Cập nhật nội dung chi tiết về Báo Cáo Chính Thức Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cây Hàng Năm Vụ Đông Xuân 2022 mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2019 thời tiết tương đối thuận lợi cho việc sản xuất và sự phát triển cây trồng, trên địa bàn huyện mạnh dạn mở rộng mô hình lúa có chất lượng cao 15 xã, như giống BT09, BQ, DQ11, VNA2, Nếp 97, 98, RVT. Kết thúc vụ gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân 2019 toàn huyện đã thực hiện được 8.131,4 ha, giảm so với cùng kỳ năm ngoái 473,8 ha (hay chỉ bằng 94,5%), giảm diện tích chủ yếu là cây Lạc vụ, năm nay chỉ gieo trỉa đạt 1.240,2 ha giảm so với năm ngoái 418,1 ha (hay chỉ bằng 74,8%). Nguyên nhân diện tích cây Lạc giảm là do giá Lạc năm ngoái các thương lái chỉ mua với giá 15.000 đ/kg – 17.000 đ/kg sau khi tính toán bà con thấy không cho hiệu quả kinh tế cao, nên bà con gieo, trỉa với diện tích đạt thấp, bên cạnh đó diện tích rau, đậu các loại nhìn chung cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Chính thức diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây hàng năm vụ Đông xuân 2019 cụ thể như sau:
1. Cây lương thực có hạt:
a. Cây lúa: Diện tích đạt 5.504,2 ha, tăng so với diện tích gieo cấy vụ Đông xuân năm ngoái 40,4 ha, hay tăng 0,7%. Nguyên nhân diện tích lúa vụ Đông xuân năm nay tăng là do như xã Kỳ Thọ đo đạc lại tăng trên 50 ha, vậy đã làm cho diện tích cây lúa chung toàn huyện tăng. Năng suất đạt 54,03 tạ/ha, tăng so với năm ngoái là 0,4 tạ/ha, hay tăng 0,7%. Nguyên nhân năng suất Lúa chung toàn huyện tăng là trong cả quá trình sản xuất vụ Đông xuân năm nay thời tiết rất thuận lợi . Đặc biết là trên địa bàn huyện nhà đã mạnh dạn đưa các loại giống mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh, như giống BT09, BQ, DQ11, HN6, những loại giống này vừa cho năng suất cao, mà nhà cung cấp giống đã cam kết với người dân, sẽ mua sản phẩm cho bà con với giá lúa tươi bán tại chân ruộng là 6.000 đồng/1kg, đến nay đã mua lúa cho bà con trên 120 tấn (đây là đầu vụ…). Sản lượng đạt 29.737 tấn, tăng so với năm ngoái 436 tấn, hay tăng 1,5%. Nguyên nhân sản lượng lúa tăng là yếu tố diện tích tăng, năng suất tăng, nên dẩn đến sản lượng lúa chung của toàn huyện tăng so với vụ Đông xuân năm ngoái.
b. Cây ngô: Diện tích đạt 125,7 ha tăng so với vụ Đông Xuân năm ngoái 61,7 ha, hay tăng 96,4%, năng suất đạt 25,58 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha, hay tăng 12% so với năm ngoái. Sản lượng đạt 321,5 tấn, tăng 175,4 tấn, hay tăng 120,1%. Nguyên nhân sản lượng cây ngô vụ Đông xuân năm nay tăng là do diện tích tăng làm cho sản lượng ngô 2019 toàn huyện tăng.
2. Cây lấy củ có chất bột:
a. Cây khoai lang: Diện tích trồng đạt 279,3 ha, tăng so với vụ Đông xuân năm ngoái xấp xỉ 29,2 ha, hay tăng 11,7%. Năng suất đạt 66,95 ta/ha, giảm so với vụ Đông xuân năm ngoái 2,2 tạ/ha, sản lượng đạt 1.870 tấn, tăng so với năm ngoái 141,2 tấn, hay tăng 8,2%). Nguyên nhân sản lượng khoai tăng là do diện tích khoai lang vụ Đông xuân 2019 tăng 29,2 ha, làm cho sản lượng chung khoai lang tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Cây có hạt chứa dầu:
a. Cây lạc: Diện tích vụ Đông xuân năm nay gieo trỉa đạt 1.240,2 ha, giảm so với năm ngoái 418,1 ha, (hay chỉ bằng 74,8%). Nguyên nhân diện tích cây Lạc năm nay giảm là do giá Lạc bán ra của người sản xuất năm ngoái thương lái mua với giá thấp, theo bà con tính toán thì gieo trỉa Lạc thì tốn nhiều công lao động, dẩn đến hiệu quả kinh tế không cao, nên vụ Đông xuân năm nay bà con gieo, trỉa đạt thấp, bên cạnh đó trong thời gian gieo trỉa thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài các xã ở vùng có chất đất thịt bà con không làm đất được mà gieo trỉa. Năng suất đạt 27,61 ta/ha, tăng 0,1 tạ/ha, hay tăng 0,2% so với vụ Đông xuân năm ngoái. Nguyên nhân năng suất lạc tăng là trên địa bàn huyện nhà bà con đã đưa giống lạc L14 vào gieo trỉa phổ biến loại giống lạc này chống sâu bệnh, bên cạnh đó thời tiết trong giai đoạn lạc ra hoa thời tiết thuận lợi đã cho năng suất cao. Sản lượng đạt 3,424,5 tấn.
b. Cây vừng: Diện tích vụ Đông xuân năm nay gieo trỉa chỉ đạt 13,2 ha giảm so với vụ Đông xuân năm ngoái 57,4 ha (hay chỉ bằng 18,6%). Nguyên nhân diện tích gieo trỉa Vừng năm nay giảm mạnh là cây Vừng là bà con để diện tích chăn nuôi thả trâu, bò, nên diện tích Vừng giảm hơn so với vụ Đông xuân năm ngoái. Năng suất đạt 4,55 tạ/ha, sản lượng đạt 6 tấn.
4. Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh:
a. Rau các loại: Diện tích gieo trồng đạt 612,6 ha, giảm so với vụ Đông xuân năm ngoái 58,4 ha (hay chỉ bằng 91,3%). Nguyên nhân diện tích rau các loại vụ Đông xuân năm nay giảm là trên địa bàn huyện bà con chỉ trồng nhỏ lẻ để phục vụ gia đình, không có hộ nào trồng mang tính chất kinh doanh vì rau các thương lái đưa về bán trên địa bàn giá cả cung rẻ, nên bà con không mặn mà trồng rau nên đã làm cho diện tích rau giảm. Năng suất đạt 63,28 tạ/ha, tăng so với vụ Đông xuân năm ngoái 0,7 ta/ha, hay tăng 1,1%. Sản lượng đạt 3.876,2 tấn, chỉ bằng 92,3%, hay giảm 325 tấn so với vụ Đông xuân năm ngoái. Nguyên nhân sản lượng rau các loại giảm là do diện tích giảm, đã làm cho sản lượng rau các loại giảm 58,4 ha so với vụ năm ngoái.
b. Đậu các loại: Diện tích vụ năm nay đạt 48 ha, giảm so với vụ Xuân năm ngoái 57,1 ha, hay chỉ bằng 45,7%. Nguyên nhân diện tích cây đậu các loại năm nay giảm là do vào thời gian gieo, trỉa thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài bà con không làm được đất để gieo, trỉa dẫn đến diện tích Đậu các loại giảm so với vụ năm ngoái. Năng suất đạt 9,08 ta/ha, sản lượng đạt 43,5 tấn.
5. Cây gia vị, dược liệu hàng năm:
– Cây gia vị: Diện tích chỉ đạt 63,1 ha, tăng với vụ Đông xuân năm ngoái 2,4 ha, năng suất đạt các loại cây gia vị 72,54 tạ/ha, sản lượng đạt 458 tấn.
– Cây dược liệu: Diện tích đạt 45,1 ha, tăng so với cùng kỳ năm ngoái 3,5 ha, năng suất đạt 120,23 ha, giảm so với cùng kỳ năm ngoái 0,7 ta/ha, sản lượng đạt 542,1 tấn.
6. Cây hàng năm khác còn lại:
Diện tích vụ Đông xuân năm nay đạt 204,9 ha, giảm so với vụ Đông xuân năm ngoái 13,9 ha (hay tăng chỉ bằng 93,6%). Nguyên nhân diện tích cây hàng năm khác (cỏ voi) giảm là trên địa bàn huyện Kỳ Anh do xu thế chăn nuôi trâu, bò giảm, nên bà con trồng cỏ với diện tích giảm. năng suất đạt 221,61 tạ/ha, sản lượng đạt 4.540,9 tấn. Nhìn chung loại cây cỏ voi nó cho năng suất tương đối cao.
Đặc Điểm Chất Lượng Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Báo Cáo Tài Chính
Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán. Nguồn: internet
Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính
Theo Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) và Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB), các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích được phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản và các đặc điểm chất lượng bổ sung. Các đặc điểm chất lượng cơ bản gồm: Thích hợp và trình bày trung thực; Các đặc điểm chất lượng bổ sung gồm: Có thể so sánh; có thể kiểm chứng; kịp thời và có thể hiểu.
Trình bày trung thực: Thông tin được trình bày trung thực khi nó mô tả đầy đủ, trung lập và không mắc lỗi (IASB, 2010a). Thông tin đầy đủ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho người sử dụng hiểu được các hiện tượng, bao gồm tất cả các mô tả và giải thích cần thiết. Đối với một số khoản mục, thông tin đầy đủ cũng đòi hỏi có sự giải thích các sự kiện quan trọng về chất lượng và tính chất của khoản mục, các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến bản chất của khoản mục.
Thông tin trung lập khi không có sự thiên vị trong việc lựa chọn hoặc trình bày, không bị thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái độ cá biệt. Trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác trong tất cả các khía cạnh. Không mắc lỗi có nghĩa là không có sai sót hoặc thiếu sót trong các mô tả và quy trình soạn thảo thông tin.
Các đặc điểm chất lượng bổ sung
Có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu là những đặc điểm chất lượng nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin thích hợp và được trình bày trung thực tại báo cáo tài chính (BCTC).
Có thể kiểm chứng: Có thể kiểm chứng giúp đảm bảo với người sử dụng rằng những thông tin trình bày trung thực đối với các hiện tượng kinh tế. Có thể kiểm chứng có nghĩa là những người quan sát và đánh giá đủ năng lực và độc lập khác nhau có thể đạt được sự đồng thuận, mặc dù không phải là hoàn toàn về việc thông tin được trình bày trung thực. Kiểm chứng có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kịp thời: Kịp thời có nghĩa là có thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết định đúng lúc. Thông tin cũ thì kém hữu ích hơn, nếu báo cáo chậm trễ thì thông tin sẽ mất đi tính thích hợp. Tuy nhiên, một số thông tin có thể vẫn hữu ích lâu sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xác định và đánh giá xu hướng phát triển.
Có thể hiểu: Thông tin có thể hiểu nếu nó được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng, xúc tích. BCTC được trình bày cho người sử dụng là những người có những kiến thức nhất định về kinh doanh và hoạt động kinh tế cũng như có khả năng nhất định trong đánh giá và phân tích thông tin. Việc loại trừ những thông tin này ra khỏi BCTC có thể làm cho thông tin dễ hiểu hơn, tuy nhiên, điều này làm cho báo cáo trở nên không đầy đủ và do vậy, có thể gây hiểu nhầm.
Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính
Ảnh hưởng môi trường là chìa khóa để giải thích hệ thống kế toán của một quốc gia. Nói cách khác, kế toán là sản phẩm của môi trường của nó, nghĩa là, “nó được hình thành, phản ánh và củng cố đặc điểm riêng độc đáo với môi trường quốc gia của mình” Với góc độ nhận diện sự tồn tại và tác động của các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán và BCTC bài viết tập trung xem xét 5 nhóm nhân tố tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC, bao gồm: Nhân tố kinh tế; nhân tố chính trị; nhân tố pháp lý; nhân tố văn hóa và quá trình toàn cầu hóa.
Sự phát triển của kế toán là một quá trình phụ thuộc và đan xen với phát triển kinh tế. Nói cách khác, môi trường kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của kế toán (Zhang, 2005). Các yếu tố đặc trưng của một nền kinh tế, như: Cơ chế quản lý, hình thức sở hữu chủ đạo (tư nhân, nhà nước, nước ngoài), định hướng phát triển (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tri thức), đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, đặc điểm của thị trường hàng hoá…Cùng với hình thức kinh doanh chiếm ưu thế và phổ biến trong hoạt động của các DN, sẽ tác động đến các chính sách kế toán và đối tượng kế toán, nhằm làm tương thích với bản chất các quan hệ kinh tế, đáp ứng yêu cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin.
Nguồn cung ứng tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin tài chính và do vậy, quyết định đặc điểm của thông tin tài chính được cung cấp.
Hệ thống chính trị xác định cơ chế kinh tế của một quốc gia, vì vậy, xác định mô hình kế toán cho nền kinh tế quản lý tập trung phải khác với hệ thống kế toán tối ưu cho một nền kinh tế thị trường. Nhân tố này còn được đề cập dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệp nhiều hay ít vào nền kinh tế.
Hệ thống chính trị cũng phát triển ra bên ngoài và du nhập các chuẩn mực và thông lệ kế toán. Chẳng hạn như: Đức đã sử dụng chính trị để ảnh hưởng đến kế toán tại Nhật Bản và Thụy Điển. Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị còn được đề cập dưới dạng các chính sách của quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia. Doupnik and Salter (1992) đã nghiên cứu tác động của hệ thống pháp luật trên sự phát triển của hệ thống kế toán tại các quốc gia khác nhau và đưa ra giả thuyết rằng, sự khác biệt về hệ thống pháp luật của các nước khác nhau có thể giải thích sự khác biệt trong sự phát triển của hệ thống kế toán. Các nhân tố chủ yếu của môi trường pháp lý tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: Hệ thống pháp luật; vai trò của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp; và pháp luật về thuế.
Điển luật là hệ thống pháp luật có nền tảng từ hệ thống pháp luật của Pháp, Đức, hiện được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc điểm của nó là sử dụng luật thành văn, dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực kế toán, việc soạn thảo và trình bày BCTC được quy định chi tiết trong các đạo luật, thường là Luật Công ty hay Luật Thương mại.
Quá trình hòa hợp khu vực và quốc tế trong những năm gần đây cũng có những tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. Kết quả của tiến trình toàn cầu hóa là sự gia tăng tính phụ thuộc của các quốc gia trong các luồng đầu tư và thương mại quốc tế, các quyết định về phân bổ nguồn lực, giá cả, các giao dịch quốc tế. Friedman (2005), trong “Thế giới phẳng” đã chỉ rõ, toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc phát triển các quá trình kinh doanh được tiêu chuẩn hóa. Như vậy, quá trình toàn cầu đã dẫn đến nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trình bày và công bố thông tin về BCTC. Kết quả tất yếu của yêu cầu này là quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán giữa các quốc gia trên thế giới.
Một số nhận xét
Thứ nhất, kế toán và sự phát triển của hệ thống kế toán và BCTC không tách rời mà phản ánh và tác động của môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và văn hóa tại mỗi quốc gia và khu vực. Các nhân tố này không độc lập mà có mối quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Chẳng hạn, các quốc gia theo điển chế luật phần lớn có thị trường vốn không mạnh và kế toán có mối quan hệ với thuế, các giá trị kế toán thiên về hướng thận trọng, bảo mật, thống nhất và tuân thủ. Ngược lại, các quốc gia theo hướng thông luật có nguồn cung cấp vốn chủ yếu từ thị trường vốn, không có quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, các giá trị kế toán thiên về hướng minh bạch, linh hoạt và phát triển nghề nghiệp.
Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa trong những năm gần đây trở thành một nhân tố quan trọng, tác động mạnh đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. Quá trình này một mặt tác động đến các nhân tố kinh tế, văn hóa, pháp lý, một mặt tạo ra nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trong trình bày và công bố thông tin về BCTC. Quá trình hòa nhập khu vực và quốc tế tuy không phải là nhân tố trực tiếp, song nó là yếu tố gián tiếp có tác động quan trọng đến hệ thống kế toán và BCTC tại nhiều quốc gia.
Thứ ba, việc xác định các nhân tố, phạm vi ảnh hưởng và khả năng tác động của nó đến hệ thống kế toán và BCTC cần được xem xét trong những điều kiện cụ thể của quá trình phát triển hệ thống kế toán tại từng quốc gia. Bởi lẽ, bản thân các nhân tố này thường xuyên thay đổi, có mối quan hệ đan xen với nhau và với nhiều nhân tố khác.
Tóm lại, bản chất của BCTC là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cung cấp thông tin cho những người có quan hệ lợi ích với DN trong việc ra các quyết định kinh tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu các khái niệm, các luận điểm về BCTC cũng như quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu này giúp hình thành một góc nhìn khách quan và khoa học, làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quan điểm, giải pháp phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC DN.
