Đề Xuất 3/2023 # 24 Tác Dụng Của Cây Hoa Hòe Trong Dân Gian Ít Người Biết # Top 11 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # 24 Tác Dụng Của Cây Hoa Hòe Trong Dân Gian Ít Người Biết # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 24 Tác Dụng Của Cây Hoa Hòe Trong Dân Gian Ít Người Biết mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây hoa hòe không hiếm nhưng lại rất quý, bởi nó vừa là thức trà uống cực ngon, giúp thanh nhiệt giải độc, lại vừa là nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh Đông y. Ngày nay, người ta đã dùng hoa hòe chiết xuất rutin để bào chế các sản phẩm về tĩnh – động mạch cực hữu hiệu.

Cây hoa hòe có rất nhiều tác dụng hay như cầm máu, giảm mỡ máu, kháng viêm, chống co thắt, chống loét, chống phóng xạ, chống tiêu chảy, điều trị các bệnh như cao huyết áp, sốt xuất huyết nhẹ, trĩ chảy máu, rong kinh,…

Là loại cây thuốc quý và được trồng rất phổ biến ở các vùng nước ta. Hoa hòe được chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị và bán trên thị trường rất phổ biến.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những tác dụng của loại cây này, từ đó có hướng sử dụng hợp lý trong điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.

Cây hoa hòe là gì

Cây hoa hòe còn được gọi với các tên khác như hòe hoa, hòe hoa mễ hay hòe mễ.

Tên khoa học là Sophora japonica L.

Thuộc họ nhà Cánh bướm Fabaceae.

Người ta thu hái hoa hòe khi còn chưa nở về phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc hoặc pha trà uống. Cũng có một số người dùng quả của nó.

Cây hoa hòe thuộc nhóm cây to cao từ 5-10m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có từ 7-17 lá chét trên mỗi lá.

Hoa hình cánh bướm màu vàng trắng, mọc thành từng bông.

Quả là một giáp dài, đôi khi hơi cong.

Giữa các hạt hơi thắt lại giống như quả đậu đen vậy.

Hòe mễ ra hoa từ tháng 7-9.

Phân bố, thu hái và chế biến hoa hòe

Cây hoa hòe trước kia mọc hoang, sau đó được trồng nhiều ở khắp các vùng nước ta, người ta sử dụng để làm trà uống cho mát hoặc làm nguyên liệu nhuộm màu vàng.

Mỗi năm đến mùa, người ta thu hái số lượng lớn để cung cấp cho nguồn tiêu thụ trong nước, sau đó thừa lại chuyển sang xuất khẩu, do nhu cầu lớn nên bắt đầu được trồng nhiều hơn.

Có thể trồng cây hòe bằng cách dâm cành hoặc gieo hạt. Thời gian từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch mất khoảng 3-4 năm. Đây là cây sống lâu năm, nên các năm sau đó năng suất thu hoạch càng cao.

Thời điểm thu hái tốt nhất là nụ vì có nhiều hoạt chất tốt. Mang về sấy hoặc phơi khô để bảo quản.

Thành phần hóa học của hoa hòe

Hoa hòe chứa từ 6-30% rutozit ( rutin), đó là một glucozit, khi thủy phân sẽ cho ra quexetola hay quexitin C15H10O7, ramnoza và glucoza.

Quả hòe cũng chứa rutin. Đây là một hợp chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu trắng vàng hoặc vàng, tan trong 650 phần rượu, 10.000 phần nước, tan nhiều trong dung dịch kiềm và rượu metylic, không tan trong benzen và ete clorofoc.

Việc tan trong dung dịch kiềm khiến vòng cromon bị phá, tạo ra dung dịch màu vàng, có tính chất không ổn định, có thể bị kết tủa khi cho thêm axit vào.

Công dụng dược lý của hoa hòe

Rutin chính là một loại vitamin P, có khả năng làm mao mạch gia tăng sức chịu đựng. P là chữ đầu của từ perméabilité tạm dịch là thấm.

Ngoài rutin mang tính chất vitamin P ra, có một số chất khác cũng có tính chất đó nữa là hesperidin có trong vỏ cam, esculozit,….

Tác dụng chủ yếu của rutin là gia tăng sức chịu đựng của mao mạch.

Trước kia người ta cho rằng nếu thiếu vitamin C sẽ khiến giảm sức chịu đựng của mao mạch, dễ bị đứt vỡ.

Tuy nhiên gần đây người ta nghiên cứu ra rằng nếu thiếu vitamin P cũng có thể xảy ra các hiện tượng đó.

Theo tác giả Hoàng Chiêu Đức trong Trung nam y học tạp chí 1952 thì:

Nước sắc hòe hoa sau khi lọc bỏ rutin có tác dụng làm giảm áp huyết của chó đã gây mê.

