019 có mức độ dễ hơn, những câu hỏi khó tập trung vào chuyên đề: Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để thí sinh xét tốt nghiệp.

Khoa Học Giáo Dục Và Chức Năng Xã Hội Của Khoa Học Giáo Dục

KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA KHOA HỌC GIÁO DỤC

Viện sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

GS thỉnh giảng Đại học Hiroshima-Nhật Bản

Tóm tắt: Bài viết phân tích quá trình chuyển đổi của các hoạt động giáo dục từ tự phát, kinh nghiệm… lên dựa trên nhận thức và quy luật khoa học. Bàn luận các đặc trưng của khoa học giáo dục và chức năng xã hội của khoa học giáo dục nói chung và khoa học giáo dục nghề nghiệp nói riêng Hoạt động giáo dục, khoa học giáo dục , quy luật khoa học, đặc trưng và chức năng xã hội của khoa học giáo dục.. Abstract: This article is analyzing a process of changing of educational operations from based on practical experiment to based on the scientific theory. Discussing specific characteristics and social functions of the educational science in generally and the professional education science in specialty : Educational operations, educational science , scientific theory specific characteristics and social functions of the educational science Đặt vấn đề

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; DD; 0913 584 171

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho các thế hệ sau. Việc chuyển các hoạt động giáo dục dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn sang dựa trên các tri thức và quy luật khoa học về con người, xã hội và quá trình giáo dục (khoa học giáo dục) là một bước tiến căn bản của hoạt động giáo dục trong đời sống xã hội loài người văn minh. Đồng thời, quá trình đó cũng khẳng định vai trò, vị trí và chức năng xã hội quan trọng của khoa học giáo dục trong quá trình soi sáng và thúc đẩy sự phát triển giáo dục ở các quốc gia

Đặc trưng của giáo dục và khoa học giáo dục

Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển bách khoa – 2001 ) thuật ngữ giáo dục được định nghĩa là ” Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. Đây là một hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được để duy trì và phát triển con người và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động cơ, vừa là mục đích của phát triển xã hội “[ 1 ]

Khoa học giáo dục là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, các vấn đề, các quá trình giáo dục nhằm tìm hiểu các đặc tính, các mối quan hệ, phát hiện và vận dụng các qui luật của các quá trình, hoạt động giáo dục. Cũng như bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác, các nghiên cứu về khoa học giáo dục đều trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn giáo dục và những quan điểm lý luận cơ bản, nền tảng phản ánh những quan điểm giáo dục tiến bộ của dân tộc và thời đại, những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, các hệ tư tưởng, triết lý xã hội và giáo dục, các học thuyết, cơ sở lý luận về con người và xã hội, về hoạt động và nhân cách, về tư duy và nhận thức khoa học, về phép biện chứng duy vật, các quan điểm và các qui luật phát triển khoa học- công nghệ… là những cơ sở phương pháp luận quan trọng để xây dựng, ứng dụng và nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Nói một cách khác, phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp phản ảnh hệ thống các quan điểm, tiền đề xuất phát và các quy luật chung nhất của quá trình phát triển của xã hội, tự nhiên và tư duy làm cơ sở cho các nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học nói chung và trong lĩnh vực khoa học giáo dục nói riêng

Cơ sở phương pháp luận trong lĩnh vực khoa học giáo dục là các quan điểm tư tưởng, lý luận triết học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các trào lưu triết học, quan điểm tiến bộ khác của nhân loại phản ảnh những tri thức , những quy luật khách quan và chung nhất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở đây, cần đặc biệt nhất mạnh đến vai trò của các cơ sở phương pháp luận về phép biện chứng duy vật được P. Ăng ghen kế thừa và phát triển trong các công trình nghiên cứu của mình. Các cơ sở nhận thức luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử không chỉ có tác dụng định hướng khi tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục mà còn tạo ra cơ sở lý luận vững chắc cho quá trình hình thành và phát triển các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực này. Các quan điểm vận động trong các quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng; các quy luật phổ biến và đặc thù; các cặp phạm trù về các mối quan hệ: bản chất-hiện tượng; chung-riêng; chất-lượng; nhân-quả, hình thức- nội dung .v.v… là những cơ sở cơ bản trong tư duy khoa học khi nghiên cứu các quá trình và hiện tượng giáo dục trong khoa học giáo dục.