1. Bộ Tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC; 2. Bộ Tài Chính (2002), Chuẩn mực kế toán, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC; 3. Lê Hoàng Phúc (2014), Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; 4. FASB (2008), SFAC 7- Using Cash Flow Information and Present Value in Accounting Measurements; 5. FASB (2010), Conceptual Framework for Financial Reporting.
Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Axit Glutamic Với Năng Suất 4570 Tấn Sản Phẩm/Năm
MỞ ĐẦU Nước ta có nguồn sắn dồi dào nhất, chúng được trồng ở khắp cả ba miền đất nước. Với đặc tính dễ trồng, sản lượng cao, đầu tư ít nên tinh bột sắn tương đối rẻ so với các loại tinh bột khác. Vì vậy tinh bột sắn thích hợp làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp thực phẩm. Trong công nghệ sản xuất và chế biến thực phẩm, bột ngọt (mì chính) là chất phụ gia thực phẩm được sử dụng khá rộng rãi. Mì chính là muối mononatri của axit glutamic. Hiện nay ở nước ta vẫn còn ít các nhà máy sản xuất axit glutamic, mà phần lớn là nhập từ nước ngoài, đây là lợi thế để xây dựng nhà máy sản xuất axit glutamic cung cấp cho thị trường trong nước. Axit glutamic thuộc loại axit amin thay thế nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể người và động vật. Axit glutamic tham gia cấu tạo nên chất xám và chất trắng của não, kích thích các phản ứng oxi hoá của não. Khi vào cơ thể, axit glutamic chuyển hóa dưới dạng glutamat. Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 10 gam glutamat, riêng não cần khoảng 2,3 gam glutamat. Axit glutamic tham gia vào việc tạo thành protein và hàng loạt các axit amin khác như: alanin, propin, xystin.Vì vậy, trong y học, axit glutamic được xem là chất bổ não, chữa các bệnh thần kinh phân lập, bệnh chậm phát triển về trí não, về tim mạch, các bệnh về cơ bắp thịt. Ngoài ra, axit glutamic là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột ngọt và một số chất điều vị khác, mục đích của nó là tạo hương vị, làm thức ăn thêm ngon hơn. Axit glutamic còn là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho việc tổng hợp một số hoá chất quan trọng. Việc sản xuất axit glutamic là một việc cần thiết, là ngành công nghiệp quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Có nhiều phương pháp sản xuất song có 4 phương pháp cơ bản: tổng hợp hoá học, thuỷ phân protit, lên men và kết hợp. Song phương pháp lên men có nhiều ưu điểm hơn: không sử dụng nguyên liệu protit, không cần sử dụng nhiều hoá chất và thiết bị chịu ăn mòn, hiệu suất cao, giá thành hạ, tạo ra axit glutamic dạng L, có hoạt tính sinh học cao. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu, nên em được giao đề tài thiết kế nhà máy sản xuất axit glutamic với năng suất 4570 tấn sản phẩm/năm. CHƯƠNG I LẬP LUẬN KINH TẾ – KỸ THUẬT Khu vực miền Trung chưa có nhà máy sản xuất axit glutamic trong khi đó nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của khu vực cũng rất phong phú. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để chúng ta tiến hành sản xuất loại sản phẩm này nhằm cung cấp cho thị trường rộng lớn và tiến đến xuất khẩu. Với những ưu điểm như vậy nên việc xây dựng một nhà máy sản xuất axit glutamic ở Quảng Nam là việc làm hợp lý và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình hoạt động. 1.1.Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Nam [16] Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, phía Bắc giáp Huế và Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp CHDCND Lào và tỉnh KonTum, phía Đông giáp biển Đông. Khí hậu nhiệt đới gió mùa; độ ẩm không khí trung bình 84%; gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ( vận tốc gió trung bình 6-10m/s); gió Nam, Đông Nam, Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8 (vận tốc gió trung bình-6 m/s). Nhiệt độ trung bình:25,4oC. Mùa đông dao động từ 29-24oC. Lượng mưa trung bình hằng năm: 2580mm, tập trung trong các tháng 9,10,11( chiếm 85% lượng mưa cả năm). 1.2. Vùng nguyên liệu Ở Quảng Nam có nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV, đồng thời tỉnh Quảng Nam còn giáp với tỉnh Quảng Ngãi, Bình định sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy rất thuận lợi. 1.3. Hợp tác hóa Để thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm, phế phẩm trong quá trình sản xuất, nhà máy cần hợp tác hóa với các nhà máy khác trong và ngoài tỉnh như nhà máy đường, nhà máy tinh bột sắn, nhà máy thức ăn gia súc…cũng như được sử dụng những công trình chung như: điện, nước, giao thông, nước thải,..