Có khả năng gây hưng phấn nhẹ ở tim cô lập của ếch.

Khả năng kích thích niêm mạch ruột bài tiết.

Một tác giả khác của Trung Quốc đã thực hiện thí nghiệm trên tử cung có thai và không có thai đều xảy ra hiện tượng kích thích, đối với cho đã gây mê thì có tác dụng lợi tiểu tạm thời.

Tác dụng của cây hoa hè

Theo đông y, hoa hòe có vị đắng tính bình (còn quả vị đắng tính hàn). Hoa vào hai kinh là can và đại tràng. Quả thì vào kinh can.

Hoa tác dụng thanh chỉ huyết, thanh nhiệt, lương huyết.

Quả cũng có tính chất tương tự hoa nhưng còn có thể gây ra thai. Dùng để chữa trĩ ra máu, xích bạch lỵ, phụ nữ băng huyết, máu cam, thổ huyết.

Trong dân gian, hoa hòe cũng được dùng làm thuốc cầm máu cho các bệnh đổ máu cam, ho ra máu, ruột chảy máu, tiểu tiện ra máu với liều lượng từ 5-20g mỗi ngày ở dạng thuốc sắc.

Rutin được điều chế thành thuốc viên, mỗi viên 0,02g dùng cho bệnh nhân cao áp huyết mà có mao mạch dễ đứt, vỡ, phòng chống xuất huyết cấp tính do viêm thận, đứt mạch máu não, xuất huyết phổi không rõ nguyên nhân. Liều dùng 3 lần một ngày, mỗi lần 2 viên.

Các bài thuốc từ cây hoa hòe

1. Trị chứng thổ huyết không cầm được

Lấy hòe hoa đốt tồn tính, rồi cho thêm một ít xạ hương vào trộn đều. Mỗi ngày lấy ra 12g uống cùng nước gạo nếp.

2. Trị chứng chảy máu cam không cầm được

Lấy hòe hoa và ô tặc cốt với lượng bằng nhau. Chia ra làm hai phần, một phần để nguyên, phần còn lại sao qua, tất cả tán bột thổi vào chỗ chảy máu.

3. Chữa ho và khạc ra máu

Lấy hoa hòe sao qua tán bột. Mỗi ngày lấy ra 12g uống cùng nước gạo nếp, sau khi uống cúi ngửa một lúc sẽ đỡ.

4. Chữa lưỡi chảy máu không cầm được

Lấy hòe hoa tán bột mà xức vào lưỡi.

5. Chữa đại tiện ra máu

Lấy hai vị bằng nhau gồm hòe hoa và kinh giới tuệ, mang tán bột, mỗi lần lấy ra 4g uống với rượu.

Hoặc có thể dùng 6 chỉ hoa hòe cùng 3 chỉ trắc bá diệp sắc nước uống mỗi ngày.

Một cách khác là lấy vị bằng nhau hòe hoa và chỉ xác sao tồn tính tán bột, mỗi lần lấy ra 8g uống cùng nước.

6. Chữa tiểu ra máu

Lấy 1 lượng hòe mễ và 1 lượng uất kim (nướng) tất cả tán bột, mỗi lần lấy ra 8g sắc uống với nước sắc đậu xị.

7. Chữa sốt cao đột ngột tiêu ra máu

Lấy một cái ruột lợn sống làm sạch phơi khô, hòe hoa sao qua tán bột cho đẩy vào trong ruột lợn, ngâm với giấm gạo trong hũ sành nấu chính.

Viên thành bằng hạt đạn lớn phơi nắng, uống cùng rượu ngâm đương quy mỗi lần một viên.

8. Chữa trĩ ra máu, lỵ ra máu

Hòe mễ sao qua tán bột, lấy ra 12g mỗi lần uống cùng rượu, uống 3 lần mỗi ngày. Hoặc cùng có thể dùng vỏ trắng cây hòe sắc uống.

9. Trị tiêu ra máu do độc rượu

Lấy 40g hoa hòe chia thành hai phần để sống và sao, 20g sơn chi tử. Tất cả tán bột, mỗi lần lấy 8g uống cùng nước.

10. Trị băng huyết không cầm được

Lấy 120g hòe hoa và 80g hoàng cầm mang tán bột. Lấy ra 20g mỗi lần uống cùng một chén rượu.

11. Trị rong kinh không cầm được

Hòe mễ sao tồn tính, lấy ra từ 8-12g mỗi lần uống cùng rượu nóng trước bữa ăn.