Chức năng xã hội của khoa học giáo dục

Trong lịch sử tư tưởng giáo dục, từ các nhà tư tưởng thời cổ đại ở phương Đông (Khổng tử) và phương Tây (Platôn; Arixtốt…)….đến các nhà triết học-xã hội, tâm lý-giáo dục Phương Tây ở thời kỳ khai sáng và phục hưng (J.J Rosseau; Emeli Durkheim…và ở thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp (Jean Piaget; John Dewey;..)..đặc biệt là các nhà tư tưởng, nhà giáo dục Mác-xit, minh triết giáo dục Hồ Chí Minh … đều nhấn mạnh chức năng xã hội của giáo dục và khoa học giáo dục trong phát triển con người và tiến bộ xã hội. Sự ra đời của của ngành khoa học nói chung và của khoa học giáo dục nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong đời sống xã hội phản ánh chức năng xã hội của khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng.

Nghiên cứu khoa học giáo dục là các hoạt động có chủ đích, có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết khách quan (được kiểm chứng) về các sự vật, hiện tượng, phát hiện các quy luật hoặc sáng tạo các phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới trong lĩnh vực giáo dục để ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động giáo dục (quản lý, giảng dạy, nghiên cứu ..)

Kết luận

Trong qúa trình giải quyết các vấn đề do lý luận và thực tiễn giáo dục đặt ra, nhà nghiên cứu khoa học giáo dục phải dựa trên những cơ sở khoa học (các quan niệm, hệ thống khái niệm khoa học, quy luật, các mối quan hệ, tác động khách quan giữa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy nói chung và trong giáo dục nói riêng..) cùng với việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục, dự báo phát triển để tìm ra các giải pháp, cách thức giải quyết vấn đề giáo dục đặt ra phù hợp với các quy luật phát triển khách quan, khoa học và nhu cầu thực tiễn. Quá trình nêu trên chính là quá trình nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học để giải quyết một vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra. Luận cứ khoa học giáo dục là những căn cứ lý luận khoa học giáo dục và thực tiễn giáo dục đã được nghiên cứu, phân tích, luận giải và kiểm chứng có hệ thống tạo cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra (quan điểm, giải pháp, cách thức, phương pháp..v.v). Làm tốt và có hiệu quả các nội dung trên là sự thể hiện cụ thể vai trò xã hội của khoa học giáo dục trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục. soi sáng con đường và thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục vì sự tiến bộ của con người và xã hội

Tài liệu tham khảo chính

Tri thức là sức mạnh (F.Bacon). Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng và như vũ bão của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng đã và đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Phát triển khoa học giáo dục hiện đại phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục&đào tạo nước nhà đã và đang là yêu cầu cấp bách để phát huy chức năng xã hội của khoa học giáo dục. Đổi mới, canh tân giáo dục &đào tạo dựa trên cơ sở khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng là sự bảo đảm vững chắc cho sự phát triển bền vững của sự nghiệp giáo dục&đào tạo nước nhà trong thời kỳ CNH&HĐH và hội nhập quốc tế

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam. Hải Phòng

[2] Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội

[3] Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội 2014

[4] Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội

[5] Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội

Phương Pháp Dạy Học Quan Sát Các Môn Tự Nhiên &Amp; Xã Hội

Trong cuộc sống thường ngày mọi vật đều sinh sôi và phát triển dựa vào những nguyên lý mà đã tồn tại từ rất lâu. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta có nhiều kinh nghiệm về thời tiết, mùa màng để áp dụng vào việc trồng trọt của mình hay có những kinh nghiệm để chữa bệnh bằng nhiều cách thức khác nhau như dùng thuốc bằng các loại thảo mộc hay một số bộ phận của các con côn trùng, … tất cả là nhờ vào quá trình quan sát qua một thời gian dài mà đúc kết được những kinh nghiệm đó. Chính vì thế, ngày nay phương pháp dạy học quan sát được đưa vào giảng dạy rất phổ biến đặc biệt ở cấp tiểu học khi mà các em đang còn rất muốn khám phá thế giới xung quanh thông qua sự quan sát và tìm tòi để học hỏi hơn là chỉ ngồi ở lớp lắng nghe giảng lý thuyết. Để cho các bạn có cái nhìn đúng và áp dụng thành công phương pháp dạy học quan sát các môn tự nhiên & xã hội này chúng tôi sẽ chia sẽ rõ hơn trong bài viết sau đây.

