Đề Xuất 3/2023 # 6 Đặc Trưng Trong Văn Hoá Giao Tiếp Của Người Việt # Top 10 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # 6 Đặc Trưng Trong Văn Hoá Giao Tiếp Của Người Việt # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 6 Đặc Trưng Trong Văn Hoá Giao Tiếp Của Người Việt mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cẩm nang nghề nghiệp

Văn hoá giao tiếp là gì?

Tìm ra một định nghĩa minh bạch cho một khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội& nhân văn quả là rất khó. Ở đây chỉ có thể đưa ra cái gọi là định nghĩa ấy thay bằng quan niệm của mỗi người. Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…

Đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam

1. Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích , lại vừa rất rụt rè.

Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp, và do vậy rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai đặc điểm:

– Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần chăng nữa, lúc rảnh rỗi họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc (như ở phương Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.

– Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.

Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt rè) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp. Còn khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy ko hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam. Tham khảo chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử:

2. Đặc điểm trọng tình nghĩa ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người Việt

Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử:Yêu nhau yêu cả đường đi/ ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba/ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn/ghét nhau quả bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề/một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng…

Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng nhưng vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…

3. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thể quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…

Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/ chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này – dù gọi bằng tên gì đi nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra.

Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được. Biết tính cách, biết người để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp: Chọn mặt gửi vàng; Tùy mặt gửi lời/tùy người gửi của. Khi không được lựa chọn thì người Việt Nam dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

4. Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt

Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng

Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi đấm nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh; Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng. Ở làng quê, thói sỹ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình ttrung và tục chia phần. Do danh dự (sỹ diện), các cụ già vẫn có thể to tiếng nhau vì miếng ăn: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.

5. Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận

Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “v òng vo tam quốc “, không bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điều thuốc lá…

Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo… Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai.

6. Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú

Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:

– Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.

– Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: chú khi ni, mi khi khác. Cùng là hai người, cách xưng hô có kkhi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi… Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)

– Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi).

Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá(cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được đon tiếp), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…

Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…

Giáo dục văn hoá giao tiếp trong học đường

Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường (tất nhiên nhà trường chịu trách nhiệm chính) mà còn phải mở rộng phạm vi từ gia đình đến xã hội. Ngay từ nhỏ, gia đình đã có vai trò rất lớn trong việc hình thành văn hóa giao tiếp cho con cháu. Ông, bà, cha mẹ là những thầy cô giáo đầu tiên hướng dẫn cách giao tiếp có văn hóa cho con, cháu (đi chào, về hỏi, gọi dạ, bảo vâng một cách có lễ phép).

Bài học vào đời ấy sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển thêm với những nội dung phong phú, mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo. Phải thấy rằng giáo dục văn hóa giao tiếp là không hề giới hạn bởi cấp học nào, bởi thời gian, không gian nào mà cần phải được tiến hành ở tất cả các bậc học, ở mọi lúc, mọi nơi, phải tiến hành một cách đồng bộ, nhất quán, tiến hành có nội dung, có kế hoạch, có phương pháp và thật kiên trì thì mới có hiệu quả.

Nếu thiếu nhất quán sẽ xảy ra tình trạng ” trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ” thì sẽ phản tác dụng. Không thiếu trường hợp ở nhà, ở trường thì “con ngoan, trò giỏi”, ra ngoài xã hội lại vi phạm đạo đức, pháp luật. Phải chăng đó một phần là do tình trạng giáo dục không đồng bộ, nhất quán, thiếu sự giám sát chặt chẽ. Vì vậy sự liên kết, phối hợp trong giáo dục là rất quan trọng.

Theo Nguồn Cuộc Sống Việt _ Theo Sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm)

Nón Lá – Một Biểu Tượng Đặc Trưng Của Văn Hóa Việt

Từ bao đời nay, chiếc nón lá đã trở nên gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh chiếc nón lá mộc mạc, duyên dáng không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo và đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam. Chiếc nón lá góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và trở thành biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, người dân Việt đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và sẵn có như lá cọ, lá nón, tre,… Nhưng qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống trong hàng thế kỷ qua.

Ảnh: Nguồn Internet

Nón lá có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá mỗi loại mang những hình dạng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lưỡng. Để tạo ra một chiếc nón lá đẹp đòi hỏi bàn tay công phu, khéo léo của người làm. Làm nón phải tỉ mỉ từ khâu đầu tiên là chọn lá, phơi lá. Nguyên liệu làm nón thường là lá cọ, lá buông – một loại lá họ hàng với lá cọ (thường mọc ở vùng đồi núi trung du). Lá làm nón không được quá non cũng như không quá già. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nắng cho thật khô, thật mềm và giữ được lâu. Lá nón màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, lá bóng mướt là đẹp nhất. Lá nón thường được khai thác ở vùng đồi núi Phú Thọ, Vĩnh Phúc hay vùng đồi núi Việt Bắc, Trường Sơn, Tây Bắc. Sau khi cắt lá về phải xử lí đúng quy trình kĩ thuật và lá nón sẽ được mang đi sấy trắng. Ngoài ra, để làm nên một chiếc nón lá đẹp, người thợ còn cần đến tre, nứa, cước, chỉ may nón.