12. Chữa ung thư phát bối, hoa mắt, miệng khô, nhiệt độc trong người, lưỡi đắng, đầu váng, lưng nóng, hồi hộp, sưng sau lưng, chân tay tê

Lấy một mớ hoa hòe sao đến khi đổi màu nâu đen, cho vào một chén rượu con mà ngâm, uống khi rượu còn nóng. Chữa thấy đỡ thì uống tiếp.

13. Chữa trúng phong mất tiếng

Lấy hòe hoa nhai nuốt sau canh ba, lưu ý nằm ngửa.

14. Trị phát bối tán huyết

Lấy 40g hòe hoa, 40g bột đậu xanh sao đến khi ngã màu ngà voi, mang tán bột. Lấy 40g tế trà sắc cho còn một chén, để một đêm ngoài sương, lấy ra 12g phết vào, để hỡ một lỗ cho ra mủ.

15. Chữa trĩ ngoại

Lấy hòe mễ sắc nước uống và rửa nhiều lần sẽ giúp trĩ teo lên.

16. Trị độc nhọt lở sưng tấy, hầu hết các ung nhọt phát bối, kể cả có mủ hay không có mủ, nhưng có nóng đau và sưng tấy

Lấy 80g hoa hòe sao qua, 80g hạch đào nhân và một chèn dấm sắc uống. Uống thấy đỡ thì 2 lần rồi ngừng, vẫn chưa đỡ uống cho đủ 3 lần.

17. Chữa bạch đới không dứt

Lấy hai vị bằng nhau gồm hòe hoa sao và mẫu lệ nung, tán bột. Lấy ra 12g mỗi lần uống cùng rượu.

18. Chữa hạ huyết, băng huyết

Lấy 40g hòe mễ, 8g tông lư thán và một ít muối, sắc với 3 chén nước cho còn nửa chén rồi uống.

19. Trị thổ huyết

Lấy 12g hoa hòe và 4g bách thảo sương. Mang tán bột, uống cùng nước sắc rễ tranh (mao căn).

20. Trị độc dương mai hoặc độc do dương minh tích nhiệt

Lấy 4 lượng hòe hoa sao qua, cho vào 2 chén rượu sắc uống lúc nóng. Tránh dùng cho người bị hư hàn.

21. Chữa huyết áp cao

Hòe hoa và hy thiêm thảo mỗi thứ từ 20-40g sắc uống.

22. Trị trường phong hạ huyết

Lấy 12g hòe mễ, 12g chỉ xác, 12g trắc bá (đốt cháy) và 8g kinh giới. Tất cả tán bột uống cùng hoặc hoặc làm thang tể.

23. Điều trị sốt xuất huyết

Có thể dùng hoa hòe khô pha trà uống hoặc kết hợp với địa long, nattokinase và bài thuốc giáng áp hợp tễ điều chế dược phẩm điều trị huyết áp cao.

24. Trị nhức đầu vào mùa hè nắng nóng

Lấy 10g hòe hoa sao thơm, 5g cúc hoa và 20g hạt muồng sao đen hãm nước sôi. Thêm chút đường cho dễ uống thay trà.

Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm chiết xuất từ Hoà Hoè dưới dạng Nano siêu nhỏ. Đó là sản phẩm Nano Rutin được bán trực tiếp tại:

Website: https://nhathuocthanthien.com.vn Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39, đường Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0916893886

14 Tác Dụng Của Cây Kim Ngân Hoa Lưu Truyền Trong Dân Gian

Đa số mọi người đều biết đến cây Kim Ngân như một loại cây cảnh để sinh tài lộc may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ít ai biết đến có một loại cây cũng tên là Kim Ngân nhưng có rất nhiều các tác dụng chữa bệnh rôm sẩy, lên sởi, lên đậu, tả lỵ, mụn nhọt…

Đa số mọi người đều biết đến cây Kim Ngân như một loại cây cảnh để sinh tài lộc may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ít ai biết đến có một loại cây cũng tên là Kim Ngân nhưng có rất nhiều các tác dụng chữa bệnh rôm sẩy, lên sởi, lên đậu, tả lỵ, mụn nhọt…

Và đặc biệt có các tác dụng kháng viêm rất hiệu quả. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cụ thể cho các bạn về cây hoa Kim Ngân và các tác dụng tuyệt vời.

Cây Kim Ngân là gì

Cây Kim Ngân (Nhẫn Đông) có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Là loại cây thuộc họ cơm cháy Caprifoliaceae. Cây cho ta một số các vị thuốc như:

Hoa Kim Ngân là hoa phơi hay sấy khô

Cành, lá hái tươi phơi khô hoặc sấy khô của cây

Đặc điểm cây Kim Ngân

Là một loại cây có họ thân leo, dài từ 10m trở lên. Cành khi non có màu xanh lục, có lông xung quanh thân cành, già cành có màu đỏ nhạt, cành nhẵn.