để giảm bớt vốn đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian hoàn vốn, hạ giá thành sản phẩm. 1.4. Nguồn cung cấp điện, hơi và nhiên liệu [34] Sử dụng từ hệ thống lưới điện quốc gia 500KV truyền tải về KCN bằng đường dây 110KV. Tại chân KCN có Trạm biến áp 40 MVA (110/22), mạng 22 KV trong KCN. Lượng hơi đốt cung cấp cho các phân xưởng lấy từ lò hơi riêng của nhà máy. Nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu DO được cung cấp từ các trạm xăng dầu trong tỉnh. 1.5. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước [34] Trong KCN có Nhà máy nước công suất 5.000 m3/ngày đêm cung cấp cho các Nhà máy. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hoàn chỉnh chúng tôi thông vận tải: Nằm gần Đà Nẵng, là đầu mối giao thông quan trọng của hai miền Nam Bắc. Cách cảng Tiên Sa 29km về phía Bắc Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với Tây Nguyên và Lào, Thái Lan. Do đó thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Kênh vận chuyển đa dạng với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không là những điều kiện thuận lợi về giao thông. 1.7. Nhân công và thị trường tiêu thụ Nguồn nhân công sẽ được tuyển từ nguồn lao động của địa phương và các vùng lân cận, lượng lao động vãn lai cũng dồi dào từ đó có thể thuê nhân công với giá rẻ. Thị trường tiêu thụ được chọn là thị trường của cả nước và hướng đến xuất khẩu sang các nước trong khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. 1.8. Nguồn tiêu thụ sản phẩm Nguồn tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là hướng vào công ty Dược Bình Định Bidiphar, các công ty chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trong khu vực vì đây là các công ty cần một lượng lớn axit glutamic để phục vụ cho sản xuất hàng năm. Ngoài ra, các phế phẩm trong quá trình sản xuất cũng làm nguyên liệu cho nhà máy phân bón phục vụ cho trồng trọt. Bên cạnh đó xuất khẩu sản phẩm sang các nước Lào và Campuchia cũng là thị trường cần được hướng tới trong quá trình hoạt động của nhà máy. Kết luận: Với những điều kiện thuận lợi trên là hoàn toàn có thể xây dựng và đảm bảo cho sự hoạt động của một nhà máy sản xuất axit glutamic tại tỉnh Quảng Nam. CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU chúng tôi bột sắn [1],[5] Tinh bột sắn được sản xuất trong quá trình chế biến củ sắn. Có hai loại sắn: sắn đắng và sắn ngọt khác nhau về hàm lượng tinh bột và xianua. Sắn đắng có nhiều tinh bột hơn nhưng đồng thời cũng có nhiều axit xyanhydric, khoảng 200 ÷ 300 mg/kg. Sắn ngọt có ít axit xianhydric (HCN) và được dùng làm lương thực, thực phẩm. Sắn trồng ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là sắn ngọt và tinh bột thu được không có HCN. Thành phần hoá học của tinh bột sắn phụ thuộc chủ yếu vào trình độ kĩ thuật chế biến sắn. Trong tinh bột sắn thường có các thành phần sau: Tinh bột : 83 ÷ 88% [5] Nước : 10,6 ÷ 14,4% Xenluloza : 0,1 ÷ 0,3% Đạm : 0,1 ÷ 0,4% Hình 2.1 Tinh bột sắn [17] Chất khoáng : 0,1 ÷ 0,6% Chất hoà tan : 0,1 ÷ 1,3% Tinh bột sắn có kích thước xê dịch trong khoảng khá rộng 5 ÷ 40 µm. Dưới kính hiển vi ta thấy tinh bột sắn có nhiều hình dạng khác nhau từ hình tròn đến hình bầu dục tương tự tinh bột khoai tây nhưng khác tinh bột ngô và tinh bột gạo ở chỗ không có hình đa giác. Cũng như các loại tinh bột khác tinh bột sắn gồm các mạch amilopectin và amiloza, tỷ lệ amilopectin và amiloza là 4:1. Nhiệt độ hồ hoá của tinh bột sắn nằm trong khoảng 60 ÷ 800C. 2.2. Mì chính và axit glutamic 2.2.1 Tính chất vật lý [6] Bột ngọt (còn gọi là mì chính) là muối mononatri của axit glutamic hay nari glutamat. dễ tan trong nước, thường gọi là mì chính (bột ngọt) được dùng làm gia vị. Axit glutamic thuộc loại axit amin có chứa một nhóm amin và hai nhóm cacboxyl. Điều chế bằng cách tổng hợp hoặc lên men gluxit. Axit L (+) – glutamic (thường gọi axit glutamic) là những tinh thể không màu, tonc = 247 – 249oC (phân huỷ), thăng hoa ở 200oC, độ quay cực riêng với tia D ở 22oC: 31o. Ít tan trong nước, etanol; không tan trong ete, axeton. Đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi đạm. Dùng trong y học, trong nghiên cứu sinh hoá, bổ sung vào khẩu phần thức ăn. Axit L (+) – glutamic có vị ngọt của thịt, còn axit D (-) – glutamic không có vị đó. Hình 2.2 Cấu trúc phân tử axit glutamic[18] [29] chúng tôi trò của axit glutamic [7] Axit glutamic (còn gọi là axit – aminoglutaric) là hợp chất phổ biến nhất trong các protein của các loại hạt ngũ cốc, như trong prolamin của các hạt đậu chứa 43-46% axit này. Axit glutamic đóng vai rò rất quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là các cơ quan não bộ, gan và cơ nâng cho khả năng hoạt động của cơ thể. Axit glutamic tham gia phản ứng thải loại amoniac, một chất độc với hệ thần kinh. Amoniac là chất thải trong quá trình trao đổi chất. Axit glutamic phản ứng với amoniac cho aminoaxit mới là glutamin. Trong y học, axit glutamic được dùng như thuốc chữa bệnh yếu cơ và choáng. 