Ảnh: Nguồn Internet

Đầu tiên phải sấy khô lá bằng than củi sau đó phơi sương cho lá mềm. Khi lá đạt độ mềm đúng yêu cầu, dùng gang nóng bọc trong túi vải, là cho phẳng phiu. Sau đó người làm nón lại cẩn thận chọn lọc lá một lần nữa cho đồng màu, cắt bớt đầu đuôi để dài khoảng 50 cm. Để làm nón người thợ phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Khung nón được làm từ những thanh nứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, những thanh nứa ấy được vót thật tròn và mịn. Sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính to, nhỏ khác nhau và lần lượt từ thấp đến cao, nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn. Khung chiếc nón lá có 16 vòng tất cả, vòng to nhất có đường kính khoảng 50 cm, những vòng tiếp theo càng lên đỉnh càng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu. Vành nón phải đều tăm tắp, không được méo mó, xộc xệch thì mới tạo ra được những chiếc nón đẹp. Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón.

Sau công đoạn làm khuôn là khâu lợp lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi khâu lá nón không bị chồng lên nhau. Người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi xếp ngay ngắn lên khung nón. Mỗi chiếc nón gồm có 2 lớp lá, có một lớp mo lang ở giữa. Sau khi đã có một bộ khung hoàn hảo, công đoạn cuối cùng là khâu nón bằng kim và cước mỏng như sợi chỉ. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì chiếc nón mới phẳng, khi quay nón người thợ phải khéo léo để không làm hở chóp, lá được xếp tránh bị cộm và để khâu nón không bị mũi kim đâm vào tay. Những đường kim mũi chỉ lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt lá nón và vành lại với nhau. Điều quan trọng nữa là mũi khâu yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu. Chiếc nón hoàn thành xong được quét một lớp dầu bóng để thêm bền và tăng tính thẩm mĩ. Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên. Quai nón thường làm từ nhung, lụa hay chỉ với những màu sắc: cam, đỏ, hồng, tím. Để chiếc nón lá đẹp thêm, người thợ còn kì công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa, cảnh đẹp quê hương hay có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón. Cứ thế, bí quyết, kinh nghiệm và kỹ thuật làm nghề cũng như tâm huyết làm nón lá được truyền từ đời này sang đời khác.

Ảnh: Nguồn Internet

Mỗi vùng miền tại Việt Nam có những làng nghề làm nón lá và mẫu nón lá riêng biệt. Ở miền Bắc có làng Chuông (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội), miền Trung có làng nón Ba Đồn (Quảng Nam) và đặc biệt là nón bài thơ của Thừa Thiên Huế,… Những chiếc nón lá của người miền Tây có sợi chỉ đỏ rất đặc trưng so với những chiếc nón lá Thanh Hóa. Nón lá Huế mỏng và thanh lịch hơn so với những chiếc nón lá của Bình Định.

Nón lá là món đồ trang sức không cầu kì đắt tiền mà đẹp một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc như chính tâm hồn con người Việt Nam. Với mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là những người nông dân, nón lá là vật dụng cần thiết và là người bạn thân thiết đối với con người. Nón lá được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, chiếc nón lá có khi dùng để các bà các mẹ đội nón đi chợ hay dùng che nắng, che mưa khi làm đồng, dùng thay chiếc quạt khi nghỉ giải lao trên đồng ruộng. Chiếc nón lá cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng của những cô gái Việt. Hình ảnh người con gái trong tà áo dài và đội chiếc nón lá đã trở thành nét đặc trưng cho người con gái Việt Nam.

Ảnh: Nguồn Internet

Nón lá còn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Nón đi vào những câu ca dao, điệu hò, thơ ca và nón lá được đưa vào nghệ thuật sáng tạo làm thành nhiều công trình nghệ thuật đặc sắc. Những màn múa nón duyên dáng trên sân khấu luôn khiến người xem không thể rời mắt. Trong những đám cưới truyền thống, chiếc nón lá cũng là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng chứa đựng biết bao tình cảm và để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Chiếc nón lá cũng là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Nón được làm bằng lá nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, khi không dùng thì treo lên cao, tránh để rơi, dễ bị méo, thủng. Khi trời mưa có thể bọc ngoài nón một lớp túi bóng trắng mỏng, nếu bị ướt thì phơi khô tránh bị ố vàng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Chiếc nón lá luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bên tà áo dài thướt tha, bình dị. Chiếc nón lá góp phần tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam duyên dáng, hiền lành, chăm chỉ. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn một số làng nghề làm nón nổi tiếng như: làng Chuông (Hà Tây), làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),… Những làng nghề này ngoài sản xuất ra những chiếc nón công phu còn là nơi thu hút khách du lịch đến thăm và trải nghiệm thử những công đoạn làm nón.