Lá cây mọc đôi, hoặc 3 lá một, hình trứng đầu thon nhọn, phia cuống ngắn và trong khoảng 2-3mm, có lông mịn.

Hoa thường mọc và các ngày 5-9 có hoa màu trắng, mọc ở các kẽ lá. Mỗi kẽ lá có một cuống gồm hai hoa và mọc đối xứng là bốn hoa.

Giống Kim Ngân phía bắc thì có lá nhỏ hơn. Hoa có dạng hình ống xẻ ở hai bên. Bên lớn xẻ thành ba hoặc bốn thùy nhỏ ban đầu hoa có màu trắng. Sau khi nở một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng.

Trong cùng một thời điểm trên cây có cả hoa mới nở và hoa đã già. Nên có màu trắng giống bạc và màu vàng như vàng nên cây được gọi là Kim Ngân.

Phân bố và thu hoạch cây Kim Ngân

Kim Ngân mọc nhiều tại các tỉnh vùng núi của Việt Nam, cây mọc thành các cụm nhóm như cây hoang.

Cây được mọc nhiều ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Nghệ An, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…

Nhiều nơi đã trồng cây hoa Kim Ngân để lấy hoa và cành, thân lá làm thuốc trị bệnh.

Cây Kim Ngân có lá xanh tốt um tùm, có thể phát triển rất tốt quanh năm, đến tháng 4-5 ra hoa thơm và đẹp. Nên có thể trồng để trang trí làm cảnh và bóng mát.

Cây có thể sống ở đồng bằng cũng như miền núi, khí hậu và đất đai tại Hà Nội khá phù hợp.

Chúng ta có thể trồng cây bằng cách dâm cành, cắt những đoạn nhỏ chừng từ 20-60cm khoanh đứt phần thân rồi chôn xuống dưới đất, để chừa một đoạn nhỏ.

Cần phải tưới cây đầy đủ vào thời kỳ đầu để rễ cây có thể phát triển tốt.

Cây trồng quanh năm tuy nhiên tháng trồng tốt nhất là vào khoảng tháng 9-10 và tháng 3-4.

Sau một năm là chúng ta có thể thu hoạch được Kim Ngân, cây càng nhiều năm thì sản lượng hoa càng nhiều.

Khi thu hoạch cần hái hoa vào lúc hoa sắp nở hoặc hoa mới nở, hoa vẫn còn màu trăng chưa chuyển sang vàng.

Có thể thu hoạch riêng hoa, hoặc thu hoạch kèm cả hoa, cả thân cành lá, rồi phân tách riêng sau tùy theo mục đích sử dụng.

Thành phần cây Kim Ngân

Thành phần của cây bao gồm rất nhiều các chất và cũng chưa được xác định hết một cách chính xác. Một số các thành phần chính được các nhà khoa học nghiên cứu:

Hoa Kim Ngân có hàm lượng inozit (hay gọi là inozitol) khoảng 1% (theo giáo sư Tăng Quảng Phương)

Hoạt chất của Kim Ngân có chất chứa trạng thái dầu. Chất này không bay hơi, có thể hòa tan trong nước và các chất dung môi khác như dung môi hữu cơ. Nhiều kinh nghiệm dân gian cho thấy việc dùng nước cất của Kim Ngân nhưng vẫn có tác dụng. Điều đó cho thấy, phần nước cất bay theo hơi nước cũng có nhiều tác dụng (theo Thang Đằng Hán).

Các nhà nghiên cứu của Nhật Bản còn cho thấy trong Kim ngân có golucozit đó là lonixerin có cấu trúc luteolin thành phần 7 rhamnoza.

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi trong Kim Ngân có saponizit.

Tác dụng của cây Kim Ngân

1. Tác dụng kháng sinh

Được các nhà nghiên cứu và chứng minh bằng thực nghiệm cụ thể, nghiên cứu cho thấy trong nước hoa kim ngân có tác dụng ức làm giảm mạnh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn chương hàn, trùng ly Shiga. Đặc biệt nước sắc có tác dụng mạnh mẽ hơn các dạng tế bào khác.

Năm 1950 Trung Hoa Tấn y học báo đã nghiên cứu thành công có thể sử dụng nước sắc cô đặc của hoa Kim Ngân để thấy được tác dụng kháng sinh cực mạnh đối với các vi trùng ly, tụ cầu khuẩn, thương hàn, liên cầu khuẩn tiêu máu, tả, phế cầu khuẩn.