2.3. Phương pháp sản xuất axit glutamic: Có nhiều phương pháp để sản xuất axit glutamic, từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Hiện nay, trên thế giới có bốn phương pháp cơ bản + Phương pháp hoá học. [5, trang13] Phương pháp này ứng dụng các phản ứng tổng hợp hóa học để tổng hợp nên axit glutamic và các amino axit khác từ các khí thải của công nghiệp dầu mỏ hay các ngành khác. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu kĩ thuật cao, việc tách L-axit glutamic rất khó khăn nên giá thành sản phẩm cao. + Phương pháp thuỷ phân. [5, trang 13] Phương pháp này sử dụng các tác nhân là hóa chất hoặc enzyme để thủy phân các nguyên liệu có hàm lượng protein cao, tạo ra hỗn hợp các amino axit trong đó có axit glutamic. Sau đó tách axit glutamic ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa lý. -Ưu điểm: + Khống chế được qui trình và các điều kiện sản xuất. + Có thể áp dụng ở các cơ sở thủ công, bán cơ giới hóa. + Ổn định được chất lượng sản phẩm của từng mẻ. -Nhược điểm: + Nguyên liệu sử dụng phải có hàm lượng protein cao + Sử dụng nhiều thiết bị, hóa chất, thiết bị chống ăn mòn + Hiệu suất thấp dẫn đến giá thành cao. + Phương pháp kết hợp [5, trang 15] Đây là phương pháp kết hợp giữa hóa học và lên men.Với phương pháp này hiệu suất cao nhưng nó đòi hỏi kĩ thuật trang thiết bị hiện đại và chính xác. Vì vậy phương pháp này chỉ dùng trong nghiên cứu. + Phương pháp lên men (sinh tổng hợp) [5, trang 14] Lên men là phương pháp được sử dụng rộng rãi để sản xuất axit glutamic. Phương pháp này dùng các chủng vi sinh vật có khả năng tổng hợp ra axit glutamic để sản xuất. – Ưu điểm: + Nguyên liệu rẻ hơn so với hai phương pháp trên. + Ít sử dụng hoá chất, thiết bị chống ăn mòn. + Hiệu suất quá trình rất cao, giá thành hạ. + Có thể sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau . + Tạo ra axit glutamic dạng L, có hoạt tính sinh học cao. – Nhược điểm: + Quá trình đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và nghiêm ngặt. + Đảm bảo vô trùng mới tạo sản phẩm. + Khó điều khiển được quá trình. Sản xuất axit glutamic bằng phương pháp lên men người ta sử dụng 2 phương pháp là lên men 2 giai đoạn (gián đoạn) và lên men trực tiếp. Hình 2.3 Corynebacterium Glutamicum [20] [29] 2.4.Chủng vi sinh [20] Tham gia vào quá trình lên men sản xuất axit glutamic, chủng vi sinh thường sử dụng là: Corynebacterium Glutamicum, Brevibacterium Lactofermentus, Micrococus Glutamicus; nhưng chủ yếu nhất vẫn là chủng Corynebacterium Glutamicum (loại vi khuẩn này đã được nhà vi sinh vật Nhật Bản Kinosita phát hiện từ 1956, có khả năng lên men từ tinh bột, ngô, khoai, khoai mì để tạo ra axit glutamic). Hình 2.3 Corynebacterium Glutamicum [20] [29] Giống vi khuẩn thuần khiết này được lấy từ ống thạch nghiêng tại các cơ sở giữ giống, sau đó được cấy truyền, nhân sinh khối trong môi trường lỏng. Khối lượng sinh khối được nhân lên đến yêu cầu phù hợp cho quy trình sản xuất đại trà. Trước khi nhân, cấy, môi trường lỏng phải được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur. Chủng vi khuẩn giống phải có khả năng tạo ra nhiều axit glutamic, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, có tính ổn định cao trong thời gian dài, chịu được nồng độ axit cao, môi trường nuôi cấy đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế sản xuất. * Cơ chế tổng hợp thừa axit glutamic: Tính thấm của màng tế bào bị thay đổi vì thiếu biotin, do tác dụng của penicillin hay dẫn xuất của chất béo. Nếu tính thấm không bị thay đổi thì chỉ diễn ra sự tổng hợp axit gutamic trong tế bào và không có sự tiết axit này ra môi trường. Như vậy, axit glutamic nồng độ cao sẽ ức chế phản ứng của glutamate-dehydrogenaza tạo thành axit glutamic. Do biến đổi về tính thẩm thấu, tế bào chỉ cho axit glutamic ra ngoài và trong nội bào nồng độ axit amin này thấp nên không có sự ức chế ngược bởi sản phẩm cuối cùng. Sự hư hại tính thấm xuất hiện khi nồng độ biotin tối ưu là 2 – 5g/l. Còn nồng độ bioin tối thích cho sự sinh trưởng của chủng ở khoảng 14g/l. Cũng có thể tạo ra sự hư hại này bằng cách bổ sung các chất hoạt động bề mặt như Tween 60-polyoxyetylen- socbitanmonostearat, Tween-40poyoxyetylen-sobitan-monopalmitat như penicillin. Các tác nhân bề mặt này được bổ sung vào giữa hay cuối pha sinh trưởng. Việc penicillin gây hư hại cho tính thấm có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt vì nhờ đó có thể sử dụng các nguyên liệu phức tạp như rỉ đường [4, tr 19]. 2.5.Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men [7] 2.5.1. Độ pH của môi trường Các chủng vi khuẩn sinh tổng hợp L-Glutamic đều thích hợp ở môi trường trung tính hay kiềm yếu ở pH=6,7 – 8. Trong quá trình lên men độ pH giảm vì tạo ra axit glutamic và một số axit hữu cơ khác. Do đó phải điều chỉnh độ pH thường xuyên bằng NH+4. Nguồn NH+4 sử dụng phổ biến là ure, nước NH3, khí NH3, NH+4Cl,… 2.5.2.Sự cung cấp O2 Lên men tổng hợp axit glutamic là quá trình hiếu khí bắt buộc. Do đó sự cung cấp oxi trong khi lên men là hết sức quan trọng. Nếu thiếu O2 thì sản phẩm chủ yếu là axit lactic, nếu thừa oxi thì sản phẩm chủ yếu là axit -a-xetoglutaric. Oxi được cung cấp cho dịch lên men bằng cách sục không khí vô trùng kết hợp với khuấy trộn liên tục, vận tốc cánh khuấy 150 vòng phút. 2.5.3 Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình lên men là 26-37oC, trong thực tế lên men giai đoạn đầu ở 30-32oC và giai đoạn cuối 36-37oC. 2.5.4. Chất kích thích sinh trưởng Qúa trình tổng hợp axit glutamic rất cần biotin. Biotin không chỉ là chất sinh trưởng mà còn là chất xác định thành phần và số lượng các sản phẩm lên men. Sinh khối của vi khuẩn tăng tỉ lệ với hàm lượng biotin nhưng với axit glutamic thì không hoàn toàn như vậy: lượng axit glutamic được tạo thành nhiều nhất khi trong môi trường hàm lượng biotin thấp hơn nhiều so với hàm lượng biotin cần thiết cho sự phát triển tối đa của sinh khối. Biotin không làm thay đổi hoạt lực của các enzim tổng hợp nên axit glutamic mà ảnh hưởng đến tính thẩm thấu của màng tế bào, làm cho axit glutamic từ bên trong tế bào vi sinh vật khuyếch tán ra ngoài môi trường lên men. Nồng độ biotin thích hợp nhất cho sinh tổng hợp axit glutamic 2-5gl. Nguồn cung cấp biotin là cao ngô, rỉ đường mía. Trong quá trình lên men nếu dùng rỉ đường mía làm nguồn cung cấp đường và biotin thì thường xảy ra hiện tượng thừa biotin sẽ không có lợi, sinh tổng hợp axit glutamic ít, nếu sục khí kém sẽ tạo ra alanin và axit lactic. Vì vậy, người ta phải bổ sung thêm penicilin để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường giàu biotin đồng thời tăng trưởng quá trình tổng hợp axit glutamic. CHƯƠNG III CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 3.1.Chọn phương pháp sản xuất [5] Phương pháp lên men là phương pháp sử dụng rộng rãi hiện nay để sản xuất axit glutamic. Nguyên tắc: Dùng chủng vi sinh vật có khả năng tổng hợp ra axit glutamic để sản xuất. Sản xuất axit glutamic bằng phương pháp lên men người ta sử dụng 2 phương pháp là lên men 2 giai đoạn (gián đoạn) và lên men 1 giai đoạn (trực tiếp). 3.1.1. Phương pháp lên men gián đoạn Nguyên tắc của phương pháp này là đầu tiên tạo ra α_Ketoglutaric bằng các kĩ thuật vi sinh như nuôi cấy vi sinh vật. Sau đó, chuyển hoá α_Ketoglutaric thành axit glutamic nhờ enzyme aminotransferase và glutamatdehydrogenase. Giai đoạn chuyển từ α_Ketoglutaric thành axit glutamic có thể sử dụng nhiều chủng khác nhau như Pseudomonas, Xantonomas, Ervinia, Bacillus, Micrococus. Nhược điểm của phương pháp này là dùng quá nhiều enzyme và axit amin làm nguồn amin cho phản ứng dây chuyền nên ít được dùng trong công nghiệp. 3.1.2. Phương pháp lên men trực tiếp Nguyên tắc của phương pháp này là sản xuất axit glutamic ngay trong dịch nuôi cấy bằng một loại vi sinh vật duy nhất. Các sinh vật này đều có hệ enzyme đặc biệt có thể chuyển tiếp đường và NH3 thành axit glutamic trong môi trường. Ưu điểm: + Sử dụng đường làm nguyên liệu có hiệu suất cao. + Nguyên liệu sử dụng rẻ tiền, dễ kiếm. + Nguyên liệu chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho quá trình lên men. Từ những năm 50 của thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã chú ý đến phương pháp lên men trực tiếp axit glutamic và từ đó đến nay sản phẩm này hàng năm vẫn đứng đầu trong công nghiệp axit amin. Axit glutamic sản xuất chủ yếu ở Nhật Bản, chiếm 50 % sản lượng thế giới, chủ yếu bằng phương pháp lên men trực tiếp. Với những ưu điểm như vậy, ở đây tôi chọn phương pháp lên men một giai đoạn để sản xuất acid glutamic chúng tôi trình sản xuất axit glutamic từ tinh bột sắn [2] Tinh bột Nước Pha loãng Lọc to = 90-95 oC t = 40 -45 phút to = 125 oC t = 15 phút K2HPO4 0,15% MgSO4 0,075% MnSO4 0,0025% KH2PO4 0,2% Dịch hoá Termamyl Hạ nhiệt độ (60-650C) to = 60-65 oC t = 70h Đường hoá _amylaza Pha chế dịch lên men (pH= 6,7-6,9) Men giống Chuẩn bị men giống Thanh trùng và làm nguội Lên men Bã sinh khối tế bào Lọc tách sinh khối Than hoạt tính Cô đặc (Bx=30) Tẩy màu Ép lọc pH =3,22 to = 5 oC H2SO4 Axít hoá và kết tinh Ly tâm Dịch sau ly tâm Lọc rửa Sấy Làm nguội Phân loại Bao gói 3.3 Thuyết minh quy trình sản xuất 3.3.1 Nguyên liệu Tinh bột sắn là sản phẩm được chế biến từ củ sắn. Trong tinh bột sắn chứa 83-88% hàm lượng tinh bột. Hơn nữa, Việt Nam hiện là nước đứng thứ 3 về xuất khẩu tinh