Khánh An

Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Hóa Việt Nam (Phần 3)

PGS, TS Lê Văn Toan *

Việt Nam – Đông Nam Á là một vùng thiên nhiên phong phú, thống nhất nhưng đa dạng, cho nên văn hóa bản địa của vùng này cũng phong phú, đa dạng trong sự thống nhất. Với trào lưu lịch sử, những nền văn hóa vùng này lại tiếp thu các nhân tố ngoại sinh từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây nên lại càng đa dạng và càng có vẻ phủ mờ cái gốc – cái văn hóa bản thể, văn hóa nội sinh trong vùng.

Do điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa Việt Nam sớm có xu thế giao lưu, hội nhập, tiếp biến, nhờ thế Việt Nam có nền văn hóa đa ngôn ngữ, giàu bản sắc, nền văn minh Đại Việt được xếp là một trong 34 nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Nhiều học giả thống nhất rằng, bản sắc văn hóa Việt Nam được tạo ra ở vùng lúa nước sông Hồng cách đây hơn 4000 năm, được tôi luyện và khẳng định trong 2000 năm chống và đối thoại với Trung Quốc đã đủ tầm cở để tiếp biến văn hóa thành công. Thêm vào đó là trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm tiếp biến văn hóa Việt Nam với phương Tây dưới nhiều hình thức, vừa có cưỡng bức vừa có đối thoại văn hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, khi tích cực, khi tiêu cực, có lúc cả hai, rất biện chứng, khó biện luận, tách biệt, nhưng quan trọng nhất là vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa hiện đại hóa.

Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Trong những đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như đường lối xây dựng và phát triển đất nước từ ngày đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, coi phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Nói đến đặc trưng cơ bản của Văn hóa Việt Nam, trước hết phải khẳng định rằng, Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biển của văn hóa nói chung, và đương nhiên là có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù. Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết, bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội riêng có của Việt Nam. Cho đến nay, nhiều học giả nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam đã có nhiều ý kiến đa chiều về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tạo nên bức tranh phong phú, nhiều màu sắc, đôi khi là tương phản. Thế nhưng, tổng hợp lại, có những nét chung tương đối khái quát gồm 5 đặc trưng văn hóa Việt Nam, thể hiện rõ ở 24 phẩm chất tốt cơ bản sau:

Văn hóa, đặc trưng của văn hóa không phải là phạm trù bất biến, nó luôn vận động, phát triển cùng với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên và sự phát triển của xã hội loài người. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, sự thay đổi về bối cảnh xã hội bên trong và bên ngoài, sự xung đột về hệ giá trị giữa văn hóa nông nghiệp – nông thôn truyền thống với văn hóa công nghiệp – đô thị hiện đại, cùng với nó là năng lực tổ chức, quản lý xã hội không ngừng đổi mới, tin chắc rằng, 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam sẽ được bảo tồn và dịch chuyển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, đề xuất nhiều hướng đi, nhiều giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Một số đề tài đã được công bố, trong đó nổi bật là đề tài cấp Nhà nước KX.04-15/11-15 “Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” thuộc chương trình KH&CN trọng điểm KX-04/11-15 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015” do GS,TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ nhiệm. Trong đề tài này, khi bàn về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất chuyển đổi đặc trưng văn hóa Việt Nam đến năm 2030 theo hướng sau:

C.Mác. “Phê phán kinh tế chính trị học”, T3 (1857-1859), Nxb Nhân dân. 1963.

Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc. Tạp chí văn hóa nghệ thuật. Hà Nội, 2000, tr.56-77.

Đảng CSVN. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Khóa VIII. NXB CTQG. Hà Nội, 1998.

Đảng CSVN. Nghị quyết Hội nghị Trưng ương 9 Khóa IX. http://baodientuchinhphu.vn

Phan Ngọc. Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới. NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội, 1994.

Trần Ngọc Thêm. Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2015.

Dương Phú Hiệp. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam. NXB CTQG, Hà Nội, 2012.

Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. NXB CTQG. Hà Nội, 2011.

Những Đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.

Ở Việt Nam, 3 thuật ngữ sau đây được xem là tương đương : Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ ( folkore văn học ).

Một số khái niệm xuất hiện trước những năm năm mươi như văn học (văn chương) bình dân , văn học (văn chương) truyền khẩu (truyền miệng),văn học (văn chương) đại chúng. Những khái niệm này nay không dùng nữa.