Bảng dưới sẽ cho biết nồng độ loãng nhất có chức năng ức chế đối với sự sinh sôi của vi trùng:

Vi trùng ly Shiga 1/640

Phế cầu khẩn 1/60

Schmith 1/2560

Bạch hầu 1/80

Liên cầu khuẩn tiêu máu B 1/160

Dịch hạch 1/1280

Vi trùng ly Flexner 1/1280

Tả 1/160

Vi trùng phó thương hàn A 1/300

Liên cầu khuẩn tiêu máu A 1/320

THương hàn 1/300

Phó thương hàn B 1/300

Trực khuẩn coli 1/160

Sonnei 1/320

Tụ cầu khuẩn vàng (aureus) 1/40

Sở nghiên cứu trung y dược tỉnh Giang Tây năm 1960 đã nghiên cứu so sánh công dụng kháng sinh của nước sắc lá và nước sắc hoa Kim Ngân.

Kết quả cho thấy nước sắc lá với nống độ 20 – 1,2% có công dụng ức chế vi trùng ly Shiga. Nước sắc lá 20 – 5% có tác dụng giảm sinh sôi đối với vi trùng phó thương hàn A.

Tuy nhiên trong nghiên cứu lại thấy nước sắc hoa lại không có kháng sinh, do đó các nhà nghiên cứu cho rằng việc có tác dụng kháng sinh phụ thuộc vào thời kỳ hái hoa sớm hay muộn.

2. Tác dụng trên đường huyết

Mẫn Bính Kỳ (năm 1930) đã nghiên cứu và cho mọi người thông tin rằng cho thỏ uống nước sắc hoa Kim Ngân. Hiện tượng xảy ra là những chú thỏ có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5-6h mới trở lại bình thường.

3. Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ

1966 Giáo sư Đỗ Tất Lợi và một số giáo sư khác đã nghiên cứu và báo cáo rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ trên thí nghiệm ở chuột lang.

Chuột lang được thí nghiệm cho uống lượng kim ngân và kết quả là chất lượng và số lượng tế bào mastocytes (hạt) ở mạng treo ruột thay đổi ít. Lượng histamin ở phổi chuột bị choáng phản vệ gấp 1.5 lần so với chuột thường.

4. Không độc tố

Các nha nghiên cứu trên gồm GS Đỗ Tất Lợi và các nhà nghiên cứu khác còn cho biết, đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc Kim Ngân với hàm lượng gấp 150 lần điều trị cho người.

Tuy nhiên mọi thứ đều bình thường, các bộ phận khi giải phẫu ra đều bình thường.

Công dụng và liều dùng cây Kim Ngân

1. Điều trị ỉa chảy

Bài thuốc:

Kim ngân: 2-5g hoa hoặc 10-12g cành lá

Cách dùng:

Sắc dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao

Uống hàng ngày giảm dần liều lượng khi đã đỡ và dừng uống khi đã hoàn toàn bình phục.

2. Điều trị thông tiểu

Bài thuốc:

Cách dùng:

Sắc với 200ml nước còn 100ml

Chia ra uống làm 2 hoặc 3 lần trong một ngày.

3. Điều trị sốt, cảm

Bài thuốc:

Cách dùng:

Sấy khô các loại trên tán thành bột, viên hoàn

Ngày uống mỗi lần 1-2 viên hoặc 12g bột.

4. Trị dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngữa

Bài thuốc:

Kim ngân: 6g hoa hoặc 12g cành và lá

Cách dùng:

Sắc với 100ml nước còn 10ml, thêm 4g đường

Cho vào ống hàn kín và có thể hấp tiệt trùng để bảo quản

Có thể dùng ngay hoặc bảo quản để dùng dần

Dùng ngay: Giữ sôi 15 phút rồi để nguội khoảng 30 phút là uống được luôn

Liều dùng: Người lớn ngày 2 đến 4 ống, trẻ em ngày 1 đến 2 ống.

5. Trị cảm cúm

Bài thuốc:

Cách dùng:

Sắc sôi để nguội khoảng 30 phút thì uống được.

6. Trị sởi

Bài thuốc:

Cách dùng:

Dùng tươi, dĩa nhỏ hòa thêm nước rồi gạn uống

Có thể phơi khô rồi sắc đun sôi để nguội uống.

7. Trị đau họng quai bị

Bài thuốc:

Cách dùng:

8. Trị ruột thừa, viêm phúc mạc

Bài thuốc:

Cách dùng:

Sắc để nguội 30 phút rồi uống.

9. Trị vú có sưng đỏ, có khối kết

Bài thuốc:

Cách dùng:

Nước nửa chén, rượu nửa chén, sắc để nguội rồi uống.

10. Tăng tuổi thọ

Kim ngân có vị ngọ, tính hàn, không có độc tố, vị tâm và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nên việc uống nước hoa Kim Ngân hàng ngày sẽ giúp cho chúng ta có thể tăng tuổi thọ.

Bạn đọc chú ý các bài thuốc trên chỉ nên tham khảo, nếu áp dụng phải hỏi ý kiến thầy lang trước. Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tìm mua trà kim ngân hoa về sử dụng làm nước uống cũng rất tốt.