bột sắn. Vì vậy, tinh bột sắn thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất axit glutamic Sử dụng xylo để chứa tinh bột. 3.3.2. Pha loãng, lọc [1] Pha loãng nhằm làm trương nở các hạt tinh bột và sau đó tiến hành lọc nhằm loại bỏ những chất cặn bã trong dịch tinh bột trước khi thủy phân. Nồng độ tinh bột hòa tan khoảng 33- 40 %. Sử dụng thiết bị hoà tan hình trụ, thép không rỉ, có cánh khuấy. Sau khi pha loãng, dung dịch tinh bột được chảy qua thiết bị lọc hình trụ bên trong là màng lọc bằng kim loại, đặt trong thùng lọc nhằm làm sạch tinh bột trước khi đưa vào thủy phân. Sử dụng thùng lọc hình trụ, thép không rỉ, phía trên có màng lọc bằng thép. Hình 3.1. Thiết bị hoà tan tinh bột [21] 3.3.3.Dịch hoá [3] – amylaza, Mục đích của dịch hóa là chuyển hệ huyền phù các hạt tinh bột thành dạng dung dịch hòa tan chứa các dextrin có chiều dài mạch ngắn hơn. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 Quá trình dịch hóa bằng enzym – amylaza được tiến hành ở t0 = 90-95, pH = 5,5 7. Tên chế phẩm enzym – amylaza được sử dụng là Termamyl . Thiết bị: Thực hiện quá trình dịch hóa trong các nồi phản ứng 2 vỏ, làm bằng thép không gỉ, thân hình trụ [6, tr 87]. Hinh 3.2.Thiết bị dịch hoá [23] 3.3.4.Làm nguội Dịch tinh bột sau khi dịch hóa có nhiệt độ khoảng 90 -950 C. Do đó, phải làm nguội để nhiệt độ dịch tinh bột giảm xuống khoảng 60-650 C để tiến hành quá trình đường hóa. 3.3.5.Đường hoá [3] Mục đích của đường hóa là nhằm chuyển dịch dextrose thành đường glucoza – nguồn dinh dưỡng mà vi sinh vật lên men có thể sử dụng được. Dùng emzym _amylaza để thực hiện quá trình này. Các thông số kỹ thuật của quá trình đường hóa này là: pH = 4,2 – 4,5; nhiệt độ 60 -65oC, thời gian 70h. Thiết bị sử dụng cho quá trính dịch hóa và đường hóa là nồi 2 vỏ làm bằng thép không gỉ, có thân dạng hình trụ Hinh 3.3.Thiết bị đường hoá[23] 3.3.6. Phối chế dịch lên men [6] Mục đích :Tạo ra môi trường cho VSV sử dụng trong quá trình lên men tạo sinh khối. Tiến hành: Phối trộn giữa dịch thuỷ phân tinh bột và các chất khoáng vào môi trường lên men theo bảng sau:[7] Dịch đường hoá : 13% K2HPO4 : 0,15% MgSO4.7H2O : 0,075% Hình 3.4 Thi
Cách Bón Phân Cho Lạc Đạt Năng Suất Cao, Chất Lượng Sản Phẩm Tốt
Nhờ có bộ rễ cấu tạo bởi nhiều nốt sần chứa nhiều vi khuẩn Rhizobium có khả năng tổng hợp và cố định được một lượng đạm khá từ trong không khí.
Mô hình thử nghiệm phân bón cho cây lạc của ĐH Vinh.
Lạc là cây trong họ đậu, tuy nhu cầu dinh dưỡng không cao, đặc biệt là lượng nitơ, nhưng lại cho sản phẩm có lượng đạm rất cao. Nhờ có bộ rễ cấu tạo bởi nhiều nốt sần chứa nhiều vi khuẩn Rhizobium có khả năng tổng hợp và cố định được một lượng đạm khá từ trong không khí.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ngành thổ nhưỡng nông hóa nước ta cho thấy, để sản xuất được 1 tấn lạc vỏ, cây lạc cần hấp thu 64 kg nitơ (N), 16 kg lân (P2O5) và 27 kg kali (K2O) từ đất. Như vậy so với lân và kali, cây lạc có nhu cầu hấp thu nitơ cao hơn…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, với năng suất thu hoạch trung bình từ 1,5 đến 2 tấn/ha lạc vỏ, bà con nên bón 20-30 kg N, 60-90 kg P2O5 và 30-60 kg K2O. Không nên bón vượt định mức lượng đạm nếu trên vì nếu tăng lượng nitơ lên hơn 40 kg/ha thì năng suất sẽ giảm do hiện tượng sinh khối tăng nhanh.
Nói chung tỉ lệ N: P2O5 thích hợp biến đổi từ 1:2 đến 1:3 nghĩa là cứ bón 1 kg N thì phải bón 2-3 kg P2O5. Tỉ lệ N:K2O có thể giữ 1:2 (30 kg N và 60 kg K2O/ha).
Trên đất chua nghèo photpho, có khả năng cố định photpho cao (như đất bazan) thì cần bón nhiều photpho hơn. Trái lại, đối với đất nhẹ như đất suy thoái và đất xám, cần bón nhiều kali hơn.
Canxi cũng là một chất dinh dưỡng mà cây lạc cần với số lượng khá lớn. Bón vôi sẽ cung cấp canxi để giảm độ chua của đất, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Rhizobium phát triển và điều quan trọng nhất là canxi góp phần tạo ra nhân lạc.
Tuy vậy, bón quá nhiều vôi sẽ làm giảm năng suất lạc do hậu quả bão hoà canxi trong đất và trong trường hợp này cây lạc sẽ hấp thu nhiều canxi hơn, ít nitơ và thậm chí ít kali dẫn đến giảm năng suất. Trên đất bạc màu nếu bón 300-500 kg vôi/ha thì sẽ tăng năng suất đáng kể, còn trên đất cát biển, mức thích hợp là 300-400 kg vôi/ha.
Manhê cùng các nguyên tố vi lượng khác như kẽm, đồng, môlypđen, bo cũng có hiệu quả với cây lạc. Do vậy việc bón phân photphat manhê nung chảy và phun dung dịch chất dinh dưỡng vi lượng với nồng độ 0,1-0,15 sẽ có tác dụng tăng năng suất 10-15%.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Báo Cáo Chính Thức Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cây Hàng Năm Vụ Đông Xuân 2022 trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!