Ở Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau :

a.Nghĩa rộng : bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo (folk culture). Theo cách hiểu này, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học

b.Nghĩa hẹp : Những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn hóa dân gian gồm ba thành tố : Nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn học dân gian), nghệ thuật tạo hình dân gian , nghệ thuật diễn xướng dân gian.

c.Nghĩa chuyên biệt : folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch chúng tôi tập thể dân chúng sáng tác.Cũng có thể dùng thuật ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore – văn hoá văn dân gian .

II.ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN : 1.Tính nguyên hợp của văn học dân gian :

– Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.

-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát…

– Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn tại cố định ( tồn tại bằng văn tự ), tồn tại hiện ( tồn tại thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian . Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề,chính trong biểu diễn , các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp này một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn tại của tính nguyên hợp.

2.Tính tập thể của văn học dân gian :

Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.

Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm

Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốn giúp nghệ nhân dân gian ứng tác( sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống

3.Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân :

Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng .Bài hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội…Từ đặc trưng này mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt

III.VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC THÀNH VĂN : 1.Văn học dân gian và văn học thành văn ( văn học viết )

Ðiểm chung : Văn học dân gian và văn học viết cùng là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Từ điểm chung này mà khoa học về văn học dân gian có thể sử dụng những nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian ở một mức độ nào đó. Chẳng hạn, có thể miêu tả các thành phần của tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, cấu trúc…

Những đặc trưng loại biệt của văn học dân gian so với văn học viết :

+ Văn học dân gian là sáng tác tập thể. (văn học viết là sáng tác của cá nhân)

+ Văn học dân gian chỉ tồn tại thực tế khi diễn xướng nên có khả năng biến đổi, do vậy, nó có các dị bản. (văn học viết cố định trong văn bản và chỉ có một bản duy nhất)

+ Văn học dân gian là thành phần hữu cơ của các hình thức sinh hoạt của nhân dân.

2.Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết :

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học này bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian…

Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên …)

Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói , mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.

IV. PHÂN LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN : 1.Phân loại văn học dân gian :

Khung phân loại văn học dân gian gồm 3 cấp cơ bản : Loại, thể loại, biến thể của thể loại. Ngoài ra, giữa loại và thể loại còn có cấp trung gian là nhóm thể loại.

a.Loại tự sự :

a.1 Văn xuôi tự sự: Thần thọai, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn.

a.2 Thơ ca tự sự : Sử thi, các loại vè, truyện thơ.

a.3 Câu nói vần vè: Tục ngữ, câu đố, câu phù chú.

b.Loại trữ tình :

b.1 Thơ ca trữ tình nghi lễ:

– Bài ca nghi lễ lao động.

– Bài ca nghi lễ sinh hoạt.

– Bài ca nghi lễ tế thần

b.2 Thơ ca trữ tình phi nghi lễ:

– Bài ca lao động.

– Bài ca sinh hoạt.

– Bài ca giao duyên.

c.Loại kịch :

Bao gồm ca kịch và trò diễn dân gian: chèo sân đình , tuồng đồ, những trò diễn có tích truyện.

2.Hệ thống thể loại :

Hệ thống thể loại văn học dân gian là một chỉnh thể. Ðây là một hệ thống chịu sự chi phối của mỹ học dân gian để cho các tác phẩm thuộc mọi thể loại của nó đều mang ” tính dân gian “. Mặt khác , giữa các thể loại của hệ thống lại có quan hệ với nhau .

V .KHOA HỌC VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ DÂN TỘC HỌC

1.Khoa học về văn học dân gian :

Khoa học về văn học dân gian nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian, sinh hoạt văn học dân gian, tác giả và công chúng văn học dân gian. Trong đó, tác phẩm văn học dân gian là đối tượng chính. Tác phẩm văn học dân gian ở đây là một chỉnh thể gồm lời, nhạc, điệu bộ…Khoa nghiên cứu văn học dân gianï gồm các phân môn sau :Lý luận văn học dân gian, Lịch sử văn học dân gian, Phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian.Và bộ phận đặc thù là công tác sưu tầm văn học dân gian.

2.Khoa học về văn học dân gian và dân tộc học :

Văn học dân gian, một thành tố của văn hóa dân gian là đối tượng nghiên cứu của dân tộc học.

Nhiều thể loại văn học dân gian phát sinh từ xã hội công xã nguyên thủy và ngay cả văn học dân gian ở các giai đoạn phát triển sau này luôn bị quy định bởi các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian. Do vậy cần dựa vào dân tộc học để nghiên cứu. Chẳng hạn truyện Sao Hôm, sao Mai, Sự tích trầu cau là tiếng vọng xa xôi của chế độ quần hôn trong xã hội công xã thị tộc đồng thời chúng cũng cho thấy chế độ phụ quyền với vị trí của người con trưởng được khẳng định.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 6 Đặc Trưng Trong Văn Hoá Giao Tiếp Của Người Việt trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!