#10 Tác Dụng Của Cây Nghệ Lưu Truyền Nhiều Đời Trong Dân Gian

Nghệ là một loại cây thân quen với mọi gia đình, gia vị trong bếp nhà bạn hẳn không thể thiếu loại cây này, tuy nhiên ít ai biết hết những công năng hiệu quả mà nghệ mang lại.

Nghệ là một loại cây thân quen với mọi gia đình, gia vị trong bếp nhà bạn hẳn không thể thiếu loại cây này, tuy nhiên ít ai biết hết những công năng hiệu quả mà nghệ mang lại.

Cây nghệ là gì

Nghệ còn có tên gọi khác là khương hoàng (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), cây lấy củ (thân rễ) dưới mặt đất.

Nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, thuộc vùng đông nam Ấn Độ, nhiệt độ sinh trưởng từ 20 độ C đến 30 độ C.

Loài cây này được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ và trồng cây mới từ giống củ đã thu hoạch được.

Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Lá nghệ mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng song song.

Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành, cuống lá dài từ 50 – 115 cm, còn phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và thường thấp hơn 230 cm. Chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.

Nghệ có tác dụng gì

1. Nghệ có tác dụng giúp giảm cân, chống béo phì

Nghệ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, có khả năng đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả. Các chị em phụ nữ đã đã thừa nhận tác dụng của nghệ trong việc thu gọn vóc dáng của mình sau sinh, chị em thường sử dụng nghệ ngâm mật ong làm bí quyết để lấy lại thân hình chuẩn mẫu.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng làm giảm cholesterol thừa trong máu, duy trì lượng cholesterol thích hợp trong cơ thể. Nghệ rất hữu ích trong việc duy trì mức cân nặng hợp lý.

Trong củ nghệ có chứa một thành phần chất giúp làm tăng dòng chảy của mật, tham gia quá trình phân hủy chất béo từ chế độ ăn uống của bạn.

2. Tác dụng của nghệ trong ức chế tế bào ung thư

Hoạt chất curcumin trong củ nghệ tươi có tác dụng ức chế sự phát triển một số loại tế bào ưng thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú,…

Các chuyên gia sức khỏe đang tiến hành các thử nghiệm đưa ra chứng minh tác dụng của nghệ trong việc điều trị bệnh ung thư ruột.

Vì vậy, bạn nên thường xuyên sử dụng nghệ trong các bữa ăn vì chúng có thể thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.

Hơn nữa, ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ giúp ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Tại New Jersey các nhà khoa học đã đưa ra chứng minh: Ăn nghệ với bông cải xanh, các loại rau họ cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.

3. Hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp

Nghệ cũng có tác dụng đối với trường hợp viêm khớp bởi có nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy Curcumin có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau cứng khớp hiệu quả và ức chế một trong các nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp.

Cách làm rất đơn giản, bạn có thể đun nóng một cốc sữa, bắc xuống cho một thìa cà phê bột nghệ vào rồi khuấy đều.

Uống ba lần mỗi ngày và bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nghệ lên xương khớp của bạn.

4. Tác dụng của nghệ trong hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cây nghệ đặc biệt có tác dụng đối với hệ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng emzim tiêu hóa, các enzim này phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo.

Chính vì thế, khi bị đau bụng, hãy uống một cốc trà nghệ, chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Hơn nữa công thức nghệ ngâm mật ong được xác định là được xem là bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày lâu năm.

5. Tác dụng của nghệ trong đề phòng bệnh tim của nghệ

Giảm hàm lượng cholesterol trong máu và chống lại chứng xơ vữa động mạch cũng là một trong những tác dụng của loại gia vị này.

Curcumin là chất chống oxy hóa, chất chống viêm rất hiệu quả, có thể giúp cho chúng ta đề phòng được bệnh tim, cũng như giảm nguy cơ các cơn đau tim xảy ra cho những người sau phẫu thuật.

6. Nghệ có tác dụng giảm nguy cơ với người hút thuốc

Bằng cách bổ sung cho cơ thể 1,5g củ nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy cơ thể bạn giảm đáng kể các tế bào đột biến gây bệnh ung thư.

Do đó có thể thấy tác dụng của nghệ đối với những người hút thuốc lá trong việc giảm nguy cơ ung thư.

7. Tăng sức đề kháng

Chất lipopolysaccharide có chứa trong nghệ có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các chất kháng khuẩn, chống lại virus và kháng nấm có trong nghệ cũng giúp củng cố hệ thống miễn dịch.

Cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ ít mắc các bệnh như cảm lạnh, ho… khi thay đổi thời tiết.