Thông thường khi nhắc đến việc quan sát chắc có lẽ nhiều người sẽ nghĩ là hành động nhìn của mắt để nhận biết hay trải nghiệm một sự vật, con vật, sự việc nào đó. Nhưng không hẳn vậy, đối với phương pháp học quan sát này thì người hướng dẫn (giáo viên, giảng viên,…) sẽ hướng dẫn người học dùng các giác quan của mình để cảm nhận về những sự vật hay hiện tượng đưa ra. Hiện tượng đó là những gì xung quanh cuộc sống hàng ngày, có thể là về tự nhiên hay xã hội với mục tiêu cuối cùng giúp người học rút ra tổng kết hay kết luận một cách khoa học nhất.

Lợi ích khi đưa phương pháp dạy học quan sát

Tại các bậc học như ở mẫu giáo hay tiểu học thì có thể thấy việc áp dụng phương pháp quan sát này vào giảng dạy rất nhiều. Với nhiều lý do có thể nhắc đến như sau:

– Các học sinh khi còn nhỏ đặc biệt là ở cấp 1 thì tư duy về hình ảnh cũng như trực quan sinh động sẽ rất chiếm ưu thế, nên việc sử dụng phương pháp dạy quan sát trong quá trình giảng bài sẽ đem lại hiệu quả cao nhất có thể.

– Việc học bằng phương pháp này còn mang lại khả năng sáng tạo, dần hình thành trong tư duy những định nghĩa, khái niệm  đúng đắng nhất của mỗi học sinh đối với những gì quan sát, cảm nhận được thông qua mỗi buổi được học cùng phương pháp này.

– Bên cạnh đó phương pháp dạy học quan sát sẽ giúp các em luyện tập được năng lực quan sát của bản thân, nâng cao tư duy và mở mang được rất nhiều kiến thức mới mà sách vở không thể nào truyền tải được hết tất cả mà nhờ vào quá trình quan sát mới có thể có đầy đủ được.

– Không chỉ vậy việc thực hiện đúng theo phương pháp dạy học thông qua quan sát sẽ đem lại sự dễ dàng hơn cho các em trong nhiều môn học khác nữa.

– Nhờ đó khi mà các tiết học được người hướng dẫn đưa phương pháp này vào phần bài giảng của mình thì sẽ có một điều chắc chắn rằng sẽ thu hút sự tập trung, chú ý rất nhiều của các em, qua đó chất lượng của buổi học sẽ tăng lên cao hơn.

Trên thực tế, ai ai cũng biết được tầm quan trọng của việc học lý thuyết phải cần song song với thực hành thì mới có thể tiến bộ nhanh chóng được. Trong công cuộc xây dựng những mầm xanh tương lai của đất nước thì luôn đòi hỏi những người làm nghề hướng dẫn các em phải luôn đổi mới và áp dụng những phương pháp hiệu quả nhất. Đặc biệt trong môn học Tự nhiên và Xã hội thì các đối tượng học của môn này lại phù hợp nhất để áp dụng phương pháp dạy học quan sát này.

Các đối tượng thường được chia làm hai dạng chính là đối tượng quan sát bên trong và đối tượng quan sát bên ngoài. Bên trong có thể kể đến các vật như: các mẫu vật phẩm, mô hình, tranh, ảnh, các tiêu bản, đồ dùng trong nhà, … Còn bên ngoài như: nhà, cây cối, động vật, sông, suối, biển, …

Một số bước tiến hành của phương pháp dạy học quan sát 

– Đầu tiên, cần đưa ra mục tiêu muốn đạt được thông qua quá trình quan sát, ví dụ như bạn muốn giới thiệu các em biết về chức năng của lá đối với cây.

– Tiếp theo, cần đưa đến quyết định lựa chọn đối tượng để các em có thể quan sát được. Trong ví dụ trên bạn nên lựa chọn một cái cây có nhiều lá ở bên ngoài môi trường tự nhiên.

– Khi đã lựa chọn xong đối tượng cần quan sát thì sẽ tiến hành đến bước cho các em quan sát đối tượng. Trong bước này cần chú ý về việc tổ chức quan sát sao cho đạt hiệu quả như phân chia các em làm việc theo nhóm để có thể trao đổi chung với nhau những gì mình quan sát được.

– Cuối cùng là phần thu hoạch những gì các em quan sát được, để tìm ra được mục tiêu là xem chức năng của lá đối với quan trọng như thế nào? Liệu chuyện gì sẽ xảy ra khi một cái cây không có lá hoặc lá bị vặt hết? Người hướng dẫn nên cùng các em đưa ra những quan điểm và chốt lại vấn đề, sau đó báo cáo những gì mình quan sát được từ đó suy luận ra nhiều kiến thức khoa học thú vị.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bật Mí Cấu Trúc Đề Thi Môn Khoa Học Tự Nhiên Và Khoa Học Xã Hội 2022 trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!