Khi bạn bị cảm lạnh, bị ho hay cảm cúm, đừng quên uống một cốc sữa nóng có pha 1 thìa nghệ, sẽ làm tình trạng của bạn khá hơn nhiều.

8. Ngăn ngừa bệnh gan

Nghệ là một loại giải độc gan tự nhiên. Gan thải độc máu thông qua việc sản xuất các enzim và nghệ có khả năng làm thúc đẩy sản xuất các enzim thiết yếu. Các enzim được sản xuất ra sẽ làm giảm và tiêu hủy độc tố trong cơ thể.

Củ nghệ cũng được cho là sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời trong việc tăng cường lưu thông máu. Đây đều là những yếu tố góp phần hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan gan trong cơ thể bạn.

9. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Viêm não bị nghi ngờ là một trong những nguyên nhân của rối loạn nhận thức ví dụ như bệnh Alzheimer.

Củ nghệ có vai trò hỗ trợ tổng thể sức khỏe của bộ não với cơ chế loại bỏ các mảng bám tích tụ trong não và cung cấp lượng oxy cho não bộ. Điều này cũng tác dụng ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

10. Trị lành vết thương

Trong củ nghệ có chứa chất kháng khuẩn và sát trùng tự nhiên và có thể dùng như một loại chất kháng viêm hiệu quả.

Nếu bị vết thương hở hoặc bị bỏng, bạn có thể cho một ít bột nghệ vào vùng da bị tổn thương nhằm thúc đẩy quá trình tự lành.

Đặc biệt, cây nghệ cũng giúp phục hồi da hư tổn và được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến, á sừng và các bệnh ngoài da khác.

Nghệ ngâm mật ong

Bạn có biết nghệ và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ mang lại nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời như tẩy tế bào chết, ngăn ngừa trị mụn, dưỡng ẩm, làm chậm quá trình lão hóa, trị vết thâm, dưỡng da sau bỏng, là vị thuốc phòng bệnh rất tốt.

Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch mặt, thoa đều lớp mỏng nghệ mật ong lên mặt, mát xa nhẹ nhàng rồi đợi 2 – 3 phút đi rửa mặt.

Buổi tối có thể dùng đắp lên mặt như mặt nạ từ 10 – 15 phút.

Nghệ ngâm mật ong để được bao lâu

Nếu để trong điều kiện khô ráo thoáng mát thì một hủ nghệ ngâm mật ong bạn có thể để được từ 3 đến 6 tháng. Trước khi ngâm ta nên ước chừng lượng sử dụng vừa đủ cho khoảng thời gian này.

Ăn hoặc uống nghệ tươi có tác dụng gì

Nhiều thử nghiệm cho thấy nếu ăn nghệ tươi hoặc uống nước ép đều đặn sẽ mang lại hiệu quả lâu dài trong ngăn ngừa mụn, làm đẹp da, chữa bệnh dạ dày, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật cực kì tốt.

Nghệ ngâm rượu bôi mặt có nên không

Nghệ ngâm rượu bôi mặt mặc dù có nhiều công dụng hay như tiêu mỡ, định hình vòng eo, mờ thâm, làm trắng da hiệu quả.

Tuy nhiên do rượu có tính nóng nên tránh bôi nghệ ngâm rượu lên mặt hoặc các vùng da nhạy cảm khác, nếu không rất dễ bị bỏng làm tổn thương da.

Với những lợi ích sức khỏe nhiều như trên, chắc chắn một điều tốt nhất mà bạn có thể làm ngay lúc này là bổ sung loại thảo mộc này trong chế độ ăn của gia đình bạn để nâng cao sức khỏe và phòng tránh được nhiều loại bệnh thường gặp.

Có rất nhiều cách để chế biến thức ăn và thêm loại “gia vị” nhiều công năng này trong các món chiên xào, món kho, sinh tố nghệ tươi hay salad.

Bằng cách khác cũng có thể sử dụng dạng viên uống, nhưng cũng có lưu ý không nên sử dụng nghệ đối với các bệnh nhân có sỏi mật hoặc bị chứng tắc nghẽn đường mật.

Top 5 Lợi Ích Của Cây Xanh Với Dân Văn Phòng Bạn Có Biết?

Hầu hết tại các văn phòng, công sở hiện nay đều trồng cây xanh. Chúng được đặt trên bàn làm việc, bàn giám đốc, quầy lễ tân hay ngay trên tường để trang trí. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc vì lợi ích gì mà cây xanh được trồng nhiều ở văn phòng đến thế? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 5 lợi ích thiết thực nhất để mọi người thường trồng cây xanh tại văn phòng, công sở.

Tạo không khí văn phòng công sở trong lành

Đây chính là lợi ích của cây xanh với dân văn phòng hầu hết ai cũng cảm nhận được. Cây xanh giúp tạo ra một môi trường trong lành để nhân viên làm việc. Chúng hấp thụ khí CO2, nhả ra môi trường khí Oxi để con người và động vật có thể hấp thụ, vận hành sự sống.

Vì thế càng trồng nhiều cây xanh trong nhà thì không khí càng thêm trong lành, không gian trở nên thoáng mát hơn. Cũng giống như dù trời nóng nhưng nếu bạn đứng ở dưới gốc cây sẽ có cảm giác tươi mát bời vì khu vực này có được lượng Oxi nhả ra lớn nhất.

Hơn nữa trong môi trường văn phòng với việc hoạt động của điều hòa, các loại máy móc, máy tính, máy in… dù không nhìn thấy nhưng nó sẽ sản sinh ra những chất độc hại vào trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Và cây xanh sẽ hấp thụ những chất này để trả lại không khí sạch cho con người tuần hoàn, trao đổi. Chính vì lợi ích quan trọng này mà hầu hết các văn phòng dù ít dù nhiều thì cũng đều trồng cây xanh để tạo ra một môi trường trong lành hơn.

Tạo sự tập trung cho nhân viên làm việc

Theo nhiều báo cáo kết quả nghiên cứu tại Mỹ đưa ra kết luận hầu hết nhân viên đều thích được làm việc trong một môi trường nhiều cây xanh. Họ cho biết rằng cây xanh giúp họ cảm thấy tập trung hơn để làm việc, đồng thời nghĩ ra nhiều ý tưởng mới hơn khi được ngắm nhìn những chậu cây trên bàn làm việc.

Màu sắc xanh của cây tạo ra một môi trường làm việc thoáng mát, giúp tăng cao sự tập trung, hiệu suất của nhân viên trong công việc. Chính vì lợi ích này của cây xanh với dân văn phòng mà hầu hết mọi người khuyên mỗi nhân viên nên có một chậu cây trên bàn làm việc. Hay ngay trong quá trình thiết kế văn phòng bạn nên tính toán tích hợp nhiều khoảng không để trồng cây xanh hơn.

Cây xanh giúp nhân viên giảm căng thẳng, mệt mỏi

Môi trường văn phòng công sở – nơi khiến con người sản sinh ra nhiều áp lực và căng thẳng nhất. Chính vì thế mà cây xanh được trồng tại đây giúp họ cảm thấy thoải mái hơn. Và chỉ khi thoải mái mới có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng mới để nâng cao năng suất làm việc.

Theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học, những người sống trong môi trường nhiều cây xanh ít cảm thấy bị căng thẳng, stress hơn; hiệu quả công việc cũng cao hơn khoảng 12% so với những nhân viên thường xuyên làm việc trong môi trường không có cây xanh.

Một kết quả thực tế cho thấy lợi ích của cây xanh với dân văn phòng quan trọng như thế nào. Nếu bạn đang làm trong một môi trường nhiều cây xanh thì chúc mừng bạn, bạn thật may mắn. Nếu bạn không có cây xanh nào thì cũng không sao, hãy mua cho mình một chậu cây văn phòng để bàn và tự mình trải nghiệm lợi ích hữu ích của cây xanh.

Tăng tính thẩm mỹ cho công ty

Bạn có biết: rất nhiều người thường chọn cây xanh làm vật trang trí cho văn phòng, công ty mình. Không chỉ là những chậu cây để bàn, trên kệ tủ mà nó được thiết kế ở hầu hết khắp nơi trong công ty,: trên tường, góc phòng hay hành lang. Nó không chỉ tạo ra một môi trường công sở trong lành, thoáng mát cho nhân viên mà còn giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho công ty.

Việc trang trí cây xanh ngay tại hành lang, lối đi kích thích động lực đi làm của nhân viên. Hầu hết mọi người đều cho biết rằng họ thích đi trong một hành lang trải dài đầy cây xanh trên tường hơn là một lối đi chỉ có các bức tường với nền gạch đá.

Cây xanh giúp giảm tiếng ồn

Một trong những lợi ích của cây xanh với dân văn phòng hầu hết mọi người không biết đó là giúp giảm tiếng ồn trong công sở. Thực tế theo khoa học thì cây xanh dùng để trang trí nội thất có khả năng hấp thụ được âm thanh và giảm tiếng ồn trong môi trường văn phòng.

Điều này rất khó nhận ra nhưng đó là sự thật mà bạn có thể không cảm nhận được. Nhưng nhìn chung thì cây xanh trong văn phòng giúp giảm bớt những tiền ồn ào khiến chúng ta có thể tập trung suy nghĩ về công việc hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 24 Tác Dụng Của Cây Hoa Hòe Trong Dân Gian Ít Người Biết trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!